intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cung tiền và thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định thâm hụt ngân sách và tăng cung tiền M2 có ảnh hưởng đến lạm phát ở các nước châu Á, Thái Bình Dương Trên cơ sở đóng góp bằng chứng thực nghiệm tại một số nước trong khu vực với mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền ảnh hưởng đến lạm phát từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho khu vực nói chung và cho Việt Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cung tiền và thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Phạm Hà Kim Ngân TÁC ĐỘNG CỦA CUNG TIỀN VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Phạm Hà Kim Ngân TÁC ĐỘNG CỦA CUNG TIỀN VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.Bùi Kim Yến Tp.Hồ Chí Minh – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Bùi Kim Yến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận ăn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
  4. CỤM TỪ VIẾT TẮT CPI: Chỉ số giá tiêu dùng GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế NSNN: Ngân sách nhà nước NHTW: Ngân hàng Trung Ương OECD: Nhóm các nước nền kinh tế phát triển THNS: Thâm hụt ngân sách
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát........ 14 Bảng 2.2.2 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cung tiền đến lạm phát ......................... 17 Bảng 3.1.2.1 GDP thực của các nước (%) ................................................................................... 30 Bảng 4.1.2 Bảng mô tả các biến mô hình .................................................................................... 41 Bảng 4.2.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình......................................................... 46 Bảng 4.2.1.1 : Kiểm định tương quan chéo (cross-section independence) ............................. 48 Bảng 4.2.1.2: Kiểm định tính dừng .............................................................................................. 49 Bảng 4.2.3.1: Kết quả ma trận tự tương quan ............................................................................. 50 Bảng 4.2.3.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai................. 51 Bảng 4.2.4: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ...................................................... 52 Bảng 4.2.5: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình ................................................................ 52 Bảng 4.2.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Kao (1999) .................................. 53 Bảng 4.2.7 a: Kết quả hồi quy mô hình 1 .................................................................................... 54 Bảng 4.2.7 b: Kết quả hồi quy mô hình 2 .................................................................................... 56 Bảng 4.2.8: Kết quả hồi quy mô hình mở rộng........................................................................... 60
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.4.2 Chỉ số GDP 9 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương............................. 4 Hình 3.1.1 Tỷ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu của các khu vực kinh tế thế giới năm 2000, 2010, 2011 ........................................................................................................................ 22 Hình 3.1.2.1 a Phân tích lạm phát theo rổ CPI ....................................................................... 32 Hình 3.1.2.1 b Chính sách lãi suất............................................................................................ 33 Hình 3.1.2.1 c Lạm phát các quốc gia ..................................................................................... 33 Hình 3.1.2.1 d Cân bằng tài khóa điều chỉnh chu kỳ ......................................... 34 Hình 3.1.2.2 a Tình hình lạm phát ở 9 nước trong giai đoạn 1997 đến 2014 .................... 35 Hình 3.1.2.2 b Tình hình thâm hụt ngân sách ở 9 nước trong giai đoạn 1997 đến 2014 .............................................................................................................................................. 36 Hình 3.1.2.2 c Tình hình cung tiền M2 ở 9 nước trong giai đoạn 1997-2014 .................... 36
  7. TÓM TẮT Bằng việc nghiên cứu dữ liệu từ chín quốc gia đại diện cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 1997-2014 bài nghiên cứu đã cố gắng nỗ lực trong việc tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến số tài khóa (thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ) cũng như các biến số vĩ mô khác đối với lạm phát. Một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hay thâm hụt ngân sách quốc gia làm lạm phát càng trở nên trầm trọng.Bên cạnh đó, sự gia tăng của lãi suất cũng góp phần làm cho lạm phát ngày càng cao. Ngược lại, trong mối tương quan giữa các biến số vĩ mô nghiên cứu, kết quả mô hình hàm ý một sự nghịch biến giữa cung tiền và lạm phát. Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được xác nhận trong ngắn hạn. Không có tác động của cung tiền, việc gia tăng độ mở thương mại làm lạm phát suy giảm theo thời gian.
  8. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CUNG TIỀN M2 ĐẾN LẠM PHÁT 1.1 Giới thiệu về đề tài Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN là đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi. Tuy nhiên, do nhiều khả năng dẫn đến nguồn thu bị hạn chế và tăng trưởng chậm, trong khi các nhu cầu chi lại tăng nhanh nên chính phủ có thể chủ trương thực hiện bội chi ngân sách. Thời gian gần đây, số liệu ngân sách được công bố ở nhiều nước cho thấy không chỉ các nước trong khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…) mà ngay cả các nền kinh tế lớn (Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Italia…) cũng đang phải vật lộn với việc thâm hụt NSNN khổng lồ, do thất thu từ thuế. Trong khi đó, các khoản chi (chi cho trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, chi trợ cấp năng lượng…) ngày càng tăng cao. Đặc biệt, vấn đề nổi trội nhất gần đây là khủng hoảng nợ ở Hy lạp. Hy Lạp đã không đủ khả năng chi trả các khoản nợ và chính thức vỡ nợ vào ngày 01/07/2015. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát đi thông báo xác nhận Hy Lạp không trả nợ đúng hạn. Điều này cũng có nghĩa Athens chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nền kinh tế phát triển như Hy Lạp bị IMF kết luận như vậy. Với tuyên bố này, Hy Lạp mặc nhiên không được quyền tiếp cận bất cứ khoản vay nào của quỹ cho tới khi thanh toán xong nghĩa vụ nợ cũ. Olympic Athen được tổ chức vào giữa 2004 được coi là nguyên nhân trực tiếp đẩy Hy Lạp vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài cho đến tận hôm nay. Lạm chi cho Olympic đã làm tăng nợ công và thâm hụt ngân sách của nướcnày.Thế nhưng thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn một mực từ chối những yêu cầu của chủ nợ về cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mà ông gọi là “thư tống tiền” Mặc dù kinh tế - tài chính toàn cầu trong nửa đầu năm 2013 đã được cải thiện đáng kể nhưng tình hình thâm hụt NSNN ở một số quốc gia trên thế giới vẫn ở mức cao và trở thành vấn đề đáng lo ngại về “vỡ” cân đối thu - chi trong năm. Việc bảo
  9. 2 toàn dự toán thu - chi NSNN là “bài toán” khó đối với nhiều quốc gia trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - chính trị trên thế giới chưa có dấu hiệu cải thiện. Bội chi NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng. Việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao và kéo dài như giai đoạn 1986 - 1990. Sự gia tăng cung tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực tư nhân đã thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự gia tăng của cung tiền làm cho lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ những người đang nắm giữ tiền. 1.2 Sự cần thiết của đề tài Mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sinh thái với lạm phát ở mức độ thấp. Giá ổn định là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng nền kinh tế; do đó, các cơ quan tiền tệ của nhiều quốc gia đã duy trì lạm phát ở mức mục tiêu. Một lạm phát rất cao ảnh hưởng đến nền kinh tế mạnh, nhưng cũng có một số bằng chứng cho thấy lạm phát vừa phải cũng làm chậm tăng trưởng (Temple, 2000). Tuy nhiên, mức độ lạm phát cao xuất phát từ công cụ của chính sách tiền tệ (cung tiền, lãi suất, vv.) và cũng có những tác động của chính sách tài khóa (thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, vv). Fischer, Sahay, & Végh (2002) chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách là một trong những yếu tố chính của lạm phát cao. Hầu hết các quốc gia Châu Á có thâm hụt và cung tiền tương đối cao như là chính phủ tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo
  10. 3 việc làm. Bằng phương pháp định lượng, bài nghiên cứu sẽ xác định yếu tố quyết định của lạm phát và đề xuất một số khuyến nghị chính sách liên quan để duy trì mức lạm phát mục tiêu và ổn định. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định thâm hụt ngân sách và tăng cung tiền M2 có ảnh hưởng đến lạm phát ở các nước châu Á, Thái Bình Dương Trên cơ sở đóng góp bằng chứng thực nghiệm tại một số nước trong khu vực với mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền ảnh hưởng đến lạm phát từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho khu vực nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Bài nghiên cứu tập trung làm rõ bốn câu hỏi sau: Trong dài hạn, Một là, thâm hụt ngân sách có tác động hay không đến lạm phát? Hai là, mở rộng cung tiền M2 có tác động hay không đến lạm phát? Trong ngắn hạn, Một là, tốc độ thâm hụt ngân sách có tác động đến tốc độ lạm phát hay không, nếu có thì tác động dương hay âm? Hai là, tốc độ thay đổi mở rộng cung tiền M2 có tác động như thế nào đến tốc độ thay đổi lạm phát, nếu có tác động thì tác động này là âm hay dương? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về ba nhân tố chính: Thâm hụt NSNN; cung tiền M2 và lạm phát quốc gia. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung khu vực Châu Á Thái Bình Dương - là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ và hơn 41% dân số thế giới. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ chiếm tới hơn 65% trữ lượng của toàn cầu và có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của thế
  11. 4 giới đi qua. Theo như ngân hàng Phát triển Châu Á (2013), trong đó tỷ lệ thâm hụt tài chính cao nhất thuộc về Pakistan (-6,64%) , Sri Lanka (-6,4%) và Bangladesh (- 4,56%) trong khi đó cung tiền M2 mở rộng xảy ra tại Malaysia (142%), Thái Lan (124,8%) và Việt Nam (108,4%). Vì vậy bài luận sẽ chọn 9 nước có đầy đủ dữ liệu thể hiện rõ tình trạng thâm hụt và mở rộng cung tiền với tốc độ tăng trưởng GDP tương đồng nhau (hình 1.4.2) là Bangladesh, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2014. (Nguồn: World Development Indicators) Hình 1.4.2 Chỉ số GDP 9 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu thực hiện định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng các phương pháp kiểm định nhằm kiểm soát các khiếm khuyết trên mô hình hồi quy: gồm đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và xem xét nội sinh lý thuyết từ đó lựa chọn phương pháp GMM theo nghiên cứu Arellano Bond (1995) nhằm kiểm soát các vấn đề khiếm khuyết tồn tại nhằm đưa ra kết quả định lượng tin cậy.
  12. 5 Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 11 để thực hiện định lượng vì đây là công cụ hồi quy mạnh và có nhiều phương pháp ước lượng bao gồm cả hồi quy mạnh và hồi quy với sai số chuẩn mạnh. 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đối với mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách, cung tiền có ảnh hưởng tới lạm phát. Tuy nhiên, ở khu vực APEC Thái Bình Dương hiện nay, vấn đề này vẫn chưa tồn tại bài nghiên thật sát để trả lời câu hỏi này. Ở khía cạnh của bài nghiên cứu, tác giả đóng góp ý nghĩa như sau: Về mặt lý luận, đề tài sẽ hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của ngân sách, cung tiền đến lạm phát Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mô hình định lượng để xác đ ịnh các tác động này trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó cung cấp những cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp tiêu thụ ổn định lạm phát mục tiêu trong khu vực APEC Châu Á Thái Bình Dương nói chung và các khu vực khác nói riêng. Từ việc khai phá mối quan hệ khách quan khoa học thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn góp phần giúp cho các nhà làm chính sách nhìn nhận rõ hơn chiều hướng ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát, từ đó giúp các nhà làm chính sách có những chính sách ngắn hạn và dài hạn thích hợp để điều chỉnh lạm phát mục tiêu. 1.7 Kết cấu của luận văn Kết cấu bài luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 tác động đến lạm phát Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 ảnh hưởng đến lạm phát
  13. 6 Chương 3: Thực trạng vấn đề lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền M2 ở các nước tại khu vực châu Á Thái Bình Dương Chương 4: Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và kết quả mô hình Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
  14. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CUNG TIỀN M2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT 2.1 Nền tảng lý thuyết 2.1.1 Lạm phát Theo N. Gregory Mankiw, Macroeconomics (7th Edition), (Worth Publishers, chương 6 trang 155), "lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian". Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn về định nghĩa lạm phát. Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dựa vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ là 30%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên cao. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa - dịch vụ được trao đổi (Y) không thay đổi, thì mặc nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng lên. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc
  15. 8 phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Cũng bàn về vấn đề lưu thông tiền tệ, Milton Friendman đã từng phát biểu: Lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn so với sản xuất. Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung ứng tiền tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Ngoài ra còn có những quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi. Tóm lại, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về lạm phát. Mỗi quan điểm, lý thuyết chỉ giải thích cho một số thời kỳ nhất định và ngày càng nhiều quan điểm mới ra đời cùng sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng dù cho xét trên khía cạnh nào đi nữa thì lạm phát đều có những đặc trưng sau:  Sự mất giá của đồng tiền do hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết.  Giá cả của hầu hết các loại hàng hóa đồng loạt tăng lên. 2.1.2 Thâm hụt ngân sách "Thâm hụt ngân sách (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước ) là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu phần chênh lệch
  16. 9 chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách". Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước (trích sách Kinh tế vĩ mô, chương 10, tác giả Nguyễn Văn Dung). Ví dụ: Thâm hụt NSNN năm 2009 là 155900 tỷ đồng, tỉ lệ thâm hụt so với GDP là 6.9 % ( theo cách tính của Việt Nam ). Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). Trong đó: A + B +C = D + E + F. Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ như sau: Thâm hụt NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, NSNN không cần thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bi thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài
  17. 10 khóa thận trọng , trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách để tránh tình trạng thâm hụt. 2.1.3 Cung tiền M2 Mức cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu về giao dịch, dự trữ của các cá nhân, tổ chức, gia đình. Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi vào ngân hàng và các tài sản tài chính khác. Cung tiền thực tế trong lưu thông do các chủ thể phi ngân hàng nắm giữ. Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế được đo bằng các mức cung tiền tệ khác nhau và được kết cấu theo nguyên tắc tính thanh khoản giảm dần: Tiền gửi không kỳ hạn > tiền gửi có kỳ hạn>chứng khoán ngắn hạn > cổ phiếu >Bất động sản Các mức cung tiền tệ bao gồm  M1: lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kì hạn. Đây là bộ phận có tính lỏng cao nhất, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu giao dịch M1 = C + D C: tiền ngoài ngân hàng D: tiền gửi không kỳ hạn  M2: bao gồm M1 và tiền gửi có kì hạn M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là hết sức quan trọng bởi vì tiền gửi có kì hạn và không kỳ hạn thường xuyên chuyển hóa cho nhau. Đây là khối tiền được coi như chỉ tiêu kiểm soát chính thức.  M3 là cung tiền ở phạm vi cực kì rộng. Nó bao gồm M2 + chứng chỉ tiền gửi: tín phiếu, trái phiếu do chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phát hành 2.1.4 Mối quan hệ giữa cung tiền M2 và lạm phát "Đối với cung tiền M2, một số nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã dùng thuyết số lượng tiền để giải thích cho những nguyên nhân gây ra lạm phát từ tiền tệ. Trong đó, bất cứ sự gia tăng nào trong cung tiền cũng làm tăng GDP danh nghĩa."(Tạp chí tài chính 02/2014). Mối quan hệ nhân quả cung tiền và lạm phát dựa
  18. 11 vào định đề nổi tiếng của Friedman "Lạm phát luôn luôn và bất kỳ ở đâu là một hiện tượng tiền tệ" là " Sự gia tăng liên tục và kéo dài của giá cả nhất thiết được đ i liền theo bởi sự gia tăng liên tục của cung tiền" Như đã đề cập, theo lý thuyết về lượng tiền của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình định lượng: MV=PY Trong đó: M là lượng tiền V là vòng quay của tiền. P là giá cả Y là sản lượng (GDP thực tế). Phương trình định lượng có thể viết dưới dạng phần trăm như sau: (%thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y) Công thức trên cho thấy mối quan hệ qua lại giữa các biến động của yếu tố cung tiền, vòng quay của tiền, giá cả và GDP thực tế. Thông thường, vòng quay của tiền hay còn gọi là tốc độ chu chuyển của tiền V không thay đổi nhiều qua từng năm. Giả sử V không thay đổi, khi đó tốc độ tăng của giá cả bằng tốc độ tăng của cung tiền trừ đi tốc độ tăng của GDP thực tế. Như vậy, lạm phát sẽ xảy ra khi tố c độ tăng cung tiền nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng Y. Trong trường hợp nền kinh tế đạt mức sản lượng cố định hàng năm, tỷ lệ tăng của giá cả bằng chính tỷ lệ tăng của cung tiền tệ, tốc độ tăng trưởng cung tiền sẽ quyết định tỷ lệ của lạm phát. Dựa vào lý thuyết định lượng tiền tệ, nhiều nhà kinh tế đồng thuận quan điểm số lượng tiền tệ là yếu tố quyết định tỷ lệ lạm phát (Mankiw, 1997). Tuy nhiên không đồng tình quan điểm này, Mortaza (2006) cho rằng trong các nước đang phát triển, lạm phát không hoàn toàn thuộc về hiện tượng tiền tệ mà có liên quan mật thiết với thâm hụt ngân sách (Phát triển kinh tế số 259 2012). Hầu hết các nước đang phát triển đều có mức lạm phát biến đổi thất thường và rất cao. Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát. Do đó, lạm phát vừa phải được xem là
  19. 12 giúp tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá. Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với giá cả. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, lạm phát và cung tiền có vai trò rất lớn đối với kinh tế - xã hội. Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát nguồn cung tiền, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung vào ổn định tiền tệ (kiểm soát lạm phát); tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán cùng với chính sách tài khóa cân bằng thu chi giảm thâm hụt ngân sách. 2.1.5 Mối quan hệ thâm hụt ngân sách và lạm phát "Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát là thông qua kênh tiền tệ và trong một số trường hợp có thể thông qua kênh cầu kéo. Ngoài ra, khi nhu cầu vốn tăng lên do tổng cầu tăng lại được tài trợ bằng vay tín dụng ngân hàng có thể sẽ làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng lên và do vậy rất có thể quay trở lại làm tăng giá trong nền kinh tế trong khi chi phí tài chính có ảnh hưởng lớn tới các quyết định về giá. Như vậy, trong trường hợp này, tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tăng giá" Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng vẫn bội chi ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy. Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà ngân sách nhà nước lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, Nhà nước có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên việc tăng
  20. 13 chi tiêu của Chính phủ trong trường hợp này sẽ gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN thì sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiền tệ. 2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước Khảo sát sơ bộ các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy đã có nhiều bài báo, các công trình khoa học đã thực hiện kiểm định, phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát cũng như giữa cung tiền và lạm phát. Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở phân tích các vấn đề đơn lẻ, ví dụ như giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát hoặc giữa cung tiền với lạm phát, chưa có sự kết hợp giữa thâm hụt ngân sách và cung tiền tác động đến lạm phát. 2.2.1 Các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát Karras (1994) điều tra về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng tiền tệ, lạm phát, đầu tư và tăng trưởng sản lượng thực sử dụng dữ liệu hàng năm từ một mẫu 32 quốc gia trong giai đoạn 1950-1989 và thấy rằng thâm hụt không có tác động đến lạm phát. Tuy nhiên, Cottarelli et al. (1998) tìm thấy một tác động đáng kể giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong công nghiệp và kinh tế chuyển đổi bằng cách sử dụng các mô hình dữ liệu bảng trong 47 quốc gia từ 1993 đến 1996. Fischer et al. (2002), sử dụng bộ dữ liệu của 94 nước đã và đang phát triển từ năm 1960-1995, thấy rằng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát chỉ mạnh ở các nước có lạm phát cao trong giai đoạn lạm phát cao và yếu ở các nước có lạm phát thấp trong giai đoạn lạm phát thấp và ở nước có lạm phát cao trong giai đoạn lạm phát thấp. Catão và Terrones (2005) áp dụng các phương pháp ước lượng theo nhóm trung bình với tập dữ liệu kéo dài 107 quốc gia trong giai đoạn 1960 -2001. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, theo kinh nghiệm, thâm hụt có tác động đến lạm phát và tác động như vậy sẽ mạnh hơn ở các nước có lạm phát cao hoặc với các nước đang phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2