intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961 - 1965)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

112
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961 - 1965) tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời quốc sách ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam; quá trình tổ chức của ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961 - 1965)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tô Tuấn Đạt HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ - DIỆM (1961 - 1965) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tô Tuấn Đạt HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ - DIỆM (1961 - 1965) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của Thầy Cô, Gia đình, Bạn bè và Anh chị em đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Lê Huỳnh Hoa, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi. Tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Xin cám ơn Quý thầy cô ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Trân trọng cám ơn Quý thầy cô phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác. Sau cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Tô Tuấn Đạt 1
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................................... 8 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 8 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 9 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜIVÀ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ - DIỆM Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1961 - 1965) ............................................................................................................................ 10 1.1. Bối cảnh lịch sử ở miền Nam Việt Nam trước năm 1961 ....................................... 10 1.2. Nguồn gốc, lí do ra đời và mục đích lập ấp chiến lược của Mỹ - Diệm tại miền Nam Việt Nam ................................................................................................................... 16 1.2.1. Nguồn gốc ra đời ấp chiến lược và ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam ...........16 1.2.2. Lí do và mục đích thành lập ấp chiến lược ...........................................................20 1.3. Đặc tính của ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam và những công tác phải làm khi xây dựng ấp chiến lược .............................................................................................. 24 1.3.1. Đặc tính của ấp chiến lược ....................................................................................24 1.3.2. Những công tác Mỹ - Diệm phải làm khi thực hiện ấp chiến lược ......................26 1.4. Những hiểu biết thêm về ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam ............................ 28 1.4.1. Khu vực ưu tiên lập ấp chiến lược ........................................................................28 1.4.2. Ấp chiến lược khác với khu trù mật, ấp chiến đấu ...............................................29 1.4.3. Tầm quan trọng của quốc sách ấp chiến lược đối với Việt Nam Cộng Hòa ........30 1.4.4. Tại sao ấp chiến lược được coi là quốc sách hàng đầu .........................................31 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ - DIỆM (1961-1965) ........................................................................................... 33 2.1. Mục đích của hoạt động phòng thủ .......................................................................... 33 2.2. Tổ chức hoạt động phòng thủ ................................................................................... 34 2.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự .........................................................................................34 2.2.2. Tổ chức địa thế trong hoạt động phòng thủ ..........................................................38 2.2.3. Các biện pháp thực hiện hoạt động phòng thủ .....................................................43 2
  5. 2.2.4. Những cạm bẫy và phương tiện áp dụng trong hoạt động phòng thủ tại các ấp chiến lược ........................................................................................................................59 2.3. Tình hình thực hiện hoạt động phòng thủ ở các ấp chiến lược thời Mỹ - Diệm .. 62 CHƯƠNG 3: SỰ THẤT BẠI TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ - DIỆM (1961-1965) ................................................................................................................. 75 3.1. Kết quả bước đầu trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ -Diệm ở miền Nam Việt Nam ......................................................................................................... 75 3.1.1. Thống kê kết quả bước đầu trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam ..........................................................................................75 3.1.2. Tình hình an ninh trong các ấp chiến lược ...........................................................80 3.2. Khả năng chống cộng của các ấp chiến lược ........................................................... 83 3.3. Nguyên nhân thất bại trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm 1961 - 1965 ......................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 100 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 108 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau Hiệp định Geneve 1954, đế quốc Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng nhằm độc chiếm miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Âm mưu xâm lược của Mỹ ở miền Nam là biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm “con đê” ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, không cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đông Nam Á. Chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam nhận được viện trợ của Mỹ nên yên ổn được trên năm năm. Đến năm 1960, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và không ngừng phát triển, Nam Việt Nam trở thành 1 trong 10 khu vực thử thách và là khu vực thử thách đầu tiên của chiến lược toàn cầu mới của Mỹ. Đế quốc Mỹ nhận thấyphải tăng cường chiến tranh để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang bùng lên mạnh mẽ. Ngày 29/4/1961 Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ phê duyệt kế hoạch chống nổi dậy. Kế đến nhiều phái đoàn nghiên cứu của Mỹ lần lượtsang Việt Nam: Phái đoàn của Phó tổng thống Mỹ Johnson (5/1961), phái đoàn của Tiến sĩ Staley thuộc Viện nghiên cứu Stanford (6/1961), phái đoàn của Taylor và Rosow trong Bộ Quốc phòng Mỹ (10/1961)... Sau đó kế hoạch Staley - Taylor ra đời. Kế họach này có tham vọng giải quyết chiến tranh Việt Nam qua 3 giai đọan: Giai đoạn 1 thực hiện từ giữa năm 1961, nội dung chủ yếu là bình định miền Nam bằng biện pháp ấp chiến lược. Giai đoạn 2 thực hiện từ đầu năm 1963, khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân đội, hoàn thành công cuộc bình định. Giai đoạn 3 thực hiện đến cuối năm 1965, phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh. Kế hoạch mở đầu và có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn 1 là thực hiện cho được quốc sách ấp chiến lược. Đó vừa là mục tiêu cơ bản, là biện pháp chiến lược, vừa là kế sách trước mắt và lâu dài để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 4
  7. Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ tiến hành nhiều kế hoạch, chiến lược và biện pháp chiến tranh nhằm chống phá cách mạng miền Nam. Ấp chiến lược được coi là một trong những quốc sách quan trọng của Mỹ - Diệm, một giải pháp có ý nghĩa chiến lược quyết định đến sự thành bại của các kế hoạch xâm lược của Mỹ. Mục đích của việc gom dân lập ấp là để thực hiện “tát nước bắt cá” cô lập, tiêu diệt cách mạng miền Nam. Từ trước đến giờ các công trình nghiên cứu phần lớn tập trung vào các vấn đề: quốc sách ấp chiến lược; phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế quốc sách ấp chiến lược đã bị thất bại dù Mỹ - Diệm đã thực hiện hoạt động phòng thủ cho cả hệ thống ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Chọn đề tài:Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965) luận văn nhằm: - Trình bày đầy đủ và có hệ thốnghoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm giai đoạn (1961 – 1965). Làm cơ sở để tái hiện lại bức tranh toàn cảnh của quá trình thực hiện hoạt động phòng thủ ấp chiến lược trong giai đoạn (1961-1965). - Qua đó hiểu rõ những thủ đoạn và biện pháp của Mỹ - Diệm trong quá trình thực hiện hoạt động phòng thủ ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam. - Cuối cùng rút ra nguyên nhân vì sao một kế hoạch có ý nghĩa quan trọng được Mỹ - Diệm chuẩn bị hết sức chu đáo lại bị thất bại. Từ những hiểu biết về một góc nhìn khác, góc nhìn từ đối phương – một trong những nhân tố của cuộc chiến ở Việt Nam (1961 - 1965) sẽ giúp những nhận định đánh giá về cuộc đấu tranh của quân và dân ta trở nên bản chất hơn, khoa học hơn và thuyết phục hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến đề tài có rất nhiều công trình trong và ngoài nước được công bố. Ở Mỹ có nhiều sách của nhiều tác giả viết về cuộc chiến tranh Việt Nam như: - Tác phẩm Giải phẩu một cuộc chiến tranh của Giáo sư sử học Gabriel Kolko bắt đầu viết từ năm 1964 và xuất bản năm 1965 tại New York. Sách viết về diễn biến quá trình xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, trong đó có nêu vấn đề về ấp chiến lược. 5
  8. “Đối với nhóm cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) chương trình ấp chiến lược nhấn mạnh nhiều hơn đến quân chính quy và hỏa lực, việc di dân cũng triệt để hơn. Dân được đưa ra khỏi những “khu vực chết” mà về sau gọi là khu vực tự do bắn phá. Cái chung của Diệm lẫn Mỹ là kiểm soát dân với hy vọng vô hiệu hóa ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng, hoặc nếu không thì cũng làm cho Việt Nam Cộng Hòa tiếp xúc với phần đông dân chúng, xóa bỏ cơ sở quần chúng của mặt trận” [53,tr.11- 12]. Tác phẩm có ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. - Cuốn Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ của Giáo sư sử học George C.Herring xuất bản tại Mỹ năm 1981, đã lên án giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược dài ngày nhất nước Mỹ. Trong chương 3: Hợp tác có mức độ giữa Kenơdy và Diệm (1961-1963) sách viết: “Chương trình ấp chiến lược được quảng cáo rùm beng cũng chỉ đem lại được kết quả chút ít. Về lý luận chương trình này nhằm tránhviệc di dân ồ ạt khỏi nơi đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của chương trình dinh điền lạc hậu trước đây” [35,tr.115]. - Cuốn: Defeating communist insurgency. The lessons of Malaysia and Vietnam (Đánh bại sự nổi dậy của Cộng Sản. Bài học từ Malaysia và Việt Nam) của Robert Thompson (chuyên gia có nhiều kinh nghiệm của chương trình bình định chống nổi dậy được đánh giá là thành công ở Malaysia, được Mỹ - Diệm mời về miền Nam Việt Nam làm chuyên gia cho quốc sách ấp chiến lược). Tháng 3 năm 1965, sau thất bại ở Việt Nam. R.Thompson về nước và tháng 7 ông viết cuốn sách này. Ông đã đi sâu trình bày mục đích, biện pháp và quá trình tiến hành chương trình lập ấp chiến lược ở Malaysia và Việt Nam, rút ra những nguyên nhân thất bại của chương trình này ở Việt Nam. Ông cho rằng “nguyên nhân dẫn đến thất bại của chương trình ấp chiến lược ở Việt Nam chủ yếu là do vai trò của Ngô Đình Nhu - Người chịu trách nhiệm chính thực hiện ấp chiến lược ở Việt Nam đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Trong đó, sai lầm đầu tiên là do nôn nóng thúc ép thực hiện chương trình này, Ngô Đình Nhu đã áp đặt kiểm soát chính trị từ trên xuống chứ không phải dành được sự ủng hộ từ dân chúng; thứ hai là quá đề cao vai trò của thanh niên cộng hòa, gây nên sự xung đột giữa hai thế hệ già trẻ trong cộng đồng; thứ ba là do không hiểu được nguy cơ ngày càng tăng của Cộng sản” [53,tr.14]. 6
  9. Ở Việt Nam, có các tác phẩm Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm của Hồ Quý Ba và Nam Hùng, xuất bản năm 1962. Tác phẩm đã lên án âm mưu thâm độc gom dân lập ấp của Mỹ - ngụy. - Tác phẩm Ấp chiến lược trại tập trung trá hình của Nguyễn Hà, xuất bản năm 1963. Tác phẩm đã lên án âm mưu thâm độc gom dân lập ấp của Mỹ - ngụy. - Tác phẩm Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) của tác giả Trần Thị Thu Hương, xuất bản năm 2003. - Tác phẩm Chiến tranh đặc biệt là sự phát triển của chủ nghĩa thực dân mới và là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam của Nguyễn Văn Hiếu, xuất bản năm 1964, từ trang 18 đến 20 có nêu chính sách tập trung dân vào ấp chiến lược là chính sách tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ, tác động đến quyền lợi và đời sống của toàn thể nhân dân Việt Nam. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về quốc sách ấp chiến lược nêu trên còn có các bài viết trên các tạp chí như: - Tạp chí Nghiên cứu lịch sử có các bài: Chính sách bình định của Mỹ Ngụy trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt đang diễn. Sự thất bại của nó (Trần Văn Giàu, số 105 Tháng 12/1968). Bài Nhìn lại sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam của Bùi Đình Thanh, (số 171 Tháng 11 đến12/1976). Những bài viết này giúp hiểu rõ âm mưu của Mỹ ngụy trong chính sách bình định, sự thất bại của chính sách ấy trong phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Tạp chí Học tập có bài: Ấp chiến lược trại tập trung dân và cứ điểm quân sự của Mỹ Diệm ở miền Nam Việt Nam của Duy Nghĩa (số 7 năm 1963). Nhìn chung, việc nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ nói chung và thời kỳ chiến tranh đặc biệt với quốc sách ấp chiến lược nói riêng được nhiều tác giả nghiên cứu có nội dung khá phong phú. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu từng yếu tố trong kế hoạch lập ấp chiến lược ở miền Nam đặc biệt về:Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965). Vì vậy, Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm 7
  10. (1961-1965) là một chủ đề khoa học cần được đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, đóng góp chonhững hiểu biết phong phú về chiến tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam và Việt Nam nói chung trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965). Không gian nghiên cứu của đề tài là miền Nam Việt Nam - nơi Mỹ - Diệm thực hiện quốc sách ấp chiến lược của mình. Thời gian nghiên cứu của đề tài giới hạn từ năm 1961-1965. Năm 1961 là mốc Mỹ - Diệm chuyển từ chính sách tố cộng, diệt cộng sang chiến lược chiến tranh đặc biệt, là giai đoạn triển khai quá trình thực hiện ấp chiến lược và hoạt động phòng thủ ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam. Năm 1965 là mốc đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Diệm đồng thời đánh dấu sự thất bại của quốc sách ấp chiến lược cũng như hoạt động phòng thủ ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam. Với phạm vi và thời gian đã xác định, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Hoàn cảnh ra đời quốc sách ấp chiến lược và hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965) được thực hiện như thế nào, kết quả của hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam ra sao. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu gồm - Tài liệu Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Đây là nguồn tài liệu chính vì chưa có công trình nào nghiên cứu và công bố nội dung,như đề tài mà luận văn đang nghiên cứu. - Các công trình khoa học, các sách viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam đã được nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Viện sử học, và nhiều nhà xuất bản khác trên cả nước phát hành. 8
  11. - Ngoài ra còn có các bài viết trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng, Học tập… 4.2. Về phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; đồng thời luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác đó là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. 5. Đóng góp của luận văn Trình bày một cách có hệ thống sự ra đời của quốc sách ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam, quá trình thực hiện hoạt động phòng thủ ấp chiến lược, kết quả quá trình thực hiện hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam (1961-1965). Cung cấp tài liệu và giới thiệu một số tư liệu lưu trữ, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho những ai quân tâm đến vấn đề ấp chiến lược và hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965). 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn có bố cục ba chương như sau: Chương 1: Hoàn cảnh ra đời và những hiểu biết về quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở Miền Nam Việt Nam (1961-1965). Chương 2: Quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965). Chương 3: Sự thất bại trong hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961-1965). 9
  12. CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜIVÀ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ - DIỆM Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1961 - 1965) 1.1. Bối cảnh lịch sử ở miền Nam Việt Nam trước năm 1961 Trong khoảng thời gian từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) đến những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, cuộc chiến tranh lạnh giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa diễn ra gay gắt trên toàn cầu. Về phía Mỹ, trong đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ không những ít bị thiệt hại mà còn giàu thêm, kinh tế phát triển, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 56% sản lượng thế giới tư bản, sản lượng nông nghiệp gấp hai lần sản lượng của Anh - Pháp - Tây Đức - Ý - Nhật cộng lại. Về quân sự, lục quân Mỹ từ hàng thứ 17 trước chiến tranh đã vươn lên hàng đầu, hải quân và không quân cũng bỏ xa các nước tư bản khác. Đặc biệt Mỹ độc quyền vũ khí hạt nhân cho đến 1949, khi Liên Xô thử thành công vũ khí hạt nhân của mình. Năm 1953, Eisenhower lên làm tổng thống nước Mỹ. Ngay khi lên cầm quyền, ông đã khẳng định tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ “Định mệnh đặt lên đất nước chúng ta trách nhiệm lãnh đạo thế giới tự do”[39]. Đối với Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, Mỹ đã có ý đồ xâm lược. Từ sau năm 1953, tập đoàn Eisenhower - Nixon lên nắm quyền Nhà Trắng, đã chống lại xu hướng của Pháp muốn giải quyết chiến tranh thông qua thương lượng với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Vì vậy, trong cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 8 tháng 1 năm1954 Tổng thống Mỹ Eisenhower nhấn mạnh: “Mỹ không được quên những lợi ích quan trọng của mình ở khu vực này (Đông Dương)...” “Đông dương như con đê đang bị rò rỉ và giải pháp tốt nhất là mó tay vào hơn là cả con đê bị cuốn trôi”[35, tr.31]. Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn ký kết hiệp định Giơnevơ, Mỹ đã lên kế hoạch sẽ thay Pháp đảm nhận trách nhiệm bảo vệ Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Mỹ cho rằng việc chia cắt Việt Nam là cơ hội cho Mỹ xây dựng lực lượng phi Cộng sản tại Nam Việt Nam. Với ý đồ trên, Mỹ muốn: 10
  13. - Xây dựng Nam Việt Nam thành một thể chế quốc gia chống Cộng đối lập với miền Bắc. Không có thỏa hiệp, hiệp thương tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Giơnevơ. - Thiết lập một chính phủ chống Cộng mạnh mẽ, hoạt động có hiệu quả, có uy tín trong và ngoài nước. - Tập trung xây dựng một quân đội quốc gia với quy mô lớn đủ sức chống lại sự phá hoại bằng quân sự đến từ miền Bắc, tiến lên khống chế toàn Đông Dương. Làm cho xã hội miền Nam Việt Nam có bước chuyển động sâu sắc, có bước phân hóa mới về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ [35, tr.32]. Vì thế, Mỹ và chính quyền miền Nam bấy giờ đã tăng cường phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thi hành chính sách tố cộng diệt cộng. Từ tháng 3 năm 1953, Diệm phát động chiến dịch tố cộng trên quy mô toàn miền Nam, lập Ủy ban chỉ đạo tố Cộng ở bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Phối hợp với các lực lượng công dân vụ, cảnh sát, mật vụ với chính quyền, bảo an, dân vệ, trong đó có cả một số cán bộ cách mạng đầu hàng, phản bội..., để phát hiện những đảng viên Cộng sản, những người tham gia kháng chiến chống Pháp, đồng thời buộc người dân tố giác, kêu gọi đảng viên, những người yêu nước ra đầu hàng, tự thú. Diệm bắt giam những người bị phát hiện vào các trung tâm cải huấn, bắt họ tuyên bố ly khai với Cộng sản, tố cáo tội ác của Cộng sản. Những người không khuất phục thì bị tra tấn, đày đi Côn Đảo hay thủ tiêu. Trong khi đó ở miền Nam, cùng với việc dẹp các giáo phái và các lực lượng chống đối, Diệm quyết định tiêu diệt các lực lượng cách mạng ở miền Nam mà Diệm cho là nguy hiểm nhất. Để tạo cơ sở pháp lý, Ngày 21 tháng 8 năm 1956, Diệm ký Dụ số 47 trừng phạt những tội phạm chống lại nền an ninh quốc gia, theo đó “mọi hành động được thực hiện cho bất cứ tổ chức Cộng sản nào đều có thể bị xử tử hình” [83, tr.33]. Không những thế, Hiếp pháp Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1956) ở điều 7 ghi rõ: “Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa Cộng sản dưới mọi hình thức đều trái với các nguyên tắc ghi trong hiến pháp” [53, tr.33]. 11
  14. Từ giữa những năm 1956, Diệm khởi đầu giai đoạn 2 của chiến dịch tố cộng, diệt cộng; một mặt Diệm tăng quy mô các chiến dịch càn quét của quân đội chính quy vào các căn cứ cũ, mặt khác siết chặt các biện pháp kiềm kẹp ở cơ sở, phát hiện Cộng sản nằm vùng, phối hợp toàn diện các mặt quân sự, hành chính, mật vụ cảnh sát, nhằm mục đích diệt tận gốc lực lượng cách mạng, bình định nông thôn [35, tr.40]. Tuy nhiên, chúng càng đàn áp thì phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống cải cách điền địa càng nổ ra sôi nỗi mạnh mẽ.Các cơ sở cách mạng đã vận động quần chúng nông thôn kéo ra thành thị đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước kết hợp với yêu sách đòi cải thiện dân sinh, dân chủ. Phong trào đấu tranh gắn với phát triển các nghiệp đoàn, tăng cường đoàn kết các giới công nhân. Để chống lại cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến của chính phủ Diệm và đòi Hiệp thương tổng tuyển cử, toàn Nam Bộ phát động cuộc đấu tranh thống nhất từ ngày 20 tháng 10 năm 1955 đến 26 tháng 2 năm 1956. Cuộc đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức phong phú như biểu tình, bãi công, bãi thị. Trước tình hình đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tăng cường đàn áp, khủng bố các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Dân chúng bị đe dọa về tính mạng, bị cướp đoạt ruộng đất và tài sản; cán bộ, đảng viên, du kích bị truy, lùng bắt giết và phải điều lắng (chuyển sang vùng khác hoạt động), hoặc mất liên lạc hoạt động. Lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng đứng trước tình trạng bị tổn thất nghiêm trọng và bị đẩy lùi xuống mức gần như thoái trào. Không chịu nổi sự khủng bố đàn áp của kẻ thù, nhân dân tự đứng lên đấu tranh vũ trang. Hầu hết các địa phương đều bí mật thành lập đội vũ trang tự vệ. Đến năm 1959, toàn miền Nam đã có 139 trung đội vũ trang tập trung và vũ trang tuyên truyền, hàng trăm tổ chức tự vệ. Ngoài việc tự vệ và hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, các lực lượng vũ trang quần chúng tiến lên diệt tề trừ gian, diệt ác phá kìm [53, tr.44]. Từ cuối năm 1959 đến 1960, Mỹ - Diệm đẫy mạnh đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, đặc biệt là ban hành Luật 10-1959 quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa, mục đích tiến hành thanh trừ những người Cộng sản ở miền 12
  15. Nam Việt Nam. Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Sau khi Luật này ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm truy quét, bắt bớ, khủng bố, đặc biệt là các đảng viên Đảng cộng sản nên lực lượng bị hao hụt nặng nề, uy hiếp tinh thần của quần chúng; cán bộ, đảng viên, du kích bị truy lùng bắt giết, hoặc mất liên lạc hoạt động [53, tr.45]. Giữa lúc đó, tháng 1 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra đường lối cách mạng miền Nam, hội nghị xác định: “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân miền Nam xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh.Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là dùng bạo lực, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân” [105, tr.183]. Nghị quyết 15 là cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của cách mạng miền Nam, mở ra giai đoạn mới, tạo cho nhân dân ta tiến bước vững vàng vào cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang nhằm đánh bại âm mưu của Mỹ - Diệm. Tháng 11 năm 1959, xứ Ủy Nam Bộ họp Hội nghị đề ra chủ trương thực hiện tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, trong đó tập trung vào những công việc khẩn cấp như: - Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng để đẩy Mỹ - Diệm vào thế bị động và cô lập hơn nữa. - Đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, nhằm thiết thực hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng để nâng cao ý thức căm thù và quyết tâm cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm. 13
  16. - Không ngừng củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm. - Xúc tiến việc đẩy mạnh công tác binh vận [105, tr.184]. Ngay sau khi có chủ trương của Xứ ủy, cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre đã nổ ra. Ngày 17 tháng 1 năm 1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh của huyện Mỏ Cày đã tiến hành khởi nghĩa. Từ Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra toàn tỉnh. Đến cuối tháng 1 năm 1960, gần 59 xã của Bến Tre được giải phóng. Từ Bến Tre phong trào như tức nước vỡ bờ lan rộng khắp miền Nam. Tính đến cuối năm 1960, tại các tỉnh ở Nam Bộ có 600/1.298 xã được giải phóng, ở các tỉnh ven biển miền Trung có 904 trong tổng số 3.829 thôn được giải phóng, còn ở Tây Nguyên có tới 3.200 trong tổng số 5.721 thôn được giải phóng [53, tr.44]. Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chứng tỏ chiến tranh đơn phương của Mỹ - Diệm hoàn toàn thất bại. Mặt khác, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tấn công, từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh kết hợp giữa chính trị với vũ trang. Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, trở thành ngọn cờ hiệu, là trung tâm đoàn kết nhân dân miền Nam chống lại chính quyền Mỹ - Diệm. Trước tình hình đó, để chống lại phong trào cách mạng dân lên mạnh mẽ ở miền Nam. Ngày 11 tháng 5 năm 1961, Tổng thống Mỹ Kennedy quyết định chuyển từ chính sách tố cộng diệt cộng ở miền Nam Việt Nam sang chiến lược chiến tranh đặc biệt. Đây là kiểu chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm ngăn chặn sự nổi dậy và đàn áp phong trào cách mạng. Chiến lược chiến tranh đặc biệt tiến hành ở miền Nam Việt Nam được mở đầu bằng việc triển khai thực hiện kế hoạch Staley - Taylor, nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng (6/1961 đến cuối năm 1962), gồm 3 giai đoạn: 14
  17. Giai đoạn 1: Là giai đoạn cơ bản nhất của kế hoạch, nhằm bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng bằng nhiều biện pháp, chủ yếu nhất là biện pháp gom dân lập ấp chiến lược hòng tát nước bắt cá, đánh phá cơ sở cách mạng ở nông thôn. Tăng cường lực lượng ngụy quân và lực lượng yểm trợ của Mỹ để tiêu diệt lực lượng vũ trang còn non trẻ của cách mạng miền Nam. Lập hệ thống cứ điểm dọc biên giới, giới tuyến ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào. Tăng cường hoạt động tình báo gián điệp. Giai đoạn 2: Phục hồi kinh tế, tăng cường quân đội ngụy và tiếp tục phá hoại miền Bắc Giai đoạn 3: Phát triển kinh tế Mục tiêu của chiến tranh đặc biệt là dùng quân sự kết hợp với chính trị tâm lý, đàn áp kết hợp mị dân, nhằm: - Tiêu diệt lực lượng vũ trang và cơ sở Đảng - Tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân - Dành lại vùng nông thôn đông dân, nhất là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và các tỉnh vành đai Sài Gòn - Ra sức ngăn chặn biên giới, phong tỏa vùng biển, cắt mọi chi viện từ Bắc vào Nam, bóp chết phong trào quần chúng cách mạng dành thắng lợi trong thời gian ngắn [53, tr.46]. Biện pháp chính của chiến tranh đặc biệt là hành quân càn quét của quân đội kết hợp với bình định gom dân lập ấp chiến lược của lực lượng bảo an, dân vệ ở các địa phương để làm nhiệm vụ bình định, khống chế ấp chiến lược. Mỹ cho rằng, muốn thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở các nước nông nghiệp thì trước hết phải tranh thủ được trái tim, khối óc của nông dân, tách nông dân ra khỏi lực lượng cách mạng, giành quyền thống trị trên toàn bộ nhân dân (chủ yếu là nông dân) và lãnh thổ nước đó (phần lớn là nông thôn). Như vậy, nông thôn là địa bàn Mỹ - Diệm tập trung đánh phá dai dẳng nhất, ác liệt nhất, khó khăn và tốn kém nhất để thực hiện cho kỳ được chương trình lập ấp chiến lược. 15
  18. 1.2. Nguồn gốc, lí do ra đời và mục đích lập ấp chiến lược của Mỹ - Diệm tại miền Nam Việt Nam 1.2.1. Nguồn gốc ra đời ấp chiến lược và ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam 1.2.1.1. Nguồn gốc ra đời ấp chiến lược Ấp chiến lược ra đời từ những năm 40 và 50 khi đế quốc Mỹ và Anh áp dụng để chống quân nổi loạn ở Philipin và Malaysia. Ở Malaysia, tháng 4 năm 1950 trung tướng người Anh là Harold Briggs được cử làm Tổng tư lệnh phụ trách chiến dịch bài trừ Cộng sản. Kế hoạch Griggs gồm hai nội dung chính, trong đó nội dung thứ nhất được coi là chính sách thiết lập những khu làng mới nhằm cắt đứt mối quan hệ giữa nhân dân với Cộng sản. Theo kế hoạch này, thực dân Anh đã thiết lập những khu làng mới, bao bọc bằng dây thép gai, do những đội cảch sát đặc nhiệm bảo vệ ngày đêm. Nội dung thứ hai là thực hiện chế độ kiểm soát gắt gao nguồn lương thực, nhằm cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho những người Cộng sản. Thực hiện kế hoạch trên, thực dân Anh đã tiến hành tập trung dân dưới hai hình thức là làng Ma lay và làng mới. Làng Ma lay là làng của người Mã Lai. Hầu như tất cả các làng này đều không phải gom dân, chỉ tập trung vào việc tổ chức các đội dân vệ và có thêm sự hỗ trợ của cảnh sát ở những vùng trọng yếu. Còn Làng mới là làng Thực dân Anh tập trung chủ yếu vào việc tái định cư của cộng đồng người Hoa. Đây là lực lượng chủ yếu nổi dậy chống lại thực dân Anh (theo R Thomson hơn 90% nổi dậy là người Hoa). Tổ chức trong làng mới là một hội đồng làng nhằm dẹp quân nổi dậy ngay tận gốc. Trong mỗi làng có một đồn cảnh sát do một sĩ quan cảnh sát chỉ huy, với lực lượng dân vệ là 15 người. Mỹ - Diệm đã học theo mô hình này và đưa vào miền Nam Việt Nam dưới dạng chính sách bình định mới mang tên ấp chiến lược. Ở Việt Nam một ấp chiến lược có rất nhiều đồn bốt và lực lượng dân vệ lên đến 30 người [38, tr.37-38]. Để thực thi chính sách ấp chiến lược ở miền Nam, ngày 17/9/1961, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã mời phái đoàn cố vấn Anh để bàn về các vấn đề hành chính và chính sách do R. Thompson – chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chống chiến 16
  19. tranh du kích của quân đội Anh làm cố vấn bình định. Ngoài ra chính quyền Diệm còn cử nhiều phái đoàn và gửi nhiều cán bộ sang Malaysia, Philipin để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm chống du kích, dồn dân, lập các trại tập trung ở các nước này để về áp dụng vào miền Nam nước ta. Khi áp dụng vào Việt Nam, R. Thompson thừa nhận: “Khác với Việt Nam, ở Malaysia sự nổi dậy chủ yếu của người Hoa với khoảng 600 làng, gồm hơn một nửa triệu người... Còn ở Việt Nam thì phong trào nổi dậy đã lan rộng tất cả các vùng ở nông thôn. Điều này có nghĩa là trong các ấp chiến lược, thậm chí những vùng được gọi là “an toàn” cũng cần phải có sự tổ chức chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ các ấp chiến lược hơn là các làng mới của Malaysia” [38, tr.39]. Từ những kinh nghiệm đó, Mỹ - Diệm tiến hành xây dựng các ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam. Ấp chiến lược cũng là những trại tập trung dân như làng mới nhưng với một hệ thống quy mô hơn, kỹ thuật cấu trúc, tổ chức hoạt động phòng thủ, bố phòng kiên cố, phức tạp và đa dạng hơn, bằng những thủ đoạn chính trị, tâm lý tinh vi thâm độc với những phương tiện chiến tranh hiện đại. 1.2.1.2. Ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam Từ cuối năm 1960, với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cách mạng miền Nam đã có những bước chuyển mới. Chiến tranh du kích xuất hiện ở nhiều địa phương với lực lượng đông đảo hàng vạn người đấu tranh chống khủng bố, gom dân, dồn làng ngày càng tăng, đã làm tan rã và tê liệt chính quyền Mỹ - Diệm trong một vùng rộng lớn nông thôn và rừng núi. Trước thất bại liên tiếp của chính sách tố cộng, dinh điền, trù mật; để cứu vãn tình thế, nhiều tướng tá và phái đoàn quân sự Mỹ, Anh, Mã Lai..., đã liên tục đến miền Nam nghiên cứu tình hình và bàn kế hoạch đối phó. Theo cái gọi là Dự án tăng cường quân sự của Mỹ, một chính sách mới được ra đời, chính sách ấp chiến lược được chúng coi là quốc sách, một công cuộc đại quy mô quyết định sự tồn vong của chúng. Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đưa nhiều cố vấn, chuyên viên, phương tiện, dụng cụ xây dựng ấp chiến lược đến miền Nam, cùng với Diệm vạch kế hoạch xây dựng ấp chiến lược và huấn luyện cho quân đội Diệm về chiến tranh rừng núi, cách 17
  20. đánh du kích. Theo sự chỉ đạo của Mỹ, Diệm đã thành lập một Ủy ban chính phủ đặc trách ấp chiến lược gồm các bộ trưởng phụ tá quốc phòng, nội vụ, công dân vụ, cải tiến nông thôn, giáo dục và cả tổng tham mưu trưởng, đứng đầu là Ngô Đình Nhu. Bên cạnh đó có thêm một cơ quan đặc biệt phụ trách ấp chiến lược gọi là Ủy ban ấp chiến lược của Mỹ, trực tiếp hoạt động tận cơ sở, đôn đốc và chỉ huy việc thực hiện [73, tr.1]. Song song với việc thành lập 2 ủy ban này, Mỹ - Diệm đã tập trung mọi khả năng tài chính, phương tiện vào công cuộc xây dựng ấp chiến lược. Quốc hội miền Nam trong cuộc họp kì I năm 1962 đã quyết nghị “Triệt để tán trợ sự thành lập ấp chiến lược như là điều kiện ưu tiên để đảm bảo cho sự thực hiện kế hoạch, yêu cầu các phương tiện xây dựng kinh tế và trang bị xã hội nên vận dụng trước hết để hoàn thành quốc sách này” [73, tr.1]. Theo yêu cầu của chính quyền Diệm, Mỹ đã hứa dồn tất cả các khoản viện trợ sắp tới kể cả viện trợ kinh tế, cho kế hoạch quân sự, đặc biệt viện trợ thêm 40 triệu đô la để lập ấp chiến lược. Mỹ - Diệm đã mở một cuộc vận động lớn tuyên truyền tập trung, liên tục, dai dẳng về ấp chiến lược từ những tháng cuối năm 1961 bằng mọi hình thức báo chí, đài phát thanh, hội nghị... Để lừa bịp, chúng tuyên truyền: “xây dựng ấp chiến lược là giải phóng toàn diện con người, là nhằm nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt. Chúng cho rằng ấp chiến lược là kiểu mẫu của một nền văn minh mới nhằm cải tạo xã hội, đồng tiến cộng đồng. Đồng thời, đe dọa không để lọt bất cứ kẻ nào chống lại ấp chiến lược hoặc bất cứ ai chống lại quốc sách ấp chiến lược đều là Cộng sản, là tay sai của Cộng sản là nối giáo cho giặc, bắt buộc mọi người phải tâm niệm rằng ấp chiến lược là bí quyết để chiến thắng Cộng sản, quyết định sự tồn vong của quốc gia” [5, tr.5]. Để tỏ rõ quyết tâm đến cùng của chúng, Bùi Văn Lương – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương đặc trách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm đã nhấn mạnh: “phải xây dựng và củng cố cho được quốc sách ấp chiến lược bằng bất cứ giá nào”[5, tr.5]. Về thực chất, ấp chiến lược chính là kết quả thất bại của quá trình thực hiện lâu dài cái gọi là tố cộng, dinh điền, khu trù mật. Ấp chiến lược chỉ là một điểm trong chiến lược mà chúng gọi là điểm mới, một bộ phận trong cái gọi là chiến tranh đặc 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2