BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
________________<br />
<br />
VĂN THỊ LỆ HIỀN<br />
<br />
HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC<br />
TRONG THƠ HOÀNG CẦM<br />
Chuyên ngành : Lý luận văn học<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 22 32<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh -2009<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu<br />
Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại<br />
học cùng tập thể các Thầy, Cô khoa Ngữ văn của trường.<br />
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người<br />
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.<br />
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi rất<br />
nhiều trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Là loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù, văn học thu hút sự quan tâm<br />
nghiên cứu, sự tìm tòi, khám phám không chỉ với giới nghiên cứu mà rộng ra, với<br />
cả những người yêu thích và biết thưởng thức văn chương. Bước vào thế giới đa<br />
chiều văn học, mỗi người, bằng khả năng, sở trường, sự tâm đắc và niềm đam mê<br />
của mình, sẽ bàn về văn học từ những góc nhìn khác nhau, những phương diện khác<br />
nhau của một lĩnh vực vốn phong phú về đặc điểm và đa dạng trong sự biểu hiện.<br />
Việc tìm hiểu, đánh giá cái hay, cái đẹp, giá trị của một tác phẩm, một tác giả, một<br />
trào lưu văn học cần rất nhiều thời gian và công sức. Những tác giả lớn là những đài<br />
kỉ niệm sống, được xếp hàng ngang và mỗi tác phẩm hay là một nốt nhạc riêng,<br />
mang cung bậc và sức âm vang riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng với vẻ đẹp<br />
độc đáo của khu vườn văn học.<br />
1.2. Nền văn học ta giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX là<br />
thời ngự trị của những đại danh hào, những giá trị cổ điển bậc nhất như: Nguyễn<br />
Du, Hồ Xuân Hương…, những tên tuổi đã làm rạng danh nền văn học nước nhà. Và<br />
giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, bên cạnh những tên tuổi như: Nam Cao, Vũ Trọng<br />
Phụng, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…, Hoàng Cầm là một<br />
hiện tượng tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.<br />
Dấn thân trên bước đường kịch nghệ và thi ca, với Hoàng Cầm, đâu chỉ là cái<br />
duyên mà như là một thiên mệnh. Quả vậy, chất chứa trong hồn người thi sĩ Hoàng<br />
Cầm là niềm mê đắm khôn nguôi với đời và với thơ ca. Phất cánh diều thơ từ rất<br />
sớm, chàng thi sĩ tự nhận mình có duyên với làng quê và có nợ với thi ca ấy, trọn<br />
đời một lòng chung thủy với nàng thơ, lấy thơ làm cứu cánh, làm mục đích và lẽ<br />
sống cho mình. Tiếng thơ Hoàng Cầm không ồn ào mà khiêm nhường, lặng lẽ, sâu<br />
lắng. Giọng thơ Hoàng Cầm mượt mà, đầy sức quyến rũ, bởi hơn ai hết, nhà thơ có<br />
biệt tài trong việc khai thác chất men say của thơ và hơn thế, còn sở hữu một thế<br />
giới nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hóa làng quê Việt. Thơ ông đẹp vẻ đẹp thướt<br />
tha mà dạt dào, hào sảng, óng ả, thanh cao mà ngọt ngào, lắng đọng. Bước vào thế<br />
giới ấy, người đọc sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước nét bút tài hoa mà rất đỗi nguyên<br />
khôi, một hồn thơ đặc biệt tinh tế và nhạy cảm. Vậy nên, dù gia tài văn chương thi<br />
nhân để lại cho đời không thật nhiều song những tiếng vọng từ sâu thẳm tâm can<br />
ông, qua thơ, lại có ấn tượng không nhỏ trong lòng người đọc.<br />
<br />
1.3. Làm nên tên tuổi của Hoàng Cầm trên văn đàn, bên cạnh những sáng tác<br />
thơ còn phải nói đến những tác phẩm văn xuôi và kịch thơ nổi tiếng. Đương nhiên,<br />
chỉ với mảng sáng tạo đầy chất mộng của mình, Hoàng Cầm đã xứng đáng được<br />
xem là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Giữa<br />
mênh mông cuộc đời, tâm hồn anh minh, sâu lắng và luôn luôn rộng mở ấy, tiếng<br />
thơ tràn đầy nhiệt huyết và giàu trải nghiệm về cuộc sống ấy đã không thể lẫn vào<br />
đâu được, càng không thể phai mờ được. Tuy vậy, đời thơ nhiều tìm tòi, nhiều trăn<br />
trở Hoàng Cầm, trước nay vẫn chưa có được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Sự<br />
yêu thích và niềm trân trọng của người thưởng thức đối với thi phẩm ông là không<br />
thể diễn tả hết nhưng việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những<br />
tiểu luận ngắn. Nhìn lại những cống hiến to lớn của Hoàng Cầm đối với nền thi ca<br />
nước nhà, sẽ thấy, rất cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu đối<br />
với di sản thơ ca quý giá của ông, để cho, cuộc đời sáng tạo không mệt mỏi ấy được<br />
tri ân một cách đúng nghĩa.<br />
Với những lẽ trên, chúng tôi thực hiện luận văn nghiên cứu: Hồn – Tình –<br />
Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm với mong muốn phát hiện ra những điểm sáng<br />
giá trị trong thơ ông, khẳng định một lần nữa tài năng và những đóng góp nhất định<br />
của thi nhân trong dòng chảy lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Điều đó, thiết<br />
nghĩ, có ý nghĩa không nhỏ đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ<br />
Hoàng Cầm.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Ý thức được giá trị to lớn của nguồn thơ Hoàng Cầm, nhận thấy có những<br />
vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây hoặc chỉ đề cập hoặc có quan tâm<br />
khai thác, song vì lý do nào đó, đã chưa triển khai được một cách sâu sắc, chúng tôi<br />
nghiên cứu mảng vấn đề: Hồn - Tình – Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm với mục<br />
đích tìm hiểu những phần sâu hơn, khám phá được nhiều hơn chất ngọc tiềm ẩn<br />
trong những sáng tác thơ của ông. Việc tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu<br />
của những người đi trước trong quá trình làm luận văn nhằm hướng đến trang bị<br />
cho người đọc những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về di sản thơ Hoàng Cầm. Nét<br />
văn phong riêng, sự sáng tạo đặc sắc và độc đáo của người nghệ sĩ tài hoa Hoàng<br />
Cầm cũng được khẳng định theo đó.<br />
Mục đích đặt ra là không nhỏ, những gì có thể làm được hẳn cũng chưa phải<br />
là tất cả khi sự nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Dẫu vậy, bằng niềm say mê và<br />
lòng nhiệt thành, chúng tôi rất mong mang lại những đóng góp mới mẻ, dù nhỏ, cho<br />
<br />
ngành nghiên cứu văn học.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Nếu những vở kịch thơ và những trang văn xuôi của Hoàng Cầm bộc lộ một<br />
bề dày văn hóa cùng những trải nghiệm về đời, về nghệ thuật sâu sắc và thấu đáo thì<br />
suối thơ của ông chính là dòng sông tâm hồn ông – nơi luôn đầy ắp những con sóng<br />
dạt dào, trẻ trung và ngọt mát. Quả là, ở lĩnh vực nào Hoàng Cầm cũng tạo ra được<br />
ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Song có lẽ, với thi ca, sức bung tỏa của tài năng<br />
và mạch cảm xúc bất tận trong tâm hồn ông mới thực sự tuôn trào. Luận văn không<br />
đề cập đến toàn bộ sáng tác của Hoàng Cầm mà chỉ tập trung nghiên cứu phần thơ<br />
của thi nhân. Ở đó, chúng tôi cũng không bàn đến mọi phương diện về nội dung và<br />
nghệ thuật mà chỉ đi sâu tìm hiểu cái hay, nét đẹp của thơ ông qua những yếu tố về<br />
hồn thơ, tình thơ, hình ảnh và nhạc điệu trong thơ.<br />
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra ấy, chúng tôi khảo sát toàn bộ<br />
sáng tác thơ của Hoàng Cầm, cụ thể qua những tập thơ: “Mưa Thuận Thành”, NXB<br />
Văn hóa 1991; “Bên kia sông Đuống”, NXB Văn học 1993; “Lá Diêu Bông”, NXB<br />
Văn học 1993; “Về Kinh Bắc”, NXB Văn học 1994; “Men đá vàng”, NXB Văn<br />
học 1995; và “99 tình khúc”, NXB Văn học 1996. Ngoài ra, Hoàng Cầm còn có<br />
nhiều tác phẩm thơ được in trên các báo và tạp chí song chúng tôi chỉ xem đó như là<br />
những tài liệu tham khảo hữu ích cũng như những sáng tác văn xuôi và kịch thơ vậy.<br />
Tuy sự nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đế mà đề tài đặt ra nhưng để<br />
những điều ấy được khai thác trọn vẹn, được làm sáng rõ, người nghiên cứu đặt<br />
chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với toàn bộ sáng tác của Hoàng Cầm,<br />
với cả những sáng tác văn xuôi và kịch thơ của ông. Và trong chừng mực nhất định,<br />
sự liên hệ, đối sánh những nét độc đáo, đặc sắc trong thơ Hoàng Cầm với sáng tác<br />
thơ của một số tác giả trước, sau hay cùng thời với thi nhân nhằm khẳng định nét<br />
đẹp riêng của tiếng thơ ông, xét thấy cũng là điều cần thiết.<br />
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br />
Thơ Hoàng Cầm như chính con người ông, thu hút sự quan tâm của mọi<br />
người không phải bằng sự ồn ào, làm say mê lòng người không phải từ sự trau<br />
chuốt đến bóng bẩy bởi lớp ngôn từ nhiều phép tắc. Vẻ đẹp thơ ông toát ra từ thế<br />
giới tâm hồn, từ tình cảm bao la mà rất mực chân thành của một nhà thơ suốt đời<br />
tận tụy vì nghệ thuật, xem thơ là lẽ sống của mình. Sức quyến rũ kì lạ của thơ<br />
Hoàng Cầm khiến cho những ai yêu thơ khó lòng mà dứt ra được, để rồi càng thấy<br />
thương hơn, quý hơn tấm lòng và tài nghệ con người ấy. Tuy vậy, nhìn lại lịch sử<br />
<br />