Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tính khả thi kinh tế của dự án khi có tính đến các ngoại tác tiêu cực, phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư (TĐT) và chủ đầu tư (CĐT). Từ đó, đƣa ra những gợi ý chính sách có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN QUỐC ANH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUỐC ANH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN 4 Ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. DAVID O. DAPICE 2. Ths. NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện luận văn “Thẩm định Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4”. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Sở Nông Nghiệp Bình Định, Công ty TNHH Khai thác công trình Thủy lợi Bình Định và Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng Vĩnh Thành đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các số liệu liên quan đến luận văn. Cảm ơn các anh chị khóa học MPP4, các thầy phòng Tin học và Cán bộ Thƣ viện của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Chân thành cảm ơn !
- iii TÓM TẮT Việc xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ theo quy hoạch có thể bù đắp lƣợng điện thiếu hụt tạm thời hiện nay, qua đó giúp tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thủy điện vừa và nhỏ có dung tích ít, khả năng cắt lũ kém lại chƣa có quy chế vận hành liên hồ chặt chẽ nên lợi ích thu đƣợc có thể thấp hơn những khoản chi phí tiềm ẩn mà nền kinh tế phải gánh chịu. Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4 đƣợc xây dựng để tận dụng hiệu quả sức nƣớc trên dòng sông Kone. Kết quả thẩm định kinh tế cho thấy, khi tính toán đầy đủ các ngoại tác tiêu cực mà dự án có thể gây ra cho môi trƣờng và các hoạt động kinh tế khác nhƣ nguy cơ xả lũ tiềm ẩn hàng năm, nguy cơ làm gia tăng thiệt hại hạn hán hàng năm đối với nông nghiệp, phá rừng làm giảm chất lƣợng sống của môi trƣờng tự nhiên thì dự án có NPV âm gần 47.919 triệu đồng và IRR kinh tế chỉ đạt 7,61%. Điều này cho thấy, dự án không có hiệu quả về mặt kinh tế. Kỳ vọng đƣợc cấp phép đầu tƣ của CĐT cũng không hợp lý. Nếu đứng trên góc độ giá điện theo đề xuất của CĐT là 5,56 cents/kWh thì tính toán cho thấy, dự án TĐVS4 khả thi tài chính, và trả đƣợc nợ. Tuy nhiên, thực tế là EVN chỉ mua điện với giá 4 cents/kWh, và với giá này thì dự án không có hiệu quả tài chính. Đó là chƣa kể, nếu nhìn rủi ro tổng thể của dự án thì xác suất khả thi tài chính với giá điện 5,56 cents/kWh cũng chỉ khoảng 48,9%, nếu nhƣ CĐT không có kinh nghiệm trong việc tiết kiệm tối thiểu các chi phí nhƣ đề xuất. Dự án không khả thi kinh tế và cũng không khả thi tài chính. Vì vậy, kiến nghị là không cho phép đầu tƣ. Theo tình huống dự án, ngoại tác tiêu cực về môi trƣờng làm tổng chi phí kinh tế gia tăng lên đến 1,63 lần. Vì vậy, kiến nghị các dự án thẩm định thủy điện vừa và nhỏ đƣợc duyệt cần phải có lƣợng hóa cụ thể các ngoại tác này để tránh lựa chọn nhầm dự án không hiệu quả, làm giảm phúc lợi của nền kinh tế.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................ ix DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................................... x CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU..................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách ...................................................................................... 1 1.2 Mô tả dự án .................................................................................................................. 3 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4 1.4 Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH ...................................................................................... 5 2.1 Khung phân tích kinh tế ................................................................................................ 5 2.1.1 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng lợi ích kinh tế ............................................. 5 2.1.2 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng chi phí kinh tế trực tiếp .............................. 6 2.1.3 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng các ngoại tác tiêu cực ................................. 6 2.1.4 Chi phí vốn kinh tế................................................................................................10 2.1.5 Đánh giá hiệu quả dự án về mặt kinh tế .................................................................11 2.2 Khung phân tích tài chính ............................................................................................11 2.2.1 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng lợi ích tài chính .........................................11 2.2.2 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng chi phí tài chính ........................................11 2.2.3 Chi phí vốn tài chính .............................................................................................12 2.2.4 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính ........................................................................12
- v CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ....................................................................................14 3.1 Phí thƣởng ngoại hối, các hệ số chuyển đổi và các ngoại tác tiêu cực hàng năm ...........14 3.1.1 Phí thƣởng ngoại hối .............................................................................................14 3.1.2 Các hệ số chuyển đổi ............................................................................................14 3.1.3 Các ngoại tác tiêu cực hàng năm ...........................................................................17 3.2 Kết quả phân tích kinh tế .............................................................................................18 3.3 Phân tích độ nhạy ........................................................................................................19 3.4 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo ...............................................................22 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...............................................................................24 4.1 Các thông số cơ sở .......................................................................................................24 4.2 Báo cáo thu nhập .........................................................................................................26 4.3 Báo cáo ngân lƣu .........................................................................................................27 4.4 Kết quả phân tích tài chính...........................................................................................27 4.5 Điều chỉnh để huy động đƣợc vốn từ ngân hàng ...........................................................29 4.5.1 Lập quỹ an toàn nợ vay .........................................................................................29 4.5.2 Giảm vốn vay tăng tỷ lệ góp vốn ...........................................................................29 4.5.3 Đàm phán lại hợp đồng vay nợ với ngân hàng .......................................................29 4.6 Phân tích độ nhạy ........................................................................................................30 4.7 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo ...............................................................34 4.8 Phân tích phân phối .....................................................................................................37 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH..................................................38 5.1 Kết luận .......................................................................................................................38 5.2 Kiến nghị chính sách và bài học rút ra..........................................................................39 5.3 Hạn chế của luận văn ...................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................40 PHỤ LỤC .............................................................................................................................44
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên theo tiếng Anh Tên theo tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CĐT Chủ đầu tƣ CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi CO2 Carbon Dioxide Khí Cacbon đioxit CO2e Carbon Dioxide Equivalent Qui ƣớc về giảm phát thải khí CSH Chủ sở hữu DSCR Debt Service Coverage Ratio Hệ số an toàn trả nợ ĐVT Đơn vị tính EOCK Economic Opportunity Cost of Capital Chi phí cơ hội kinh tế của vốn EIRR Economic Internal Rate of Return Suất sinh lợi kinh tế nội tại EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam GTGT Value Added Tax Giá trị gia tăng ha Hecta Héc-ta IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại IRRCĐT Suất sinh lợi nội tại của chủ đầu tƣ IRRTĐT Suất sinh lợi nội tại của tổng đầu tƣ Kwh Kilowatt Hour Ki – lô – oát giờ MW Megawatt Mê – ga – oát m2 Square Meters Mét vuông 3 m Cubic Meters Mét khối NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng NPVe Economic Net Present Value Giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVf Giá trị hiện tại ròng tài chính
- vii NPVCĐT Giá trị hiện tại ròng của chủ đầu tƣ NPVTĐT Giá trị hiện tại ròng của tổng đầu tƣ TĐT Tổng đầu tƣ TĐVS4 Thủy điện Vĩnh Sơn 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban Nhân dân USD United States Dollar Đồng đô-la Mỹ VND Vietnamese Dong Việt Nam Đồng WACC Weight Average Cost of Capital Chi phí vốn bình quân trọng số WB World Bank Ngân hàng Thế giới
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Công suất lắp đặt cả nƣớc ....................................................................................... 1 Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả tính toán các CF ...........................................................................14 Bảng 3.2: Ngân lƣu kinh tế thực tóm tắt ................................................................................19 Bảng 3.3: Phân tích độ nhạy kinh tế theo công suất nhà máy .................................................20 Bảng 3.4: Phân tích độ nhạy kinh tế theo giá điện ..................................................................20 Bảng 3.5: Phân tích độ nhạy kinh tế theo tổng mức đầu tƣ .....................................................21 Bảng 3.6: Phân tích độ nhạy kinh tế theo phí thƣởng ngoại hối ..............................................21 Bảng 3.7: Phân tích độ nhạy kinh tế theo hệ số lƣơng kinh tế của lao động giản đơn .............22 Bảng 3.8: Kết quả phân tích mô phỏng kinh tế.......................................................................23 Bảng 4.1: Chi phí sử dụng vốn của dự án...............................................................................25 Bảng 4.2: Chi phí đầu tƣ thực (không tính đến lãi vay đƣợc vốn hóa) ....................................25 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả phân tích tài chính danh nghĩa theo giá điện 5,56 cents/kWh ........27 Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả phân tích tài chính danh nghĩa theo giá điện 4 cents/kWh .............28 Bảng 4.5: Kết quả tính toán các tình huống đàm phán ân hạn nợ ............................................30 Bảng 4.6: Phân tích độ nhạy tài chính theo lạm phát VND.....................................................31 Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy tài chính theo lạm phát USD .....................................................32 Bảng 4.8: Phân tích độ nhạy tài chính theo công suất nhà máy...............................................32 Bảng 4.9: Phân tích độ nhạy tài chính theo giá điện ...............................................................33 Bảng 4.10: Phân tích độ nhạy tài chính theo tổng mức đầu tƣ ................................................33 Bảng 4.11: Phân tích độ nhạy tài chính theo chi phí vận hành và bảo dƣỡng ..........................34 Bảng 4.12: Kết quả phân tích mô phỏng tài chính ..................................................................36
- ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Dự báo khả năng lắp đặt và nhu cầu công suất ........................................................ 1 Hình 3.1: Xác suất của từng mức tổng mức đầu tƣ so với mô hình cơ sở ...............................23 Hình 4.1: Dạng phân phối của lạm phát VND trong 20 năm gần nhất ....................................35 Hình 4.2: Dạng phân phối của lạm phát USD trong 20 năm gần nhất .....................................35
- x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ vị trí dự án ................................................................................................44 Phụ lục 2: Các thông số chính của dự án ................................................................................45 Phụ lục 3: Sơ đồ cấu trúc dự án .............................................................................................47 Phụ lục 4: Hệ số chuyển đổi của chi phí thiết bị. ....................................................................48 Phụ lục 5: Hệ số chuyển đổi của chi phí vận hành và bảo dƣỡng. ...........................................49 Phụ lục 6: Giá kinh tế của rừng..............................................................................................50 Phụ lục 7: Thiệt hại kỳ vọng do lũ lụt hàng năm ....................................................................52 Phụ lục 8: Thiệt hại kỳ vọng do hạn hán hàng năm ................................................................52 Phụ lục 9: Ngân lƣu kinh tế thực qua các năm (triệu đồng) ....................................................54 Phụ lục 10: Phân tích độ nhạy một chiều kinh tế với tất cả các biến số không thể cải thiện NPV kinh tế ...................................................................................................................................56 Phụ lục 11: Chi tiết phân tích mô phỏng kinh tế.....................................................................59 Phụ lục 12: Tính toán chi phí sử dụng vốn của dự án .............................................................60 Phụ lục 13: Chi tiết Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp dự án phải chịu ..........................61 Phụ lục 14: Chi tiết chi phí bồi thƣờng, tái định cƣ ................................................................61 Phụ lục 15: Báo cáo thu nhập danh nghĩa (theo giá CĐT đề xuất là 5,56 cents/kWh) .............63 Phụ lục 16: Báo cáo ngân lƣu tài chính danh nghĩa (theo giá CĐT đề xuất là 5,56 cents/kWh) ..............................................................................................................................................66 Phụ lục 17: Trƣờng hợp lập quỹ an toàn nợ vay .....................................................................69 Phụ lục 18: Giảm vốn vay, tăng tỷ lệ góp vốn ........................................................................70 Phụ lục 19: Phân tích độ nhạy với thay đổi thuế suất thuế tài nguyên nƣớc ............................70 Phụ lục 20: Chi tiết phân tích mô phỏng tài chính ..................................................................71 Phụ lục 21: Kết quả mô phỏng tài chính (theo giá CĐT đề xuất là 5,56 cents/kWh) ...............72
- 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Mặc dù trong những năm gần đây năng lực cung cấp điện của Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể từ 9.343 MW vào năm 2003 lên 19.735 MW vào năm 2010, với tốc độ tăng bình quân 11,3%/năm nhƣng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện trong cả nƣớc. Theo dự báo của WB (2009), ngay cả khi lấy năm 2003 làm mốc với tốc độ tăng tải bình quân 11,3%/năm thì đến năm 2020, tổng nhu cầu công suất vẫn lớn hơn khả năng lắp đặt 2.866 MW. Do đó, Việt Nam luôn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào trong những năm qua, và có thể là trong thời gian tới. Bảng 1.1: Công suất lắp đặt cả nƣớc ĐVT: MW Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Công suất lắp đặt 9.343 9.989 11.055 12.357 13.508 15.864 16.813 19.735 Nguồn: Theo WB(2009). Hình 1.1: Dự báo khả năng lắp đặt và nhu cầu công suất Nguồn: Theo WB(2009) và tính toán của tác giả. Việc nhập khẩu năng lƣợng điện mang đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, trong đó điển hình là sự phụ thuộc ngày càng lớn dẫn tới bị đối tác ép giá. Cụ thể, từ khi nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào tháng 7 năm 2005, EVN đã không ngừng gia tăng mức nhập mỗi năm, từ khoảng
- 2 200 triệu kWh đã tăng lên đến 4,67 tỷ kWh vào năm 2011, và dự kiến trong năm 2012 nhập khoảng 4,65 tỷ kWh. Nếu nhƣ vào năm 2008 giá mua điện từ Trung Quốc mới chỉ 4,5 cents/kWh thì hiện nay đã tăng khoảng 35% lên đến 6,08 cents/kWh tức là gần 1.266 đồng/kWh (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2012). Trong khi đó, thủy điện vừa và nhỏ hoàn toàn có thể bù đắp mức thiếu hụt tạm thời trên vì dự kiến đến năm 2017, tổng công suất lắp đặt của thủy điện vừa và nhỏ trên cả nƣớc sẽ lên đến 3.087 MW căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg (Thủ tƣớng Chính phủ, 2011). Chƣa kể đến, hiện tại EVN chỉ mua điện ở các dự án này với giá khoảng 800 - 900 đồng/kWh. Thủy điện lại có chi phí đầu tƣ và tổng chi phí trên 1 đơn vị MW thấp nhất, nhà máy thủy điện có tuổi thọ lâu hơn so với hầu hết các nhà máy phát điện khác nên rất phù hợp với khả năng của các CĐT tƣ nhân Việt Nam. Đó là chƣa kể đến trong bối cảnh thâm hụt ngân sách, cắt giảm đầu tƣ công nhƣ hiện nay, thủy điện vừa và nhỏ càng tỏ rõ sức hấp dẫn của nó. Đây là những lý do chính mà một số đề tài thẩm định trƣớc đây của học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Nguyễn Nhật Anh, 2012), (Nguyễn Ngọc Trân, 2010) cho thấy thủy điện vừa và nhỏ có hiệu quả kinh tế và chỉ cần đàm phán đƣợc giá điện hợp lý với EVN thì có thể có cả hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển thủy điện vừa và nhỏ trong những năm qua làm phát sinh nhiều quan ngại tiêu cực về môi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến các hoạt động kinh tế khác: Diện tích rừng bị phá thƣờng lớn hơn rất nhiều so với các báo cáo nghiên cứu ban đầu (Chí Nhân, 2012). Trong khi đó, giá bồi thƣờng rừng và trồng rừng thì lại rất nhỏ so với giá trị kinh tế thực của rừng đối với nền kinh tế. Vậy mà, các CĐT còn trì hoãn, hoặc không thực hiện cam kết trồng rừng thay thế sau khi đƣợc cấp phép xây dựng. Bên cạnh đó, việc gây ô nhiễm nguồn nƣớc hạ lƣu ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân dƣới đập là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu nhƣ CĐT không thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh lòng hồ trƣớc khi tích nƣớc. Các thủy điện vừa và nhỏ có dung tích ít, khả năng cắt lũ kém. Nhƣng vì lợi ích cục bộ, các chủ hồ thƣờng hiếm khi hạ mực nƣớc về ngƣỡng an toàn trƣớc khi bão về. Cộng với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, thời gian qua đã phát sinh nhiều hiện tƣợng xả lũ chồng lũ
- 3 vào mùa mƣa gây thiệt hại nghiêm trọng nhƣ trƣờng hợp thủy điện A Vƣơng năm 2009, thủy điện sông Ba Hạ năm 2010, thủy điện Sông Tranh 2 năm 2011, thủy điện Trị An năm 2012. Mùa mƣa là vậy, mùa hạn các thủy điện vừa và nhỏ cũng gây không ít nhức nhối cho đồng bào ở dƣới đập. Gần đây là trƣờng hợp ở thủy điện Đăkmi 4, khi mà chủ hồ quyết tâm giữ nƣớc để hoạt động hết công suất nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thay vì điều tiết nƣớc cho vùng đồng bằng khô cằn phía hạ lƣu. Cuối cùng, việc xây dựng thủy điện ở các vùng núi sâu buộc đồng bào dân tộc ít ngƣời ở đây phải di chuyển về vùng tái định cƣ. Tuy nhiên, công tác đền bù, giải tỏa, tái định cƣ, ổn định sinh kế còn nhiều bất cập. Chƣa kể đến, nguy cơ phá hủy hoàn toàn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của của các đồng bào dân tộc là không nhỏ. Tóm lại, việc xây dựng thủy điện vừa và nhỏ vừa có thể bù đắp thiếu hụt điện tạm thời giúp tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia, vừa có lợi thế về giá thành rẻ phù hợp với bối cảnh ngân sách của đất nƣớc; nhƣng thực tế khi triển khai, lại phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với môi trƣờng và các hoạt động kinh tế khác. Vậy, khi tính đủ chi phí kinh tế của các ngoại tác tiêu cực thì dự án thủy điện vừa và nhỏ có còn hiệu quả hay không? 1.2 Mô tả dự án Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 4 (TĐVS4) là một điển hình cho vấn đề chính sách trình bày ở trên. Theo Quyết định số 2488/QĐ-BCN (Bộ Công Nghiệp, 2006), công trình TĐVS4 là kiểu thủy điện sau đập, đƣợc xây dựng trên sông Kone và nằm hoàn toàn trong địa phận xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Nhà máy TĐVS4 cách hợp lƣu suối nƣớc Miên và sông Kone (ở thƣợng lƣu) khoảng 300 m, cách nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 1 (ở hạ lƣu) khoảng 1 km và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Bản đồ mô tả cụ thể tại Phụ lục 1. Các thông số chính của dự án đƣợc trình bày cụ thể tại Phụ lục 2. Dự án đƣợc thực hiện bởi Công ty cổ phần Đầu tƣ Vĩnh Sơn trên cơ sở tƣ vấn thiết kế bởi Công ty TNHH Tƣ vấn – Xây dựng Vĩnh Thành với tổng mức đầu tƣ (lãi vay đƣợc vốn hóa trong quá trình xây dựng, có dự phòng lạm phát) là 649.836 triệu đồng. Trong đó, vay đầu tƣ trong nƣớc là 298.140 triệu đồng (khoảng 45,9%), vốn chủ sở hữu là 351.696 triệu đồng (khoảng 54,1%). Vay đầu tƣ trong nƣớc bao gồm hai phần: vay Ngân hàng Phát Triển (NHPT) và vay các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc (NHTM). Khoản vay NHPT là 149.070 triệu
- 4 đồng, với lãi suất danh nghĩa cố định là 11,4%/năm. Thời gian vay là 10 năm. Nợ gốc đƣợc trả đều trong 8 năm, với kỳ hạn là 1 năm/lần. Khoản vay NHTM là 149.070 triệu đồng, với lãi suất danh nghĩa là 12%/năm. Thời gian vay là 12 năm. Nợ gốc đƣợc trả đều trong 10 năm, với kỳ hạn là 1 năm/lần. Cả hai khoản vay đều giải ngân trong năm xây dựng thứ II, thứ III và lãi vay trong thời gian xây dựng đƣợc nhập gốc, nợ gốc phải trả ngay từ năm đầu tiên nhà máy đi vào vận hành. Cấu trúc dự án đƣợc minh họa tại Phụ lục 3. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tính khả thi kinh tế của dự án khi có tính đến các ngoại tác tiêu cực, phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ (TĐT) và chủ đầu tƣ (CĐT). Từ đó, đƣa ra những gợi ý chính sách có liên quan. Cụ thể, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi chính sách sau: Dự án TĐVS4 có khả thi về kinh tế hay không, nếu phân tích kinh tế có tính đến cả các ngoại tác tiêu cực? Dự án TĐVS4 có khả thi về tài chính hay không? 1.4 Bố cục của luận văn Sau khi trình bày bối cảnh chính sách, mô tả dự án và đề xuất câu hỏi nghiên cứu, luận văn đi vào trình bày khung phân tích kinh tế và tài chính đối với dự án ở Chƣơng 2. Trọng tâm của chƣơng này là việc đề xuất các công cụ đánh giá lợi ích và chi phí kinh tế có tính đến các ngoại tác tiêu cực và các giả định. Chƣơng 3 sẽ trình bày các hệ số chuyển đổi, cùng các giả định đi kèm và kết quả phân tích kinh tế. Chƣơng 4 sẽ trình bày các thông số chính, cùng các giả định đi kèm và kết quả phân tích tài chính, trong đó có giải thích tại sao CĐT kỳ vọng đƣợc thực hiện dự án. Sau đó, điều chỉnh phƣơng án huy động vốn của dự án để bảo đảm tính khả thi trả nợ, nhằm tiếp cận đƣợc vốn vay. Cuối cùng, Chƣơng 5 đi đến kết luận và kiến nghị chính sách kịp thời về dự án trên cơ sở phân tích trƣớc đó.
- 5 CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH Chƣơng này tập trung làm rõ khung lý luận để thẩm định dự án TĐVS4. Trọng tâm gồm khung phân tích đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế và tài chính, có tính đến các ngoại tác tiêu cực, và các giả định cụ thể đối với các thông số sử dụng trong quá trình phân tích. 2.1 Khung phân tích kinh tế 2.1.1 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của dự án là tổng lợi ích kinh tế trực tiếp, và các lợi ích do dự án mang lại ngoại tác tích cực cho nền kinh tế. Dự án TĐVS4 có lợi ích kinh tế trực tiếp là tổng doanh thu bán điện cho nền kinh tế. Hai ngoại tác tích cực theo tham khảo từ các đề tài đã thực hiện và ý kiến của CĐT là: nguồn thu từ việc bán chứng chỉ giảm thải khi dự án đƣợc xây dựng theo cơ chế sạch (Nguyễn Nhật Anh, 2012), và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đối với ngƣời dân làng O3 trong khu vực dự án. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chƣa có dự án nào bán đƣợc chứng chỉ giảm thải nên luận văn sẽ không tính đến lợi ích này. Làng O3 là một làng nhỏ trong 6 làng của xã Vĩnh Kim, vì vậy lợi ích từ việc di chuyển thuận tiện nếu đƣợc xác định sẽ không đáng kể so với quy mô dự án nên đề tài cũng không tính đến lợi ích này. Nhƣ vậy, lợi ích kinh tế của dự án đƣợc xác định là tổng doanh thu bán điện của nhà máy TĐVS4. Công thức: Lợi ích kinh tế = Giá điện kinh tế Sản lƣợng điện thƣơng phẩm Trong đó, sản lƣợng điện thƣơng phẩm đƣợc lấy từ báo cáo tiền khả thi của CĐT. Sản lƣợng điện thƣơng phẩm nhƣ đã phân tích là đƣợc sử dụng để bù đắp lƣợng điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, dự án chỉ có tác động thay thế, không có tác động tiêu dùng tăng thêm. Vì vậy, giá điện kinh tế đƣợc xác định là giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc cộng với lợi ích nhờ tiết kiệm đƣợc ngoại tệ cho Việt Nam. Giá điện kinh tế = Giá điện nhập khẩu từ Trung Quốc (1+phí thƣởng ngoại hối)
- 6 2.1.2 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng chi phí kinh tế trực tiếp Chi phí kinh tế trực tiếp của dự án là các chi phí đầu tƣ ban đầu, chi phí thay thế thiết bị ở năm thứ 25 khi nhà máy đi vào hoạt động, và chi phí vận hành và bảo dƣỡng đƣợc chuyển đổi từ chi phí tài chính thông qua các hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế. Thuế tài nguyên nƣớc, thuế thu nhập doanh nghiệp, và thuế giá trị gia tăng là các khoản mục chi phí tài chính nhƣng đây chỉ là các khoản chuyển giao từ CĐT sang cho nhà nƣớc, nên xét về tổng thể nền kinh tế thì chúng có chi phí kinh tế bằng không; do đó, hai khoản mục này không tính vào chi phí kinh tế. Kết quả tính toán các hệ số CF đƣợc tóm tắt ở Bảng 3.1. 2.1.3 Nhận dạng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng các ngoại tác tiêu cực Các ngoại tác tiêu cực, mà cụ thể là tác động xấu đến môi trƣờng và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế khác, là một phần trong chi phí kinh tế của dự án. Theo khung đánh giá tác động môi trƣờng của WB (2008), đánh giá tác động môi trƣờng cần trả lời đƣợc các câu hỏi: thứ nhất, dự án có làm thay đổi môi trƣờng sống tự nhiên không? Thứ hai, dự án có sử dụng rừng hiệu quả không? Thứ ba, dự án có đảm bảo văn hóa vật thể và phi vật thể trong khu vực không bị ảnh hƣởng không? Thứ tƣ, dự án có bảo đảm công tác tái định cƣ, ổn định sinh kế cho đồng bào các dân tộc ít ngƣời không? Thứ năm, dự án có bảo đảm tính an toàn đập cho ngƣời dân dƣới hạ lƣu không? Thứ sáu, dự án có tối thiểu hóa việc sử dụng hóa chất độc hại, bảo đảm sức khỏe cho công nhân và ngƣời dân trong khu vực không bị ảnh hƣởng không? Cuối cùng, dự án có giảm thiểu hóa tranh chấp giữa hai quốc gia không? Theo đó, dự án TĐVS4 đƣợc cho là có thể gây ra năm tác động đầu tiên, vì tác động cuối cùng không nằm trong trƣờng hợp của dự án, và tác động thứ sáu đƣợc gắn trong các tiêu chuẩn xây dựng chặt chẽ khi xây dựng nhà máy nên cũng không đƣợc tính. Việc ngăn đập, tích nƣớc ở TĐVS4 có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc phá hủy đời sống của hệ thủy sinh vật quý hiếm và ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc tƣới ở hạ lƣu. Động vật đáng kể nhất trong khu vực dự án là loài cá chình giống Anguilla đƣợc liệt vào mức độ sẽ nguy cấp theo Sách đỏ Việt Nam1. Tuy nhiên, từ đập TĐVS4 đến biển có khoảng cách rất xa, lại qua nhiều thác ghềnh do đó mức độ ảnh hƣởng của dự án đến loài cá này là không lớn. Về chất 1 Vòng đời đƣợc tóm gọn nhƣ sau: cá trƣởng thành sống ở vùng nƣớc ngọt đẻ trứng rồi chết, trứng theo dòng nƣớc chảy về vùng biển ở hạ lƣu đồng thời phát triển thành phôi, thành ấu trùng, thành cá chình con dạng ống, đến khi thành cá chình con thực thụ thì bơi ngƣợc vào trong các sông, suối, hồ chứa để sinh sống và trƣởng thành.
- 7 lƣợng nƣớc hạ lƣu thì sự ô nhiễm khó kiểm soát nhất là sau khi tích nƣớc. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các chủ hồ, công tác làm vệ sinh lòng hồ trƣớc khi tích nƣớc là quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này. Do đó, chi phí vệ sinh lòng hồ sẽ đƣợc tham khảo từ các dự án tƣơng tự. Theo kiến nghị mới đây của Bộ NN&PTNT (Hải Dƣơng, 2012) về các dự án thủy điện và tham khảo dự án thủy điện Trung Sơn: ngoài bồi thƣờng đất rừng, CĐT còn phải trồng rừng thay thế. Tuy nhiên, rừng có giá trị môi trƣờng quan trọng, và giá trị này lớn hơn rất nhiều so với các chi phí bồi thƣờng rừng và trồng rừng hiện nay. Theo nghiên cứu của Vũ Tấn Phƣơng (2007) về các cánh rừng Việt Nam, giá rừng kinh tế của khu vực dự án phải tính thêm: giá trị lƣu giữ CO2, giá trị hấp thụ CO2, giá trị hạn chế xói mòn đất và điều tiết nƣớc, giá trị cải tạo độ phì và cung cấp phân bón, giá trị để lại và giá trị tồn tại. Rừng ở khu vực dự án là rừng nghèo bị khai thác kiệt quệ, nên các yếu tố về tính đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan du lịch không đƣợc tính đến. Ngoài ra, do không đủ điều kiện để khảo sát nên luận văn giả định giá đền bù rừng cho tỉnh bằng giá bán gỗ trên thị trƣờng, vì vậy cả lợi ích và chi phí liên quan đến lâm sản sẽ không đƣợc tính đến. Giá trị kinh tế của rừng = Giá trị lƣu giữ CO2 + Giá trị hấp thụ CO2 + Giá trị hạn chế xói mòn đất và điều tiết nƣớc + Giá trị cải tạo độ phì và cung cấp phân bón + Giá trị để lại và giá trị tồn tại Trong đó: giá trị lƣu giữ, hoặc hấp thụ CO2 đƣợc xác định theo công thức: Vc = Mc Vc Với: Vc là giá trị lƣu giữ hoặc hấp thụ CO2 của rừng theo ha. Mc là trữ lƣợng CO2 đƣợc rừng lƣu giữ hoặc hấp thụ (tấn CO2e/ha). Vc là giá bán tín chỉ cácbon CER trên thị trƣờng (đồng/tấn CO2e) Nguồn: Vũ Tấn Phương (2007)
- 8 Giá trị hấp thụ CO2, giá trị hạn chế xói mòn đất và điều tiết nƣớc đƣợc tính hàng năm cho đến hết vòng đời dự án. Trong khi đó, các giá trị còn lại đƣợc ghi nhận tổn thất ngay từ khi rừng bị phá, giả sử vào năm xây dựng đầu tiên của dự án. Trong khu vực dự án, có 30 hộ dân tộc BaNa phải di chuyển bắt buộc. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sinh kế cho những hộ dân này và giảm nhẹ tác động phá hủy văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc BaNa. Hiện nay, chính sách bồi thƣờng mới chỉ làm đƣợc ở đền bù đất và các tài sản thiệt hại trực tiếp chƣa tính đến việc bảo đảm sinh kế, và công tác tái định cƣ còn chậm (Đặng Nguyên Anh, 2007). Do đó, khoản tiền bồi thƣờng, tái định cƣ đƣợc giả định theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Trân (2010). Đối với bảo tồn văn hóa vật thể, hiện nay ở huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều nhà Rông văn hóa đƣợc xây dựng. Tuy nhiên, các nhà Rông văn hóa này chƣa thực sự đƣợc hƣởng ứng bởi đồng bào BaNa vì còn tồn tại bất cập trong thiết kế, và vẫn còn một số đồng bào quen với nếp sinh hoạt truyền thống. Hiện tại, chƣa có các nghiên cứu sâu về vấn đề này, nên luận văn tự giả định. Vấn đề an toàn đập đƣợc thể hiện qua việc đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng hồ để giảm tối thiểu nguy cơ vỡ đập. Nhƣng trục trặc phát sinh hiện nay là: các chủ hồ vì lợi ích cục bộ không giảm mực nƣớc trong hồ về ngƣỡng an toàn trƣớc khi lũ đến. Vì vậy, các đập thƣờng chịu áp lực vỡ đập rất lớn khi lũ về, dẫn đến phải xả lũ chồng lũ. Do đó, các tính toán đƣợc xem xét trên phƣơng diện năm nào cũng xả lũ. Tuy nhiên, lƣu vực sông Kone có năm có lũ nhƣng cũng có năm hạn hán. Vì vậy, xác suất xả lũ đƣợc xác định theo nghiên cứu thủy văn lƣu vực sông Kone của Nguyễn Thị Thảo Hƣơng và đ.t.g (2007). Theo đó, xác suất xả lũ dự kiến đƣợc lấy theo những năm mƣa trung bình và mƣa nhiều. Bởi vì, những năm mƣa ít thì không có lũ. Giả định khi thủy điện xả lũ thì thiệt hại do dự án gây ra là thiệt hại lớn nhất do lũ trong quá khứ, theo phân tích có và không có dự án, thiệt hại tăng thêm do xả lũ hàng năm của dự án đƣợc tính theo công thức (WB, 2007, trích trong Institute for Environmental Studies, 2009):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 55 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
84 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
88 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
89 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn