Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang
lượt xem 32
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang được thực hiện nhằm nêu lên hiện trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Phương PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Phương PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. MAI HÀ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, biểu đồ, hình ảnh và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Nguyễn Văn Phương
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cám ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, cùng các thầy cô, cán bộ trong khoa Địa lí và phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Trân trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành đến TS. Mai Hà Phương đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Cán bộ UBND tỉnh An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Phòng Thông tin Văn hóa Thể thao huyện An Phú, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và cung cấp số liệu. Các anh chị học viên lớp Cao học Địa lí K21 ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Gia đình đã nuôi dưỡng và không ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập. Tác giả Nguyễn Văn Phương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục hình ảnh Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI 7 1.1. Các khái niệm và quan niệm ............................................................................7 1.1.1. Du lịch........................................................................................................7 1.1.2. Loại hình du lịch ........................................................................................7 1.1.3. Tài nguyên du lịch .....................................................................................8 1.1.4. Sản phẩm du lịch .......................................................................................8 1.1.5. Tính thời vụ trong du lịch ..........................................................................9 1.2. Một số vấn đề lý luận về du lịch mùa nước nổi .............................................10 1.2.1. Khái niệm du lịch mùa nước nổi .............................................................10 1.2.2. Đặc trưng của du lịch mùa nước nổi ........................................................12 1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch mùa nước nổi ........................................13 Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG .........................................................................21 2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang ..........................................................................21 2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................21 2.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................24 2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội ....................................................................29 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang................................33
- 2.2.1. Tài nguyên du lịch ...................................................................................33 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .......................59 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị ..................................................64 2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang ..................................................................................................................67 2.3. Thực trạng phát triển DLMNN ở An Giang giai đoạn 2005-2010 ................69 2.3.1. Khái quát chung về du lịch An Giang .....................................................69 2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang.........................73 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG .........................................................................97 3.1. Định hướng phát triển du lịch mùa nước nổi .................................................97 3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch mùa nước nổi ..........................101 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNDL : Tài nguyên du lịch HST : Hệ sinh thái ĐBSCl : Đồng bằng sông Cửu Long CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật DLMNN : Du lịch mùa nước nổi RTTS : Rừng tràm Trà Sư BBT : Búng Bình Thiên
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích và dân số các huyện thuộc tỉnh An Giang các năm 2009 - 2010 ............................................................................................26 Bảng 2.2. GDP và cơ cấu GDP tỉnh An Giang giai đọan 2005-2010 ....................32 Bảng 2.3. Các di tích lịch sử-văn hóa ở An Giang được công nhận ......................47 Bảng 2.4. Khách sạn trên địa bàn tỉnh An Giang ..................................................61 Bảng 2.5. Danh sách nhà hàng và quán ăn tại TX. Châu Đốc ...............................62 Bảng 2.6. Danh sách siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang ...............................................................................................................63 Bảng 2.7. Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ của tỉnh An Giang Giai đọan 2005-2010 ..............................................................................................64 Bảng 2.8. Số người lao động trong ngành du lịch ở An Giang giai đoạn 2006-2010 ..............................................................................................65 Bảng 2.9. Thực trạng du khách và doanh thu du lịch tỉnh An Giang, giai đọan 2006 - 2010 ............................................................................................69 Bảng 2.10. Số lượng khách du lịch đến rừng tràm Trà Sư (2007 – 2009) ..............73
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Dân số tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2010......................................30 Biểu đồ 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm 2010 ở An Giang .........36 Biểu đồ 2.3. Số lượng khách quốc tế và khách nội địa ở An Giang, giai đoạn 2006 - 2010..........................................................................................70 Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch ở An Giang giai đoạn 2006 - 2010..........................................................................................71
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Hệ thống thực vật ở RTTS ........................................................................82 Hình 2.2.Các phân khu chức năng RTTS .................................................................82 Hình 2.3. Các khoảnh trong các phân khu chức năng RTTS ....................................83 Hình 2.4. Mùa nước nổi ở Láng Linh .......................................................................89
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .......................................................25 Bản đồ 2.2. Phân vùng ngập lụt tỉnh An Giang ứng với mực nước đỉnh lũ có tần suất 10% tại Tân Châu ........................................................................37 Bản đồ 2.3. Hệ thống tuyến, điểm du lịch tỉnh An Giang .....................................72 Bản đồ 2.4. Các điểm DLMNN ở An Giang ..........................................................81 Bản đồ 2.5. Địa bàn tổ chức hoạt động DLMNN ...................................................92
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên gần đây, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, Du lịch – Ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, ngoài yếu tố thuận lợi cơ bản là nằm trong vùng Châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng định và dự báo rằng sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất ở thế kỷ 21, chúng ta còn có những điều kiện về pháp lý, cộng đồng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái to lớn. Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt Nam hấp dẫn du lịch ở nhiều đặc trưng sinh thái. Các đặc trưng đó cũng được thể hiện rất rõ rệt ở vùng du lịch ĐBSCL. Hội nghị các nước tiểu vùng lưu vực sông MeKong năm 1996-1997 đã đánh giá ĐBSCL là khu vực có tiềm năng và có thế mạnh loại hình du lịch văn hóa, tự nhiên. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) cũng xác định: Du lịch sông MeKong nhất là vùng sông nước khu vực hạ lưu thuộc ĐBSCL là một trong mười điểm du lịch nổi tiếng thế giới vào năm 2000. Đó là một sự thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thấy rỏ xu hướng phát triển du lịch hiện nay. An Giang đã mạnh dạn chọn du lịch là một trong những ngành mũi nhọn phát triển, là ngành đầy triển vọng và khả năng đóng góp GDP rất lớn cho tỉnh nhà. Vốn là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, vốn đã mang trong mình hương vị của một vùng sông nước mênh mông và tràn ngập phù sa với những cánh đồng bạt ngàn xanh thẩm phù hợp với xu hướng chung của du lịch thế giới hiện nay đó là trở về với những gì đơn sơ, mộc mạc, trở về với thiên nhiên cây cỏ với đời sống dân dã vốn đã xa lạ với nếp sống công nghiệp hiện đại nhưng lại mang lại những giá trị tinh thần thuần thúy và to lớn nhất. Đặc biệt vào mùa nước nổi khoảng tháng 7 âm lịch những cánh đồng bạt ngàn xanh thẩm ấy không còn nửa mà thay vào đó là những cánh đồng nước mênh mông len lỏi vào từng con kênh con gạch, từng đàn cá từ thượng nguồn sông Mekong đổ về
- 2 đây sinh sôi và phát triển, những hoạt động giản dị nhất đã chính thức bắt đầu. Mùa nước nổi không chỉ là mùa kiếm sống từ nguồn lợi thủy sản của người dân miền sông nước, không chỉ là mùa mang đến nhiều khó khăn cho người dân nơi đây mà còn là mùa du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách hợp lý và nghiêm túc, việc khai thác ít nhiều đã mang lại những tốn thất về môi trường và tự nhiên. Như vậy làm thế nào để tiềm năng ấy trở thành tài sản quý giá? làm thế nào để người dân miền sông nước có thể tăng thêm thu nhập trong mùa lũ? Và làm thế nào để bảo tồn được những giá trị thiên nhiên ấy? Đây là một vấn đề rất cấp bách hiện nay.. Với mong muốn đóng góp phần nào công sức cho việc đáp ứng yêu cầu đó, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích triềm năng và thực trạng hoạt động du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch mùa nước nổi (DLMNN) ở địa phương đến năm 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch mùa nước nổi. - Phân tích các điều kiện phát triển DLMNN ở An Giang. - Phân tích thực trạng hoạt động DLMNN ở tỉnh An Giang trong giai đoạn 2005- 2010. - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLMNN ở tỉnh An Giang đến năm 2020. 4. Giới hạn nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển DLMN, không mở rộng sang các loại hình du lịch khác. - Thời gian: Thực trạng phát triển DLMNN giai đoạn 2005-2011; Định hướng phát triển DLMNN đến năm 2020. - Không gian: Trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1 Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1 Quan điểm hệ thống Theo quan điểm hệ thống, địa lý của một vùng chính là một hệ thống. Trong đó lại tồn tại các hệ thống cấp thấp hơn, đó là các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa mạo, khí tượng, tài nguyên thiên nhiên,…) và các yếu tố kinh tế - xã hội (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối - chính sách,…). Giữa các hệ thống có mối quan hệ với nhau và giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống cũng hiện hữu mối quan hệ tác động. Trong cùng hệ thống, giữa các hệ thống, mối quan hệ này có thể dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực. 5.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Dựa vào quan điểm này để thấy được bức tranh toàn cảnh của cả đối tượng nghiên cứu và các yếu tố xung quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng. Thông qua quan điểm tổng hợp lãnh thổ, nét đặc trưng tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu cũng được nêu bật, giúp ta phân biệt, nhận biết được đối tượng so với các yếu tố khác. Đặc biệt, khi nghiên cứu sự khác biệt về mặt tự nhiên sẽ phát hiện ra mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể, phát hiện các đặc trưng quan trọng nhất, chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của lãnh thổ với một cấu trúc hợp lý nhất. 5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Dù bất cứ là một đối tượng địa lý nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại và phát triển. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định với những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng đi từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Trong đó tồn tại một mối quan hệ rất đặc biệt tạo nên một mối quan hệ khép kín từ quá khứ đến tương lai; hiện tại có bị ảnh hưởng, bị tác động có kế thừa, có phát sinh cái mới, đôi khi cũng loại bỏ một bộ phận, một yếu tố của quá khứ và tương tự đối với hiện tại thì tương lai cũng thế. Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát hoạ bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương
- 4 lai và có thể đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể để nhằm phát triển và sử dụng tốt đối tượng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian như ngành du lịch. 5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu thống kê của ngành du lịch nói chung còn rất nhiều bất cập và chưa thống nhất. 5.2.3. Phương pháp bản đồ Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng thể hiện quy luật của toàn bộ hệ thống trong không gian. 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra. 5.2.5. Phương pháp dự báo Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có lien quan, dựa vào các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh.
- 5 5.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra như Excel, Word, Windows, Mapinfo…để xử lý, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ… 5.2.7. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được các ý kiến của các nhà quản lý du lịch của tỉnh và một số cán bộ am hiểu về DLMNN để đưa ra các đánh giá, đề xuất định hướng phát triển DLMNN sát hợp hơn với thực tiễn địa phương. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Du lịch dân dã ngày nay đã trở thành một xu thế chung của du lịch hiện đại ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Trên địa bàn tỉnh An Giang, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, trong đó có DLMNN. Một số công trình tiêu biều là: Các bài báo - Mai Bửu Hoàng Hưng - Lễ hội văn hóa mùa nước nổi, năm 2008 - Mai Bửu Minh – An Giang chinh phục lũ, năm 2011 - Đăng nguyên – Du lịch miền tây mùa nước nổi, năm 2011 - Trần Kim Mỹ Xuyên – Về An Giang đi tour mùa nước nổi, năm 2009 - Bành Thanh Hùng – Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư. - Bành Thanh Hùng – Khu bảo tồn rừng tràm Trà Sư. - Thanh Bình - Vương Thoại Trung - Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư-An Giang, năm 2009 - Báo An Giang - Tịnh Biên: tiếp tục đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch gắn với du lịch sinh thái cộng đồng mùa nước nổi, năm 2011 Đề tài - Võ Ngọc Ánh – Phát huy lợi thế mùa nước nổi ở An Giang, năm 2004
- 6 - Đào Minh Huệ - Phát triển bền vững khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư An Giang, năm 2010 Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập DLMNN dưới dạng phản ánh thực trạng phát triển và quảng bá cho loại hình du lịch nhiều tiềm năng này. Việc nghiên cứu nhìn chung chưa bài bản, còn trùng lắp về nhiều vấn đề và chưa khoa học. Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay có rất nhiều tour du lịch mùa nước nổi trên địa bàn tỉnh và cũng được sự quan tâm đặc biệt của du khách thế nhưng việc phát triển và định hướng cho loại hình du lịch này một cách tổng thể vẫn còn ở dạng tiềm năng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch mùa nước nổi Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch mùa nước nổi Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI 1.1. Các khái niệm và quan niệm 1.1.1. Du lịch Theo điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/06/2005) : du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Tổ chức Du lịch thế giới : du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác. 1.1.2. Loại hình du lịch Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau : “loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức gía bán nào đó”. Các loại hình du lịch được phân loại như sau : - Theo phạm vi lãnh thổ của tuyến du lịch : Du lịch quốc tế Du lịch nội địa - Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch : Du lịch nghĩ dưỡng, giải trí Du lịch thể thao Du lịch chữa bệnh Du lịch vì mục đích văn hóa
- 8 Du lịch sinh thái Du lịch tôn giáo Du lịch về thăm thân nhân, quê hương Du lịch thương gia Du lịch công cụ Du lịch quá cảnh - Ngoài ra còn phân theo : Theo đối tượng đi du lịch Theo hình thức tổ chức chuyến đi Theo phương tiện sử dụng trong thời gian đi du lịch Theo loại hình lưu trú Theo thời gian đi du lịch Theo vị trí địa lý của nơi đến 1.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. 1.1.4. Sản phẩm du lịch Theo điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/06/2005), sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ
- 9 sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. 1.1.5. Tính thời vụ trong du lịch 1.1.5.1. Khái niệm Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung cầu và các dịch vụ du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định. 1.1.5.2. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch - Thời vụ du lịch có tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch. - Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó. - Cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau ở các tháng khác nhau - Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và cường độ du lịch chính yếu hơn, ở các nước, các vùng du lịch mới phát triển có nguồn du lịch chính ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn. - Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau, ví dụ : du lịch chữa bệnh có thời gian dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn, du lịch nghỉ biển có thời vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn. - Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào cơ cấu của du khách đến nước hoặc vùng du lịch, ví dụ : du lịch lứa tuổi thanh thiếu niên thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn so với du lịch của lứa tuổi trung niên và cao niên. - Cường độ và độ dài du lịch phụ thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú, ở khách sạn, khu điều dưỡng có mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch chính giảm nhẹ, còn ở camping thì mùa du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 743 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 113 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn