intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Xác định nguyên ủy, kích thước, đường đi và dạng phân nhánh động mạch mặt và các nhánh của động mạch mặt; Mô tả liên quan giữa động mạch mặt với một số mốc giải phẫu vùng mặt, cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM CÁI HỮU NGỌC THẢO TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM CÁI HỮU NGỌC THẢO TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM Ngành: Khoa học Y sinh (Giải phẫu người) Mã số: 9720101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HOÀNG VŨ PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH...................................................... vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ x DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... xii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3 1.1. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT ......................................................................... 3 1.2. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ ....................................................................................................................... 17 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG MẠCH MẶT ........................................... 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 32 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 32 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32 2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................... 32 2.4. CỠ MẪU CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................ 33 2.5. XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC ................................ 34 2.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU .......... 40 2.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 50 2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................... 51 2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................... 52
  5. iii Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................................... 53 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................ 53 3.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT.................................................. 59 3.3. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ ....................................................................................................................... 83 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................................. 84 4.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT .................................................. 84 4.2. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ ..................................................................................................................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 118 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN....................... a TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. b PHỤ LỤC ......................................................................................................................... p
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AA Angular Artery AD Anterior Digastric ADTA Anterior Deep Temporal Artery Ag Angular Artery Al Alar CA Columellar Artery CC Common Carotid Artery Ch Cheilion CN VII Facial Nerve DAO Depressor Anguli Oris DLI Depressor Labii Inferioris ĐM Động mạch ĐMCMD Động mạch cánh mũi dưới ĐMDC Động mạch dưới cằm ĐMG Động mạch góc ĐMHNKC Động mạch hạnh nhân khẩu cái ĐMKCL Động mạch khẩu cái lên ĐMM Động mạch mặt ĐMMB Động mạch mũi bên ĐMMD Động mạch môi dưới ĐMMT Động mạch môi trên DNA Dorsal Nasal Artery ECA External Carotid Artery
  7. v F Facial Artery FA Facial Artery Facial a. Facial Artery Facial v. Facial Vein FV Facial Vein Go Gonion hLMA Horizontal Labiomental Artery IA Inferior Alar Artery iabr Inferior Alar Branch IL Inferior Labial Artery ILA Inferior Labial Artery IOA Infraorbital Artery L Lingual Artery LAO Levator Anguli Oris LFT Lingulofacial Trunk LLS Levator Labii Superioris LLSAN Levator Labii Superioris Alaeque Nasi LN Lateral Nasal Artery LNA Lateral Nasal Artery lnbr Lateral Nasal Artery MEP Medial Epicanthus MMN Marginal Mandibular Nerve MTA Middle Temporal Artery nsbr Nasal Septal Branch OA Ophthalmic Artery OOc Orbicularis Oculi
  8. vi OOr Orbicularis Oris PA Philtral Artery PD Posterior Digastric PDTA Posterior Deep Temporal Artery PG Parotid Gland Pl Platysma Ri Risorius SH Stylohyoid SL Superior Labial Artery SLA Superior Labial Artery SMA Submental Artery SMG Submandibular Gland SOA Supraorbital Artery St Stomion STA Superficial Temporal Artery sth Superior Thyroid Artery STRA Supratrochlear Artery TFA Transverse Facial Artery TLFT Thyrolingulofacial Trunk TLT Thyrolingual Trunk ZFA Zygomaticofacial Artery Zmi Zygomaticus Minor (fb) frontal branch (pb) parietal branch
  9. vii BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH Tiếng Việt Tiếng Anh Bụng sau cơ hai thân Posterior Digastric Bụng trước cơ hai thân Anterior Digastric Chụp cắt lớp vi tính mạch máu Computed Tomographic Angiography Cơ bám da cổ Platysma Cơ cười Risorius Muscle Cơ gò má lớn Zygomaticus Major Muscle Cơ gò má nhỏ Zygomaticus Minor Muscle Cơ hạ góc miệng Depressor Anguli Oris Muscle Cơ hạ môi dưới Depressor Labii Inferioris Muscle Cơ nâng góc miệng Levator Anguli Oris Muscle Cơ nâng môi trên cánh mũi Levator Labii Superioris Alaeque Nasi Muscle Cơ nâng môi trên Levator Labii Superioris Muscle Cơ trâm móng Stylohyoid Muscle Cơ vòng mắt Orbicularis Oculi Muscle Cơ vòng miệng Orbicularis Oris Muscle Điểm giữa đường gian môi Stomion Góc hàm Gonion Góc miệng Cheilion Động mạch cánh mũi dưới Inferior Alar Artery Động mạch cánh mũi trên Superior Alar Artery Động mạch cảnh ngoài External Carotid Artery
  10. viii Tiếng Việt Tiếng Anh Động mạch cảnh chung Common Carotid Artery Động mạch cánh mũi dưới Inferior Alar Artery Động mạch cơ cắn Masseteric Artery Động mạch dưới cằm Submental Artery Động mạch dưới ổ mắt Infraorbital Artery Động mạch giáp trên Superior Thyroid Artery Động mạch gò má mặt Zygomaticofacial Artery Động mạch gò má ổ mắt Zygomatico-Orbital Artery Động mạch góc Angular Artery Động mạch hàm Maxillary Artery Động mạch lưỡi Lingual Artery Động mạch mắt Ophthalmic Artery Động mạch mặt Facial Artery Động mạch mi ngoài Lateral Palpebral Artery Động mạch mi trong Medial Palpebral Artery Động mạch môi cằm dọc Vertical Labiomental Artery Động mạch môi cằm ngang Horizontal Labiomental Artery Động mạch môi dưới Inferior Labial Artery Động mạch môi trên Superior Labial Artery Động mạch mũi bên Lateral Nasal Artery Động mạch mũi ngoài External Nasal Artery Động mạch ngang mặt Transverse Facial Artery Động mạch nhân trung Philtral Artery Động mạch sống (lưng) mũi Dorsal Nasal Artery Động mạch sàng trước Anterior Ethmoidal Artery
  11. ix Tiếng Việt Tiếng Anh Động mạch tai sau Posterior Auricular Artery Động mạch tai trước Anterior Auricular Artery Động mạch thái dương giữa Middle Temporal Artery Động mạch thái dương giữa Middle Temporal Artery Động mạch thái dương nông Superficial Temporal Artery Động mạch thái dương sâu sau Posterior Deep Temporal Artery Động mạch trên ổ mắt Supraorbital Artery Động mạch trên ròng rọc Supratrochlear Artery Động mạch trụ mũ Columellar Artery Động mạch vách mũi Nasal Septal Branch Động mạch vách Septal Artery Động mạch cằm Mental Artery Nhánh trán của động mạch thái Frontal Branch of The Superficial dương nông Temporal Artery Nhánh tuyến mang tai của động Parietal Branch of The Superficial mạch thái dương nông Temporal Artery Nhánh tuyến mang tai Parotid Branch Thần kinh mặt Facial Nerve Tĩnh mạch mặt Facial Vein Tuyến dưới hàm Submandibular Gland Tuyến mang tai Parotid Gland
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về Động mạch mặt trên thế giới ........................... 30 Bảng 2.1.Biến số mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………34 Bảng 2.2. Biến số mô tả đặc điểm nguyên uỷ, kích thước của ĐMM ............................ 34 Bảng 2.3. Biến số mô tả đặc điểm động mạch dưới cằm ................................................ 35 Bảng 2.4. Biến số mô tả đặc điểm phân nhánh động mạch mặt .................................... 36 Bảng 2.5. Biến số mô tả đặc điểm động mạch môi dưới ................................................. 36 Bảng 2.6. Biến số mô tả đặc điểm động mạch môi trên .................................................. 37 Bảng 2.7. Biến số mô tả đặc điểm động mạch cánh mũi dưới........................................ 38 Bảng 2.8. Biến số mô tả đặc điểm động mạch mũi bên................................................... 38 Bảng 2.9. Biến số mô tả đặc điểm động mạch góc ........................................................... 39 Bảng 2.10. Biến số mô tả liên quan ĐMM với ................................................................. 40 Bảng 2.11. Biến số mô tả liên quan ĐMM với một số mốc giải vùng bờ dưới xương hàm dưới...................................................................................................................................... 40 Bảng 2.12. Biến số mô tả liên quan ĐMM với bờ môi dưới ........................................... 41 Bảng 2.13. Biến số mô tả liên quan ĐMM với một số mốc giải phẫu vùng má ............ 41 Bảng 2.14. Biến số mô tả liên quan ĐMM với mốc giải phẫu vùng mắt ....................... 42 Bảng 3. 1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu……………………………………… 53 Bảng 3.2. Đường kính ngoài của ĐMM tại một số mặt phẳng vùng mặt ..................... 55 Bảng 3.3. Tỉ lệ các loại phân nhánh dộng mạch mặt ...................................................... 57 Bảng 3.4. Phân loại ĐMM theo nhánh tận ...................................................................... 57 Bảng 3.5. Đường kính ngoài của các nhánh ĐMM ......................................................... 63 Bảng 3.6. Liên quan vị trí nguyên uỷ ĐM môi dưới với góc miệng............................... 64 Bảng 3.7. Độ sâu của ĐM môi dưới vùng môi dưới ........................................................ 66 Bảng 3.8. Các dạng tổ hợp của ĐM môi dưới và ĐM cằm môi ngang .......................... 69 Bảng 3.9. Độ sâu của ĐM môi trên vùng môi trên .......................................................... 70 Bảng 3.10. Liên quan giữa ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới ................................... 71 Bảng 3.11. Liên quan ĐMM với bờ môi dưới.................................................................. 80 Bảng 4.1. Đặc điểm nguyên uỷ động mạch mặt……………………………………… ...84 Bảng 4.3. Đường kính ngoài của động mạch mặt tại nguyên uỷ ................................... 85 Bảng 4.4. Tổng hợp tỉ lệ các dạng nhánh tận của động mạch mặt ................................ 88
  13. xi Bảng 4.5. Tổng hợp liên quan nguyên uỷ ĐM môi dưới và góc miệng ......................... 91 Bảng 4.6. Tổ hợp ĐM cằm môi ngang và ĐM môi dưới................................................. 94 Bảng 4.7. Tổng hợp nghiên cứu về độ sâu của động mạch môi dưới ............................ 95 Bảng 4.8.Tổng hợp các nghiên cứu về độ sâu động mạch môi trên .............................. 96 Bảng 4.9. Tổng hợp ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới .............................................. 97 Bảng 4.10. Liên quan giữa ĐM mũi bên - ĐM môi trên – ĐM cánh mũi dưới ............ 99 Bảng 4.11. Tổng hợp các dạng ĐM góc .......................................................................... 100 Bảng 4.12: Phân loại ĐMM theo nguồn cấp máu vùng mũi ........................................ 102 Bảng 4.13. Tổng hợp khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài ......................................................................................................................... 105 Bảng 4.14. Tổng hợp liên quan giữa ĐM mặt và tuyến dưới hàm .............................. 108 Bảng 4.15.Tổng hợp liên quan giữa ĐMM và nhánh ................................................... 109 Bảng 4.16. Tổng hợp liên quan ĐMM với bờ môi dưới và........................................... 111 Bảng 4.17. Tổng hợp các nghiên cứu về động mạch môi trên ..................................... 112 Bảng 4.18. Tổng hợp khoảng cách từ ĐMM đến góc miệng theo ................................ 113 Bảng 4.19: Đường kính ngoài ĐMM ngang mức góc miệng ........................................ 114 Bảng 4.20. Tổng hợp liên quan giữa ĐMM và rãnh mũi môi ...................................... 115
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các dạng nguyên uỷ của động mạch mặt .......................................................... 3 Hình 1.2. Nguyên uỷ và phân nhánh động mạch mặt....................................................... 5 Hình 1.3. Đám rối mạch máu vùng đầu mũi ..................................................................... 7 Hình 1.4. Các dạng động mạch góc theo Kim YS ............................................................. 8 Hình 1.5. Phân loại ĐMM theo Pinar và Loukas .............................................................. 9 Hình 1.6. Phân loại ĐMM theo Dickson và Yang ........................................................... 10 Hình 1.7. Phân loại ĐMM theo Vasilios .......................................................................... 11 Hình 1.8. Liên quan giữa các nhánh của ĐMM với các mốc giải phẫu ........................ 11 Hình 1.9. Phân loại ĐMM theo Furukawa và Furukawa cải tiến ................................. 12 Hình 1.10. Phân loại ĐMM theo Koziej ........................................................................... 13 Hình 1.11. Phân loại và đường đi ĐMM theo Lee JG .................................................... 14 Hình 1.12. Đường đi của các động mạch vùng mặt theo Van-Loghem......................... 16 Hình 1.13. Liên quan Động mạch mặt và Tuyến dưới hàm ........................................... 18 Hình 1.14. Các dạng đường đi tĩnh mạch mặt theo Wang ............................................. 19 Hình 1.15. Liên quan động mạch mặt và nhánh thần kinh bờ hàm dưới..................... 20 Hình 1.17. Liên quan Động mạch mặt và các mốc giải phẫu vùng mặt ........................ 21 Hình 1.16. Vị trí của Động mạch môi dưới theo Lee SH ................................................ 22 Hình 1.18. Đường đi ĐMM tầng giữa mặt theo Kim HJ ................................................ 23 Hình 1.19. Vị trí động mạch mặt không có cơ che phủ .................................................. 24 Hình 1.20. Liên quan giữa ĐMM và đường tham chiếu PO .......................................... 25 Hình 1.21. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu theo Koziej ............................ 26 Hình 1.22. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt theo Lee HJ .......... 27 Hình 1.23. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt theo Kim HJ ......... 28 Hình 2.1. Thước Vernier Capiler Digital đã kiểm định ................................................. 43 Hình 2.2. Dụng cụ chụp ảnh .............................................................................................. 44 Hình 2.3. Đường rạch da trên xác ướp nhìn chính diện ................................................. 45 Hình 2.4. Đường rạch da trên xác ướp nhìn nghiêng ..................................................... 45 Hình 2.5. Đo nửa chu vi mạch máu ................................................................................. 46 Hình 2.6. Đo chiều dài động mạch .................................................................................... 47
  15. xiii Hình 2.7. Đo khoảng cách 2 điểm phân nhánh................................................................ 47 Hình 2.8. Đo khoảng cách 2 điểm ..................................................................................... 48 Hình 2.9. Liên quan giữa ĐM môi dưới dang cằm môi ngang với bờ môi dưới và bờ dưới xương hàm dưới ........................................................................................................ 49 Hình 2.10. Hệ toạ độ góc miệng ........................................................................................ 49 Hình 2.11. Liên quan giữa ĐMM và một số mốc giải phẫu vùng mặt .......................... 50 Hình 3.1. ĐMM xuất phát trực tiếp từ động mạch cảnh ngoài ..................................... 54 Hình 3.2. ĐMM xuất phát từ thân chung lưỡi mặt ......................................................... 54 Hình 3.3. Nhánh động mạch dưới cằm của động mạch mặt .......................................... 56 Hình 3.4. Các dạng nhánh tận của Động mạch mặt trong nghiên cứu ......................... 58 Hình 3.5. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi dưới .................................... 59 Hình 3.6. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi trên ..................................... 59 Hình 3.7. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch cánh mũi dưới ........................... 60 Hình 3.8. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch mũi bên ...................................... 60 Hình 3.9. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc điển hình ............................. 61 Hình 3.10. Động mạch mặt tận cùng bằng ĐM góc dạng cơ vòng mắt ......................... 61 Hình 3.11. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc nhánh trán ........................ 62 Hình 3.12. Động mạch mặt dạng 2 thân........................................................................... 62 Hình 3.13. Động mạch mặt dạng thiểu sản ...................................................................... 63 Hình 3.14. Động mạch môi dưới dạng điển hình ............................................................ 64 Hình 3.16. Động mạch môi dưới dạng cằm môi ngang................................................... 65 Hình 3.17. Nguyên uỷ động mạch môi dưới trên góc miệng .......................................... 65 Hình 3.18. Động mạch môi dưới bên Trái cấp máu cho cả bên Phải ............................ 66 Hình 3.19. ĐM môi dưới phân 2 nhánh cấp máu cho 2 bên .......................................... 67 Hình 3.20. ĐM dưới cằm cho nhánh cấp máu môi dưới ................................................ 67 Hình 3.21. ĐM cằm cho nhánh cấp máu môi dưới ......................................................... 68 Hình 3.22. Các nguồn cấp máu của môi dưới.................................................................. 68 Hình 3.23. Động mạch cằm môi ngang ............................................................................ 69 Hình 3.24. ĐM môi trên cho nhánh trụ mũi .................................................................... 70 Hình 3.25. ĐM môi trên cho nhánh ĐM cánh mũi dưới ................................................ 71 Hình 3.26. ĐM dưới ổ mắt cho nhánh ĐM cánh mũi dưới ............................................ 72 Hình 3.27. ĐM sống mũi cho nhánh ĐM mũi bên .......................................................... 73
  16. xiv Hình 3.28. ĐM môi trên đối bên cho nhánh ĐM mũi bên .............................................. 73 Hình 3.29. Động mạch sống mũi hay Động mạch lưng mũi ........................................... 74 Hình 3.30. Các dạng đường đi của ĐMGóc ..................................................................... 75 Hình 3.31. Thông nối giữa các nhánh ĐM mặt và ĐM mắt ........................................... 76 Hình 3.32. Liên quan nguyên uỷ ĐMM với bụng sau cơ hai thân ................................ 77 Hình 3.33. Nguyên uỷ ĐMM ngay góc hàm..................................................................... 77 Hình 3.34. Liên quan giữa ĐMM và tuyến dưới hàm .................................................... 78 Hình 3.35. Nhánh thần kinh bờ hàm dưới ôm xung quanh ĐMM ................................ 79 Hình 3.36. Liên quan giữa động mạch mặt và góc hàm ................................................. 79 Hình 3.37. Toạ độ nguyên uỷ ĐM môi trên ..................................................................... 80 Hình 3.38. Liên quan ĐMM với rãnh mũi môi ............................................................... 81 Hình 3.39. ĐMM bắt chéo nhiều lần qua rãnh mũi môi ............................................... 82 Hình 3.40.Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt ................................. 83 Hình 4.1. Phân loại ĐM môi dưới theo Kawai ……………………………………..92 Hình 4.2. Phân loại ĐM môi dưới và ĐM cằm môi ngang theo Lee SH ....................... 93 Hình 4.3. Phân loại ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới theo Lee SH ......................... 98 Hình 4.4. Phân loại cấp máu vùng mũi theo Pilsl ......................................................... 101 Hình 4.5. Cơ chế tắc mạch khi tiêm chất làm đầy vùng mũi ....................................... 103 Hình 4.6. Phương pháp đo khoảng cách của Evans EMN ........................................... 106 Hình 4.7. Nguyên uỷ ĐM môi trên theo Lee SH ........................................................... 114
  17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hai thập kỷ gần đây, các thủ thuật, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ nói chung và tạo hình thẩm mỹ vùng mặt nói riêng trở nên ngày càng phổ biến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thẩm mỹ ngoại hình1. Các tai biến, biến chứng vùng mặt cũng vì vậy mà ngày càng gia tăng. Một trong những tai biến đáng ngại và thường gặp là tổn thương động mạch mặt và các nhánh bên của nó. Động mạch mặt xuất phát từ động mạch cảnh ngoài ở vùng cổ, cấp máu chính cho các cấu trúc vùng mặt và thường thông nối với các nhánh ngoài sọ của động mạch mắt, nhánh của động mạch cảnh trong 1- 7. Tổn thương động mạch mặt không đơn thuần chỉ gây tắc mạch, thiếu máu, hoại tử vùng cấp máu mà còn có thể gây ra những hậu quả nặng nề hơn như giảm hoặc mất thị lực (tắc động mạch mắt)8, thậm chí là tổn thương mô não (tắc động mạch não)9. Trên thế giới, các nghiên cứu giải phẫu động mạch mặt gần đây rất được quan tâm và thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau bằng nhiều phương pháp khác nhau như phẫu tích, hình ảnh học và cả ứng dụng công nghệ như thực tế ảo tăng cường 10,11,12. Kết quả nghiên cứu đều cho thấy giải phẫu động mạch mặt rất đa dạng, có nhiều biến đổi về nguyên ủy, đường đi, phân nhánh, liên quan. Thậm chí trên cùng một cá thể, giải phẫu động mạch mặt ở bên trái 14,15,16 và bên phải cũng không hoàn toàn giống nhau . Những biến đổi này không chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch mặt khi can thiệp vùng đầu mặt cổ mà còn góp phần làm giảm tỷ lệ thành công khi thiết kế các vạt có nguồn cấp máu từ động mạch mặt 16. Để giảm thiểu tai biến, biến chứng và gia tăng khả năng sống của vạt liên quan động mạch mặt, bác sĩ thực hiện cần trang bị kiến thức giải phẫu cũng như cần thân trọng với các biến đổi có thể có của động mạch mặt.
  18. 2 Tại Việt Nam, các thủ thuật, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ và tạo hình thẩm mỹ vùng mặt cũng phát triển mạnh mẽ kéo theo việc gia tăng các tai biến, biến chứng liên quan đến tổn thương động mạch mặt 17,18. Việc cập nhật kiến thức giải phẫu động mạch mặt trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giải phẫu động mạch mặt ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ ghi nhận một vài đặc điểm với cỡ mẫu hạn chế 19,20,21. Do vậy, các bác sĩ Việt Nam thường tham khảo chủ yếu từ nguồn tài liệu giải phẫu động mạch mặt nước ngoài. Vấn đề đặt ra là giải phẫu động mạch mặt ở người Việt Nam giống hay khác các chủng tộc khác trên thế giới và có nhiều biến đổi giải phẫu như các nghiên cứu nước ngoài ghi nhận hay không? Để có thể trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn khảo sát một cách toàn diện hơn các đặc điểm giải phẫu động mạch mặt, với cỡ mẫu đủ lớn, góp phần ghi nhận các chỉ số hình thái của người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hi vọng sẽ góp phần cung cấp tài liệu tham khảo về giải phẫu ứng dụng động mạch mặt cho các bác sĩ lâm sàng cũng như bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định nguyên ủy, kích thước, đường đi và dạng phân nhánh động mạch mặt và các nhánh của động mạch mặt. 2. Mô tả liên quan giữa động mạch mặt với một số mốc giải phẫu vùng mặt, cổ.
  19. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT 1.1.1. Nguyên uỷ, kích thước động mạch mặt Nguyên uỷ động mạch mặt (ĐMM) nằm trong tam giác cảnh có thể xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài hoặc từ thân chung lưỡi mặt22. Y văn ghi nhận tỉ lệ ĐMM xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài là 69,05% - 92,5%23-36 . ĐMM xuất phát từ thân chung lưỡi mặt trong các tài liệu Việt Nam là 24,6% theo tác giả Nguyễn Quang Quyền3 và Lê Văn Cường7. A B C Hình 1.1. Các dạng nguyên uỷ của động mạch mặt A: Động mạch mặt xuất phát độc lập - B: Thân chung lưỡi mặt – C: Thân chung giáp lưỡi mặt. CC, common carotid artery: động mạch cảnh chung ; ECA, external carotid artery: động mạch cảnh ngoài; F, facial artery: động mạch mặt; L, lingual artery: động mạch lưỡi; LFT, lingulofacial trunk: thân lưỡi mặt ; TLFT, thyrolingulofacial trunk thân giáp lưỡi mặt; TLT, thyrolingual trunk: thân giáp lưỡi; sth, superior thyroid artery: động mạch giáp trên. “Nguồn: Watanabe Koichi, 2016”[5]
  20. 4 Năm 2016, trong sách “Anatomy for Plastic Surgery of the Face, Head, and Neck”, Wantanabe ghi nhận ĐMM xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài chiếm tỉ lệ 50 đến 80%, từ thân chung lưỡi mặt chiếm 18 đến 31% và từ thân chung giáp lưỡi mặt chiếm 2,5%4. Năm 2021, Cobiella công bố ĐMM xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài: chiếm 82, 61% (171/207), từ thân chung chiếm 16.9% (35/207) và thêm trường hợp từ điểm phân chia của ĐM cảnh chung chiếm 0,48%. Trong thân chung có 1 trường hợp là thân chung giáp lưỡi mặt. Nguyên uỷ ĐMM biến thiên đa dạng 34,35 nhưng không liên quan đến giới tính và vị trí trái, phải . Chiều dài thân chung lưỡi mặt trung bình là 9,7 ± 1,3 mm ở nam và 8,8 ± 0,9 mm ở nữ34. Đường kính ngoài của ĐMM tại nguyên uỷ từ 1,5 - 8 mm, cũng không khác biệt theo giới tính và vị trí trái, phải 35. Đường kính ngoài của ĐMM tại bờ dưới xương hàm dưới từ 1,1 – 3,8 mm 16,78,79,Error! Reference source not found.. 1.1.2. Đường đi và phân nhánh động mạch mặt ĐMM thường được chia làm hai đoạn ĐMM đoạn cổ và ĐMM đoạn mặt. ĐMM đoạn cổ cho các nhánh: ĐM dưới cằm, ĐM khẩu cái lên, ĐM hạnh nhân khẩu cái, các nhánh tuyến. ĐMM đoạn mặt cho các nhánh cấp máu cho các cấu trúc cấu trúc nông vùng mặt và tận cùng ở góc trong của mắt nên nhánh tận có tên gọi là ĐM góc như hình 1.2. Động mạch dưới cằm (ĐMDC) là nhánh bên đầu tiên và lớn nhất và dài nhất của ĐMM đoạn cổ, cách bờ dưới xương hàm dưới từ 5-7 mm. Nguyên uỷ ĐMDC cách nguyên uỷ ĐMM trung bình 27,5mm (19 - 41mm), cách góc hàm 23,8 mm (1,5 - 39 mm). Đường kính ngoài của ĐMDC từ 1,7 đến 2,2 mm, là kích thước thuận lợi để khâu nối vi phẫu. Chiều dài trung bình của ĐM dưới cằm là 58,9 mm (35 - 108 mm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2