Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
lượt xem 11
download
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi. Luận văn trình bày về cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật và các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi; phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, triết luận về cái đẹp và đời sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thanh Huyền PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thanh Huyền PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH TÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- KÝ HỌA NHÀ THƠ Ý NHI
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Lê Thị Thanh Tâm tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và luôn động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập, làm luận văn. Nhà thơ Ý Nhi đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho luận văn của em. Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn ở trường. Các Thầy, Cô trong hội đồng đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến cho luận văn của em. Lê Thị Thanh Huyền
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục DẪN LUẬN ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI ............. 11 1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật.......................................................11 1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi ................................14 1.2.1. Hoàn cảnh xã hội – thời đại .....................................................................14 1.1.2. Nền tảng quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ ...............18 1.3. Khái lược về các chặng đường sáng tác thơ Ý Nhi ........................................21 Chương 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ, THỂ LOẠI, KẾT CẤU ................................................................... 34 2.1. Phong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật .........................................................34 2.1.1. Ngôn từ giản dị mà chân thành ................................................................35 2.1.2. Ngôn từ mang tính khái quát, triết luận ...................................................41 2.1.3. Một số biện pháp tu từ tiêu biểu ..............................................................46 2.2. Phong cách thể loại.........................................................................................57 2.2.1. Thơ tự do – thể nghiệm và thành tựu.......................................................58 2.2.2. Bản lĩnh cách tân trong thể thơ năm chữ .................................................62 2.3. Phong cách kết cấu .........................................................................................67 2.3.1. Kết cấu theo mô hình triết luận................................................................67 2.3.2. Cách tạo khoảng lặng trong kết cấu thơ ..................................................71 Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG ...................................................... 77 3.1. Cơ sở nghiên cứu ............................................................................................77 3.1.1. Về khái niệm triết luận ............................................................................77
- 3.1.2. Xung quanh vấn đề cái đẹp và đời sống trong thơ Ý Nhi .......................78 3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp ................80 3.2.1. Triết luận về cái đẹp khách quan .............................................................80 3.2.2. Triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ.............................................86 3.2.3. Triết luận về vẻ đẹp của tâm hồn tri ân ...................................................94 3.3. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi từ góc độ triết luận về đời sống .............102 3.3.1. Triết luận về đời sống qua các biểu tượng thơ ......................................102 3.3.2. Triết luận về đời sống qua các phạm trù đối lập....................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 123
- DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Trên một đất nước thi ca như ở Việt Nam ta thì việc sáng tác thơ có thể ví như một mạch nước ngầm không bao giờ cạn kiệt. Mạch ngầm đó chứa đựng một lượng không nhỏ những khoáng chất giá trị làm nên sự giàu có của văn hóa – văn học dân tộc. Một trong những khoáng chất quý báu của nền văn học Việt Nam ta là lực lượng nữ thi sĩ. Theo thời gian, những nữ thi sĩ đã khẳng định một vị trí nhất định trên thi đàn dân tộc. Giở lại những trang viết của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, chúng ta tự hào không chỉ có một Hồ Xuân Hương ngổn ngang bao nỗi dở dang, một bà huyện Thanh Quan trang nghiêm, trăn trở trong nỗi u hoài thế sự mà còn tỏa sáng những cái tên của giới nữ lưu những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như: Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương, Tương Phố… Rồi đến phong trào Thơ Mới thi đàn xuất hiện những Nguyễn Thị Kiêm, Anh Thơ, Thu Hồng, Vân Đài, Ngân Giang, Hằng Phương, Mộng Tuyết… Trong kháng chiến và thời kì hòa bình thơ nữ vẫn để lại những thi âm “dịu dàng mà sâu lắng lạ” của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ… Cho đến hôm nay thơ nữ vẫn mang trong nó những vẻ đẹp rất riêng nhưng rất hiển nhiên và cố hữu của văn chương. Và việc tìm hiểu về một nhà thơ nữ cùng phong cách thơ của họ là việc làm hữu ích để kết luận thuyết phục sức sống mạnh mẽ của thi ca Việt Nam nói chung và thơ nữ nói riêng. Ý Nhi - một nhà thơ nữ khá nổi bật của thơ ca cuối giai đoạn chống Mỹ - một gương mặt ấn tượng của thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới. Vượt qua những dòng thơ dễ dãi, “ngòn ngọt” của một thời, Ý Nhi tìm được một chất thơ mới lạ với một bút pháp rất riêng. Với giải thưởng của Hội nhà văn năm 1986 cho tập thơ Người đàn bàn ngồi đan thì Ý Nhi đã khẳng được độ chín của một tài thơ. Người đàn bà ngồi đan trở thành “hiện tượng” của văn học một thời gian dài
- sau đó vì rất nhiều vấn đề mang tính thơ ca đương đại được đặt ra và đòi hỏi tìm hiểu. Cho đến nay nhà thơ đã có được một khối lượng sáng tác phong phú gồm gần chục tập thơ. Ngoài ra còn có những tập sách chân dung, bút kí khá ấn tượng. Tất cả làm nên vị trí văn học sử của nhà thơ Ý Nhi. Cùng với sự thay đổi của đời sống, ta có thể thấy thơ Ý Nhi đã và đang định hình một phong cách viết mới lạ buộc người đọc phải thay đổi chính mình, trước hết là về cách đọc và cảm nhận thơ. Ý Nhi và phong cách thơ Ý Nhi gây hứng thú cho nhiều bạn đọc yêu thơ và các nhà nghiên cứu thơ. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ những bài phê bình ngắn về một phương diện, hay những cảm nhận chung chung về một tập thơ hoặc một bài thơ trên các trang báo và mạng xã hội chứ chưa thành một hệ thống mang tính chất tổng hợp những vấn đề thi pháp hình thành phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi” là thử thách thú vị. Tìm hiểu “Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi”, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện sự đóng góp của Ý Nhi cho thơ ca và cố gắng chỉ ra những thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật của nhà thơ, nhằm khẳng định những phương diện cơ bản nhất trong phong cách sáng tác của nhà thơ Ý Nhi. 2. Lịch sử vấn đề Theo thống kê của chúng tôi, đến thời điểm này đã có trên dưới bốn mươi bài viết về thơ Ý Nhi trên các báo và tạp chí đồng thời cũng đã có một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật của bà. Đó là những nghiên cứu có giá trị của Mã Giang Lân, Chu Văn Sơn, Lưu Khánh Thơ, Trần Trung, Nguyễn Hoàng Sơn, Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Minh Thái, Ngô Thị Kim Cúc, Ngô Thị Hoa… Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao thơ Ý Nhi, khẳng định giọng thơ và vị trí thơ rất riêng của bà. Thơ của Ý Nhi có nét giản dị của cuộc sống đời thường mà lại đậm chất suy nghĩ, chất trí tuệ. Để thấy rõ hơn quá trình phát triển
- và đánh giá thơ Ý Nhi, ở phần này chúng tôi lược khảo vấn đề theo tiêu chí, phạm vi nghiên cứu. 2.1. Những tuyển tập in thơ Ý Nhi Theo quan điểm của chúng tôi, không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi và sáng tác của một nhà thơ được chọn in trong các tuyển tập. Khi làm công tác tuyển thơ, phần nào đó các nhà biên soạn đã có sự cân nhắc về vai trò và vị trí của một nhà thơ, một tác phẩm thơ đối với đời sống văn học. Vì vậy sự chọn lọc đó, ở một phương diện nhất định có thể được xem là một sự “định giá”. Và những bài thơ của Ý Nhi được chọn in trong các tuyển tập thơ trong nước và thế giới phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ và tính vấn đề trong thơ Ý Nhi. Có thể kể đến những tuyển tập sau: Cuốn 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỉ XX (từ cuộc bình chọn do Trung tâm Văn hóa Doanh Nhân và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức năm 2005) đã in tác phẩm Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi. Lời giới thiệu sau đây của người soạn sách đã phần nào khái quát được đặt trưng phong cách thơ Ý Nhi: “Sau một vài lần thử sức, Ý Nhi thờ ơ với thơ cho đến tận năm 1978, khi chị lao động thật sự nghiêm túc để cho ra đời tập thơ Đến với dòng sông. Thơ của Ý Nhi đầy nữ tính lại có chất trí tuệ, mang nỗi khắc khoải khôn nguôi của chị trước những gì trông thấy và cảm nhận”. Với 2 bài thơ Lời bài hát và Buổi sáng được (Nguyễn Đỗ?) tuyển in trong tập Black dog, black night, Ý Nhi trở thành một trong số 15 nhà thơ Việt Nam được vinh dự ghi tên mình vào tổng tập LitFinder (Người tìm ánh sáng). Thơ Ý Nhi cũng có mặt trong cuốn Thơ nữ Việt Nam từ xưa đến nay của NXB Phụ nữ phối hợp với NXB Feminist thuộc đại học thành phố New York vừa ra mắt bạn đọc tại Mỹ. Ngoài ra thơ Ý Nhi còn được chọn đăng trong các tập thơ dành riêng cho nữ thi sĩ như: Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam, Các nhà thơ nữ Việt Nam – sáng
- tác và phê bình, Thơ nữ Việt Nam, Tuyển chọn 1945 – 1995, Tinh hoa thơ Việt (cuốn 2)… 2.2. Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về các tập thơ của Ý Nhi Sau khi tập thơ Người đàn bà ngồi đan ra đời và đoạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1985, thơ Ý Nhi trở thành tâm điểm của những người yêu thơ, của các nhà phê bình, nghiên cứu… Thơ Ý Nhi thành công ở một chặng đường mới mẻ, phù hợp với tâm thế của một đất nước vừa hùng dũng bước ra khỏi chiến tranh vừa ngập ngừng trong cuộc sống hòa bình đầy bất trắc. 2.2.1. Về tập thơ Người đàn bà ngồi đan và bài thơ cùng tên Ngay khi tập thơ ra đời, Mã Giang Lân viết bài Người đàn bà ngồi đan và khẳng định hướng tìm tòi và phẩm chất thơ Ý Nhi là hướng vào nội tâm. Ông cho rằng Ý Nhi có những mạnh bạo trong tư duy sáng tạo, câu thơ có độ khái quát, độ sâu, bút pháp chính là hồi tưởng. Thơ Ý Nhi tuy không dễ cảm nhận nhưng lại là một giọng thơ khiến người đọc yêu mến vì sự chân thành tột bậc. Với Người đàn ngồi đan, Ý Nhi thật sự đã thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật khá cứng cỏi và sắc sảo. Trong bài viết Trò chuyện về thơ với “Người đàn bà ngồi đan”, Nguyễn Thị Minh Thái nhận định đây là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp thơ Ý Nhi; là tập thơ đánh dấu một phong cách, giọng điệu thơ rất riêng của Ý Nhi. Từ đó, tác giả khái quát thơ Ý Nhi là bút pháp của một con người bên ngoài thì lạnh lùng nhưng trong lòng thì hôi hổi cảm xúc: “đằng sau cái vẻ ngoài gần như lạnh lùng khép kín ấy, là trái tim ấm nóng, cái tình chín muộn của người đàn bà làm thơ”. Nguyễn Hoàng Sơn trong Ý Nhi qua tuyển thơ phát hiện thơ Ý Nhi là “một giọng thơ mới lạ, đương vào độ chín” ngay khi tập Người đàn bà ngồi đan xuất hiện. Ý Nhi có nhiều bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc nhưng được biết đến nhiều nhất có lẽ vẫn là bài Người đàn bà ngồi đan. Bài thơ được xem là một trong số những bài thơ hay nhất của thế kỉ XX và nhận được khá nhiều ý kiến
- bình luận, phân tích khác nhau trên các blog cá nhân và phương tiện thông tin. Trong số đó, có thể kể đến sự chú ý của Nguyễn Hoàng Sơn về sự “ngắn gọn, không vần, lập tứ rất vững” và biểu tượng đẹp, kiêu sa, bí ẩn của cuộc đời thông qua hình tượng người đàn bà ngồi đan. Hay như Khánh Phương đã thấy được ý nghĩa dự báo của bài thơ: “Ngoài ý nghĩa về sự nước đôi của sự sống, cái gì cũng có thể vừa là nó vừa là điều ngược lại, bài thơ còn mang ý nghĩa dự báo”. Hà Ánh Minh lại khai thác “cánh cửa nhiều chiều” của cuộc sống qua nghệ thuật ẩn dụ và suy tưởng của nhà thơ. Từ đó thấy được ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và quan niệm sáng tạo nghệ thuật của nữ thi nhân. Còn tác giả Trần Trung trong một bài bình về tác phẩm cũng đã khẳng định vẻ đẹp giản dị về nội dung, hình thức và sức gợi của bài thơ. Tập thơ Người đàn bà ngồi đan và bài thơ cùng tên đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ Ý Nhi. Từ sau khi tập thơ và bài thơ này ra đời tên tuổi nhà thơ trở thành niềm tự hào của thế hệ các nhà thơ đương đại Việt Nam. Cùng với tuổi đời và tuổi nghề, những tập thơ: Ngày thường, Mưa tuyết, Gương mặt, Vườn đã khẳng định những đóng góp tích cực đáng quí của phong cách thơ Ý Nhi trong nền thơ ca Việt Nam. 2.2.2. Về những tập thơ khác Sau Người đàn bà ngồi đan, tập Ngày thường của Ý Nhi cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một số bình luận của Chu Văn Sơn theo chúng tôi là rất xác đáng. Trong bài Sự giải tỏa bằng thơ Chu Văn Sơn cho rằng tập Ngày thường “một lần nữa làm sáng danh cho định nghĩa “thơ trước hết là sự giải tỏa của tâm trạng”. Ở đó Ý Nhi đang “gắng hình dung ra khuôn mặt tinh thần” của những người mà bà yêu mến cả tài năng và phẩm hạnh. Theo ông, những chân dung đó thực ra đều là những “bức tự họa” của chính cái Tôi tác giả. Trong bài viết này Chu Văn Sơn nhận ra một cách sắc sảo một lối thơ khác của Ý Nhi. Đó là việc nhà thơ “phổ cái Tôi của mình vào nhân vật, ngay cả những nhân vật vốn có, những số phận xác định” bằng “kỹ thuật ký họa nhanh”, “chớp
- lấy những khoảnh khắc xuất thần trong hình thể nhân vật”. Điều này giúp Ý Nhi phác họa được tâm trạng nhân vật đồng thời bộc lộ được nỗi niềm của mình: “dùng triết luận như hỏa lực mạnh đột phá vào tâm trạng rồi phổ vào đó nỗi niềm của chính mình”. Khi tập Mưa tuyết và Gương mặt xuất bản, Chu Văn Sơn lại có bài Đến với từng bông tuyết. Trong bài này, tác giả đã thấy được sự nhất quán giữa thơ và đời của Ý Nhi. Từ hình tượng “những bông tuyết nhẹ nhàng, tinh trong, buốt giá”, tác giả đã nghĩ đến “sự trầm tĩnh và chất thơ của sự trầm tĩnh” trong con người Ý Nhi. Khi so sánh hai tập thơ, Chu Văn Sơn cũng đã chỉ ra đặc trưng riêng của từng tập, giúp người đọc thấy được sự khổ công, tận tụy của người làm nghệ thuật. Ông cho rằng: “Mưa tuyết nghiêng về Thiên tính phụ nữ, Gương mặt lại nghiêng về Thiên tính nghệ sĩ, nhưng tựu trung đều là chuyện chân ngã”. Tập thơ Vườn của Ý Nhi cũng nhận được sự quan tâm của bạn đọc qua các bài viết như: Nỗi khắc khoải từ miền kí ức của Lưu Khánh Thơ, Thơ tình của một đời người của Thúy Nga…Mỗi tác giả đều có những phát hiện rất riêng trên các bình diện khác nhau của tập thơ. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh thơ thì nhận ra nhiều khoảnh khắc tâm trạng, loại tâm trạng được dồn nén bởi suy tư và cảm xúc của nhà thơ trong một khuôn khổ “luôn bị phá vỡ”, một “ngôn ngữ thơ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng và hết sức kiệm lời” và nhịp điệu là “nhịp điệu của tâm trạng”. Còn tác giả Thúy Nga thì phát hiện sự đan xen giữa tình yêu và nỗi buồn trong tập thơ, một “tình yêu lại đậm đặc, đậm đặc hơn nhiều tập thơ của những ngày trẻ hơn” và “nỗi buồn không đau đớn vật vã, không gọi tên được, nhưng cứ âm ỉ trong lòng, cứ trong ngần như những giọt nước mắt lặng lẽ”. 2.3. Những nhận định, phân tích, đánh giá chung về thơ Ý Nhi Trong bài viết Thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Hưng đã khẳng định bút pháp thơ Ý Nhi là bút pháp “trữ tình gián cách” và cảm xúc thơ Ý Nhi là “cảm xúc được kiềm nén hoặc để nguội”. Lời nhận định này được Ý Nhi rất tâm đắc vì nó
- đúng với tâm hồn và quan niệm về thơ của bà. Ngoài ra Hoàng Hưng còn nhắc đến thể thơ “không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để”. Cũng như các nhà nghiên cứu khác, ông cũng thấy được tính nghịch lí hai mặt trong thơ Ý Nhi và cho rằng: “đây là lối thơ hiếm thấy trong đời sống thơ ca quen thuộc lâu nay ở Việt Nam”. Trong bài Ý Nhi – một nghiệp thơ không bao giờ hết dây dưa, Khánh Phương chủ ý nêu lên phạm vi phản ánh trong thơ Ý Nhi. Thơ Ý Nhi phản ánh cuộc sống trên phạm vi rộng với rất nhiều cảnh vật và con người, nhưng ở đó Ý Nhi thường “soi mình vào nhiều kiểu người khác nhau trong xã hội để phần nào vẽ nên chân dung của bản thân”. Và cuối cùng Khánh Phương đã rút ra một nét cá biệt trong thơ Ý Nhi, đó là: “nhà thơ luôn mong muốn là người khám phá sắc sảo đối với tất cả các góc cạnh cuộc sống”. Tác giả Hà Ánh Minh cũng là người có sự quan tâm khá sâu sắc đối với thơ Ý Nhi. Trong bài Mạch đập thơ Ý Nhi – dòng ưu tư chảy xiết, Hà Ánh Minh đã rất tinh tế khi phát hiện và phân tích tính cảm xúc và trí tuệ trong thơ Ý Nhi. Với một lối thơ “không thể ngâm, chỉ có thể đọc, không thể trở thành lời của bài hát” nhưng “sức trào dâng vẫn dào dạt” đã khẳng định một nét phong cách rất riêng của thơ Ý Nhi. Trong một bài viết khác, bài Lửa từ trái tim trần run rẩy, Hà Ánh Minh lại thấy được sức ảnh hưởng của tinh thần nghệ sĩ đã bùng lên ngọn lửa yêu thơ trong lòng người đọc: “Một giọng thơ buồn nhưng không lụy, một trái tim trần run rẩy trước nỗi đau và hạnh phúc nhưng đầy kiêu hãnh về phẩm giá con người, những bài thơ không dễ trình bày trước đám đông nhưng sẽ để lại nỗi nhớ sâu đậm trong lòng người đọc...” Trong bài Thơ tình Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Thái viết: “Ý Nhi có một lối thơ tình kín đáo, dịu dàng và đắm đuối như hoa quỳnh hiếm hoi, nở muộn, chỉ nở một lần, thơm một lần và dâng hiến một lần vào thời khắc ngắn ngủi vào giữa đêm”. Cách cảm nhận này giàu thi cảm và sức gợi, dường như đã “điểm” trúng một huyệt đạo thơ quan trọng của Ý Nhi. Đó là một
- hồn thơ của đêm, trong đêm và tạo ra những đắm đuối, yên lặng của đêm. Một đề xuất rất có giá trị. Ở mảng này một lần nữa phải nhắc đến Chu Văn Sơn. Những nhận định, bình giải về thơ Ý Nhi luôn được ông nghiên cứu sâu và đầy đủ. Lời nguyện cho nỗi yên hàn là một bài viết rất tinh tế và sâu sắc về thơ Ý Nhi cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Cũng cần phải kể đến bài viết khá xuất sắc về thơ Ý Nhi của một tác giả nữ đầy cá tính – Lê Hồ Quang - bài Thơ Ý Nhi hành trình trong lặng lẽ. Bài viết đã đánh giá rất đúng mực những nét đẹp tâm hồn cũng như yếu tố trí tuệ thông qua những triết luận về cuộc sống và con người rất riêng của Ý Nhi. Những bài viết trên là nguồn tư liệu phong phú giúp khơi mở những luận điểm cho đề tài Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn là đặc điểm phong cách thơ Ý Nhi thông qua những biểu hiện mang tính hình thức như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu; đồng thời cũng cố gắng tìm hiểu những nét triết luận đặc trưng của Ý Nhi như là một điểm nhấn của phong cách về mặt nội dung. Về phạm vi khảo sát, luận văn nghiên cứu thơ Ý Nhi qua các tập thơ đã được xuất bản: - Trái tim nỗi nhớ (1974) - Đến với dòng sông (1978) - Cây trong phố - chờ trăng (1981) - Người đàn bà ngồi đan (1985) - Ngày thường (1987) - Mưa tuyết (1991) - Gương mặt (1991) - Vườn (1999) - Thơ Ý Nhi (2000)
- - Thơ với tuổi thơ (2002) 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, hệ thống Qua việc phân tích tác phẩm thơ cụ thể, phân tích những biểu hiện nghệ thuật cụ thể chúng tôi tìm ra những nét đẹp đặc biệt, thường xuyên xuất hiện, có tính tương đối bền vững của thơ Ý Nhi. Từ đó, chúng tôi cố gắng gọi tên những nét riêng đó và đưa chúng vào một chỉnh thể có thứ tự, lớp lang. - Phương pháp so sánh Việc so sánh thơ Ý Nhi và các nhà thơ khác chắc chắn sẽ cho chúng ta cái nhìn khách quan về tính độc đáo, riêng biệt của thơ bà. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Đặt thơ ý Nhi trên nhiều bình diện khác nhau để nghiên cứu, chúng tôi mong nhìn thấy vẻ đẹp trọn vẹn của phong cách thơ Ý Nhi. Cụ thể, ở luận văn này chúng tôi đặt thơ Ý Nhi trong cái nhìn mang tính mỹ học (chủ yếu ở quan niệm về cái đẹp), và cái nhìn của văn hóa học (chủ yếu ở phương diện đời sống xã hội) để làm nổi bật tính triết lý trong thơ Ý Nhi. Ngoài ba phương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng bổ sung thêm thao tác thống kê, phân loại và áp dụng cách phân tích thi pháp học. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được phân thành ba chương, triển khai các luận điểm như sau: Chương 1: Những vấn đề chung Chương này khái lược những vấn đề cơ bản về nghiên cứu phong cách nghệ thuật, giới thiệu cuộc đời sự nghiệp thơ Ý Nhi và lý giải sự hình thành phong cách thơ Ý Nhi, bao gồm các tiểu mục như sau: 1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật 1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi 1.3. Khái lược về các chặng đường sáng tác thơ Ý Nhi
- Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ ngôn ngữ, thể loại, kết cấu Chương 2 cụ thể hóa những vấn đề đặt ra từ chương 1, phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật của thơ Ý Nhi trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, gồm các tiểu mục: 2.1. Phong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật 2.2. Phong cách nghệ thuật 2.3. Phong cách kết cấu Chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp và đời sống Chương 3 khai thác chất triết luận trong thơ Ý Nhi qua cách nhìn về cái đẹp và đời sống, gồm các tiểu mục: 3.1. Cơ sở nghiên cứu 3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp 3.3. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triêt luận về đời sống
- Chương 1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI 1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật Do tiếp cận đề tài trên bình diện phong cách của một tác giả chứ không phải phong cách nghệ thuật nói chung hay phong cách của các trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách thời đại nên luận văn không đi sâu trình bày lịch sử những vấn đề lý luận về phong cách học và những mối quan hệ đa dạng, phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Ở phần này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc lược thuật những quan niệm về phong cách. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát, đối chiếu cụ thể vào văn bản nghệ thuật của Ý Nhi nhằm hệ thống hóa những nét độc đáo, tiêu biểu, nhất quán, có ý nghĩa thẩm mỹ cao trong sáng tác thơ ca của bà. Trên thế giới quan niệm về phong cách lâu nay vẫn tồn tại dưới rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Khrapchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, có thể có trên dưới mười quan niệm khác nhau về phong cách. Tác giả đưa ra các quan niệm tiêu biểu của D.Likhachev, A.Grogorian, V.Turbin, V.Jirrmunxki, V.Kôvalép, L.Nôvichencô, V.Đnéprov, R.Yakobxưn…Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu: phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cách nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn…Với cách quan niệm này, ta thấy theo Khrapchencô phong cách nghệ thuật liên quan rất sâu đậm với nội dung tư tưởng tác phẩm. Ở Việt Nam, khái niệm phong cách được đề cập qua các tài liệu lý luận thường dùng trong nhà trường như: Nhà văn – Tư tưởng – Phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Một số vấn đề thi pháp học của Trần Đình Sử, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ học của Hoàng Trinh, Phong cách học
- tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến… Tất nhiên khi đề cập tới khái niệm này các tác giả thể hiện những cách hiểu khác nhau về phong cách nghệ thuật. Chẳng hạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm phong cách chỉ thuần túy được biểu hiện ở hình thức, qua hình thức tác phẩm [35]; hay Phan Ngọc thì cho rằng phong cách được biểu hiện cả ở nội dung lẫn hình thức: phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất các yếu tố nội dung và hình thức [73]; hay Từ điển văn học tập 2 thì cho rằng phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc từ trong ý thức nghệ thuật của nhà văn nghĩa là hình thức phải mang tính nội dung [81]. Tuy mỗi người có các cách quan niệm khác nhau về phong cách nhưng nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: Phong cách là thước đo tài năng và bản lĩnh của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật [109]. Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của một tác giả, chúng tôi thấy: các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở các định nghĩa đã có để từ đó thể hiện quan niệm về phong cách của mình tùy thuộc vào đặc trưng riêng của nhà văn, nhà thơ mà mình nghiên cứu. Bằng cách này, chúng tôi đã tổng hợp thành hệ thống những hiểu biết của mình về phong cách nhằm dùng nó để tiếp cận các tác phẩm thơ Ý Nhi với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của bà. Một số quan điểm nghiên cứu chúng tôi nhấn mạnh như cơ sở của đề tài, bao gồm: a) Khái niệm phong cách hay phong cách văn học, phong cách nghệ thuật đã xuất hiện từ lâu trong sáng tác cũng như nghiên cứu khoa học ngữ văn. Phong cách được viết theo tiếng Pháp là “Style”, tiếng Hy Lạp cổ đại là “Stylos”, tiếng La Tinh là “Stylus”. Ban đầu phong cách dùng để chỉ dụng cụ để viết, về sau dùng để chỉ “nét bút” rồi sau cùng mang nghĩa là “cách viết”.
- b) Ngày nay phong cách không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhưng dù ở lĩnh vực nào, phong cách bao giờ cũng là hệ thống những đặc điểm tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng, khu biệt hiện tượng này với hiện tượng khác.[40]. Chính vì vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy không phải ai cũng có phong cách, không phải nhà thơ nào cũng tạo dựng được một phong cách, một “khuôn mặt tinh thần” của riêng mình. Chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài năng, có bản lĩnh nghệ thuật, biết sử dụng các phương tiện hình thức theo một cách nào đó rất riêng mà vẫn tạo được thể thống nhất mang sức hấp dẫn, khơi gợi mỹ cảm nơi người khác mới được xem là có phong cách. c) Tuy phong cách có thể được xét ở nhiều cấp độ, trên nhiều bình diện, nhưng trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu về phong cách của một nhà văn, một tác giả là quan trọng nhất. Bởi vì suy cho cùng, phong cách của nhà văn góp phần làm nên đặc điểm phong cách của thời đại và phong cách của nhà văn luôn luôn được thể hiện thông qua tác phẩm, làm nên phong cách của tác phẩm… Chúng tôi xem phong cách của nhà văn chính là phẩm chất sáng tạo cao nhất trong quá trình hiện thực hóa đời sống bằng phương tiện ngôn từ nghệ thuật. Nói như M. Gorki rằng: người nghệ sĩ cần lấy cái gì là của riêng mình …(bởi vì) một người không có cái gì của riêng mình thì người đó chẳng có cái gì hết. Người nghiên cứu phải đặc biệt chú ý những yếu tố được lặp đi lặp lại, những yếu tố nổi trội, những điểm-nhấn-sáng thường xuyên xuất hiện trong hệ thống tác phẩm với sự bền vững, nhất quán ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó khiến cho những sáng tác của nhà văn đó có diện mạo, cốt cách riêng biệt, độc đáo không thể trộn lẫn với bất kì ai khác. d) Luận văn quan niệm phong cách nghệ thuật là một chỉnh thể không tách rời giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa hình thức và nội dung. Phong cách có vẻ được nhìn thấy rõ hơn trên phương diện hình thức nhưng cái nền tảng triết học của hình thức ấy vẫn là một nội dung rộng rãi, sâu xa. Vì vậy, cái cuối cùng của
- phong cách vẫn là cái đẹp được thể hiện một cách độc đáo, làm nên “cốt cách”, “khí chất”, “phong vị” của tác phẩm. Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách được thể hiện trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo của nhà văn. Phong cách có thể được hình thành ngay từ lúc nhà văn mới cầm bút và từ đây bắt đầu vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họ yêu thích. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ khi bắt đầu cầm bút mới là lúc họ may mò, lựa chọn và dần định hình phong cách. Phong cách từ thế tiềm năng được khơi dậy mạnh mẽ và phát tiết thành tài năng. Vì thế nên có rất nhiều ý kiến thống nhất rằng: phong cách một mặt do tài năng bẩm sinh của người nghệ sĩ, nhưng mặt khác quan trọng hơn là kết quả của quá trình đào luyện lâu dài, quá trình lăn lộn trải nghiệm đời sống, quá trình tổng hợp và phát triển không ngừng nghỉ của tâm hồn, trí tuệ, công học hỏi và rèn luyện của nhà văn. Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà văn không khổ công lao động nghệ thuật thì tài năng ấy cũng dừng lại ở dạng tiềm năng và đôi khi không được nhận ra hoặc đôi khi nhận ra nhưng lại không tránh khỏi sự mai một. Để khẳng định được phong cách đòi hỏi nhà văn phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, bền bỉ và say mê. Trên cơ sở nhận thức về phong cách như vậy, cùng với sự trợ giúp của các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi cố gắng vận dụng để tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi. 1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi 1.2.1. Hoàn cảnh xã hội – thời đại Mối quan hệ giữa nhà văn và thời đại là mối quan hệ khăng khít, khó tách rời. Điều này cũng giống như con người sống và hít thở bầu không khí ở miền đất nào, ăn hạt gạo, uống ngụm nước của vùng quê nào thì nói được cái giọng của vùng quê ấy mà thôi. Đối với Ý Nhi thì sự ảnh hưởng của thời đại đến sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn