intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính đến hoạt động của DNNVV tại TP.HCM cũng như đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của DNNVV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THANH HẢI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THANH HẢI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn "Tác động của Chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh" là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Khánh Nam, không sao chép từ các công trình nghiên cứu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu khác đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nghiên cứu của tôi dựa vào tài liệu chính "Cẩm nang Đánh giá Tác động: các phương pháp định lượng và thực hành" do Khandker, Koolwal và Samad viết năm 2010. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn đúng như thực tế đã thu thập được từ cuộc Điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu này. Người thực hiện VÕ THANH HẢI
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 – Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2 – Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.3 – Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4 – Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 5 2.1 – Lược khảo lý thuyết ................................................................................................... 5 2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công ............................................... 8 2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách ............................................................... 8 2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 10 2.2.3 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 11 2.3 – Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan .................................................. 12 CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 15 3.1 – Khung phân tích chung: .......................................................................................... 15 3.2 – Mô hình phân tích .................................................................................................... 15 3.3 – Khung đo lường tác động........................................................................................ 16 3.3.1 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 16 3.3.2 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 19 3.3.3 – Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM .... 20 3.3.4 – Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát ....................................................... 21 3.4 – Dữ liệu ....................................................................................................................... 28
  5. CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................30 4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 30 4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính ..................................................30 4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động ......................................................................31 4.2 – Tác động của chính sách đến tăng trưởng ............................................................ 36 4.2.1 – Tác động đến tăng trưởng doanh thu ..........................................................36 4.2.2 – Tác động đến tăng trưởng năng suất ..........................................................36 4.3 – Kiểm định độ tin cậy của các kết quả ................................................................... 37 4.3.1 – Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm tra điều kiện cân bằng .....................37 4.3.2 – Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu ...................38 4.3.3 – Kiểm tra độ tin cậy của hiệu quả can thiệp bình quân ...............................40 4.4 – Phân tích ảnh hưởng của các biến kiểm soát........................................................ 43 4.4.1 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp PSM ..........................................43 4.4.2 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID ...........................................45 4.4.3 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID-PSM ..................................47 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................50 5.1 – Kết luận ..................................................................................................................... 50 5.2 – Hàm ý chính sách..................................................................................................... 51 5.3 – Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................. 51 5.4 – Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa tiếng Việt – tiếng Anh Hiệu quả can thiệp trung bình trên đối tượng can thiệp ATT Average Treatment Effect on the Treated Viện Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM Central Institute for Economic Management Phương pháp Sai biệt kép (hay Khác biệt trong khác biệt) DID Difference in Difference methodology Phương pháp Sai biệt kép kết hợp phương pháp kết nối điểm xu hướng DID-PSM Difference in Difference methodology - Propensity Score Matching methodology Doanh nghiệp DN Enterprise Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Small and Medium Enterprise Phân loại ngành công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISIC International Standard Industrial Classification Tổng cục Thống kê GSO General Statistic Office Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Ordinary Least Squares methodology Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM Propensity Score Matching methodology Doanh nghiệp nhỏ và vừa SME Small and Medium Enterprise Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs Small and Medium Enterprise survey Sản xuất kinh doanh SXKD Manufacturing Business Hiệu quả can thiệp trên đối tượng can thiệp TOT Treatment Effect on the Treated Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM Ho Chi Minh City Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam Tổ chức Thương mại Thế giới WTO World Trade Organization
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc trong mô hình ........................................................23 Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn ..................26 Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình ......................................................27 Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp ..................32 Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động .........................33 Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô doanh nghiệp ....................34 Bảng 4.4: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng sở hữu ...........................34 Bảng 4.5: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng đa dạng sản phẩm .........35 Bảng 4.6: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng xuất khẩu.......................35 Bảng 4.7: Tác động của chính sách đến tăng trưởng doanh thu ...............................36 Bảng 4.8: Tác động của chính sách đến tăng trưởng năng suất ................................37 Bảng 4.9: Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu .................39 Bảng 4.11: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2015 .......................43 Bảng 4.12: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2013-2015 .............44 Bảng 4.13: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng doanh thu ...........................................................................................................45 Bảng 4.14: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng năng suất ..........................................................................................................46 Bảng 4.15: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng doanh thu .................................................................................................47 Bảng 4.16: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng năng suất .................................................................................................48
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động................................................... 9 Hình 3.1: Mô hình phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính ................... 15 Hình 4.1: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2015 ............ 37 Hình 4.2: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2013-2015 ... 38
  9. Tóm tắt Với vai trò là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, DNNVV đã được Nhà nước triển khai các chính sách trợ giúp trong các lĩnh vực tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường… tạo điều kiện cho DNNVV tồn tại và phát triển. Trong đó, chính sách hỗ trợ tài chính có ý nghĩa thực tiễn đối với DNNVV. Đã có một số nghiên cứu về tác động chính sách đến DNNVV ở trong và ngoài nước trong đó đề cập đến chính sách hỗ trợ tài chính,… thể hiện các góc độ và quan điểm khác nhau. Các nghiên cứu nước ngoài thực hiện với những điều kiện rất khác biệt so với Việt Nam. Còn các nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu vai trò và giải pháp để thúc đẩy việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV, chưa có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến chỉ số tăng trưởng của DNNVV. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Kết nối điểm xu hướng PSM, Sai biệt kép DID và Sai biệt kép DID kết hợp với Kết nối điểm xu hướng PSM để đo lường tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV. Sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 457 doanh nghiệp tham gia năm 2015 và 356 doanh nghiệp tham gia cả 2 năm 2013 và 2015, nghiên cứu chưa tìm thấy tác động tích cực của chính sách đến chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp. Abstract As an important component of the national economy, SMEs have been supported by the State by various policies in the fields of finance, production ground, innovation, improve technology capacity, technical level, or market promotion that potentially facilitates the existence and development of SMEs. In particular, financial support has been considered one of the important policies for SMEs.
  10. Studies on impacts of financial support policy on the growth of SME in Vietnam and in other countries have shown mixed results. Studies conducted in other countries based on different contexts compared to Vietnam. While studies in Vietnam focused on the role and solutions to promote financial support for SMEs, there are few quantitative studies assessing the impact of financial support policies on the growth of SME. This study uses Propensity Score Matching (PSM), Difference in Difference (DID), and a combination of PSM and DID to measure the impact of financial support policy on SME revenue growth and productivity growth. Using the survey data of 457 SME enterprises participated in the 2015 survey and 356 enterprises participating in both 2013 and 2015 surveys, the study has not found a positive impact of the policy on revenue growth and productivity growth index of businesses.
  11. 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1 – Đặt vấn đề Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNNVV đã nộp cho Nhà nước đã tăng gần 20 lần sau 17 năm kể từ năm 2001. Sự đóng góp này đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy rằng, cộng đồng DNNVV trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả vô cùng quan trọng, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức đã và đang nảy sinh trong tình hình mới. Quá trình tăng trưởng của DNNVV lại đang diễn ra trong điều kiện môi trường hạn chế nên thường dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Trong khi một số DNNVV gặp phải những khó khăn về tín dụng và tài chính thì một số doanh nghiệp khác lại gặp những thách thức từ sự thiếu linh hoạt của môi trường pháp lý. Nhận định vai trò đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế và hiểu được môi trường DNNVV đang hoạt động cũng như những trở ngại mà DNNVV đang đối mặt và cơ hội mà họ đang có là rất quan trọng để đưa ra được các chính sách có lợi cho một sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ đã ban hành các chính sách định hướng, phát triển DNNVV được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
  12. 2 Trong các chính sách điều tiết nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của DNNVV thì chính sách tài chính là một trong những công cụ quan trọng thường được Chính phủ sử dụng. Bản chất của các chính sách này là việc Chính phủ sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Cụ thể, thông qua 2 công cụ chủ yếu thường được sử dụng là thuế và tín dụng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một trong những văn bản quan trọng thể hiện sự khuyến khích phát triển DNNVV là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Nghị định này là văn bản chính thức của nhà nước khẳng định vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế và các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Đây cũng được coi là bước đột phá nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, tăng cường hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Trong đó, DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn và giữ vai trò, đóng góp lớn đối với kinh tế thành phố. Các chính phủ, nhà tài trợ và những thành phần khác trong cộng đồng phát triển mong muốn xây dựng hiệu quả những chương trình có mục tiêu sâu rộng như tăng trưởng, giảm đói nghèo hay tăng việc làm. Những yêu cầu về chính sách này
  13. 3 thường chỉ có thể đạt được thông qua đánh giá tác động dựa trên bằng chứng xác thực từ dữ liệu khảo sát hay thông qua các phương thức định lượng liên quan. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, nghiên cứu sẽ phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đối với tăng trưởng của DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. 1.2 – Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. Hồ Chí Minh hay không? Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính đến hoạt động của DNNVV tại TP.HCM cũng như đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của DNNVV. Trong nghiên cứu này sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV tại TP.HCM bằng cách so sánh chỉ số tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp nhận được hỗ trợ và nhóm không nhận được hỗ trợ của chính sách. - Đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của DNNVV tại địa phương nói riêng và DNNVV cả nước nói chung. 1.3 – Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp năm 2015 gồm 467 DNNVV trong đó có 17 DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính và dữ liệu thứ cấp năm 2013-2015 gồm 356 DNNVV được khảo sát liên tục qua 2 năm 2013 và 2015 trong đó có là 13 DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PSM, phương pháp DID và phương pháp kết hợp giữa PSM và DID để đánh giá tác động can thiệp của chính sách đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV. Cả ba phương pháp này
  14. 4 đều xây dựng tình huống phản thực từ dữ liệu thống kê, giúp chọn lọc các DNNVV có những đặc điểm tương đồng nhau trước khi có can thiệp của chính sách, từ đó giúp cho việc so sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của DN trước và sau khi có can thiệp. 1.4 – Cấu trúc luận văn Đề tài trình bày các vấn đề theo cấu trúc 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1 – Giới thiệu: cung cấp thông tin ngắn gọn về vấn đề cần nghiên cứu, trình bày mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 – Tổng quan lý thuyết: trình bày cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ tài chính, phương pháp đánh giá tác động của chính sách, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan để từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: trình bày về khung đo lường tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất và đánh giá tác động chính sách, phương pháp đánh giá bằng PSM và DID, DID kết hợp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả và bàn luận về các phát hiện liên quan đến kết quả chính. Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: trình bày những kết luận, các hàm ý chính sách liên quan đến nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần cuối cùng là các phụ lục đính kèm.
  15. 5 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 – Lược khảo lý thuyết DNNVV tại Việt Nam Khái niệm DNNVV: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  16. 6 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Vai trò của DNNVV: Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. - Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. - Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa
  17. 7 phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. - Đóng góp giá trị GDP cho quốc gia. Chính sách trợ giúp phát triển DNNVV Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn tăng: tính hết năm 2009, gần 85.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008. Sự phát triển tích cực của khu vực DNNVV trong những năm qua đã góp phần cơ bản tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn còn có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp. Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển DNNVV đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo nội dung của Nghị định này, Nhà nước có chính sách trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tài chính Chính sách hỗ trợ tài chính là một công cụ rất quan trọng, mang tính sống còn của Nhà nước trong việc điều hành và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đặc
  18. 8 biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách về thị trường chứng khoán, … có tác động đến việc tồn tại và phát triển DNNVV. Dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật tài chính, sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước đối với các DNNVV được thực hiện thông qua chính sách tài chính vĩ mô (ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước) và qua các thị trường tài chính (thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường vốn), ngoài ra còn có một số chính sách khác. Sự hỗ trợ này góp phần giúp cho các DNNVV giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Các chính sách nói trên của Nhà nước chủ yếu là hướng vào việc phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xu thế hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công 2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách Đánh giá tác động của một chính sách là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc lợi có thực sự là kết quả của can thiệp chính sách hay không, bằng cách thực hiện so sánh kết quả của những đối tượng tham gia dưới tác động của chính sách với kết quả của chính những đối tượng tham gia này nếu không có chính sách. Khó khăn chính trong đánh giá tác động là xác định xem điều gì sẽ xảy ra đối với đối tượng thụ hưởng nếu không có chương trình. Nhưng ta không thể làm được điều này vì tại một thời điểm nào đó, một đối tượng sẽ không thể tồn tại vừa ở nhóm can thiệp và đối chứng cùng lúc. Hiệu quả của chính sách không thể tính cho một đối tượng, mà thay vào đó cần phải xây dựng tình huống phản thực để tính toán hiệu quả chính sách trung bình của các đối tượng trong một mẫu khảo sát chọn từ tổng thể. Kết quả của tình huống này gọi là tình huống phản thực (counterfactual) trình bày ở Hình 2.1.
  19. 9 Kết quả Y2 Nhóm tham gia Đã nhận can thiệp Tác động Y1 Nhóm không tham gia Y0 không nhận can thiệp Trước Sau Thời gian can thiệp can thiệp Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động Nguồn: dựa theo ý tưởng của Khandker và cộng sự (2010) Tổng quát hóa, tác động trung bình của chính sách sẽ được tính bởi biểu thức: D = E(Yi | T=1) - E(Yi | T=0) (2.1) Tác động trung bình của Kết quả của đối tượng Kết quả của đối tượng chính sách - ATE tham gia không tham gia Trong đó: + T: biến chính sách, 0 = không tham gia, 1 = có tham gia. + Yi: biến kết quả chẳng hạn tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất. + Yi | T = 1: biến kết quả của đối tượng thứ i với điều kiện đối tượng i có tham gia. + Yi | T = 0: biến kết quả của đối tượng thứ i khi đối tượng i không tham gia. Do tình huống phản thực không quan sát được nên không thể ước lượng D một cách chính xác tuyệt đối. Để đánh giá tác động chính xác, ta cần phải loại bỏ sai số của việc chọn mẫu hoặc tìm cách để xử lý cho sai số này ở mức tối thiểu . Để giải quyết vấn đề này, có hai hướng tiếp cận: một là "Lựa chọn ngẫu nhiên -
  20. 10 randomization " và hai là "Thí nghiệm tự nhiên - natural experiments" hay "Bán thực nghiệm - quasi experiments". Mỗi phương pháp đều có những giả định khác nhau để tính toán mức độ sai số có thể có trong lựa chọn đối tượng tham gia, có thể ảnh hưởng đến cơ cấu của các tác động can thiệp của chương trình. Trong đánh giá tác động chính sách, người ta thường quan tâm đến Hiệu quả can thiệp trung bình của nhóm tham gia (ATT) hơn là Hiệu quả can thiệp trung bình (ATE). Phương pháp "lựa chọn ngẫu nhiên" được áp dụng để loại bỏ sai số do chọn mẫu bằng cách phân bổ ngẫu nhiên đối tượng vào nhóm can thiệp hoặc đối chứng, lúc này đặc điểm của hai nhóm là hoàn toàn tương đồng nhau ngoại trừ điểm khác biệt duy nhất giữa hai nhóm chính là sự can thiệp của chương trình. Vì vậy, tình huống phản thực chính là hiệu quả của nhóm đối chứng, sai số chọn mẫu ε = 0 và khi đó D = ATT. Tuy nhiên, phương pháp “lựa chọn ngẫu nhiên” thường không khả thi trong thực tế do những hạn chế về mục đích chính sách, chọn đối tượng tham gia và đạo đức. Phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" là dựa vào các thiết kế nghiên cứu, dữ liệu sẽ được xử lý bằng các kỹ thuật thống kê để tạo thành nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có đặc điểm gần giống nhau nhất, sai số chọn mẫu ε ≈ 0 và khi đó D ≈ ATT. Phương pháp Kết nối điểm xu hướng, Sai biệt kép, Biến công cụ, Gián đoạn hồi quy thuộc nhóm "thí nghiệm tự nhiên" này. 2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM Lý thuyết căn bản về PSM được Robin giới thiệu lần đầu năm 1977, sau đó được các nhóm nghiên cứu của Rosembaun và Robin (năm 1983), Heckman, Ichimura và ToDID (năm 1997) và Dehejia và Wahba (năm 1999) tiếp tục bổ sung hoàn thiện thêm. Phương pháp PSM sau đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các mô hình thực nghiệm về đánh giá tác động. Phương pháp PSM tiếp cận theo hướng dùng kỹ thuật thống kê để xây dựng nhóm đối chứng càng gần giống với nhóm can thiệp càng tốt. Dựa trên những đặc tính quan sát được và không chịu ảnh hưởng của chương trình, PSM tính xác suất tham gia can thiệp (tức là điểm xu hướng) của các đối tượng. Dựa vào xác suất này,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0