intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

58
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm thất nghiệp, làm rõ vai trò quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƯƠNG THỊ VIỆT YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- DƯƠNG THỊ VIỆT YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, chưa có công trình nghiên cứu nào công bố nội dung này trước đó. Tất cả các nội dung trích dẫn trong luận văn đều đảm bảo theo đúng quy định của trường và được ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ ................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và ngoài nước...................................................................................................................5 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu......................................................................10 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp cấp tỉnh, thành phố ....................................................... Error! Bookmark not defined.1 1.2.1. Các khái niệm ...................................... Error! Bookmark not defined.1 1.2.2. Mục tiêu QLNN về BHTN....................................................................20 1.2.3. Đặc điểm của QLNN về BHTN............................................................21 1.2.4. Sự cần thiết phải QLNN về BHTN cấp tỉnh/thành phố .................. Error! Bookmark not defined.3 1.2.5. Nội dung QLNN về BHTN cấp tỉnh, thành phố ................................. ......25 1.2.6. Quan niệm về hiệu quả QLNN về BHTN và các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về BHTN........................................................................................32 1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BHTN cấp tỉnh/thành phố Error! Bookmark not defined.9 1.3. Kinh nghiệm quản lý quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp tại một số tỉnh, thành phố ............................................................................................ 42 1.3.1. Kinh nghiệm QLNN về BHTN của tỉnh Thanh Hóa.............................. 42 1.3.2. Kinh nghiệm QLNN về BHTN của thành phố Hồ Chí Minh................. 46 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội ................................................ 47
  5. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 49 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 49 2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 49 2.3. Quy trình nghiên cứu................................................................................50 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................... 51 3.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội và bộ máy QLNN về BHTN tại Hà Nội ....................................................................................................... 51 3.1.1.Tổng quan về thành phố Hà Nội ............................................................ 51 3.1.2. Bộ máy QLNN về BHTN tại thành phố HN .......................................... 52 3.2. Thực trạng về Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội .......... 55 3.2.1. Thực trạng về lập kế hoạch trong việc chỉ đạo, thực thi chính sách........ ......................................................................................................................... 55 3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện ................................................................ 56 3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ....................... 61 3.2.4. Kết quả thực hiện chính sách BHTN tại thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018..................................................................................................65 3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát...............................................................70 3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................... 71 3.3.1. Thành tựu .............................................................................................. 71 3.3.2. Hạn chế trong quản lý bảo hiểm thất nghiệpError! Bookmark not defined.5 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 83 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QLNN VỀ BHTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HN..............................87 4.1. Bối cảnh và định hướng hoàn thiện QLNN chính sách BHTN................87
  6. 4.1.1. Bối cảnh và dự báo những yếu tố thay đổi ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2025.....................................87 4.1.2. Mục tiêu phát triển Bảo hiểm thất nghiệp.............................................89 4.2. Định hướng hoàn thiện QLNN về BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội..... ......................................................................................................................... 91 4.3. Một số giải pháp cụ thể trong việc thực thi chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý ..................................................................................................... 92 4.3.1. Nâng cao năng lực nhân sự .................................................................. 92 4.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp .............. 93 4.3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp .............................................................................................. 95 4.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ................................................................................................................... ......96 4.3.5. Đổi mới cơ chế tài chính về bảo hiểm thất nghiệp ............................... 97 4.3.6. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách khác có liên quan ............................................................... Error! Bookmark not defined.7 4.3.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát..............................................................98 4.3.8. Một số giải pháp khác............................................................................99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ viết tắt ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm Xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNH Công nghiệp hóa CVL Cục Việc làm DN Doanh nghiệp DVVL Dịch vụ Việc làm GTVL Giới thiệu việc làm HC Hành chính HĐH Hiện đại hóa KTTT Kinh tế thị trường NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước SDLĐ Sử dụng lao động TCHN Trợ cấp học nghề TCTN Trợ cấp thất nghiệp TTDVVL Trung tâm Dịch vụ việc làm TTLĐ Thị trường lao động UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩa
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Bảng tổng hợp số đơn vị nộp Thông báo tình 61 1 hình biến động lao động 2 Bảng 3.2 Số người tham gia BHTN 62 Bảng 3.3 Số người nộp hồ sơ và số người có Quyết định 62 3 hưởng TCTN 4 Bảng 3.4 Số người được tư vần giới thiệu việc làm 63 5 Bảng 3.5 Số người được hỗ trợ học nghề 65 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 48 2 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức BHTN của Sở Lao động - 51 Thương binh và Xã hội Hà Nội
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của các quốc gia trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước. Thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi của bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Ngay cả thời kỳ lao động được toàn dụng nhất (được sử dụng tối đa cho nền kinh tế), thì vẫn có một bộ phận trong lực lượng lao động không tìm được việc làm. Vì vậy, Chính phủ các nước thường xuyên có các đối sách để giải quyết hai vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện của mình trong từng giai đoạn. Để đảm bảo ổn định đời sống cho họ, các quốc gia đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc (trợ cấp mất việc làm) và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, nhằm bù đắp cho người lao động bị mất việc, giúp họ ổn định cuộc sống và nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp chính thức được áp dụng ở Việt Nam từ đầu năm 2009. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHTN cho đến nay ngoài những mặt tích cực vẫn còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách Bảo hiểm Xã hội, chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn còn khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thường xuyên lắng nghe, tiếp thu để điều chỉnh chính sách và tổ chức việc thực hiện chính sách được tốt hơn. Do đó, để chính sách bảo hiểm thất nghiệp được hoàn thiện và đạt được đúng mục tiêu 1
  10. của nó không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước. Điều này càng trở nên quan trọng, cấp thiết đối với thủ đô Hà Nội - trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước - nơi có nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp sao cho hiệu quả, hợp lý chính là mục tiêu quan trọng của chính quyền Thành phố. Để có thể đạt được mục tiêu đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các Bộ, ngành có liên quan, cũng như sự đồng thuận của những người sử dụng lao động và người lao động. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam được giao cho hai cơ quan quản lý và thực hiện đó là: cơ quan Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và cơ quan Bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam), trong đó nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội được UBND Thành phố ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHTN, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và phối hợp với các cơ quan có liên quan thực thi chính sách BHTN. Chính vì vậy, để chính sách bảo hiểm thất nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả, đúng với mục tiêu an sinh xã hội mà chính sách đề ra đó là: “bù đắp một phần thu nhập bị mất đi, nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới?. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm thất nghiệp, làm rõ vai trò quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng 2
  11. QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. - Làm rõ vai trò quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (vai trò QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp (vai trò QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (vai trò QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 đến 2018. - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về vai trò quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (vai trò QLNN về BHTN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. Qua đó, phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện 3
  12. công tác này trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm thất nghiệp cấp tỉnh/thành phố. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 4: Định hướng và Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 4
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và ngoài nước Các công trình nghiên cứu ngoài nước về quản lý nhà nước về BHTN thường tiếp cận theo hai góc độ: Học thuật và tác nghiệp. Các nghiên cứu theo góc độ học thuật chủ yếu nghiên cứu về BHTN và quản lý nhà nước về BHTN; các nghiên cứu theo góc độ tác nghiệp thường nghiên cứu về quản lý và cách thức quản lý, sử dụng nguồn quỹ bảo BHTN sao cho hiệu quả nhất. - Sách “Các Chương trình bảo đảm xã hội các nước trên thế giới” do Cơ quan Quản lý Bảo đảm xã hội Mỹ xuất bản đã đề cập các vấn đề về: Khoản TCTN như là một hình thức “đền bù sự mất mát thu nhập do kết quả của tình trạng thất nghiệp bắt buộc” tạo ra. Các chương trình TCTN thường được áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển như đã nêu ở trên và được thực hiện dưới hình thức bắt buộc ở hầu hết các nước. Có một vài nước áp dụng phương thức TCTN thông qua hình thức trợ cấp khó khăn, thanh toán một lần do cơ quan đại diện của Chính phủ hoặc chủ sử dụng lao động chi trả và chủ sử dụng lao động thường chi một lần khoản tiền đền bù khi sa thải NLĐ. Khái niệm thực hiện chương trình TCTN được hiểu là: “TCTN là sự trợ giúp cho người thất nghiệp nhằm đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian mất việc làm từ nguồn quỹ được hình thành do sự đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, của toàn xã hội”; Về bản chất, TCTN cũng như các chế độ trợ cấp khác cùng xuất phát từ quan hệ lao động, cùng bù đắp rủi ro cho NLĐ nhưng lại có những đặc điểm riêng khác biệt về đối tượng, mục đích và cách thức giải quyết; đối tượng của TCTN chủ yếu là NLĐ trong độ tuổi 5
  14. lao động, có sức lao động nhưng bị mất việc làm và có nhu cầu đi làm việc. Việc NLĐ bị mất việc làm là do yếu tố khách quan, tức là không tự nguyện. Chính điều này dẫn đến đối tượng hưởng của TCTN hẹp hơn đối tượng thất nghiệp thực tế. Tuy nhiên, ngoài mục đích này hoạt động của chế độ thất nghiệp còn có một mục đích nữa giúp cho NLĐ quay trở lại thị trường lao động với các biện pháp như cung cấp thông tin về thị trường lao động, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm tạm thời; Công tác quản lý người thất nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự thành công của việc thực hiện chế độ thất nghiệp. Việc đăng ký thất nghiệp, thống kê số người thất nghiệp, phân loại thất nghiệp... Để đưa vào diện đối tượng hưởng TCTN là vấn đề không hề đơn giản. Do vậy, công tác quản lý thống kê người thất nghiệp là công tác giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công của hoạt động TCTN. Song, hầu hết các nước khác đều thiết lập và tổ chức thực hiện chế độ TCTN với vị trí là một nhánh của BHXH. Một số nước còn thực hiện các chế độ TCTN từ các quỹ công với những điều kiện nhất định về đối tượng (tình trạng kinh tế, mức thu nhập chung hoặc mức thu nhập do lao động của họ), đảm bảo thực hiện dưới các hình thức trợ cấp như trợ cấp mất việc, thôi việc ... - TS. Lê Hồng Giang trong trong công trình nghiên cứu: “BHTN, lỡ cơ hội thay đổi” đăng trên SGTT vào ngày 01/12/2009 đã đề cập kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) về mô hình hỗn hợp bảo hiểm nhà nước và tư nhân được tổng kết rằng: “Ở các nước phát triển, bên cạnh hệ thống BHTN của nhà nước, khu vực tư nhân cũng cung cấp nhiều hình thức BHTN khác giành cho các đối tượng có thu nhập cao, tuy nhiên những NLĐ có mức lương thấp ít quan tâm đến BHTN do khu vực tư nhân triển khai”. Đối với người nghèo có mức thu nhập thấp, BHTN được xem là một dạng của ASXH (social safety net). Vì vậy, một số nước đã gộp chung loại hình bảo hiểm này vào Quỹ BHXH vào Quỹ ASXH, từ đó xu hướng vận động của BHTN cũng giống như các hình thức BHXH khác (hưu trí, y tế), nó được 6
  15. chuyển dần từ thể thức quy định lợi tức (defined benefits) sang quy định mức đóng góp (defined contributions). Nghiên cứu của WB về sự chuyển đổi này đã rút ra là, một mô hình hỗn hợp như của Úc, kết hợp thể thức quy định lợi tức từ một quỹ BHXH của Nhà nước, với quy định mức đóng góp dựa vào khu vực tư nhân, sẽ là tối ưu và dễ chuyển đổi. Tác giả đã viện dẫn thực tiễn của Singapore và Malaysia về hình thành Quỹ tiết kiệm chung cho các loại hình bảo hiểm (hưu trí, sức khỏe, thất nghiệp) đều do quỹ này chi trả và cho rằng, về bản chất thì quỹ này là hình thức tiết kiệm bắt buộc, nên nó là công cụ để Chính phủ định hướng tỷ lệ tiết kiệm của tất cả mọi NLĐ trong dài hạn để đảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng, hệ thống BHXH trong đó có BHTN đã bắt chước hệ thống ASXH của Mỹ mà đã bỏ qua kinh nghiệm thành công của Singapore và Malaysia về hình thành quỹ tiết kiệm chung cho các loại hình BHXH. Ngoài ra còn có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Một số nghiên cứu khác đã tiếp cận với BHTN và TCTN, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian TCTN. Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù của từng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức BHTN. Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để tham khảo trong quá trình tổ chức BHTN ở Việt Nam. Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của BHTN và TCTN. Bùi Việt Bảo (2001), “Những vấn đề khoa học và thực tiễn để hình thành hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Luận văn ThS. Kinh tế chính trị 7
  16. XHCN -- Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp cũng như đánh giá các chính sách hiện hành có liên quan tới vấn đề bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó luận văn đã nêu bật việc cần thiết phải hình thành hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta. Lê Thị Hoài Thu (2005), “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án TS. Luật Kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nêu cơ sở lý luận của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường như: khái niệm về thất nghiệp, người thất nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật với bảo hiểm thất nghiệp. Nghiên cứu thực trạng tình hình thất nghiệp cũng như các chế độ hỗ trợ người lao động mất việc làm ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó luận giải về sự cần thiết khách quan của chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta. Đề xuất và luận giải phương hướng xây dựng, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, bao gồm các nguyên tắc, đối tượng phạm vi áp dụng, điều kiện, thời gian, mức hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và tổ chức, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp Nguyễn Mai Phương (2015), “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986 - 2010)”, Luận án TS Trung Quốc Học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tập trung nghiên cứu nhận diện quá trình hình thành và phát triển, hiệu quả hoạt động của chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc, sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.Qua nghiên cứu chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc, nghiên cứu sinh đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp phần xây dựng và phát triển chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Thứ nhất, về công tác tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong xã hội. Thứ hai, xây dựng mô hình chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với tình hình trong 8
  17. nước. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và các cơ chế liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Thứ tư, nâng cao mức đầu tư của ngân sách nhà nước vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giúp bảo hiểm thất nghiệp hoạt động hiệu quả; xây dựng cơ chế giám sát và quản lý vận hành quỹ; xã hội hóa quỹ bằng cách tuyên truyền, khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia đóng góp. Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát và quản lý vận hành quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Thứ sáu, thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, duy trì công bằng quyền lợi và nghĩa vụ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hiệu quả thực tiễn của chế độ này đối với người lao động và đối với xã hội. Thứ bảy, mở rộng phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp, đưa toàn thể người lao động vào diện bảo đảm của bảo hiểm thất nghiệp. Thứ tám, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo mô hình thúc đẩy việc làm, là xu thế phát triển bảo hiểm thất nghiệp hiện nay trên thế giới, cũng là hướng phát triển lâu dài và hiệu quả mà chúng ta cần theo đuổi bởi tính hiệu ích từ công tác thúc đẩy việc làm mà chế độ này mang lại. Thứ chín, tăng cường các biện pháp chống hiện tượng gian lận bảo hiểm thất nghiệp, ngăn chặn gian lận bằng cách nâng cao nhận thức của người lao động và quản lý giám sát chặt chẽ nguồn quỹ. Thứ mười, mở cửa đối ngoại, giao lưu và học tập kinh nghiệm xây dựng bảo hiểm thất nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm từng bước hoàn thiện chế độ này ở Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), “Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”, Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu học của nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Phân tích hoạt động nghề nghiệp của nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chỉ ra những khó khăn quá trình làm việc nhân viên thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đặng Văn Thành (2013), “Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam hiện nay”, Luận văn ThS - - Trường Đại học Lao động - Xã hội. Trên cơ sở 9
  18. phân tích chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, luận văn đưa ra quan điểm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là so sánh giữa hai mô hình quản lý BHTN, đó là: Mô hình quản lý liên kết giữa ngành LĐTB&XH - BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình BHXH Việt Nam thực hiện độc lập. Từ đó, đưa ra mô hình phù hợp nhất với Việt Nam trong thời gian tới. Ngô Thu Phương (2014), “Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã nêu lên vấn đề thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp, cũng như yêu cầu xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Nguyễn Thị Lan (2015), “Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ bảo hiểm thất nghiệp, những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội, đồng thời có sự so sánh với quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài mới chỉ tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Một số nghiên cứu khác đã tiếp cận với BHTN và TCTN, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian TCTN. Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù của từng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức BHTN. Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để tham khảo trong quá trình tổ chức BHTN ở Việt Nam. Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của BHTN và TCTN. 10
  19. Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nói về sự cần thiết phải xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam và đối tượng, phạm vi áp dụng, điều kiện, mức hưởng...BHTN chứ chưa nhận diện đầy đủ và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khách quan, chủ quan tới hiệu quả của công tác QLNN về BHTN cả lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Trong phạm vi giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; qua kinh nghiệm QLNN về BHTN của một số tỉnh/thành phố rút ra bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hà Nội; thực trạng thực hiện tại Hà Nội và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện chất lượng công tác QLNN về BHTN tại thành phố Hà Nội. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp cấp tỉnh/thành phố 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Thất nghiệp a. Khái niệm thất nghiệp Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bàn luận. Song cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp. Luật Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt BHTN) cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”. Tại Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc, đang đi tìm việc làm. Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”. Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2