Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự Việt Nam; Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HẢI ĐĂNG NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ CHỈ SỐ CỨNG ĐỘNG MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI-NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HẢI ĐĂNG NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ CHỈ SỐ CỨNG ĐỘNG MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ VIỆT NAM Ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS TS Nguyễn Oanh Oanh 2. PGS TS Nguyễn Minh Phương LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI-NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Hải Đăng
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG BAY TỚI SINH LÝ TIM MẠCH, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ......... 3 1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng sinh lý tim mạch trong hoạt động bay của phi công quân sự ........................................................................................... 3 1.1.2. Nguy cơ tim mạch ở phi công và phi công quân sự ........................... 8 1.1.3. Bệnh lý tim mạch ở phi công và phi công quân sự ........................... 10 1.2. ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH ...................................................................... 15 1.2.1. Định nghĩa độ cứng động mạch ........................................................ 15 1.2.2. Các chỉ số độ cứng động mạch ......................................................... 15 1.2.3. Đánh giá độ cứng động mạch thông qua phương pháp đo biến thiên thể tích mạch đầu ngón tay (Digital volume pulse – DVP) ........................ 18 1.3. OSTEOPROTEGERIN (OPG) và OSTEOPONTIN (OPN) ................... 24 1.3.1. Nguồn gốc, cấu trúc và chuyển hóa .................................................. 24 1.3.2. Vai trò sinh bệnh học của osteoprotegerin và osteopontin: .............. 27 1.3.3. Mối liên quan osteoprotegerin và osteopontin với yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch ......................................................................................... 31 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TIM MẠCH PHI CÔNG QUÂN SỰ, CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN ......................................................................................................................... 33 1.4.1. Nghiên cứu về tim mạch ở phi công và phi công quân sự ................ 33 1.4.2. Nghiên cứu về chỉ số độ cứng động mạch ........................................ 34 1.4.3. Nghiên cứu về osteoprotegerin và osteopontin................................. 34 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 36 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 36
- ii 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: ..................... 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 36 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và các nội dung công việc chính: ................... 37 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ....................................................................... 37 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 38 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: .......................................................................... 38 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: .................................................................... 39 2.2.4. Các bước tiến hành tổ chức nghiên cứu: ........................................... 39 2.2.5. Các phương tiện nghiên cứu ............................................................. 40 2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 41 2.2.7. Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: .................................. 42 2.2.8. Các tiêu chuẩn áp dụng cho nghiên cứu ........................................... 60 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: ....................................................... 63 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 66 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 67 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 67 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................. 67 3.1.1. Tuổi, phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 67 3.1.2. Một số yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự ................................ 69 3.1.3. Tình trạng huyết áp đối tượng nghiên cứu ........................................ 70 3.1.4. Tình trạng lipid máu đối tượng nghiên cứu ...................................... 71 3.1.5. Một số yếu tố nguy cơ, bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu ...... 72 3.2. CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ....................................................................................................... 73 3.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu ................... 73
- iii 3.2.2. Nồng độ Osteoprotegerin và Osteopontin huyết tương .................... 76 3.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng thiếu oxy ở độ cao 5000m ........................................................................... 78 3.3. MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ............................................................... 81 3.3.1. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin, osteopontin với tuổi, huyết áp ở phi công quân sự ..................................... 81 3.3.2. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với tình trạng lipid máu, BMI, điểm nguy cơ tim mạch và hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự ...... 90 3.3.3. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với các yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự .. 97 CHƯƠNG 4................................................................................................... 104 BÀN LUẬN .................................................................................................. 104 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................... 104 4.1.1. Tuổi, phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng BMI đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 104 4.1.2. Một số yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự .............................. 105 4.1.3. Tình trạng huyết áp đối tượng nghiên cứu ...................................... 107 4.1.4. Tình trạng lipid máu đối tượng nghiên cứu .................................... 108 4.1.5. Một số yếu tố nguy cơ, bệnh tim mạch ở đối tượng nghiên cứu .... 108 4.2. GIÁ TRỊ CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ..................................................................................................... 110 4.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu ................. 110
- iv 4.2.2. Nồng độ Osteoprotegerin, Osteopontin huyết tương và mối quan hệ với chỉ số SI, AIp, AIp75 và RI ................................................................ 112 4.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng thiếu oxy ở độ cao 5000m ......................................................................... 115 4.3. MỐI LIÊN QUAN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH, NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, OSTEOPONTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI TUỔI, HUYẾT ÁP, TÌNH TRẠNG LIPID MÁU, BMI, ĐIỂM NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ ...... 117 4.3.1. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với tuổi, huyết áp ở phi công quân sự ............... 117 4.3.2. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với tình trạng lipid máu, BMI, điểm nguy cơ tim mạch và hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự ................................ 121 4.3.3. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, osteoprotegerin, osteopontin huyết tương với các yếu tố nghề nghiệp ở PCQS ................. 128 4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU: ......................................................... 133 KẾT LUẬN ................................................................................................... 135 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 139
- DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. AIp Augmentation peripheral index - Chỉ số gia tăng 2. AIp75 Chỉ số bình thường hóa ở nhịp tim 75 CK/p 3. BMP Protein dạng xương – Bone morphologic 4. BMV Bệnh mạch vành 5. BTMT Bệnh thận mạn tính 6. CACS Điểm calci hóa mạch vành 7. CTCA Chụp mạch vi tính cắt lớp 8. DVP Digital Volume Pulse - Đo biến thiên thể tích mạch đầu ngón tay 9. ĐQN Đột quị não 10. ĐT Điện tim 11. ĐTĐ Đái tháo đường 12. ĐTNC Đối tượng nghiên cứu 13. ECM Extra cellular matrix - Chất nền ngoại bào 14. ELISA Enzyme-linked immunosorbent asay – Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzym 15. FGF-β Fibroblast growth factor – Yếu tố tăng sinh xơ 16. FRS Framingham Risk Score – Điểm nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham 17. HA Huyết áp 18. HATT Huyết áp tâm thu 19. HATTr Huyết áp tâm trương 20. HATB Huyết áp trung bình 21. HK Hàng không 22. KQ Không quân
- ii TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 23. MB Máy bay 24. MMP matrix metalloproteinase 25. MXV Mảng xơ vữa 26. NF-κB Nuclear factor kappa B 27. OPG Osteoprotegerin 28. OPN Osteopontin 29. PC (PCQS) Phi công (Phi công quân sự) 30. PPG Photoelectric Plethysmogram – Đo quang thể tích 31. PWV Pulse wave velocity – Vận tốc sóng mạch 32. RANK Receptor activator of nuclear kappa B 33. RANKL Receptor activator of nuclear kappa B ligand 34. RI Chỉ số phản xạ (Reflection Index) 35. SI Chỉ số cứng mạch (Stiffness index) 36. SK Sức khỏe 37. THA Tăng huyết áp 38. TRAIL TNF-related apoptosis-inducing ligand 39. TVTB Thành viên tổ bay 40. XVĐM Xơ vữa động mạch 41. YHHK Y học Hàng không
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Quy ước về quá tải gia tốc 5 1.2. So sánh nồng độ osteoprotegerin ở một số quần thể 29 2.1. Thang điểm Framingham: Điểm theo tuổi 57 2.2. Thang điểm Framingham: Điểm theo nồng độ cholesterol và 58 nhóm tuổi 2.3. Thang điểm Framingham: Điểm theo hút thuốc lá và nhóm 58 tuổi 2.4. Thang điểm Framingham: Điểm theo nồng độ HDL – 58 cholesterol và nhóm tuổi 2.5. Thang điểm Framingham: Điểm theo số đo HATT 59 2.6. Thang điểm Framingham: Tổng điểm thô 59 2.7. Thang điểm Framingham: % nguy cơ theo điểm thô 59 2.8. Phân loại huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam (2015) 61 2.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 61 2.10. Phân tầng nguy cơ mắc BMV sau 10 năm theo thang điểm 62 Framingham 3.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng đối tượng nghiên cứu 67 3.2. Phân bố BMI đối tượng nghiên cứu 68 3.3. Một số yếu tố nghề nghiệp của PCQS 69 3.4. Số đo huyết áp và mạch đối tượng nghiên cứu 70 3.5. Tình trạng rối loạn lipid máu đối tượng nghiên cứu 71 3.6. Tiền sử một số yếu tố nguy cơ, bệnh tật tim mạch ở ĐTNC 72 3.7. Giá trị chỉ số cứng SI ở đối tượng nghiên cứu 73 3.8. Giá trị chỉ số gia tăng AIp và AIp 75 ở đối tượng nghiên cứu 74
- ii Bảng Tên bảng Trang 3.9. Chỉ số phản xạ RI ở đối tượng nghiên cứu 75 3.10. Nồng độ osteoprotegerin huyết tương đối tượng nghiên cứu 76 3.11. Nồng độ osteopontin huyết tương đối tượng nghiên cứu 77 3.12. Tương quan nồng độ OPG với các chỉ số độ cứng động 77 mạch 3.13. Tương quan nồng độ OPN với các chỉ số độ cứng động 78 mạch 3.14. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô 78 phỏng thiếu oxy độ cao 5000m 3.15. Biến thiên các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô 79 phỏng thiếu oxy độ cao 5000m 3.16. Tương quan giữa % biến thiên SI và RI trong điều kiện thiếu 79 oxy với các chỉ số độ cứng động mạch 3.17. Tương quan giữa % biến thiên SI và RI trong điều kiện thiếu 80 oxy với nồng độ OPG và OPN 3.18. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tuổi PCQS 81 3.19. Tương quan các chỉ số độ cứng động mạch với tuổi PCQS 83 3.20. Nồng độ OPG, OPN huyết tương liên quan với tuổi PCQS 84 3.21. Tương quan nồng độ OPG với tuổi PCQS 85 3.22. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với HA PCQS 85 3.23. Tương quan SI với các chỉ số HA ở PCQS 87 3.24. Hồi quy tuyến tính chỉ số gia tăng với các chỉ số HA ở 87 PCQS 3.25. Hồi quy tuyến tính chỉ số RI với các chỉ số huyết áp ở PCQS 88 3.26. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với HA PCQS 88 3.27. Tương quan nồng độ OPG với các chỉ số HA ở PCQS 89
- iii Bảng Tên bảng Trang 3.28. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tình trạng lipid 90 máu 3.29. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với tình trạng BMI 91 3.30. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với tình trạng lipid máu 91 3.31. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với tình trạng BMI 92 3.32. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với nguy cơ BMV 93 sau 10 năm 3.33. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với HCCH 93 3.34. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với nguy cơ BMV sau 10 94 năm 3.35. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với HCCH 95 3.36. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ OPG 96 và OPN với tình trạng tăng nguy cơ BMV ≥10% 3.37. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với loại máy bay 97 điều khiển 3.38. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với loại máy bay điều 98 khiển 3.39 Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với giờ bay 99 3.40. Tương quan số giờ bay với các chỉ số độ cứng động mạch 99 3.41. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với giờ bay 100 3.42. Tương quan số giờ bay với nồng độ OPG, OPN 100 3.43. Mối liên quan chỉ số độ cứng động mạch với mức phơi 101 nhiễm quá tải +Gz 3.44. Mối liên quan nồng độ OPG, OPN với mức phơi nhiễm quá 101 tải +Gz
- iv Bảng Tên bảng Trang 3.45. Mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, các chỉ số độ cứng 102 động mạch, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố nguy cơ tim mạch với tình trạng nguy cơ BMV sau 10 năm ≥ 10% qua mô hình hồi quy logistic đa biến
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố tuổi nhóm nghiên cứu 68 3.2. Phân độ THA đối tượng nghiên cứu 70 3.3. Phân nhóm nguy cơ BMV theo thang điểm Framingham 72 3.4. So sánh SI nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 73 3.5. So sánh AIp và AIp75 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 74 3.6. So sánh RI nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 75 3.7. So sánh nồng độ OPG nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 76 3.8. Mối liên quan giữa SI với tuổi PCQS 82 3.9 Mối liên quan giữa AIp, AIp75 với tuổi PCQS 82 3.10. Mối liên quan giữa RI với tuổi PCQS 82 3.11. Tương quan tuyến tính AIp và AIp75 với tuổi PCQS 83 3.12. Mối liên quan giữa nồng độ OPG với tuổi PCQS 84 3.13 Mối liên quan SI với HA ở PCQS 86 3.14. Mối liên quan AIp, AIp75 với HA ở PCQS 86 3.15. Mối liên quan RI với HA ở PCQS 86 3.16. Mối liên quan nồng độ OPG với HA ở PCQS 89
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ quy ước về quá tải gia tốc 4 1.2. Cơ sở nguyên lý máy đo AngioScan-01 21 1.3. Chỉ số gia tăng theo Parfenov ở đối tượng trẻ tuổi 22 1.4. Chỉ số gia tăng theo Parfenov ở đối tượng cao tuổi 22 1.5. Chỉ số phản xạ RI theo Parfenov 23 1.6. Chỉ số độ cứng SI theo Parfenov 23 1.7. Mô hình cấu trúc phân tử OPG 24 1.8. Vai trò sinh bệnh học của OPG trong mối liên quan với 28 TRAIL và RANK 1.9. Mô hình về vai trò OPN trong bệnh lý XVĐM 31 2.1. Máy AngioScan -01 43 2.2. Hình minh họa tính toán chỉ số AIp (Hình thái sóng mạch ở 45 người trẻ tuổi) 2.3. Hình minh họa tính toán chỉ số AIp (Hình thái sóng mạch ở 46 người cao tuổi) 2.4. Hình minh họa cách tính chỉ số cứng SI 46 2.5. Hình minh họa cách tính chỉ số phản xạ RI 47 2.6. Buồng giảm áp HPO 6+2 50 2.7. Bộ hóa chất xét nghiệm OPG 53 2.8. Bộ hóa chất xét nghiệm OPN 54
- ĐẶT VẤN ĐỀ Phi công quân sự (PCQS) là đối tượng lao động đặc biệt. Trong thực hành bay, PCQS chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi: thiếu oxy do giảm phân áp, gia tốc, quá tải, rung xóc và tiếng ồn... Những yếu tố bất lợi đó tác động kéo dài trong suốt chuyến bay, nhiều khi ở những giới hạn cao, vượt ngưỡng sinh lý, đôi khi ở trạng thái cực hạn và ảnh hưởng tích lũy đến sức khoẻ. Hệ tim mạch có những đáp ứng nhằm thích nghi với các biến đổi về môi trường cũng như tác động của yếu tố bất lợi trong hoạt động bay [1]. Tăng độ cứng động mạch (arterial stiffness) được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch mới, là kết quả của quá trình biến đổi về chức năng và cấu trúc của lưới động mạch, làm tăng hoạt động cơ tim thích nghi với các biến đổi hậu gánh và làm giảm tưới máu động mạch vành (ĐMV). Có mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, cụ thể là vận tốc sóng mạch (PWV) với tình trạng tăng huyết áp, mức độ nặng bệnh, tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch [2], [3]. Hiện nay, sự phát triển các công cụ đo cung cấp các tham số đa dạng như chỉ số độ cứng, chỉ số gia tăng, chỉ số phản xạ, để đánh giá độ cứng động mạch ở phạm vi hệ thống, theo vùng hoặc cục bộ, cho cái nhìn sâu sắc hơn về chức năng và đáp ứng của hệ động mạch với các tác nhân bệnh lý [4]. Osteoprotegerin (OPG) và Osteopontin (OPN) là các cytokine liên quan trực tiếp đến chu chuyển xương, tuy nhiên tác động sinh học của chúng đến các tế bào thành động mạch, như tế bào nội mạc và tế bào cơ trơn, có liên quan đến tình trạng calci hóa thành mạch, các khâu của quá trình viêm và biến đổi cấu trúc, chức năng mạch máu đã được chứng minh. Nồng độ OPG và OPN liên quan đến chỉ số độ cứng động mạch, mức độ nặng bệnh, nguy cơ, nguy cơ tử vong và tần suất biến cố tim mạch trong tương lai [5], [6], [7].
- 2 Cũng như các nhóm dân cư khác, phi công (PC) và PCQS tồn tại các yếu tố nguy cơ tim mạch, tần suất mắc tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và máu não, rối loạn nhịp, đột tử… tăng theo tuổi, đã được thống kê ở các nước có nền YHHK hiện đại như châu Âu, Hoa Kỳ, Úc. Bệnh lý và các rối loạn về tim mạch đứng hàng đầu, chiếm tới 50% các lý do y tế đình chỉ năng lực bay của PC nói chung [8], [9]. Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp trong môi trường bay quân sự có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch về lâu dài và làm giảm khả năng lao động của PCQS [10], [11]. Những yếu tố bất lợi trong môi trường bay đã chứng minh làm biến đổi sinh lý tim mạch, thiếu oxy làm tăng nhịp tim và thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác động trực tiếp lên thành mạch và làm thay đổi trở kháng mạch máu ngoại vi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch và rung xóc tác động lên cân bằng hệ thực vật trong hoạt động vận mạch [12], [13], [14]. Nhu cầu khảo sát nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp và yếu tố nguy cơ lên chức năng hệ tim mạch ở đối tượng PCQS là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở đối tượng PCQS Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nồng độ OPG, OPN, các chỉ số độ cứng động mạch trong mối quan hệ với các yếu tố nguy cơ tim mạch, yếu tố nghề nghiệp. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự Việt Nam. 2. Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt Nam.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG BAY TỚI SINH LÝ TIM MẠCH, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ 1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng sinh lý tim mạch trong hoạt động bay của phi công quân sự Lao động bay là lao động đặc biệt. Trong các chuyến bay quân sự, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của PCQS, nhưng chủ yếu là giảm áp suất khí quyển, thiếu oxy, gia tốc- quá tải, rung xóc và tiếng ồn [8]. 1.1.1.1. Giảm áp suất khí quyển và thiếu oxy Cơ chế chính của bệnh sinh thiếu oxy trong hoạt động bay là thiếu oxy do giảm áp. Các máy bay (MB) quân sự, bao gồm các máy bay tiêm kích, có áp lực buồng lái được duy trì tương ứng với độ cao, với mức chênh áp trong- ngoài buồng lái được mô hình hóa phù hợp với hoạt động của bộ điều phối và máy thở oxy trên cao, tình trạng thiếu oxy có thể xảy ra với các nguyên nhân xuất hiện thêm cộng hưởng với gánh nặng thể lực mà PCQS phải chịu đựng. Các MB trực thăng, vận tải với buồng lái hở, trần bay đến 4000m có khả năng xuất hiện các tình huống thiếu oxy trong thực hành bay [15]. Giảm áp lực riêng phần oxy trong khí thở dẫn giảm nồng độ oxy máu và các thay đổi tuần hoàn ở mức độ toàn thể cũng như cục bộ. Trong điều kiện nghỉ ngơi, khi độ cao đạt tới 1828 m – 2438 m (6000-8000ft) tim thích nghi bằng cách tăng tần số ngay lập tức. Ở độ cao 4572m (15000ft), tần số tim tăng trung bình 10-15% so với điều kiện mực nước biển và ở độ cao 7620m (25000ft), tần số tim tăng đến 20-25%. Huyết áp (HA) tâm thu thường tăng, song có tình trạng giảm sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng áp lực mạch, có sự phân bố lại tuần hoàn do các cơ chế tại chỗ và cơ chế vận mạch [15], [16].
- 4 Thiếu oxy cấp ngay lập tức làm thay đổi hoạt động thần kinh giao cảm, tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành và mạch não, giảm dòng chảy qua động mạch thận. Máu tuần hoàn qua hệ cơ tăng 30-100%. Có sự tái phân bố cung lượng tim, để ưu tiên các tạng quan trọng như tim, não và giảm máu qua da, ruột và thận. Giảm oxy máu động mạch tiếp diến nặng nề dẫn đến các biến đổi điện tim: đoạn ST chênh xuống và sóng T giảm biên độ ở giai đoạn đầu và xuất hiện rối loạn phát nhịp, dẫn truyền ở giai đoạn tiếp theo. Trong một số ít trường hợp, hoạt động vượt mức của các chất co mạch do quá trình tự bù đắp của cơ thể dẫn đến sự co thắt mạch vành và ngừng tim [15], [17]. 1.1.1.2. Gia tốc và quá tải gia tốc Trong ngành hàng không (HK), gia tốc tác động lên cơ thể người được mô tả thông qua sử dụng sơ đồ 3 trục trong không gian (x,y,z), trong đó trục z trùng với trục của cột sống. Tác động của lực quá tải lên cơ thể người là tổng hợp của tất cả các tương tác quán tính, hơn là tác động của đơn thuần gia tốc, phụ thuộc vào tư thế của cá thể trong không gian chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí không gian cũng nhưng quỹ đạo chuyển động của MB. Mô hình phân loại gia tốc được đưa ra lần đầu bởi Gell (1961) và được sự đồng thuận của quốc tế [18]. Hình 1.1. Sơ đồ quy ước về quá tải gia tốc *Nguồn: Green N.D. (2016)[18]
- 5 * Tác động tim mạch của quá tải gia tốc dạng +Gz Quá tải gia tốc dạng +Gz là phổ biến ở các dòng máy bay, đặc biệt là máy bay quân sự. Hầu hết các PCQS đều trải nghiệm với quá tải ở mức tối thiểu +5 Gz trong quá trình huấn luyện bay cơ bản, cũng như trong chiến đấu khi thoát ly khỏi bổ nhào, tấn công mặt đất, hoặc cơ động tránh tên lửa. Các máy bay chiến đấu thế hệ 3 có thể tạo quá tải đến +6 Gz, thế hệ 4 có thể đến +7 - +9 Gz; một số dòng máy bay thế hệ 4++ và thế hệ 5 lượng quá tải lên đến +10 Gz. Các máy bay vận tải, trực thăng có thể xuất hiện quá tải tới +2,5 - +4,5 Gz ở các tình huống ném bom, công kích mục tiêu mặt đất và các bài bay phức tạp. Tác động của quá tải +Gz đến hệ tim mạch đã được chứng minh, với các biểu hiện ban đầu là các triệu chứng thị giác và mức độ cao nhất là mất ý thức, được mô tả ban đầu năm 1918 (Head 1920) [19]. Bảng 1.1. Quy ước về quá tải gia tốc Hướng của gia tốc Hướng của lực quá tải Mô tả Ký hiệu Chân - đầu Đầu đến chậu (Chân) G dương + Gz Đầu - chân Chân đến đầu G âm - Gz Ra trước Ngực đến lưng G ngực-lưng + Gx Ra sau Lưng đến ngực G lưng-ngực - Gx Sang bên phải Phải sang trái G bên - trái + Gy Sang bên trái Trái sang phải G bên - phải - Gy *Nguồn: Green N.D. (2016)[18] Ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn của quá tải +Gz là kết quả của sự phân bố dịch trong cơ thể theo định luật Newton, quá tải gia tốc làm thay đổi đột ngột áp lực của động mạch và tĩnh mạch, biến đổi huyết động, gây phản ứng bù đắp để duy trì trạng thái sinh lý. So với tác động đến tim mạch của các hướng quá tải khác, quá tải dạng +Gz gây ảnh hưởng lớn nhất, do cơ chế tác động của dạng quá tải này gây thay đổi huyết động nhiều nhất, cũng như mức độ thường gặp của dạng quá tải này trong hoạt động bay chiến đấu [8], [19].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
28 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
27 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 6 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn