intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:119

187
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như để giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và nghiên cứu, đề tài luận văn “Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam” được thực hiện nhằm bước đầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về mã vạch ADN cho các loài động vật được liệt kê trong nghị định 32/2006/ND-CP của chính phủ về “Quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm ở Việt Nam”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Phương XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SINH HỌC PHÂN TỬ  TRONG NHẬN DẠNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG Dà PHỤC VỤ THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ NGHIÊN CỨU  ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đức Minh
  2. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường Hà Nội, 2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt  quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ tôi xin bày tỏ  lòng biết   ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Đức Minh, công tác tại Bộ  môn Sinh thái môi  trường – Khoa Môi trường – Đại học Khoa học tự nhiên. Nếu không có sự quan   tâm, hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy thì tôi không thể hoàn thành luận văn  này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cô TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm và PGS.TS.  Trần Văn Thụy  cùng các thầy cô trong   Khoa Môi trường cũng như  trong bộ  môn Sinh thái môi trường đã nhiệt tình giảng dạy để giúp tôi có được hành trang  tri thức cho việc thực hiện luận văn và công việc sau này. Cuối cùng là lời cảm ơn đến tất cả những người bạn và gia đình đã luôn   bên cạnh để  động viên, giúp đỡ  tôi về  cả  vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là em  Nguyễn Văn Thành – K53 Sinh học – Đại học Khoa học tự nhiên người đã giúp   tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm quí báu trên!     Lê Thị Phương Lê Thị Phương – K18CHKHMT 2
  3. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                                     .................................................................................................................      3  DANH MỤC HÌNH                                                                                                      ..................................................................................................      9   MỞ ĐẦU                                                                                                                    ................................................................................................................       11  CHƯƠNG 1  ­ TỔNG QUAN TÀI  LIỆU                                                                 .............................................................       13  1.1.Đa dạng sinh học  ở Việt Nam                                                                         .....................................................................       13  1.1.1.Tiềm năng đa dạng sinh học ở Việt Nam                                                 .............................................       13  1.1.2.Sự  suy giảm đa dạng sinh học ở VN hiện nay                                        ....................................       16  1.2.Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học ở Việt Nam                                         .....................................       28  1.2.1.Mối đe dọa gián tiếp                                                                                  ..............................................................................       28  1.2.2.Mối đe dọa trực tiếp                                                                                  ..............................................................................       29  1.3.1.Những biện pháp đã thực hiện                                                                  ..............................................................       43  1.3.2.Một số khó khăn trong việc thực hiện                                                      ..................................................       48 1.4.Tổng quan về phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong nhận dạng loài                                                                                                                                51 .............................................................................................................................      1.4.1. Giới thiệu phương pháp mã vạch ADN                                                   ...............................................       51  1.4.2. Các ứng dụng của phương pháp mã vạch ADN                                      ..................................       52 1.4.3. Phương pháp mã vạch ADN ứng dụng trong nhận dạng các loài động   vật hoang dã                                                                                                        ....................................................................................................       53 Lê Thị Phương – K18CHKHMT 3
  4. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường  1.4.3.Việc áp dụng phương pháp sinh học phân tử trên thế giới                      .................       64  CHƯƠNG 2 ­ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                       ...................       66  2.1.Đối tượng nghiên cứu                                                                                       ...................................................................................       66  2.2.Phương pháp nghiên cứu                                                                                  ..............................................................................       66  2.2.1.Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong sinh học                                    ...............................       66 2.2.2.Phương pháp đánh giá mức độ hiệu quả trong nhận dạng loài dựa vào   khoảng cách                                                                                                        ....................................................................................................       68  CHƯƠNG 3 ­ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN                                                             .........................................................       70  3.1.Khoảng cách di truyền gen Cyt b                                                                          ......................................................................       70  3.2. Khoảng cách di truyền gen COI                                                                      ..................................................................       75  3.3. So sánh khoảng cách di truyền trung bình giữa hai gen Cyt b và COI            ........       78  3.4. Khoảng cách di truyền trong loài                                                                        ....................................................................       82  3.4.1. Khoảng cách di truyền trong loài kiểu gen Cyt b và COI                        ....................       82   *Nhận xét:                                                                                                          ......................................................................................................       87 3.4.2. So sánh khoảng cách di truyền trong loài giữa hai kiểu gen COI và Cyt   b                                                                                                                           .......................................................................................................................       87  3.5. Cây phát sinh loài  gen Cyt b và COI                                                                ............................................................       90  3.5.1.Cây phát sinh loài  gen Cyt b                                                                      ..................................................................       90  3.5.2. Cây phát sinh loài  gen COI                                                                       ...................................................................       92  3.6. Thảo luận                                                                                                         .....................................................................................................       93  4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                 .............................................................................       95  4.1. Kết luận                                                                                                           .......................................................................................................       95  4.2. Kiến nghị                                                                                                          ......................................................................................................       96  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                           .......................................................................................       98 Lê Thị Phương – K18CHKHMT 4
  5. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường  PHỤ LỤC                                                                                                                  ..............................................................................................................       100 Lê Thị Phương – K18CHKHMT 5
  6. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường DANH MỤC BẢNG Lê Thị Phương – K18CHKHMT 6
  7. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường STT TÊN BẢNG Trang Bảng  Biến động diện tích và độ che phủ của rừng Việt Nam  13 1 (giai đoạn 1990 ­ 5/2005) Bảng  Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu  21 2 (chỉ tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc  gia(2004) Bảng  Số loài thực vật, động vật và bậc phân hạng trong  22 3 Sách đỏ Việt Nam (2007) Bảng  Các loài bị đe dọa được ghi nhận ở Việt Nam (IUCN,  23 4 2006) Bảng  Khoảng cách di truyền trung bình gen Cyt b 65 5 Bảng  Khoảng cách di truyền trung bình gen COI 69 6 Bảng  So sánh khoảng cách di truyền trung bình ở một số họ  70 7 giữa kiểu gen Cyt b và COI Bảng  Khoảng cách trong loài giữa các loài theo kiểu gen Cyt  72 8 b và COI Bảng  Thống kê các thông số về khoảng cách trong loài theo  77 9 tỷ lệ % Bảng  So sánh khoảng cách trong loài ở một số loài 78 10 Bảng  Thống kê các thông số về khoảng cách di truyền 2  83 11 kiểu gen ty thể Cyt b và COI Bảng  Danh mục các loài động vật rừng nghiêm cấm khai  90 12 thác, sử dụng vì mục đích thương mại Bảng  Danh mục các loài động vật rừng hạn chế khai thác,  92 13 sử dụng  vì mục đích thương mại Lê Thị Phương – K18CHKHMT 7
  8. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường Bảng  Danh mục các loài và các kiểu gen COI, Cyt b trên cơ  97 14 sở dữ liệu Genbank Lê Thị Phương – K18CHKHMT 8
  9. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường DANH MỤC HÌNH Lê Thị Phương – K18CHKHMT 9
  10. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường STT TÊN HÌNH Trang Hình 1 Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis ) 16 Hình 2 Loài bò xám ( Bos sauveli) 16 Hình 3 Lợn vòi (Tapirus indicus) 17 Hình 4 Cầy rái cá(Cynongale lowei) 17 Hình 5 cá chình Nhật (Anguilla japonica). 18 Hình 6 Cá chép gốc (Procypris merus) 18 Hình 7 Cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaentiata 19 Hình 8 Hươu sao (Cervus nippon) 19 Hình 9 Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) 20 Hình 10 Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) 20 Hình 11 Khai thác gỗ trái phép ở Tây Nguyên 31 Hình 12 Buôn bán động vật hoang dã công khai ở các chợ 34 Hình 13 Hoẵng (giống Muntiacus), Cầy (họ Viverridae) và các  35 loài thú bắt từ tự nhiên khác được nhồi và bán tại các  quầy bên đường tại vùng Bắc Trung Bộ Hình 14a Đoạn gen cyt b từ cặp bazo 121­241 của bốn loài và  52 loài chưa biết Hình 14b So sánh số cặp bazo sai khác và % tương đồng qua 120  52 cặp bazo Hình 15 Một minh họa cho sự thay đổi dựa vào khoảng cách – p  55 của cả hai vị trí gen cyt b (màu đen) và COI (màu đỏ) Hình 16 Biểu đồ so sánh khoảng cách di truyền trung bình 71 Hình 17 Cây phát sinh loài gen Cyt b 80 Hình 18 Một minh họa cho  việc một số loài đã bị đặt nhầm  81 chỗ trên cây phát sinh loài Cyt b. Hình 19 Cây phát sinh loài gen COI 82 Lê Thị Phương – K18CHKHMT 10
  11. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường  MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất  thế giới với nhiều loại động, thực vật đặc hữu.[17].Song Việt Nam cũng là quốc gia  đang đứng ở mức báo động cao về nguy cơ đánh mất những giá trị  quý giá mà  thiên  nhiên ưu đãi. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang   dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị  đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài  động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự  nhiên tại Việt Nam như  tê giác hai sừng,   heo vòi, cá sấu hoa cà, hươu sao, bò xám, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ  thân thấp. Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.   Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng. Ngoài ra theo  khảo sát của cơ quan chức năng và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, trên lãnh   thổ Việt Nam, hổ chỉ còn khoảng vài chục cá thể, sao la còn khoảng 100 cá thể phân  bố hẹp ở miền Trung, số lượng voi cũng không còn nhiều...Mới đây nhất Quỹ Quốc   tế  bảo vệ  thiên nhiên (WWF) công bố  loài tê giác 1 sừng Java đã chính thức không  còn trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là bài học đau xót, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác   bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp quyết  liệt nhằm bảo vệ  các loài động vật, thực vật hoang dã, quí hiếm. Tuy vậy vấn đề  khai thác quá mức nguồn tài nguyên này vẫn đang là đề  tài nóng bỏng,  đòi hỏi chúng  ta có những hoạt động tích cực hơn để  ngăn chặn hiệu quả  tình trạng săn bắt, buôn  bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ  môi trường. Một trong những   nguyên nhân khiến công tác ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao là chúng ta chỉ quan tâm  đến đối tượng là các bọn săn bắt, vận chuyển mà chưa quan tâm đến nơi tiêu thụ  là   các nhà hàng và các thực khách. Hơn thế nữa khi được tiêu thụ   ở  những nơi này các  động thực vật hoang dã đã qua chế  biến và không còn giữ  được hình dạng như  ban   đầu khiến cho việc định dạng rất khó khăn. Do vậy, việc truy cứu trách nhiệm đối  Lê Thị Phương – K18CHKHMT 11
  12. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường với những cá nhân buôn bán và tiêu thụ động thực vật hoang dã trở nên vô cùng phức   tạp. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một công cụ hữu hiệu nhằm giúp các cơ quan   chức năng có thể  định dạng được chính xác các loại động vật, thực vật bị  buôn bán   trái phép khi chúng không còn hình dạng ban đầu. Trên thế  giới các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu Dự  án mã vạch sự  sống quốc tế (iBOL– International Barcode of Life project) đã thiết lập một thư viện  của các loài sinh vật có nhân chuẩn dựa trên một dạng phân tích mới  gọi là “mã vạch  ADN” tại Toronto (Canada). Với phương pháp này, chỉ  cần một chuỗi ADN ngắn,  một vùng “mã vạch” chuẩn, công nghệ  mã vạch ADN sẽ cho phép xác định các loài  một cách nhanh chóng. Công nghệ  mã vạch ADN ra đời sẽ  hứa hẹn một tương lai   mới, nơi mà con người có thể cập nhật nhanh chóng các thông tin như tên, thuộc tính  sinh học… của bất cứ  loài sinh vật nào trên Trái đất. Ngoài những  ứng dụng trong   khám phá đa dạng sinh học toàn cầu, công nghệ  này còn có những  ứng dụng quan   trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể là, nó giúp nhận biết các loài bị  cấm   buôn bán và sử  dụng từ  những sản phẩm của động vật hoang dã phổ  biến trên thị  trường, hỗ  trợ  công tác thực thi luật pháp  ở  Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp này  còn đóng góp vào việc nghiên cứu vùng phân bố  cũng như  nỗ  lực giám sát các loài  nguy cấp trong cả nước. Xuất phát từ  hiện trạng đa dạng sinh học  ở Việt Nam cũng như  để  giải  quyết những vấn đề  đặt ra trong công tác bảo tồn và nghiên cứu, đề  tài luận văn   “Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động  vật hoang   dã phục vụ  thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam” được  thực hiện nhằm bước  đầu xây dựng một cơ sở dữ  liệu về mã vạch ADN cho các  loài động vật được liệt kê trong nghị định 32/2006/ND­CP của chính phủ về “Quản  lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm  ở  Việt Nam”. Cơ  sở  dữ  liệu   này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan chức năng trong việc   định loại chính xác các loài động vật quý hiếm để từ đó ngăn chặn một cách có hiệu  Lê Thị Phương – K18CHKHMT 12
  13. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường quả việc khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã, cũng như  phục vụ công   tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn trong phạm vi cả  nước. CHƯƠNG 1  ­ TỔNG QUAN TÀI  LIỆU 1.1.Đa dạng sinh học  ở Việt Nam 1.1.1.Tiềm năng đa dạng sinh học ở Việt Nam 2   Việt Nam có diện  tích tự  nhiên là  329.240 km trải dài  gần  15 vĩ  độ  (từ  0 0 0 0 8 30`­  22 22`  vĩ  độ  Bắc)  và  hơn  7  kinh  độ  (từ  102 10`  ­  109 20`  kinh  độ  Đông)  từ  Trung Quốc ở phía Bắc đến  vịnh Thái Lan ở phía Nam. Bảy mươi  lăm phần trăm diện tích là đồi núi chạy xuống vùng duyên hải hẹp và có hai  vùng  đồng  bằng  chính  là  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  ở  miền  Nam  và  đồng  bằng  sông  Hồng  ở  miền  Bắc.  Việt  Nam  có  bờ  biển  dài với  hàng trăm  hòn  đảo lớn  nhỏ  nằm  rải  rác dọc  bờ  biển và  có  một số  quần  đảo  ngoài  khơi  là  Quần đảo  Trường  Sa  ở  phía  Nam  và  quần  đảo  Hoàng  Sa  ở  phía  Bắc  biển  Đông. Ngoài ra, ở miền Nam còn có hòn đảo lớn gần bờ đó là đảo Phú Quốc  và  Côn  Đảo nằm  cách  bờ  biển  phía  Nam  khoảng  100  Km  (Chính  phủ  Việt  Nam, 1994). Việt Nam bị ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa điển  hình ở  miền  Nam  và thời  tiết  ôn hoà hơn  ở  miền Bắc.  Về  mặt địa sinh  học,  Việt Nam là giao điểm của  vùng  Ấn  Độ,  Nam  Trung  Hoa  và  Malaysia. Ngoài  ra, với nhiều kiểu sinh cảnh như rừng nhiệt đới thường xanh, rừng trên núi đá  vôi, đầm lầy, sông suối, rạn san hô, đây là một vùng có mức độ đa dạng sinh học  cao và là nơi sinh sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên thế  giới.  [17].  Một số khu vực ở Việt Nam được công nhận là những điểm ưu tiên bảo  tồn toàn cầu với tính đặc hữu cao.[1] Lê Thị Phương – K18CHKHMT 13
  14. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường Việt Nam được Quỹ  Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3  trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ  chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife)   công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ  chức Bảo tồn thiên nhiên thế  giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.[17] Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng,   vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa  và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ  Việt Nam, đang là cơ  sở  cho  việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.[17] Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn   21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài  được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. [17] Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các   loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà   vá chân xám và thỏ  vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen,   khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú  biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư  và động vật không  xương sống cũng đã được mô tả. Về thực vật, tính từ  năm 1993 đến năm 2002,  các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ  lệ  phát  hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan. [17] *Sự phong phú về loài: Thuật ngữ sự phong phú về loài được dùng để chỉ đến số lượng loài được  ghi nhận ở một vùng hay một khu vực địa lý nhất định, chẳng hạn như một diện  tích lấy mẫu, một khu bảo tồn thiên nhiên, một nước, hoặc một lục địa. So sánh  những số  lượng này giữa các quốc gia sẽ  dễ  bị  nhầm lẫn do sự  khác nhau về  diện tích của các quốc gia và sự  mở  rộng các cuộc khảo sát. Nếu xét về  mặt   Lê Thị Phương – K18CHKHMT 14
  15. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường diện tích, Việt Nam là một quốc gia có sự phong phú về loài cao. Vào thời điểm  bước sang thế kỷ 21, Việt Nam được xếp vào một trong 25 quốc gia trên thế giới   đứng đầu về số lượng loài thực vật, chim, và thú trên một đơn vị  diện tích. Giá  trị  về  sự  phong  phú  loài  thường  thấp  hơn  số  lượng  thực  của những loài hiện  có, bởi vì gần như không thể nào thu thập và định loại tất  cả  các  sinh  vật  trong   một  vùng  có  diện  tích  lớn. [3] Trên thực tế, việc chưa đánh giá đầy đủ  số  lượng loài này là đặc thù cho   những quốc gia như Việt Nam. Những đợt điều tra trong nước vẫn tiếp tục phát   hiện thêm những sinh vật mới để đưa vào danh các loài đã biết. Bên cạnh nhóm  nấm và động vật không xương sống, thực vật của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều   nhất do sự  thống kê không đầy đủ. Các nhà thực vật  ước tính rằng có khoảng  13.000 loài thực vật có mạch phân bố tại Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay mới  chỉ  có gần 10.000 được ghi nhận. Số  lượng các nghiên cứu   tăng nhanh trong  những năm gần đây khiến cho  ước tính về  đa dạng sinh học thay đổi liên tục.  Từ năm 1999 đến năm 2004, số lượng các loài lưỡng cư  phân bố  tại Việt  Nam  tăng từ 100 đến 157, tăng 57% về sự phong phú loài. [3]. Số lượng những loài này  tiếp tục tăng mạnh trong những năm gần đây do có nhiều nghiên cứu về  phân  loại tập trung vào nhóm lưỡng cư.[18] Việt Nam có mức độ đa dạng cao trong nhóm các nước có sự phong phú về  loài đạt mức cao nhất châu Á. Khu hệ chim của Việt Nam gồm có gần hai phần   ba các loài khướu  của Đông Nam Á thuộc hai nhóm chính: 67% (26 trong số 39) là  khướu   (phân   họ   Garrulacinae)   và   64%   (76   trong   số   119)   là   phân   tộc   khướu  (Timaliini). Rùa nước ngọt và rùa cạn có mức độ đa dạng cao tập trung ở lục địa  châu Á. Cho đến nay, 89 loài bản địa đã được liệt kê tại châu lục. Trong số  này,  Việt Nam có 29 loài và được xếp là một trong 5 nước có sự  phong phú về  loài  rùa cao nhất. [3] Lê Thị Phương – K18CHKHMT 15
  16. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường Việt  Nam  luôn  được  xếp  vào  nhóm  hai  mươi  quốc  gia  có  tính  đa  dạng  sinh  học  cao  nhất  trên thế giới. Đối với một số nhóm sinh vật, ví dụ như linh  trưởng, Việt Nam đứng trong năm quốc gia  hàng  đầu  về  sự  đa  dạng.  Chỉ  tính  riêng  trên  cạn  đã  có  hơn  13.700  loài  thực  vật  (Bộ  TNMT et al. 2005), khoảng  870 loài cá có phân bố thường xuyên (Bộ TNMT et al. 2005), 310 loài thú (Bộ  TNMT  et  al.  2005),  822  loài  chim  (BirdLife  International  2006),  286  loài  bò  sát  (Bộ  TNMT  et  al.2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN et al. 2006) được xác định  và  mô  tả  tại  Việt  Nam.  Môi  trường biển  cũng  chứa  đựng  tính  đa  dạng  sinh  học  không  kém  với  hơn  11.000  loài  sinh  vật  biển  đã được  ghi  nhận  (Bộ  TNMT  et  al.  2005).  Việt  Nam  cũng  là  nơi  mà  sự  đa  dạng  sinh  học  vẫn  chưa  được khám phá đầy đủ ­ rất nhiều loài thực vật, bò sát, lưỡng cư, và thậm chí  có  bốn  loài  thú lớn và ba loài chim mới được mô tả cho khoa học trong mười  lăm năm qua (Sterling et al. 2006). Giá  trị  bảo  tồn  đa  dạng  sinh  học  cao  nhất  của  Việt  Nam  chính  là  các  loài  đặc  hữu  của quốc  gia­ những loài không được ghi nhận ở bất cứ nơi nào  khác  trên  thế  giới.  Các  loài  phân  bố  hẹp  này cũng  chính  là  các  loài  bị  đe  dọa  nặng nề nhất. Khoảng 10% các loài thực vật của Việt Nam được cho là các loài  đặc hữu (UNEP 2001), tám loài chim đặc hữu (trong đó sáu loài là loài bị đe dọa  ở cấp độ toàn cầu), năm loài thú và một loài bò sát đặc hữu là loài bị đe dọa toàn  cầu, cuối cùng là 39 loài lưỡng cư đặc hữu trong đó có bốn loài bị  đe dọa toàn  cầu (IUCN et al. 2006). 1.1.2.Sự  suy giảm đa dạng sinh học ở VN hiện nay Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh  học. Trong hội nghị  môi trường toàn quốc đang diễn ra  ở  Hà Nội, các nhà khoa   học cho rằng sự  suy thoái đa dạng sinh học được thể  hiện  ở  sự  suy giảm của  Lê Thị Phương – K18CHKHMT 16
  17. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường diện tích rừng có hệ  sinh thái tự  nhiên quan trọng, số lượng cá thể  của các loài  sinh vật biển, các loài hoang dã, các nguồn gen hoang dã... *Diện tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng lại suy giảm  Cách  đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu chất lượng cao,   che phủ gần như cả nước. Năm 1943,  độ che phủ rừng giảm xuống chỉ còn 14,3  triệu hecta, hoặc 43% diện tích lãnh thổ. Kể  từ đó, rừng không ngừng suy giảm  với một tốc  độ  nhanh chóng,  đặc biệt là trong những năm chiến tranh và giai   đoạn 1976 – 1985. Chính phủ   ước tính tới năm 1990, độ  che phủ  rừng đã giảm  xuống còn 10,88 triệu hecta, hoặc 28,2 %. Từ năm 1993, nhờ có nhiều chính sách  đúng đắn với sự nỗ  lực của toàn dân, việc thực hiện các chương trình quốc gia   lớn như  327, 556 và 661 đã ngăn chặn nạn suy thoái và phục hồi dần diện tích  rừng. Tính đến năm 2006, tông diên tich r ̉ ̣ ́ ưng đa tăng manh, đô phu r ̀ ̃ ̣ ̣ ̉ ưng đ ̀ ạt   38.2%, tăng 10% so với mức năm 1990, cơ cấu rừng đã hợp lý hơn trước (2 triệu   ha rừng đặc dụng, 5 triệu ha rừng phòng hộ và 8 triệu ha rừng sản xuất).[4] Bảng 1: Biến động diện tích và độ che phủ của rừng Việt Nam (giai đoạn  1990 ­ 5/2005) Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ Ha/đầu  Rừng tự  Rừng  Tổng cộng người   nhiên trồng (%) 1990 8.430 745 9.175 27,8 0,14 1995 8.252 1.050 9.302 28,2 0,12 2000 9.444,2 1.491 10.915 33,2 0,14 2002 9.865 1. 919,6 11.785 35,8 0,14 2003 10.005 2.090 12.095 36,1 0,14 2004 10.088.3 2.218,6 12.306,9 36,7 0,15 2006 10.177,7 2.486,2 12.663,9 38,2 0,15 Lê Thị Phương – K18CHKHMT 17
  18. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường (Nguồn:   tổng   hợp   từ   Cục   Kiểm   lâm,   2004;   State   of   World's   Forest,   FAO,  ROME, 2001. Báo cáo môi trường quốc gia, 2007. ) Như  có thể  nhìn thấy  ở  bảng trên, trong vòng 15 năm (từ  1990­ 2005)  tổng diện tích rừng của Việt Nam đã tăng nhẹ từ 9.175 nghìn ha lên 12.663 nghìn  ha, độ che phủ rừng tăng từ 27,8% lên 38,2%. * Các hệ sinh thái bị tác động nghiêm trọng ­ Diện tích rừng tự nhiên có tính ĐDSH cao đang bị thu hẹp   Hơn hai phần ba diện tích rừng của Việt Nam là rừng nghèo, rừng trồng  hoặc rừng   đang phục hồi, trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ  chiếm 3,4%  (năm 2000) và 4,6% (năm 2004) tổng diện tích rừng. Rừng nguyên sinh chỉ  còn  khoảng 0,57 triệu ha phân bố  rải rác  ở  một số  khu vực như  Tây Nguyên, Tây   Bắc. Rất ít cơ  hội phục hồi hoàn toàn loại rừng giàu vì các khu rừng này đã bị  chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ. Theo thống kê, 62% tổng diện tích   rừng ngập mặn trên toàn quốc hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại, chất   lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những  cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn. Tổng diện tích rừng ngập   mặn của cả nước hiện chỉ còn khoảng 155.290 ha, giảm 100.000 ha so với trước   năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh. Các số liệu thống kê cho thấy, tốc độ mất   rừng ngập mặn ở nước ta là rất cao, khoảng 4.400 ha/năm. Những vùng có nhiều   rừng nhất, đồng thời cũng là những vùng rừng giàu trữ  lượng và có chất lượng  cao nhất  ở  Việt Nam như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ  vẫn tiếp  tục suy giảm, cấu trúc và cơ cấu rừng bị phá vỡ. Các vùng rừng bị chia cắt và bị  tác động mạnh là mối đe dọa lớn đối với các cấu thành đa dạng sinh học của  Lê Thị Phương – K18CHKHMT 18
  19. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường rừng bao gồm cả các loài động vật phụ thuộc vào rừng, và là nguyên nhân chính  làm suy giảm dịch vụ sinh thái và hàng hoá mà hệ sinh thái rừng cung cấp. ­ Hệ sinh thái nước ngọt nội địa bị suy thoái Các hệ sinh thái sông, hồ, đầm phá cũng đang bị khai thác quá mức, bị  đe   dọa nặng nề do các dự án phát triển hạ tầng lớn như ngăn đập phục vụ nhu cầu   thủy lợi và thủy điện. Điều đó dẫn đến mất môi trường sống của nhiều loài   thủy sinh và làm suy giảm chức năng sinh thái của đầm phá. Các vùng đầm phá bị  thay đổi dẫn đến mất chức năng điều tiết nước đã gây nhiễm mặn các con sông   làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân. ­ Hệ sinh thái biển bị suy thoái nghiêm trọng Hầu hết các hệ  sinh thái biển của Việt Nam đều đang bị  suy thoái một  cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất  thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm dầu tràn. Môi trường biển bị ô nhiễm nặng   bởi chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,   và chất thải sinh hoạt. Chất lượng trầm tích đáy biển, nơi cư  trú của nhiều loài  sinh vật đáy, bị ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế.  *Số loài động thực vật bị đe dọa ngày một tăng Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị  đe dọa   nghiêm trọng, ông Đặng Huy Huỳnh, Chủ  tịch Hội động vật học Việt Nam,   cảnh báo.    Theo Sách Đỏ  Việt Nam 2007, tổng số  các loại  động­thực vật  hoang dã trong thiên nhiên đang bị  de dọa hiện nay là 882 loài (418 loài động   vật và 464 loại thực vật), tăng 161 loài so với thời điểm năm 1992. Trong Sách  Đỏ  Việt Nam, phần động vật (1992), mức độ  bị  đe dọa của các loài chỉ  mới  dừng lại  ở  hạng “nguy cấp”, thì đến thời điểm này đã có tới 9 loài động vật  Lê Thị Phương – K18CHKHMT 19
  20. Luận văn thạc sĩ khoa học – Chuyên ngành khoa học môi trường được xem đã tuyệt chủng ngoài tự  nhiên tại Việt Nam, cụ  thể  là: Tê giác 2   sừng   (Dicerorhynus   sumatrensis),   Bò   xám   (Bos   sauveli),   Heo   vòi   (Tapirus  indicus), Cầy rái cá (Cynogale lowei), cá Chép gốc (Procypris merus), cá Chình  Nhật  (Angilla japonica), cá Lợ  thân thấp(Cyprinus multitaeniata), Hươu sao  (Cervus nippon), cá Sấu  hoa cà (Crocodylus porosus). Trong h ệ  th ực v ật,  một s ố  loài Lan hài Vi ệt Nam đã tuy ệ t chủ ng ngoài thiên nhiên. Số  l ượ ng  các loài thu ỷ  sinh v ật, đặc biệ t các loài tôm, cá có giá trị  kinh t ế  b ị  gi ảm  sút nhanh chóng. S ố  l ượ ng cá thể  các loài cá nướ c ngọt quý hiế m, có giá   trị  kinh t ế, các loài có tậ p tính di c ư bị  gi ảm sút.[4] Trong phiên bản tương lai của Sách đỏ Việt Nam, danh mục các loài tuyệt   chủng chắc chắn sẽ tăng lên với ít nhất một cái tên mới. Đó là tê giác một sừng,  loài động vật đã chính thức được xác nhận tuyệt chủng ở Việt Nam mới đây.[8]  Hình   1:  Tê   giác   hai   sừng   (Dicerorhinus   sumatrensis  ),   còn   gọi   là   tê   giác  Sumatra, từng phân bố ở tỉnh Khánh Hòa được xác định là đã tuyệt chủng tại   Việt Nam. (Nguồn: Baodatviet.vn) Lê Thị Phương – K18CHKHMT 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1