Luận văn: Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.
lượt xem 50
download
Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuô i Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH LUẬN V ĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ V ĂN THÁI NGUYÊN - 2008
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN V ĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ V ĂN NG ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đ ÀO THUỶ NGUYÊN THÁI NGUYÊN - 2008
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 ................................ ................................ ................................ ................................ ................................ ..... NỘI DUNG 10 ................................ ................................ ................................ ................................ ............................ Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH T ƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .........10 1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả 10 ................................ ................................ .............................. 1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học ....................................................10 1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học 10 ................................ ................................ ................... 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học 13 ................................ ................................ .. 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình t ượng tác giả trong v ăn học 16 ................................ ................................ ................................ ................................ ................................ ... 1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình t ượng tác . 22 1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận 22 ................................ ................................ ................................ .............. 1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 23 ................................ ................................ ................................ ......... 1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới 24 ................................ ....... 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .............24 1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ......................................................28 Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................33 2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo ..........................................................................................................34 2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế 44 ................................ ................................ ................................ ................. 2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích .......................................................................................................53 Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ THÀNH HÌNH TƯỢNG .................................................................................................67 3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ...............................................67 3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ 69 ................................ ................................ ....
- 3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào 75 ................................ ............................... 3.1.3. Giọng điệu tranh biện 80 ................................ ................................ ................................ .......... 3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý 88 ................................ ................................ ............ 3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng .................................................................95 3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba 97 ................................ ................................ ............................ 3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất 103 ................................ ................................ .................... KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................112 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 ................................ ................................ ....................
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ s au Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào " cái hôm nay" để nghiên cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác c ủa Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải: "Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ n ày, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời. Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín " của văn nghiệp Nguyễn Khải được ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 2 đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: " Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: " Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ng ữ". Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong t ruyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác phẩm của Nguyễn Khải. Nguyễn Khải và c ác truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi s âu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả tro ng truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. 1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình S ách giáo khoa cũ ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình S ách giáo khoa mới ông có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Số lượng tác phẩm và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải s uốt nửa thế kỷ đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học nước nhà. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 3 Từ những sáng tác ra đời ở thời kỳ mới vào nghề như: Xung đột, Mùa lạc , Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy " chất văn xuôi" của Nguyễn Khải không những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi "giao tiếp đối thoại" với đông đảo bạn đọc. Cùng với sự ra đời của hàng loạt t ác phẩm nghệ thuật khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Khải, người đọc còn có thể tìm thấy một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải được công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác nhau của sáng tác Nguyễn Khải. Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả). Ngoài ra còn phải kể đến "Lời giới thiệu " của Vương Trí Nhàn trong t uyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại và dân tộc của Bích Thu... Những công trình trên đã đưa đến cho người đọc một hình dung khá cụ thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách riêng của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945. Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc đi vào các phương diện sáng tác của Nguyễn Khải. Các bài viết về Nguyễn Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu phê bình đăng trên các báo, tập s an, tạp chí... đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn Khải - về tác gia và tác phẩm (do Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu). S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 4 Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú ý của công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Khải: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi lật xới hiện thực, kiểu nhân vật tư tưởng, sở trường tổ chức đối thoại, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn... Ở đây, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến những bài viết có liên quan đến vấn đề hình tượng tác giả trong những truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 -1975 (tập II) nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở những c hi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động:" Truyện ngắn và truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động - những chi tiết đó lấp lánh rải rác trong các truyện của anh - nhờ ở lối kể chuyện linh hoạt trong đó có sự kết hợp khiếu quan sát tinh tế của nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng" [41,tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong hệ thống chi tiết - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định và coi như một dấu hiệu tạo nên s ự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải đã nhận ra hình tượng tác giả qua cái nhìn đặc trưng của nhà văn: " Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống" [8, tr.53]. Thống nhất với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải đã khẳng định: "Với con mắt sắc sảo của mình, S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 5 nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống , Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp" [28,tr.65]. Trong một cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng tác của Nguyễn Khải gây được sự chú ý của độc giả. Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thích Nguyễn Khải bởi " chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về " những con người, những sự việc những vấn đề của hôm nay", "đề tài nhằm thẳng vào đời sống hiện tại". Cái hiện tại, cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cái nhìn tỉnh táo" của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách chân thực [2,tr.77- 79]. Để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945 , nhà nghiên cứu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sá ng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và kh ao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [31,tr.114]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: " Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia đình họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâ m tư tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến " [31,tr.116]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm trong đó nhiều tâm tư tình cảm S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 6 của mình. Thông qua những nhân vật này, hình tượng tác giả hiện lên rõ và s âu sắc. Tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [29] đã lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời: con người trong thời gian và lịch sử; con người tro ng các khả năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ. .. Cũng đề cập đến hình tượng tác giả, Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết đã chỉ ra một hình tượng người kể chuyện đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Khải: " Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "chú Khải", "ông Khải"...cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình,muốn coi mình là đối tượng của văn chương(...) Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn Nguyễn Khải" [4,tr.141]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng: "Trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một ngư ời kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời" [31,tr.120]. Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải đã nhận ra tính chất đa giọng điệu trong sáng tác Nguyễn Khải: "Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn tru yện, tác giả còn biết biến hoá thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau " [9,tr.92-93]. Như vậy, yếu tố S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 7 giọng điệu - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đề cập đến. Trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã tập trung s ự chú ý vào một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, cũng là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Theo Bích Thu: "Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu t rần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn " [39,tr.122]. Tác giả đã chỉ ra sự phức hợp giọng điệu được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệ m cá nhân, tâm tình, chia sẻ; giọng hài hước hóm hỉnh... Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: Sáng tác của Nguyễ n Khải từ những năm tám mươi cho đến nay không " chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và đứt đoạn của quá trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo. Lời văn ngh ệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá, mang tính đối thoại của tự sự hiện đại" [39,tr.132]. Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Khải và các sáng tác của ông thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể sơ bộ rút ra những nhận xét sau: 1. Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và tác phẩm của ông rất phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, có nhiều tìm tòi, s áng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 8 giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định: Truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong việc đổi mới nền văn học nước nhà. 2. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của thi pháp hình tượng tác giả trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu hình tượng tác giả trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề : Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Ng uyễn Khải thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu và lý giải nét riêng về hình tượng tác giả trong t ruỵện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới như: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để s o sánh và khẳng định những luận điểm của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê 5.2. Phương pháp hệ thống 5.3. Phương pháp phân tích 5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát 5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 9 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1 : Lý thuyết về hình tượng tác giả. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới. Chương 2 : Cái nhìn nghệ thuật trong truyệ n ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Chương 3 : Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 10 NỘI DUNG Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả 1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học 1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay , vấn đề tác giả còn chưa được nghiên cứu nhiều. " Có thể nói, lý luận về tác phẩm và tác giả đang trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lý luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này" [37,tr.125]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: " Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực" [5, tr.235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và t hời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về các hiện tượng đời sống. Về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 11 Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến nghiên cứu, phê bình... chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời. Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác giả văn học phải là người tài năng, có văn hoá, có quan điểm nghệ thuật riêng. Tác giả văn học thực sự phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đô ng Hoài trong cuốn Nhận thức và thẩm định đã từng khẳng định: " Tác giả văn học phải có một kỹ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ" [7,tr.8]. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua một thế giới hình tượng gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể, s ống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát từng nói: " Xưa nay nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ". Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không phải lúc nào c ũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hiện tượng người đọc S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 12 đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới, thậm chí đối với cả sáng tác của các nhà văn lỗi lạc. Chí nh vì vậy mà trong tiểu luận Tác giả là gì? Michel Poucatult đã cho rằng: " Song song với sự biến hoá không ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá trình ấy sẽ biến mất". Theo ông, tác giả chẳng qua là "một biện pháp dùng để ngăn trở sự tự do hư cấu, tự do chi phối và cấu tạo lại tác phẩm mà thôi" [37,tr.126]. Một khi các quy ước ấy thay đổi thì tác giả cũng như một người đọc. Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mỹ ở trong ấy, và do đó không xoá bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì " Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của th i pháp học hiện đại" [37,tr.126]. Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống, quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trạng góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng, tâm lý trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu "người xây dựng được ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hìn h ảnh biểu tượng, đặc trưng riêng" [5,tr242]. Đó là người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 13 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học * Khái niệm chung về hình tượng tác giả Ở bất kỳ thể loại nào , tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sán g tạo bao giờ cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, " Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hoá , xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ" [22,tr.241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả. * Hình tượng tác giả trong văn học Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với nghiên cứu văn học. Bởi vì , thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ s ở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái " tôi" trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: " Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (...). Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội , tư thế văn học rất S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 14 đa dạng của mình " [5,tr.124]. Như vậy, phạm trù tác giả là một trong những yếu tố quyết định phong cách cá nhân nhà văn và phong cách tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác: "Nếu hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật" [37,tr.127]. Nếu như trong giao tiếp, người ta có nhu cầu muốn biểu hiện cái " tôi " của mình với người đối thoại như là người uyên bác, trí tuệ, giàu lòng vị tha... theo yêu cầu của xã hội, thì trong văn học cũng vậy, các nhà văn bao giờ cũng muốn biểu hiện mình như người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ. L.Tônxtôi đã từng nói, đại ý: Nếu trước mắt ta là một tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới đối với bạn đọc ? L.Tônxtôi cũng khẳng định rằng, khi đọc tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Một nhà văn không có gì mới, không có sự sáng tạo nghệ thuật, không có nét riêng, cái mới thì tác phẩm không gây được sự chú ý c ủa người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách nhà văn. Chúng ta biết rằng, hình tượng tác giả trong văn học là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt, không giống với nhân vật. Vì vậy, nhà t hơ Đức I.W.Goethe đã nhận xét: Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là trong tác phẩm văn học, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó quyết định cách thức tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 15 Tác giả A.Chichêrin trong Nhịp điệu của hình tượng cũng cho rằng: "Hình tượng tác giả được sáng tạo ra như hình tượng nhân vật. Đây cũng là sự chân thật nghệ thuật, không phải là chân lý của sự kiện, mà là chân lý của ý nghĩa, tư duy, như chân lý của thi ca" [36,tr.107- 108]. Việc tìm hiểu hình tượng tác giả phải bắt nguồn từ chính tác phẩm nghệ thuật M.Bakhtin hiểu vấn đề hình tượng tác giả có hơi khác hơn. Ông không tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ lẫn lộn: " Không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật nhà v ăn chỉ tồn tại trong tác phẩm" [3,tr.78]. Nhân vật thuộc một không gian thời gian, còn tác giả thuộc một không gian thời gian khác, bao quát và cảm thụ không gian thời gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không gian thời gian nhân vật. Ông cho rằng tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, tiếp giáp với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật: " Tác giả nên ở trên đường ranh giới của thế giới do anh ta sáng tạo (...) lập trường của tác giả có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó" [37,tr.129]. Như vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm như là một nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật. Ông còn khẳng định : Tác giả hiện d iện như một điểm nhìn, cái nhìn. Tác giả L.Ghindơbua khi nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã nhìn thấy nhà thơ thường xuyên hình dung về mình, tự giới thiệu về mình. Nhà lý luận Văn học Mỹ W.Booth thì gọi là " tác giả hàm ẩn ", xem đó là cái tôi thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm. Nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu đó là tác giả được suy ra, là sản phẩm do người đọc phát hiện. Như vậy có thể nói rằng, vấn đề hình tượng tác giả đã được tiếp cận ở nhiều góc độ trong lý luận văn học. Đó chính là sự biểu hiện của cái " tôi" thứ hai của tác giả trong tác phẩm. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 16 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác g iả trong văn học Cho đến nay, sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. " Có người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở phương diện ngôn ngữ, có người xem hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trường đời sống, đến giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì không chỉ giọng điệu người trần thuật mà cả trong giọng điệu nhân vậ t" [37,tr.129]. Có người cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian thời gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy, chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như: Cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọn g điệu nhân vật và ở sự miêu tả; sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. * Cái nhìn nghệ thuật Cái nhìn ng hệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của sự biểu hiện hình tượng tác giả trong văn học. " Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn" [37,tr.130]. Nói về cái nhìn nghệ thuật, M.B Khrapchencô nhận xét: "Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ ". Đối với nghệ thuật dân gian, tính cá nhân có đổi thay nhất định thì cái nhìn cũng là một điều kiện quyết định. Nhà văn Pháp M.Proust đã nói: " Đối với nhà văn cũng S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn "Hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam"
85 p | 1402 | 563
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng mô hình ServQual đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình tương tác MyTV ở VNPT Hà Nội
92 p | 139 | 28
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Xác định đúng chủ đề "Truyện Kiều" - Một điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tượng tác giả Nguyễn Du"
12 p | 157 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học văn hóa: Hình tượng Bụt trong văn hóa dân gian Việt Nam
177 p | 107 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Hình tượng người phụ nữ mới trong một số tác phẩm tiêu biểu của tự lực văn đoàn và văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc
241 p | 89 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tang thương ngẫu lục và Vũ Trung tùy bút – tính cách thể loại và hình tượng tác giả
155 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Chương trình truyền hình tương tác của truyền hình Việt Nam hiện nay
117 p | 43 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tô Hoài
26 p | 78 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Hình tượng người thợ trong quá trình phát triển từ quán rượu đến nảy mầm của Émile Zola
176 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ
101 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải
117 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Hình tượng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985
173 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sỹ khoa học Khí tượng và khí hậu học: Nghiên cứu dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực
69 p | 62 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo
117 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc lên các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
83 p | 37 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu mô phỏng bài toán tương tác của protein và polymer bằng mô hình tối giản
56 p | 21 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời kỳ chống Mỹ
27 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn