Luận văn Thạc sĩ Luật học: Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
lượt xem 15
download
luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế đặc biệt là diện và hàng thừa kế từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn với tình hình thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HƢƠNG DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Hƣơng
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài ....................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ ...................................... 6 1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế. .............................................. 6 1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế .................................................................... 6 1.1.2. Di sản thừa kế ....................................................................................... 8 1.1.3. Người để lại di sản thừa kế ................................................................ 11 1.1.4. Người thừa kế ..................................................................................... 13 1.2. Diện và hàng thừa kế ....................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm diện thừa kế ...................................................................... 17 1.2.2. Khái niệm hàng thừa kế ..................................................................... 20 1.3. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nƣớc trên thế giới ................................................................................................ 22 1.3.1. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Nhật Bản.................................. 22 1.3.2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Pháp ......................................... 24 1.3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran .......................................... 27
- Chương 2: DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ............................. 29 2.1. Diện thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành .......................................................................................... 29 2.1.1. Diện thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống ....................................... 29 2.1.2. Diện thừa kế dựa trên quan hệ hôn nhân............................................ 36 2.1.3. Diện thừa kế dựa trên quan hệ nuôi dưỡng ........................................ 42 2.2. Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành .......................................................................................... 47 2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất ........................................................................ 47 2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai .......................................................................... 50 2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba ........................................................................... 52 2.3. Những trƣờng hợp không đƣợc hƣởng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ........................................ 54 Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN ..................................................................................................57 3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế giai đoạn từ năm 2007 đến nay ............................................................................. 57 3.2. Thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng ..................................................... 60 3.3. Nguyên nhân của thực trạng qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng ...................................... 67 3.4. Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế ................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79 PHỤ LỤC
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLDS : Bộ luật dân sự Luật HNGĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 3.1 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Biểu đồ 3.2 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Biểu đồ 3.3 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Biểu đồ 3.4 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng. 5. Biểu đồ 3.5 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng. 6. Biểu đồ 3.6 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời kỳ đầu của xã hội công xã nguyên thủy con người buộc phải sống co cụm lại theo kiểu bầy đàn để duy trì cuộc sống bởi vì công cụ sản xuất còn lạc hậu, của cải họ làm ra chưa nhiều, chế độ tư hữu chưa xuất hiện. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập đặt ra với mỗi quốc gia. Kéo theo nó là sự phát triển càng ngày càng nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội. Của cải làm ra ngày một nhiều hơn, sở hữu đối với mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng lên. Mỗi người trong xã hội không phải chỉ muốn có nhiều tiền mà còn muốn để lại “chút vốn” cho con cháu sau khi chết. Chính vì vậy, vấn đề thừa kế được đặt ra. Là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu Thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng như pháp luật dân sự của hầu hết các nước trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển nhanh chóng, năng động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt ngày nay các quan hệ tài sản ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Chế độ tư hữu về tài sản cũng theo đó mà phát triển, quyền sở hữu của cá nhân ngày càng được mở rộng và nhất là tài sản của họ ngày càng có giá trị lớn. Trước đây tài sản chỉ có giá trị nhỏ thậm chí rất nhỏ, việc tranh chấp tài sản có nhưng không nhiều. Ngoài ra, vấn đề giữ gìn tình cảm gia đình, họ hàng còn được quan tâm đến, thế nhưng hiện nay khi quan hệ sở hữu tài sản phát triển vấn đề đạo đức vẫn được quan tâm đặt ra nhưng nhiều khi vì mối lợi “kếch xù” mà tài sản tranh chấp mang lại dường như người ta đã không mấy quan tâm tới tình cảm anh em họ hàng khi những thứ xung quanh tưởng chừng chẳng có mấy giá trị bỗng “tự nhiên” lại được trở thành “bạc tỷ”. Còn rất nhiều những vấn đề tranh chấp thừa kế khác diễn ra hàng ngày. Trải qua các giai đoạn phát triển, chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam ngày càng 1
- hoàn thiện. Những quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự(BLDS) năm 2005 là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý nhân loại, kế thừa tất cả những thành quả của những quy định về thừa kế trong nền văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của những tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế. Tòa án ngày càng nhận được nhiều đơn khởi kiện chia di sản thừa kế. Thực tế còn nhiều quy định về thừa kế chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của mỗi người dân chưa cao, việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất giữa các cấp Tòa án đã khiến cho những tranh chấp về thừa kế kéo dài còn bỏ sót những người trong diện và hàng thừa kế. Từ những khó khăn, vướng mắc kể trên của tình hình thực tế. Tác giả chọn đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Từ việc nghiên cứu những quy định trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế tác giả sẽ phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ để thấy được những thay đổi của quy định trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. Đồng thời, tác giả so sánh những quy định về diện và hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam với một số nước và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, chế định thừa kế đã được quy định trong các bộ luật cổ như: Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, Dân luật Bắc kỳ…Kế thừa những quy định đó Bộ Luật Dân sự năm 2005, dành hẳn phần thứ tư gồm 4 chương, 56 Điều từ Điều 631 đến Điều 687 để quy định về vấn đề thừa kế. Là một trong những chế định quan trọng của BLDS năm 2005, chế định thừa kế đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; Tác phẩm "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Phó giáo 2
- sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh – Trần Hữu Biền; Tác phẩm “Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình luận bản án” của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại; Tiến sĩ Phùng Trung Tập có tác phẩm “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” và gần đây là sự ra đời của sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam”. Ngoài ra, liên quan đến chế định thừa kế cũng có rất nhiều sinh viên, học viên chọn làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên của các tác giả có phạm vi rộng hơn, nghiên cứu hầu hết những quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với đề tài “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam”, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi hẹp hơn, đó là những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế từ đó chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật, bất cập còn tồn tại trong thực tế và đưa ra phương hướng hoàn thiện. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. So sánh những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế với quy định của một số nước về vấn đề này. Thứ hai, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế đặc biệt là diện và hàng thừa kế từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn với tình hình thực tế. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Liên quan đến lĩnh vực thừa kế đã có rất nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình. Có những tác giả nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi rộng lớn, bao quát toàn bộ những quy định của pháp luật về thừa kế. Vấn đề 3
- thừa kế còn được một số tác giả nghiên cứu và viết thành sách. Có những tác giả chọn nghiên cứu về vấn đề thừa kế nhưng lại ở một phạm vi hẹp hơn như nghiên cứu về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hay các điều kiện có hiệu lực của di chúc…Những vấn đề này được nhiều người chọn làm đề tài tốt nghiệp đại học, hoặc luận văn thạc sỹ của mình. “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” không phải là đề tài mới. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, chọn làm luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Thứ nhất, qua nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, luận văn phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế theo các giai đoạn. Luận văn chỉ ra những ưu điểm và bất cập của pháp luận hiện hành về diện và hàng thừa kế đồng thời so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này. Thứ hai, luận văn sẽ phân tích một số tình huống cụ thể liên quan đến những tranh chấp về thừa kế, về diện và hàng thừa kế và chỉ ra những bất cập trên thực tế về vấn đề này. Thứ ba, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp khắc phục những bất cập liên quan đến diện và hàng thừa kế nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về thừa kế mà chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế qua các thời kỳ đặc biệt tập trung phân tích các quy định về diện và hàng thừa kế quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. So sánh, đối chiếu những quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các văn bản ra đời trước như Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995. Luận văn nghiên cứu 4
- pháp luật của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Iran để chỉ ra những đặc thù của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu một số sách chuyên khảo của một số tác giả nổi tiếng như sách của Tiến sỹ Phùng Trung Tập…và một số tài liệu liên quan khác. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – LêNin cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – LêNin kết hợp với phương pháp phân tích những quy định của pháp luật và liệt kê các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các số liệu thực tiễn để chứng minh cho vấn đề. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về “Diện và hàng thừa kế” với những quy định của pháp luật nước ngoài để thấy được đặc thù của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, quy nạp, thống kê, khảo sát…để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Khái quát chung về thừa kế. Chương 2 - Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chương 3 - Thực trạng giải quyết những tranh chấp về diện và hàng thừa kế và phương hướng hoàn thiện. 5
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ 1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế. 1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế Điều 58 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [19]. Quyền sở hữu, quyền thừa kế của mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể được nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý. Hiến pháp 1992 là văn bản có giá trị cao nhất của nhà nước Việt Nam, từ những quy định trong Hiến pháp mà quyền thừa kế được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật liên quan. Trước khi tìm hiểu khái niệm quyền thừa kế chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm thừa kế. Vậy thừa kế là gì? Theo Từ điển tiếng Việt: "Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho" [54]. Theo Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là: "Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống" [56]. Quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế là hai bộ phận không thể tách rời nhau, nó thường đi liền với nhau trong các quan hệ xã hội, quan hệ thừa kế phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, có quan hệ sở hữu thì sẽ có quan hệ thừa kế, và ngược lại có quan hệ thừa kế thì sẽ xuất hiện chế độ sở hữu. Như vậy, thừa kế luôn gắn với quan hệ sở hữu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người. Trong thời kỳ Công xã nguyên thủy, đã xuất hiện việc dịch chuyển tài sản của những người đã chết cho những người còn sống có quan hệ huyết thống. Đây là giai đoạn chưa xuất hiện nhà nước nên pháp luật chưa xuất hiện, đến cuối thời kỳ Công xã nguyên thủy mầm mống của nhà nước xuất hiện và đến khi nhà nước xuất hiện thì pháp luật ra đời. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội, đối 6
- với các quan hệ về sở hữu và thừa kế thì mỗi một nhà nước thường hướng sự điều chỉnh của các quy phạm phạm luật theo hướng bảo vệ quyền lợi tuyệt đối của giai cấp thống trị và quyền thừa kế được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của mỗi nhà nước. Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: «Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định». Với những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo các hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định và thừa kế theo pháp luật chỉ đặt ra trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản của mình bằng di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; Cũng theo quy định của BLDS hiện hành thì thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ. Với tính chất là một chế định pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế. 7
- Điều 631 BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật[6]. Như vậy, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về thừa kế, về việc bảo vệ và dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống. 1.1.2. Di sản thừa kế Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế cùng tồn tại song song trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, chỉ đạo, chi phối lẫn nhau, cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, quyền sở hữu luôn gắn liền với mỗi con người, được nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý, cá nhân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng…Khi người đó còn sống họ có quyền mang những tài sản thuộc sở hữu của mình ra sử dụng cho các mục đích của mình nghĩa là đưa những tài sản mình có ra lưu thông dân sự, kinh doanh thu lợi nhuận hay phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hoặc họ có thể lập di chúc để định đoạt những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của họ, để lại tài sản đó cho người khác, cũng có những trường hợp người có tài sản không định đoạt khối tài sản của mình bằng việc lập di chúc do đó khi họ chết đi khối tài sản mà họ có sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc diện và hàng thừa kế của họ theo quy định của pháp luật dân sự. Khi một người chết đi toàn bộ khối tài sản thuộc sở hữu của người đó sẽ được gọi là di sản thừa kế. Điều 634 BLDS 2005 quy định: Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác[6]. 8
- Với quy định này của BLDS 2005 tuy ngắn gọn nhưng đã đầy đủ và rất chính xác. Bộ luật dân sự 2005 cũng đã có quy định cụ thể thế nào là tài sản. Tại Điều 163 BLDS 2005 quy định:"Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [6]. Theo đó, những tài sản thuộc quyền sở hữu của một người, kể cả các quyền tài sản sau khi chết sẽ trở thành di sản thừa kế. Những tài sản mà người đó để lại có thể là những tài sản vật chất hữu hình có thể nhìn thấy được, cầm nắm được như tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, nhà cửa… hay là những quyền tài sản của người đó. Theo quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, các quyền về tài sản đó là quyền đòi tài sản đã cho mượn, cho thuê, quyền chuộc lại tài sản đã cầm cố, quyền đối với tài sản đã thế chấp, đã bồi thường thiệt hại về tài sản, hưởng những quyền tác giả hoặc quyền chủ sở hữu văn bằng, sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, quyền tài sản gắn với nhân thân của người chết như tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu không được coi là di sản thừa kế. Những tài sản của người chết để lại có thể là những tài sản riêng của người chết, có thể là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo lập ra bằng thu nhập hợp pháp như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số... Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, không hạn chế về số lượng và giá trị. Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, tài sản riêng của vợ hoặc chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được 9
- thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 và Điều 30 Luật HNGĐ năm 2000 đó là những trường hợp mà Luật HNGĐ năm 2000 cho phép vợ chồng chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân như chia tài sản chung để kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng; đồ dùng, tư trang cá nhân mà người đó không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, với sự phát triển của đời sống xã hội, quan hệ sở hữu, hình thức sở hữu ngày càng phong phú muôn màu, muôn vẻ. Một cá nhân không những có tài sản thuộc sở hữu riêng mà có thể còn có những phần tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Phần tài sản thuộc sở hữu chung này có thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản chung hợp nhất giữa vợ và chồng hay phần tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của người chết do góp vốn làm ăn với người khác. Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" [24]. Những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này. Ông cha ta thường có câu “của chồng, công vợ” do đó rất khó để xác định công sức đóng góp của mỗi người trong việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng nên khi một bên chết trước về nguyên tắc được chia đôi, phần của người chết được xác định là di sản thừa kế. Đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng hoặc hôn nhân bất hợp pháp thì coi như họ góp vốn làm ăn chung với nhau, khi một bên chết 10
- trước nếu không xác định được phần của ai đóng góp bao nhiêu thì về nguyên tắc cũng được chia đôi, phần của người chết được xác định là di sản thừa kế. Nếu xác định được phần đóng góp của từng bên thì chia theo tỷ lệ phần trăm các bên đóng góp. Đối với những tài sản mà góp vốn làm ăn vào các Doanh nghiệp, Hợp tác xã đối với cá nhân thì sẽ căn cứ theo thoả thuận hoặc theo Điều lệ Doanh nghiệp Có nhiều trường hợp chỉ một bên vợ hoặc một bên chồng đứng tên tài sản góp vốn vì vậy khi giải quyết cần xem xét đây là tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ chồng. Khi đó tài sản có được thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người, nếu một trong số những người đó chết thì di sản của người chết còn bao gồm cả phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Đối với tài sản chung của cha mẹ và các con tuỳ thuộc vào sự đóng góp cụ thể của các thành viên để xác định. Khi xác định được phần tài sản của người chết thì phần tài sản đó sẽ trở thành di sản thừa kế. 1.1.3. Người để lại di sản thừa kế Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản thuộc sở hữu của mình, pháp luật thừa kế quy định người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân. Cơ quan, tổ chức hay nhà nước không thể là người để lại di sản thừa kế. Điều 631 BLDS năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật" [6]. Như vậy, quyền thừa kế là quyền cơ bản của con người, cá nhân có quyền định đoạt số phận của những tài sản thuộc sở hữu của mình. Mỗi cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, cho người khác hưởng số tài sản đó sau khi cá nhân đó chết hoặc nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế. 11
- Điều 632 BLDS năm 2005 còn quy định: "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác" [6]. Như vậy, bất cứ người nào có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình đều có quyền định đoạt khối tài sản đó theo ý chí của bản thân mà không hề có sự phân biệt chức vụ, địa vị, đẳng cấp. BLDS năm 2005 ghi nhận quyền định đoạt tài sản của người chết thông qua việc lập di chúc để chỉ định thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Khi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt có quyền để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai có thể là người có quan hệ thân thích hoặc không có quan hệ thân thích, có thể để lại tài sản cho người thừa kế là cá nhân hay tổ chức thậm chí là cả nhà nước. Pháp luật về thừa kế còn cho phép người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó cho dù họ có đủ các điều kiện để có thể thừa kế tài sản theo pháp luật. Tuy vậy, quyền định đoạt tài sản thuộc ở hữu của mình không phải là quyền tuyệt đối của người lập di chúc. BLDS 2005 tại Điều 669 quy định trường hợp “những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Theo đó, nếu như những người được liệt kê tại Điều 669 không được người lập di chúc cho hưởng tài sản của họ hoặc cho hưởng ít hơn hai phần ba một suất thì pháp luật quy định họ vẫn được hưởng hai phần ba một suất nếu di sản được chia theo pháp luật. Pháp luật dân sự còn quy định vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung cho người thừa kế. Ngoài những quyền trên pháp luật dân sự còn quy định người để lại di sản có quyền lập di chúc để truất quyền hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 648 BLDS năm 2005. 12
- 1.1.4. Người thừa kế Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế mà nười chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật hay là người vừa nhận di sản thừa kế theo di chúc, vừa nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 635 BLDS năm 2005 quy định: “Người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan tổ chức thì phải là cơ quan tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” [6]. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có quan hệ thân thuộc hay chẳng có quan hệ gì với người để lại di sản. Còn người thừa kế theo pháp luật lại chỉ có thể là cá nhân và phải thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo di chúc là cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản theo sự định đoạt trong di chúc mà người để lại di sản thừa kế đã lập. Người thừa kế theo di chúc là những người có tên được xác định trong di chúc của người để lại di sản. Vì người thừa kế theo di chúc được xác định theo ý chí của người để lại di sản nên họ có thể là một chủ thể bất kỳ không bị giới hạn bởi bất kỳ một phạm vi nào miễn là họ được người để lại di sản chỉ định trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật là những người được hưởng di sản của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Người thừa kế theo pháp luật chỉ được chia phần di sản thừa kế của người chết để lại khi người đó không lập di chúc hoặc phần di sản không được người lập di chúc định đoạt. Việc pháp luật dân sự xác định những người thừa kế theo pháp luật cũng là để dự liệu cho những trường hợp mà người có tài sản không định đoạt tài sản của họ bằng di chúc hoặc họ đã lập di chúc nhưng di chúc không có giá trị pháp lý. Để đảm bảo quyền lợi cho 13
- những người có mối quan hệ thân thích với người để lại di sản, pháp luật về thừa kế đã xác định người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân thuộc diện và hàng thừa kế của người để lại di sản. Pháp luật dân sự cũng chỉ rõ rằng cá nhân hưởng di sản thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểmsau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi ngườiđể lại di sản chết. Nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, để xác định đứa trẻ là sinh ra còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng để xác định một đứa trẻ là sinh ra còn sống thì chỉ cần nó cất tiếng khóc chào đời là đứa trẻ đó đã được xác định là sinh ra còn sống. Có quan điểm khác lại cho rằng không thể xác định đứa trẻ cứ cất tiếng khóc chào đời sau đó chết là đứa trẻ sinh ra còn sống và có quyền nhận di sản thừa kế, đứa trẻ được coi là sinh ra còn sống phải còn sống trong một khoảng thời gian nhất định thì mới thuộc trường hợp được hưởng thừa kế mà người chết để lại. Vậy trường hợp nào thì được coi là đửa trẻ sinh ra còn sống? Pháp luật hiện hành không có văn bản nào quy định rõ thế nào là đứa trẻ sinh ra còn sống. Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch quy định: nếu thai nhi sinh ra chết sau một ngày vừa phải khai sinh và vừa phải khai tử [13]. Đến nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 quy định tại Điều 23 như sau: Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh" [17]. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 174 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn