Luận văn: Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 90
download
Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải phát triển thị trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi trước mắt là phải xây dựng được một thị trường chứng khoán vững mạnh. Thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính thanh khoản của các công cụ huy động vốn, từ đó thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Mặt khác, thị trường chứng khoán khắc phục được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Luận văn Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Mục lục Trang Lời nói đầu ………………………………………………………………... 4 Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, và rủi lựa chọn đối nghịch ro đạo 8 đức………………………. 1. Thị trường chứng khoán………………………………………………… 8 1.1. Khái niệm…………………………………………………………….. 8 1.2. Chức năng, cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán ……………………………………………………………………… 9 Chức 1.2.1. năng…………………………………………………………… 9 1.2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán ………………………………… 10 tắc hoạt động của thị trường chứng 1.2.3. Các nguyên khoán……………... 12 phần tham gia thị trường chứng khoán 1.3. Các thành ……………………. 13 1.3.1. Tổ chức phát hành ………………………………………………….. 13 1.3.2. Nhà đầu tư…………………………………………………………... 13 1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán ………………. 14 2. Thông tin không cân xứng………………………………………………. 15 2.1. Khái niệm về thông tin không cân xứng……………………………… 15 2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện không cân xứng về thông tin…… 19 2.2.1. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin đầy đủ……………… 21 2.2.1.1. Cân bằng chung…………………………………………………… 21 2
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT 2.2.1.2. Cân bằng riêng……………………………………………………. 23 2.2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin không cân xứng…….. 24 2.2.2.1. Cân bằng chung…………………………………………………… 25 2.2.2.2. Cân bằng riêng……………………………………………………. 26 3. Lựa chọn đối nghịch…………………………………………………….. 29 3.1. Khái niệm……………………………………………………………... 29 3.2. Sự hình thành lựa chọn đối nghịch……………………………………. 29 4. Rủi ro đạo đức…………………………………………………………... 32 4.1. Khái niệm……………………………………………………………... 32 4.2. Nguyên nhân xuất hiện rủi ro đạo đức………………………………... 33 5. Tác động của thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với nền kinh tế ……………………………………………….. 36 5.1. Tác động của thông tin không cân xứng và lựa chọn đối nghịch……... 36 5.2. Tác động của rủi ro đạo đức…………………………………………... 37 Chương II: Vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và 40 rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam ……………… 1. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay………………………………………………………………… 40 1.1. Tổng quan tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 40 1.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán trong hai năm gần đây…………………………………………………………………………. 41 Thị trường chứng khoán trong năm 1.2.1. 2002…………………………… 41 1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 tháng đầu năm 2003………... 44 1.2.2.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2003………. 44 1.2.2.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán 10 tháng đầu 44 3
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT năm 2003………………………………………………………………….. 2. Những dấu hiệu về thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam ………………………………………………………….………. 47 2.1. Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin là nguyên nhân xuất hiện thông tin không cân xứng…………………... 47 2.2. Chênh lệch giữa giá phát hành lần đầu (hoặc giá phát hành thêm) với giá giao dịch thị trường của chứng khoán. ………………………………... 51 2.3. Giá cả cổ phiếu và chỉ số VN-Index không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và thực tế giao dịch trên thị trường ……………………………………………………………………... 53 2.4. Những dấu hiệu giao dịch nội gián – một biểu hiện của rủi ro đạo đức 55 3. Những tác động của vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ………………………………………………………………………. 59 Chương III: Đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam 61 …………………………………………………………. 1. Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin………… 61 2. Tăng cường sự điều hành của Chính phủ để làm tăng thông tin trên thị trường chứng khoán ………………………………………………………. 62 3. Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán……………………………………………………….. 63 65 Kết luận…………………………………………………………………… Phụ lục 1: Biểu đồ chỉ số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ thời điểm niêm yết đến ngày1/12/2003……….. 67 4
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Phụ lục II: Các hệ số tài chính của các công ty niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2002… 75 Phụ lục III: Xếp hạng tài chính các công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh………………………………. 79 mục tài liệu tham Danh khảo………………………………………………. 80 5
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Lời nói đầu Trong các giao dịch tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, thông tin giữ vai trò thiết yếu. Nhân tố quan trọng quyết định quy mô, hình thức và hiệu quả của mỗi giao dịch chính là mức độ cân xứng về thông tin giữa các bên liên quan. Xét trên tầm vĩ mô, nếu các bên tham gia của bất kỳ giao dịch tài chính nào trong nền kinh tế đều có đầy đủ thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai liên quan đến giao dịch thì đồng vốn trong nền kinh tế luôn đến được các dự án đầu tư hiệu quả nhất. Thị trường tài chính khi đó thực hiện tốt nhất chức năng huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải phát triển thị trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi trước mắt là phải xây dựng được một thị trường chứng khoán vững mạnh. Thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính thanh khoản của các công cụ huy động vốn, từ đó thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Mặt khác, thị trường chứng khoán khắc phục được đáng kể hạn chế về không gian, thời gian và quy mô trong việc huy động vốn. Nhận thức tầm quan trọng đó, sau nhiều cố gắng thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000, đánh dấu bước chuyển mình của thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên sau hơn ba năm hoạt động, những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng sự mong mỏi và kỳ vọng của cả nền kinh tế nói chung và giới đầu tư nói riêng. Khi bàn về thực trạng này, hầu hết các cuộc hội thảo, bài báo đều đề cập đến vấn đề thông tin. Cụ thể, đó là những hạn chế trong việc công bố thông tin thể hiện ở tính không kịp thời, thiếu chinh xác, không đầy đủ và chưa thống nhất về cách thức công bố thông 6
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT tin. Chất lượng thông tin còn thấp là một yếu tố kìm hãm cầu chứng khoán. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, một hậu quả tất yếu của sự không cân xứng về thông tin. Để thị trường chứng khoán đi vào hoạt động vững mạnh, một điều không thể thiếu là phải hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin của các cuộc giao dịch. Đây là vấn đề đang thu hút nhiều sự chú ý và cần phải được giải quyết một cách tối ưu. Mục đích nghiên cứu Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu học thuyết thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên một số phân đoạn thị trường tài chính của các nhà kinh tế học trên thế giới, tôi nhận thức rằng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng là một yêu cầu thiết thực và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, phân tích và đánh giá mức độ không cân xứng về thông tin, khảo sát thực tế vấn đề rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hoạt động đến nay. Do những hạn chế cả về chủ quan và khách quan nên luận văn chỉ hướng vào mục tiêu chủ yếu là phát hiện và phân tích sơ bộ những biểu hiện của ba nội dung trên. Dựa trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tôi cũng hy vọng những phát hiện này xẽ giúp ích cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đề cập đến các khái niệm cơ bản nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng thời trình bày chi tiết học thuyết thông tin không cân xứng và các khái niệm liên quan. Những vấn đề lý thuyết trên sẽ được vận dụng vào tình hình cụ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi chính thức hoạt động cho đến nay (từ 28/7/2000 đến 31/10/2003). 7
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là những hiện tượng kinh tế được các nhà kinh tế học trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1960. Tuy nhiên, phải đến những năm 2000 vấn đề này mới thực sự được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc xây dựng các mô hình toán và khảo sát thực trạng thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên một số phân đoạn của thị trường tài chính, phổ biến nhất là thị trường bảo hiểm. Các nghiên cứu đều đã đem lại những kết quả nhất định, đóng góp vào việc xây dựng một mô hình tổng thể của học thuyết thông tin không cân xứng. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều bài báo, luận văn, luận án và cả những công trình nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước tham gia đóng góp, hoàn thiện hoạt động của thị trường. Tuy nhiên do trong giai đoạn mới hình thành còn quá nhiều việc phải làm nên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng đóng vai trò chủ đạo trong luận văn vì những vấn đề đặt ra đều dựa trên cơ sở thực tế khách quan. Bên cạnh đó tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (thông qua việc tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu); phương pháp quy nạp và diễn dịch. Với hy vọng mô hình hoá các quan hệ kinh tế, tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp phân tích cung-cầu thông qua các mô hình cân bằng thị trường ở thị trường có thông tin không hoàn hảo của một số nhà kinh tế học trên thế giới. Lợi ích của luận văn 8
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Tôi hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Đây cũng có thể là tài liệu giúp ích cho các nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trên. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tôi tin tưởng rằng nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện vấn đề thông tin và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tạo điều kiện trước mắt và lâu dài cho việc hoạt động và phát triển của thị trường. Kết cấu của luận văn Với các nội dung đã đề cập trên đây, luận văn được kết cấu như sau: Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Chương II: Vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Một số nhận xét và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ Thạc sỹ Phạm Song Hạnh cùng với nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên do hạn chế về năng lực, thời gian và nguồn tài liệu trong khi vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ và tinh tế nên những thiếu sót và nhầm lẫn là không thể tránh khỏi. Tôi rất cảm ơn và mong nhận được sự phê bình, góp ý và phát triển thêm từ các Thầy Cô giáo, những nhà nghiên cứu, bạn bè nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. 9
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT 10
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Chương I Lý luận chung về thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức 1. Thị trường chứng khoán 1.1. Khái niệm Khái niệm thị trường chứng khoán hình thành và hoàn thiện theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường chứng khoán là một yếu tố không thể thiếu đối với việc duy trì và phát triển của nền kinh tế. Cho đến nay, các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều có thị trường chứng khoán nhưng định nghĩa về thị trường chứng khoán thì có nhiều cách khác nhau: Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức nơi các chứng khoán được mua bán theo những nguy ên tắc nhất định (theo Longman Dictionary of Business English, 1985 – nguyên văn: ”Securities market is an organized market where securities are bought and sold under fixed rules”) Theo giáo trình “Thị trường chứng khoán” của trường đại học Ngoại Thương, 1998, thị trường chứng khoán được định nghĩa là “ một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời”. Nghị định 48/CP ngày 11/7/1998 quy định: “Thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các chứng khoán được mua, bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán”. 11
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Khái niệm thị trường chứng khoán là một khái niệm có tính lịch sử nên trong thực tế, thuật ngữ thị trường chứng khoán thường có cách hiểu sát thực hơn và có thể có rất nhiều nội dung mới. 1.2. Chức năng, cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. 1.2.1. Chức năng. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ry phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cáh hỗ trợ các hoạt đọng đàu tư củ công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tằng kinh tế, phục vụ các nhu cầu vhung của xã hội. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi tr ường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về thời hạn, tính chất và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và hiệu quả thì 12
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp đ ược phản ánh một cách tổng hợp và kịp thời, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các dấu hiệu của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 1.2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán Có nhiều căn cứ phân loại thị trường chứng khoán nhưng phổ biến và quan trọng nhất là căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, theo đó thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp 13
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành do đó đây là nơi duy nhất đem lại vốn đầu tư cho tổ chức phát hành. Việc mua bán trên thị trường sơ cấp thường diễn ra giữa các ngân hàng, công ty phát hành, và các tập đoàn tài chính lớn… giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành ấn định và thường được in ngay trên chứng khoán. Như vậy, có thể thấy rằng, thị trường sơ cấp đóng vai trò chứng khoán hoá các nguồn vốn cần huy động đồng thời chu chuyển vốn từ nơi thừa vốn tới nơi cần vốn và chuyển nó thành vốn dài hạn. Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đóng vai trò đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành và có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu đ ược từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không phải nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà vận chuyển giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Thứ hai, giao dịch trên thị trường thứ cấp thể hiện nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do quan hệ cung cầu quyết định. Thứ ba, thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường này. Ngoài cách phân loại trên, có thể phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất tập trung của thị trường, theo đó thị trường chứng khoán bao gồm Sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung) và thị trường OTC (thị trường phi 14
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT tập trung). Tại sở giao dịch, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển đến sàn giao dịch và tham gia vào quá trình khớp lệnh để hình thành giá giao dịch. Trên thị trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp và thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng máy tính. Giá cả hình thành theo phương thức thoả thuận. 1.2.3. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Nguyên tắc cạnh tranh Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các tổ chức phát hành cạnh tranh nhau để bán chứng khoán của mình cho nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của riêng mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. Nguyên tắc công bằng Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chi sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó. Nguyên tắc công khai Chứng khoán là loại hàng hoá có tính trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thông công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên tham gia phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới 15
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, sở gia dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Nguyên tắc trung gian Theo nguyên tắc này, trên thị trường chứng khoán, các giao dịch đ ược thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của tổ chức phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau thông qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Nguyên tắc tập trung Thị trường chứng khoán phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung. Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. Hàng hóa của thị trường chứng khoán là các sản phẩm tài chính cao cấp nên việc giao dịch đòi hỏi thị trường phải có những cơ sở vật chất nhất định chứ không thể diễn ra một cách tuỳ tiện. 1.3. Các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành ba nhóm chính: tổ chức phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức khác có liên quan. 1.3.1. Tổ chức phát hành Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tổ chức phát hành bao gồm Chính phủ và chính quyền địa phương (phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương), các 16
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT công ty (phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty) và các tổ chức tài chính khác đóng vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán. 1.3.2. Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độc chấp nhận rủi ro của mình. Các nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiên bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệp và có chuyên môn cao. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Các công ty tài chính được phép kinh doanh chứng khoán, có thể sử dụng vốn củ mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho chính mình. 1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 17
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận môt hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư, và tư vấn đầu tư. Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Các ngân hàng thương mại Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiên nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Ngoài ba thành phần trên đây, thị trường chứng khoán còn có sự tham gia không thể thiếu của các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán như: các cơ quan quản lý nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán… 2. Thông tin không cân xứng. Thông tin không cân xứng và những bằng chứng lý thuyết cũng như thực nghiệm về vấn đề này hiện nay đóng vai trò là công cụ cơ bản của mọi nhà kinh tế học tài chính trong nền kinh tế hiện đại. Thông tin không cân xứng là một hiện tượng có ý nghĩa quan trọng đối với một số vấn đề của kinh tế học và tài chính từ kinh tế học vĩ mô và vi mô (như vấn đề các công cụ nợ của doanh nghiệp, các chứng chỉ đầu tư và cổ tức, mức đan sâu, rộng và lâu dài của các chu kỳ kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dài hạn) đến các vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế và nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng tài chính. Để tạo cơ sở cho những phân tích tiếp theo của luận văn, trong phần này tôi xin trình bày 18
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT một cách chi tiết học thuyết Thông tin không cân xứng và các khái niệm có liên quan. 2.1. Khái niệm về thông tin không cân xứng. Trong mọi nền kinh tế, các giao dịch về tài chính đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là chuyển nguồn vốn nhàn rỗi đến những dự án đầu tư hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất có thể. Nền sản xuất hàng hoá và dịch vụ của xã hội liên tục phát triển làm gia tăng không ngừng giá trị thặng dư. Chịu tác động bởi chi phí cơ hội của việc giữ tiền, những chủ nhân của phần giá trị thặng dư đó luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt nhất. Diễn ra đồng thờ i với quá trình đó là sự huy động vốn của các chủ thể kinh tế, những người muốn thành lập hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự gặp nhau của hai luồng nhu cầu trên tạo nên các giao dịch về tài chính và tổng hợp tất cả các giao dịch tài chính đó hình thành thị trường tài chính của một quốc gia. Tuy nhiên sẽ là không đơn giản để các giao dịch về tài chính đạt đến mục tiêu cuối cùng trên đây. Nguyên nhân là do sự tương hợp về yêu cầu giữa người cho vay và người đi vay không phải bao giờ cũng đạt được. Từ phía người cho vay, với vai trò là người sở hữu vốn, yêu cầu đảm bảo an toàn cho đồng vốn luôn được đặt lên trước tiên. Họ yêu cầu người vay vốn đưa ra những bằng chứng cho thấy tính an toàn của đồng vốn và điều đó phải được thể hiện thực tế thông qua việc hoàn trả vốn khi thời hạn vay kết thúc. Yêu cầu chung thứ hai của người cho vay là thu được lãi suất kỳ vọng vào đúng thời điểm cam kết. Vì những người cho vay chấp nhận cho vay là để chống lại chi phí cơ hội của việc giữ tiền mà biểu hiện ra chính là lãi suất huy động vốn (i) của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nên lãi suất kỳ vọng không thể thấp hơn i. Ngoài hai yêu cầu trên, trong những tình huống cụ thể người cho vay còn có những yêu cầu khác về hình thức trả lãi, cung cấp thông tin, … nhưng tựu chung lại đó cũng chỉ là các yêu cầu phái sinh nhằm đảm bảo hai yêu cầu trên đây. 19
- §ç Hoµi Giang, Líp A4 – K38B - KTNT Đối với người đi vay, tìm được nguồn vốn đủ lớn về quy mô, đủ dài về thời hạn với lãi suất và các ràng buộc hợp lý là những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất. Việc xác định như thế nào là “đủ” và “hợp lý” tương ứng phụ thuộc vào dự định sử dụng vốn và thoả thuận của hai bên trên cơ sở các điều kiện cho vay áp dụng phổ biến trong nền kinh tế. Như vậy, người đi vay phải một mặt thoả mãn được các yêu cầu của người cho vay và mặt khác phải đáp ứng được các yêu cầu đi vay của chính mình. Vì vậy, khả năng một giao dịch tài chính được thực hiện phụ thuộc chủ yếu vào người đi vay. Tuy nhiên trong các giao dịch tài chính luôn xuất hiện một mâu thuẫn cơ bản và cố hữu, một mâu thuẫn tạo nên cơ sở tồn tại của các điều kiện cho vay trong các tổ chức tài chính, đó là sự không cân xứng về thông tin giữa người cho vay và người đi vay. Người cho vay đóng vai trò cung cấp vốn trong giao dịch tài chính và thường không có sự khác biệt lớn về đồng vốn giữa những người cho vay (sự khác biệt chủ yếu nằm ở thời hạn cho vay và các ràng buộc liên quan). Nói cách khác, những thông tin về phía đối tác của mình mà người đi vay có được là tương đối đồng nhất. Người đi vay có thể huy động từ một trong những người cung cấp vốn mà không cần quan tâm nhiều đến bên cho vay vì chỉ cần vay được vốn là họ đã đạt được gần như hoàn toàn mục đích của một giao dịch tài chính. Mọi chuyện hoàn toàn khác đối với người cho vay. Họ có quyền lựa chọn một trong số những người hỏi vay, lúc này họ có cả quyền sử dụng và định đoạt đối vơi đồng vốn, nghĩa là họ có quyền sở hữu đầy đủ. Nhưng ngay sau khi giao dịch tài chính diễn ra, quyền sở hữu đó bị chia đôi, quyền sử dụng vốn đã được chuyển sang phía người vay vốn! Nếu không có vật thế chấp hoặc bảo lãnh của một tổ chức tài chính mạnh, người cho vay chỉ còn sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với khoản tiền đó, họ không cầm giữ và cũng không sử dụng nó. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro thu hồi vốn tăng lên và mức độ rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào người vay vốn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
87 p | 286 | 87
-
Đề tài: “Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
88 p | 217 | 46
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Rủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên thị trường xăng dầu Việt Nam
268 p | 177 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Tài chính - Ngân hàng: Áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam
126 p | 150 | 23
-
Luận văn: Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
87 p | 143 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Việt Nam
103 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
137 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
120 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
84 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu để phòng ngửa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
102 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu quan hệ rủi ro và giá trị công ty - Trường hợp thị trường cổ phiếu thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam
64 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chứng chỉ lưu ký kênh huy động mới cho các doanh nghiệp Việt Nam
98 p | 26 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng công cụ quyền chọn vào thị trường chứng khoán Việt Nam
122 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
78 p | 49 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
91 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn