Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
lượt xem 8
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh nêu lên cảm hứng nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh; hình tượng quê hương, đất nước và hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh; nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Với các bạn chuyên ngành Văn học thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ NGUYỄN VĂN THƯƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2010.
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 2 3T T 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 3 3T T 3 1.Lí do chọn đề tài: ........................................................................................................................................ 3 3T 3T 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................................. 3 3T 3T 3.Lịch sử vấn đề:............................................................................................................................................ 4 3T 3T 4.Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................................................... 25 3T 3T 5.Những đóng góp mới của luận văn: ........................................................................................................... 26 3T 3T CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỮU THỈNH. ........................................ 27 3T T 3 1.1.Cảm hứng nghệ thuật: ............................................................................................................................ 27 3T 3T 1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh: .......................................................................................... 29 3T T 3 1.2.1.Cảm hứng thế sự: ............................................................................................................................ 29 3T 3T 1.2.2. Cảm hứng trữ tình: ......................................................................................................................... 54 3T 3T CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI 3T TRONG THƠ HỮU THỈNH. .............................................................................................................. 71 3T 2.1. Hình tượng quê hương, đất nước trong thơ Hữu Thỉnh: ......................................................................... 71 3T T 3 2.1.1 Hình tượng quê hương, đất nước trong chiến tranh. ......................................................................... 72 3T T 3 2.2.2 Hình tượng quê hương, đất nước trong thời bình. ............................................................................ 78 3T T 3 2.2 Hình tượng con người trong thơ Hữu Thỉnh: .......................................................................................... 87 3T T 3 2.2.1 Hình tượng người lính: .................................................................................................................... 87 3T 3T 2.2.1.1. Hình tượng người lính trong chiến tranh: ................................................................................. 87 T 3 T 3 2.2.1.2. Hình tượng người lính sau chiến tranh: .................................................................................... 97 T 3 T 3 2. 2. 2 Hình tượng người mẹ: ................................................................................................................. 106 3T 3T 2.2.2.1. Hình tượng người mẹ trong chiến tranh. ............................................................................... 106 T 3 T 3 2.2.2.2. Hình tượng người mẹ sau chiến tranh. .................................................................................. 120 T 3 T 3 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH ........................................................................... 128 3T T 3 3.1. Ngôn ngữ: ........................................................................................................................................... 128 3T T 3 3.1.1. Tiếp thu văn học, văn hóa dân gian: .............................................................................................. 128 3T T 3 3.1.2. Ngôn ngữ đời thường. .................................................................................................................. 137 3T 3T 3.2. Giọng điệu: ........................................................................................................................................ 142 3T 3T 3.2.1. Giọng điệu tâm tình: ..................................................................................................................... 145 3T 3T 3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí: ............................................................................................................. 153 3T 3T 3.3. Nghệ thuật cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh: .............................................................................................. 164 3T T 3 3.3.1. Khái niệm cấu tứ trong thơ trữ tình: .............................................................................................. 164 3T T 3 3.3.2. Cấu tứ trong thơ Hữu Thỉnh: ........................................................................................................ 167 3T 3T KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 174 3T T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 178 3T 3T
- MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông như: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy…hầu hết đã được tìm hiểu một cách có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Trong khi đó, thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, mặc dù đã được khám phá qua một vài công trình và không ít các bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự có mặt của một công trình hệ thống, có sức mạnh thâu tóm toàn bộ những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã có những đóng góp nhất định nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần thiết. Việc làm này về mặt khoa học không chỉ cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh; nhận diện ra được đặc trưng phong cách riêng của nhà thơ trong cái nhìn so sánh, mà còn có ý nghĩa lịch sử. Do vậy, luận văn này sẽ tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trước những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này như sau: chúng tôi chỉ nghiên cứu thơ của Hữu Thỉnh (không xét đến thể loại trường ca) bao gồm tất cả những tập thơ của Hữu Thỉnh. Do đó, có thể xác định các tài liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn là: Toàn bộ các tập thơ của Hữu Thỉnh và các bài thơ lẻ được in chung với trường ca của ông. Những bài nghiên cứu, bài giới thiệu thơ Hữu Thỉnh. Những tài liệu lí luận văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
- Bên cạnh đó, trong những trường hợp cụ thể nhất định, không loại trừ khả năng chúng tôi sử dụng trường ca của chính tác giả hay một số tác phẩm thơ, tập thơ của những nhà thơ khác để liên hệ đối chiếu. 3.Lịch sử vấn đề: Sau khi tìm hiểu những nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy có không ít các bài viết về thơ Hữu Thỉnh. Ở đây, chúng tôi xin được phép sơ lược nội dung cơ bản của số bài viết mà theo chúng tôi chúng có giá trị thiết thực đối với luận văn. Có thể nói công trình nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh một cách có hệ thống và công phu đầu tiên là chuyên luận Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản [130]. Chuyên luận gồm 4 chương, “chương thứ nhất nhằm giới thiệu khái quát về thơ Hữu Thỉnh, còn lại ba chương là để lần lượt giải quyết ba nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, tìm hiểu con người với tư cách là hạt nhân cốt lõi của thế giới nghệ thuật; thứ hai, tìm hiểu về không gian, thời gian, những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật; và cuối cùng là tìm hiểu những phương thức và phương tiện tổ chức thế giới nghệ thuật như kết cấu, ngôn ngữ” [130, 179]. Trong chương thứ hai: quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Nguyên Tản đã trình bày ba dạng con người quan trọng nhất trong thơ Hữu Thỉnh: con người đồng cảm, con người tình nghĩa và con người cô đơn. Thứ nhất: con người đồng cảm. Theo Nguyễn Nguyên Tản, có hai chiều đồng cảm chủ yếu trong thơ Hữu Thỉnh, và hai chiều đồng cảm này tạo thành một thể thống nhất trong tác phẩm trữ tình trên cơ sở gắn bó giữa nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. “Trong đó, ở chiều thứ nhất, nhà thơ tìm sự đồng cảm của mọi người với những tâm tư tình cảm của anh và thế hệ. Nhà thơ không ngần ngại bộc lộ thân phận và những nỗi niềm của thế hệ mình, thế hệ nhà thơ tự ý thức [130, 20]. Và trong chiều kích thứ nhất, “con người trong thơ Hữu Thỉnh là con người - tâm sự, con người - đối thoại”. Tác giả cũng không quên chỉ ra đặc trưng của đối tượng hô gọi trong thơ Hữu Thỉnh trong sự đối chiếu với các nhà thơ đương thời. Đó là “những người, vật cụ thể, những người thân, đồng đội, rất xác đinh; gọi để
- giãi bày, chia sẻ tâm tình” [130, 24]. Và một đặc điểm đáng lưu tâm nữa, “nhân vật đối thoại trong thơ Hữu Thỉnh phần nhiều là vắng mặt trong cuộc thoại, cách trở không gian, có khi cách trở âm dương, nhưng lại hiện ra rõ nét trong tâm tưởng và hình dung của nhà thơ” [130, 24]. Biểu hiện cụ thể của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh cũng được khám phá đúng mực. Theo đó, “con người tâm sự nhìn vào mọi vật đều thấy có tâm sự” [130, 25] và điều này được đảm bảo bằng một suối nguồn sức mạnh lí tưởng của chủ thể:“thường đồng nhất suy tư của mình với những vui buồn, ấm lạnh của thế giới xung quanh, và nhiều khi nó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm tình, thể hiện tư tưởng “đồng hóa thế giới”” [130, 26]. Đây cũng là lời giải thích hợp lí cho việc “không e ngại bộc lộ những tình cảm riêng tư, đời thường ngay cả trong thơ về chiến tranh” [130, 29]. Nhưng có lẽ điều khiến suy nghĩ chúng ta dừng lại lâu hơn ở sự ngẫm nghĩ về nét đặc trưng của con người tâm sự trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những đặc điểm nêu trên. Và theo Nguyễn Nguyên Tản, nét khu biệt này là “cái riêng tư đôi khi lại trổi lên” một cách mạnh mẽ rõ rệt so với những đồng nghiệp đương thời bởi lẽ “theo quan niệm của Hữu Thỉnh, cá nhân là chủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [130, 32]. Ở chiều kích thứ hai con người đồng cảm trong thơ Hữu Thỉnh đã “hóa thân sâu sắc vào các “nhân vật trữ tình nhập vai”, diễn tả một cách xúc động và tinh tế thế giới tâm hồn của chúng trong từng cảnh ngộ cụ thể” [130, 34]. Và nét đặc sắc nhất trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh chính là những nét vẽ thành hình của chiều sâu tâm lí, tình cảm: “Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi chiều cảm xúc, nỗi niềm hạnh phúc và khổ đau, nhẫn nại hi sinh mà chứa chan hy vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng cảm với nỗi đau thương bất hạnh, thiệt thòi, hi sinh” [130, 34]. Thứ hai: Con người tình nghĩa. Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang tấm lòng thơm thảo với quê hương và hiếu nghĩa với mẹ. Đó cũng là con người của sự biết ơn sâu sắc trước tình thương lớn lao từ hậu phương, từ sự sẻ chia đùm bọc của các đồng nơi chiến trường. Mọi
- vật của quê hương (con suối, bờ tre, cánh rừng, ngôi nhà, bầu trời, ngọn lửa…) đều trở thành đối tượng để nhà thơ bộc bạch tiếng nói tri ân. Sở hữu một tấm lòng trắc ẩn luôn tồn tại dưới dạng thức sẵn sàng rung động một cách mãnh liệt trước những éo le của đời sống cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng của con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh (những ai vắng mặt trên đời khi chưa kịp ăn bữa cơm cuối cùng, những người vợ có chồng hi sinh ngoài biển, giờ bước thêm bước nữa, những người vượt biên, xác để lại giữa biển khơi,…). Thứ đến là những nỗi niềm nhớ thương vời vợi của con người tình nghĩa. Thơ Hữu Thỉnh có sự hiện hữu một tần số cao của các từ “nhớ thương” trong tất cả các thể loại, trường ca cũng như thơ ngắn. Thứ ba: Con người cô đơn. Trong phần này tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự hình thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn. Bởi như đã nêu ở trên, anh là người của khát vọng được đồng cảm, cháy bỏng, da diết, bức xúc” [130, 53]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện cụ thể của con người này trong thơ Hữu Thỉnh (chủ yếu là trường ca Biển và tập Thư mùa đông). Sự góp mặt ở tần số cao của cảm giác này trong mảng thơ tình Hữu Thỉnh cũng được tác giả chú ý phân tích ở hầu hết các vết xước dễ nhận diện của nó. Nhưng quan trọng hơn, người viết đã tựa vào đặc điểm này để làm đòn bẩy cho một sự giải thích mang tính chất nhân quả: chính sự cô đơn dày đặc đã thai nghén và chỉ huy sở thích ưa triết lí của thơ Hữu Thỉnh. Trong chương tiếp theo, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những biểu hiện của không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh. Về không gian nghệ thuật. Trong phần này, tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ thuật cụ thể như: không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước; không gian làng quê và một số dạng không gian khác.
- Thứ nhất: không gian con đường. Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách chia nhỏ nó thành hai dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời bình. Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường cụ thể trên những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con đường đầy chông gai, gian khổ; nhưng cũng không vắng bóng niềm vui, những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn ngợp hết lòng cổ vũ cho người chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong trường ca Đường tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính” [130, 72] để “trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng đường giải phóng nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử” [130, 74]. Trong giai đoạn thời bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ nét của nó. “Trong trường ca Biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở chiến trường đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình cho một thế hệ con người” [130,78]. Còn “con đường trong Thư mùa đông là đường đời, con đường của nhà thơ với tư cách một cá nhân – đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình” [130, 78]. Tác giả còn chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường trong hai giai đoạn sáng tác này: “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” [130, 78]. Thứ hai: Không gian thiên nhiên, đất nước. Theo Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng núi Trường Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này cũng như tính ước lệ, tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển. Thứ ba: Không gian làng quê. Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của không gian làng
- quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm màu sắc của hồn quê đồng bằng trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra được mối liên đối âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các dạng không gian khác như: chiến trường, hải đảo,…để chỉ ra những giá trị thiết thực của chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề. Bên cạnh ba dạng không gian chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua một sô biểu tượng không gian khác như: hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa. Về thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật được tác giả mổ xẻ trên hai phương diện: trong thơ trữ tình – sử thi và trong thơ trữ tình thế sự. - Trong thơ trữ tình sử thi. Vấn đề này được giải mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật, thời gian đồng hiện và nhịp độ trần thuật. + Điểm nhìn trần thuật. Trên cơ sở phân tích và chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình chung nhất của điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn sinh động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận: “Sự miêu tả, trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm nhìn hiện tại (…). Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ đó ngược dòng quá khứ hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái hiện bao giờ cũng được quy kết về cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn” cho đến đích của sự kiện” [130, 100]. + Thời gian đồng hiện: “Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu Thỉnh” [130,104]. Và “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở các trường ca Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên, nhưng không phải là cái hiện tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động” [130, 108].
- + Nhịp độ trần thuật. Trong phần này, tác giả chỉ ra các cách thức cơ bản tạo nên nhịp độ trần thuật trong thơ Hữu Thỉnh: sự phối hợp giữa các thành phần trần thuật, sự luân phiên, phối xen các sự kiện cũng như các đoạn tả cảnh, tả tình, hồi tưởng… - Trong thơ trữ tình thế sự. Đặc điểm đáng lưu tâm nhất của thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của Hữu Thỉnh là thước đo âm bản cho những nỗi thảng thốt lo ngại không ngừng trước sự hủy hoại của các giá trị, là sự ngưng trệ trong cảm giác trước những nỗi đau muôn thuở của con người, là sự nhanh chân trong toan tính để đưa con người tiến gần hơn đến bến bờ tuyệt vọng. Trong chương bốn, tác giả chuyên luận trình bày những đặc điểm cơ bản về thi pháp kết cấu và ngôn từ nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh. - Thi pháp kết cấu chia thành hai phần nhỏ: kết cấu trường ca và kết cấu thơ trữ tình. Về kết cấu của trường ca. Người viết đã cố gắng nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt kết cấu của trường ca Hữu Thỉnh và khá thành công với kết quả thu được của mình. Theo tác giả, phép liên tưởng như là một nguyên tắc kết cấu chủ yếu nhất trong trường ca Hữu Thỉnh. Nhưng rõ ràng đó không phải nhân vật duy nhất ta bắt gặp trong vở tuồng sinh động này. Bởi lẽ nhà thơ còn kết hợp nó với các thủ pháp khác như: kết cấu theo chủ đề và tư tưởng chủ đề (chẳng hạn trường ca Sức bền của đất), theo thời gian - không gian (Đường tới thành phố), theo lịch trình nhân vật, theo chuỗi liên tưởng ( đây là dạng kết cấu “phổ biến và nổi bật nhất trong các trường ca của Hữu Thỉnh” [130, 127]). Về kết cấu của thơ trữ tình. Theo Nguyễn Nguyên Tản, các bài thơ ngắn trong Tiếng hát trong rừng và Thư mùa đông “có kết cấu thật đa dạng, tuy nhiên có thể quy về 6 kiểu kết cấu: kết cấu theo bằng liên tưởng kết hợp với kết cấu theo thời gian và không gian, kết cấu theo logic quy nạp, kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu theo thời gian, kết cấu đối xứng – tương phản, kết cấu theo lối trùng điệp ý” [130, 131]. Trong đó, các bài thơ thuộc Tiếng hát trong
- rừng được biết đến như những bài thơ có dạng kết cấu giản dị hơn so với phần còn lại của sự so sánh. - Ngôn từ nghệ thuật. Ở phần này tác giả nghiên cứu các phương diện: phương thức tạo hình, gợi cảm và phương thức nhạc điệu. + Phương thức tạo hình gợi cảm. Thứ nhất: về mặt từ ngữ. Trong phần này tác giả đã đi sâu vào việc phân tích một cách cụ thể những biểu hiện của ngôn ngữ dân dã, đời thường trong thơ Hữu Thỉnh và xem đây như một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Thứ hai: Các phương thức biểu hiện ngữ nghĩa. Ba phương thức được khơi sâu nhất mà các con chữ trong phần này có trách nhiệm gánh lấy là: so sánh ẩn sụ và nhân hóa. Và trong từng phương thức nghệ thuật, tác giả đã không tiếc công mô hình hóa thật cụ thể những dạng thức nhỏ của từng loại cũng như không ngừng tạo dựng và củng cố ở chúng ta cảm giác yên tâm và tin tưởng vào những điều mà tác giả đã trình bày. (Chẳng hạn, có bốn dạng so sánh cơ bản trong thơ Hữu Thỉnh). Theo Nguyễn Nguyên Tản, trong thơ ngắn của Hữu Thỉnh, so sánh và nhân hóa là phương thức chủ yếu trong giai đoạn sáng tác trong chiến tranh; trong khi ngôi vị thống ngự của nó trong giai đoạn sáng tác trong thời bình (Thư mùa đông) là phương thức ẩn dụ. Trong biện pháp ẩn dụ, tác giả tìm hiểu ở các cấp độ: ẩn dụ cụm từ, ẩn dụ cấp độ câu. Và trong ẩn dụ cấp độ câu, “ta thấy nổi lên tư tưởng đồng hóa thế giới nội tâm của con người thông qua phương thức “ngoại giới hóa nội tâm và nội tâm hóa ngoại giới” [130, 154]. Theo tác giả, đây chính là căn nguyên “đem đến cho thơ Hữu Thỉnh một “chất xa lạ mê ly”, một thứ bùa mê đầy quyến rũ” [130, 155]. Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ý một đặc điểm khá quan trọng khác về phương thức ẩn dụ trong thơ Hữu Thỉnh. Đó là sự góp mặt của các điển cố: “Thơ Hữu Thỉnh chứa khá nhiều điển cố. Điều đặc biệt là những điển cố mà thơ anh gợi ra không hề có tính bác học mà đậm chất dân dã, lấy từ ca dao, tục ngữ, cổ tích của dân tộc” [130, 158]. + Nhạc điệu. Tác giả giải quyết sức nặng của vấn đề bằng việc đào sâu các yếu tố: nhịp điệu, tiết tấu, vần, sự trùng điệp và đối xứng trong ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Thể thơ trong thơ Hữu Thỉnh khá đa dạng nhưng đặc trưng nhịp điệu thơ Hữu Thỉnh nằm ở
- các bài thơ năm chữ, tám chữ và tự do. Vần trong thơ Hữu Thỉnh cũng khước từ những khuôn khổ chật hẹp của thi luật, “anh không ngại sử dụng vần thông, thậm chí vần ép (ép vận), nhiều trường hợp lặp lại nguyên cả tiếng có gieo vần” [130, 169]. Nhưng bất chấp điều đó “nhạc tính trong thơ Hữu Thỉnh vẫn rất dồi dào do anh rất chú ý đến sự hòa hòa thanh điệu, tiết tấu” [130, 169]. Bên cạnh công trình trên của Nguyễn Nguyên Tản, còn có một số công trình và bài viết khác về nội dung hay nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Thứ nhất: về phương diện nghệ thuật. - Về giọng điệu: Trong bài viết “Nhân đọc Từ chiến hào tới thành phố” [135], Đào Thái Tôn đã đưa ra những đánh giá “sơ bộ” về thành công và hạn chế của tập thơ cùng tên của Hữu Thỉnh. Tác giả của bài viết ngắn này đã có những nhận xét đáng chú ý về giọng điệu của thơ Hữu Thỉnh: “…tôi đã thấy ở anh cái gì riêng trong giọng thơ, trong cách biểu hiện. Một trong những cái riêng đó là sự vận dụng nhuần nhị chất liệu văn học và cách nói của tục ngữ ca dao Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ” [135]. Ở một chỗ khác, Đào Thái Tôn đã có cái nhìn khá sâu sắc: “Nếu Thanh Thảo trong trường ca của mình cho bạn đọc một cách nói mới, thậm chí táo bạo trong thơ so với trước đó - một cách nói thông minh, sắc sảo làm người đọc có cảm giác rằng khi anh viết anh nghĩ rồi mới cảm thì Hữu Thỉnh dân dã đằm thắm mượt mà và thủ thỉ như quê mùa làm cho người đọc được cảm nhận ít khi phải qua khâu nghĩ ngợi. Nếu Thanh Thảo hát bè cao thì Hữu Thỉnh hát bè trầm.” [135]. Nguyễn Trọng Tạo cũng đọc lại “Thư mùa đông” qua bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê” [131]. Trong bài viết khá ngắn này, Nguyễn Trọng Tạo đã có những nhận xét đáng chú ý về phương diện giọng điệu. Và ông bắt mạch được “giọng” của Hữu Thỉnh trong sự so sánh với Thanh Thảo: “Nếu như hồn thơ Thanh Thảo là những tia chớp từ trên trời xuống thì hồn thơ Hữu Thỉnh là sự xum xuê của cây cối từ đất lên” [131]. Và tác giả cũng cho rằng: “Chính cái giọng nhà quê ấy đã tạo nên thần sắc cho thơ Hữu Thỉnh” [131]. Điểm yếu và điểm mạnh trong nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh cũng
- được lưu ý: “Đọc thơ Hữu Thỉnh lâu nay dễ nhận thấy anh chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là nhà thơ nhiều câu ít bài, kể cũng có lí của họ” [131]. Trên tạp chí nghiên cứu văn học số 9, năm 2003, Nguyễn Đăng Điệp đã trình bày những suy nghĩ của mình về “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” [30]. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những thay đổi cơ bản về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh trước và sau chiến tranh, cũng như đưa ra đánh giá của mình về giọng điệu thơ của tác giả. Sự thay đổi về giọng điệu của thơ Hữu Thỉnh những năm sau chiến tranh so với những năm chiến tranh đã được chỉ rõ: “Cái chất ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong “Đường tới thành phố” và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho chất giọng ưu tư, chua chát đau đời” [30]. Sự chuyển biến này có thể nhìn nhận một cách rõ ràng qua các phương diện: tư duy thơ và cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình. Thứ nhất: sự thay đổi về tư duy thơ: “Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất với Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ chống Mỹ nói chung là lời tâm niệm “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính hướng nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những loa âu khắc khoải, những bể dâu cuộc đời được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Không còn ở đây cái nhìn của chúng tôi mà là cái nhìn của chính tôi” [30]. Thứ hai: sự thay đổi về cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình: “Đó là cái tôi đa diện mà mặt trội của nó là những suy tư về cõi người. Đó không phải là cái tôi hiện lên trong quầng sáng sử thi mà là hiện lên trong chính cuộc sống thô ráp thường ngày” [30]. Về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh, tác giả cho rằng: “Thơ Hữu Thỉnh không nghiêng về gam giọng sôi nổi, hào hùng mà nghiên về trầm lắng” [30]. Và trong cái trầm lắng đó, người ta bắt gặp: “Cảm xúc đau đớn, xót xa thường trực trong hồn thơ Hữu Thỉnh hiện ra như một ám ảnh, trở thành nhịp mạnh trong cấu trúc giọng điệu thơ anh. Tuy nhiên, chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những suy tư không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng” [30]. Trong bài viết “Hữu Thỉnh và chút thảng thốt trước thời gian”, Nguyễn Hoàng Sơn ngoài việc đưa ra một số đánh giá về nội dung chủ đạo của tập Thương lượng với thời gian, cũng đã có lời nhận xét về sự giọng điệu của Hữu Thỉnh trong tập thơ này.
- Theo tác giả bài viết, cách dùng những hình ảnh thơ trực tiếp “có thể làm cho giọng điệu thơ phong phú hơn” nhưng đó không phải là nét đặc trưng của giọng điệu thơ Hữu Thỉnh: “Dầu sao thì đây cũng là một hướng nỗ lực đổi mới, tuy còn lâu mới thay thế được giọng thơ chủ đạo: tình cảm, nhỏ nhẹ, tài hoa, đôi khi bay bướm trong mô - típ dân gian..., giọng thơ làm nên bản sắc của Hữu Thỉnh” [116]. - Về mặt ngôn ngữ: Trên mục văn hóa số ra ngày 23/07/2007, báo Bình Thuận đăng bài viết:“Đọc tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh” của Đỗ Quang Vinh. Trong bài viết khá ngắn này, tác giả đã đưa ra những nhận xét đáng lưu ý về nghệ thuật của tập thơ nói riêng và phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh nói chung. Tác giả nhận diện hai phương diện nổi bật của nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: tiếp thu những tinh hoa ca dao tục ngữ truyền thống và cách chắc lọc dồn nén của thơ Đường: “Về nghệ thuật, anh vẫn tiếp tục đi sâu, phát huy thế mạnh của bút pháp truyền thống; đồng thời có sự trăn trở, tìm tòi, cách tân một cách chừng mực, thận trọng (…). Vẫn là những câu thơ mang “hồn vía” ca dao, tục ngữ dân gian nhưng khi lọc qua tư duy của Hữu Thỉnh thì nó bỗng đẹp lên một cách lung linh và mới mẻ như vừa được phát hiện lần dầu (…). Hữu Thỉnh học tập cái chắt lọc, dồn nén của Đường thi và tỏ ra kiệm lời hơn về mặt ngôn từ để tạo cho người đọc một tâm thế tiếp cận thâm trầm, hướng nội theo thi pháp phương Đông” [171]. Nguyễn Văn Tùng trong bài viết “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là gì” [137] cũng đã lưu ý một khía cạnh nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ của Hữu Thỉnh: “Phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chủ yếu thể hiện ở phương diện ngôn ngữ”. Trong đó, tác giả bài viết cho phép nhận định của mình dừng chân ở khai mặt đáng chú ý. Thứ nhất: “ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh thẩm thấu được nhiều vẻ đẹp của ngôn ngữ dân gian”. Tác giả bài viết này cũng đi đến cái cốt lõi của cách tiếp thu đó: “Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn những nét tinh túy nghệ thuật từ những câu tục ngữ, ca dao trong thơ mình và điều đó tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt” [137]. Thứ hai: tính triết luận của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: “Tính triết luận sâu sắc cũng là một đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Vì thế nhà thơ đã dâng tặng bạn đọc
- những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về thế giới tâm hồn con người ẩn chứa bao điều bất ngờ thú vị” [137]. Có thể nói công trình nghiên cứu đáng nhớ nhất về mặt ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh trong những năm gần đây là luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hoa: “Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” [56]. Trong công trình này, một cách hệ thống, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu hai phương diện nghệ thuật nổi bật trong ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp. Dĩ nhiên, tất cả những gì có thể thu hoạch được của công trình không thể không cần đến sự trợ giúp đầy hiệu quả - ánh sáng hổ trợ của các lí thuyết ngôn ngữ học. Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, như sự nhận xét của chính tác giả, chúng ta muốn gọi luận văn này là “sự vận dụng lí thuyết ngôn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào việc nghiên cứu hai hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh” [56,108]. Một điều đáng lưu ý nữa, một nét giản dị thông minh để có thể đảm bảo tính tập trung của vấn đề, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ dừng lại ở tập “Từ chiến hào tới thành phố” của Hữu Thỉnh. Trong tất cả sự cố gắng đáng biểu dương của tác giả, hai khía cạnh nghệ thuật này đã lần lượt được trình bày một cách khá cụ thể và thuyết phục ở khía cạnh biểu hiện cụ thể cũng như những giá trị nghệ thuật mà nó tạo dựng trong văn bản thơ. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận (29 trang) trình bày những khái niệm cơ bản về liên kết văn bản và hệ thống các phép liên kết văn bản. Chương 2: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (28 trang) trình bày một cách cụ thể những dạng thức của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp với sự chắc chắn của các số liệu thống kê cụ thể. Về phép lặp từ vựng, tác giả khảo sát ở hai khía cạnh: lặp từ và lặp ngữ. Trong phép lặp từ, người viết thống kê cụ thể các dạng thức: lặp danh từ, động từ, tính từ, phó từ, đại từ, số từ, kết từ, trợ từ. Theo đó, tác giả đã dẫn chúng ta đi đến sự khẳng định: lặp danh từ là dạng thức lặp từ vựng phổ biến nhất trong thơ Hữu Thỉnh. Cụ thể, chúng ta có thể dẫn ra đây kết quả khảo sát của tác giả [56, 49]. Lặp Lặp Tiểu Lặp Lặp Lặp Lặp Lặp số Lặp Tổng danh động loại tính từ đại từ phó từ kết từ từ trợ từ số từ từ
- Số lần 107 35 6 25 19 15 9 9 225 lặp Tỉ lệ 47,6% 15,5% 2,6% 11,1% 8,4% 6,6% 4,0% 4,0% 100% Trong phần tìm hiểu phép lặp ngữ trong thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Thị Hoa đã đưa ra những số liệu cụ thể của hai dạng lặp ngữ phổ biến nhất trong thơ Hữu Thỉnh: lặp ngữ danh từ và ngữ động từ. Tiểu loại Lặp ngữ danh từ Lặp ngữ động từ Tổng số Số lần lặp 80 72 152 Tỉ lệ (%) 52,3% 47,4% 100% Bên cạnh đó, căn cứ vào vị trí của các yếu tố lặp, người viết cũng đã khảo sát phép lặp từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh ở các dạng: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp vòng tròn, lặp đầu – cuối, lặp đầu, lặp cuối. Tương tự như các phần trên, tác giả cũng cung cấp cho chúng ta những con số thống kê cụ thể, mà từ đó có thể bật lên những lời kết luận chính xác về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Tiểu Lặp nối Lặp cách Lặp vòng Lặp đầu – Lặp đầu Lặp cuối loại tiếp quãng tròn cuối Số lần 15 181 17 13 45 11 lặp Tỉ lệ 5,3% 64,2% 6,02% 4,6% 16,0% 3,9% Số liệu thống kê cho thấy phép lặp cách quãng là dạng lặp nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh. Thứ hai: Phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh.
- Dựa vào số liệu thống kê, tác giả đã đi đến sự khẳng định: “So với phép lặp từ vựng, thì lặp ngữ pháp được sử dụng ít hơn trong thơ Hữu Thỉnh” [56, 57]. Người viết tìm hiểu hiện tượng này trong thơ Hữu Thỉnh ở các dạng thức cụ thể của nó bao gồm: lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa, và lặp khác. Trong đó, “lặp đủ trong thơ Hữu Thỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất” [56, 57]. Trong phần tiểu kết của chương này, Nguyễn Thị Hoa đã cung cấp cho chúng ta những kết luận mang tính chất tổng kết vô cùng quan trọng về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh: “Trong lặp từ vựng, tác giả sử dụng lặp từ vựng dưới nhiều hình thức song chủ yếu là kiểu lặp cách quãng, lặp đầu và lặp từ. Còn lặp vòng tròn, lặp đầu - cuối và lặp ngữ chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn. Và phần lớn ở khối lượng thực từ với tần số cao. Đối với ph́ép lặp ngữ pháp, tác giả sử dụng lặp đủ với số lượng nhiều nhất. Còn lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác sử dụng với tần số rất thấp. Tuy nhiên, lặp ngữ pháp vẫn tạo nên sự liên kết và giá trị ngữ nghĩa riêng biệt” [56, 59 – 60]. Chương 3: Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (45 trang). Trong chương này tác giả phân tích và miêu tả cụ thể những giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu ở các khía cạnh tạo nên giá trị nhận thức, giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm, giá trị liên kết và nhạc điệu cho câu thơ. Trong từng trường hợp cụ thể, người viết đã cố gắng bám sát văn bản thơ để có thể ghi nhận và giải thích từng khía cạnh cụ thể của vấn đề. Đáng chú ý, tác giả cũng không quên đúc kết lại vấn đề trong một nhận xét mang tính tổng kết: “Hiện tượng lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh đã góp phần tạo tính nhạc và nhịp điệu hài hòa cho câu thơ. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả cho tác phẩm, đồng thời còn nhấn mạnh, trình bày để duy trì chủ đề cho văn bản, tô đậm hình ảnh, hình tượng và còn tạo ra giá trị biểu cảm gây nên những cảm xúc trong lòng độc giả và diễn đạt chính xác tư tưởng tác giả. Lặp từ vựng còn tạo nên mối liên kết vững chắc cho tác phẩm. Hiện tượng lặp ngữ pháp tạo nên một nhịp điệu thơ rất riêng, ngoài ra còn có tác dụng duy trì sự tồn tại, miêu tả sự việc, kích thích thúc giục hành động…Lặp ngữ pháp tạo nên sự liên kết vững chắc trong cấu trúc bài thơ và những nét đẹp riêng ở tính nghệ thuật đã gây hứng thú đối với người đọc, người nghe” [56, 107].
- Như vậy, công trình “Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” là một sự cố gắng đáng ghi nhận trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả qua hai khía cạnh nghệ thuật cụ thể. Nhìn một cách tổng quát, luận văn đã “tập trung vào việc khảo sát, thống kê, miêu tả và phát hiện các giá trị, các đặc điểm cách sử dụng mà tác giả đã dùng” [56,108]. Và trong một chừng mực nào đó, tác giả đã khá thành công trong nhiệm vụ giải quyết những đòi hỏi không thể khước từ của luận văn bởi lẽ “phong cách nghệ thuật của một nhà thơ là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật. Và trong thơ Hữu Thỉnh nét riêng ấy được chúng ta phát hiện ra sự lặp đi lặp lại của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp” [56, 107]. - Về mặt phong cách: Lưu Khánh Thơ có lẽ là một trong những người đầu tiên tiếp xúc và khám phá thơ Hữu Thỉnh. Trong bài viết “Hữu Thỉnh – một phong cách thơ sáng tạo” [156], Lưu Khánh Thơ đã có những phát hiện đáng lưu tâm về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh. Theo đó, những điểm mạnh và yếu trong phong cách thơ Hữu Thỉnh được tác giả bài viết chỉ ra: “Một trong những điểm làm thơ Hữu Thỉnh thành công là sự vận dụng nhuần nhuyễn và biến đổi hợp lí, linh hoạt những câu ca dao, tục ngữ (…). Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh làm nên nét đặc sắc trong thơ anh (…). Vốn kiến thức phong phú này làm thơ Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở tư duy, cách liên tưởng độc đáo ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết. Phải chăng sự ảnh hưởng đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có được những câu thơ hay, mới lạ trong diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc?” [156]. Ở một chỗ khác trong bài viết này, người viết cũng nói thêm điểm mạnh của nhà thơ: “Mặc dù vậy, ta vẫn có cảm giác Hữu Thỉnh là cây bút có kĩ thuật và ít khi vội vàng. Chỗ mạnh của Hữu Thỉnh là sự quan sát tinh tế, sắc nhọn là cảm xúc mạnh và sâu” [156]. Hay: “dù viết ở nhiều thể loại khác nhau nhưng phẩm chất thơ Hữu Thỉnh là đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái chìm đắm yêu thương lấn át cái ồn ào sôi
- sục. Với thơ anh, người đọc cảm nhận ít khi qua khâu suy xét, nghĩ ngợi, có thể hiểu ngay và rung động với tâm tình của tác giả” [156]. Trong bài viết “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” [52] , Trần Mạnh Hảo đã đưa ra những biểu hiện về sở trường và phong cách thơ Hữu Thỉnh: “Đâu phải cứ viết nhiều là dễ lan man, còn cứ viết ngắn thì dễ hay cô đọng. Hữu Thỉnh có khả năng làm ngược lại điều đó” [52];“…Chữ nghĩa của ông khá chừng mực. Do đó thơ ông ở bề sâu về thực chất có thể thoát được “tản mạn, tràn lan”” [52]; “Hữu Thỉnh suy tưởng bằng lãng mạn, lấy mơ mộng mà nghĩ ngợi, lấy cái hư mà diễn đạt cái thực, lấy cái buâng quơ, thảng thốt mà rành mạch, mà bình tâm, lại biết lấy cái đau mà thưởng ngoạn cái vui và ngược lại”; “thực ra Hữu Thỉnh là nhà thơ của niềm cô đơn…Cái vui của Hữu Thỉnh cũng là là cái vui hụt, âm bản của nỗi buồn…Khi đụng tới nỗi buồn, nỗi đau, Hữu Thỉnh thường có được thơ hay” [52]. Lí Hoài Thu cũng góp thêm cách đánh giá, khám phá riêng của mình về thơ Hữu Thỉnh trong bài viết “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” [160]. Tác giả đã có những đánh giá vô cùng quan trọng về một số thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ Hữu Thỉnh. Thứ nhất: sự ảnh hưởng của văn học và văn hóa dân gian: “Dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người hay non sông, mây gió, thơ Hữu Thỉnh đều thấm đẫm sắc vị dân gian. Điều đó thể hiện trong cả cảm xúc, suy nghĩ lẫn chất liệu sáng tạo” [160]. Theo tác giả, thơ Hữu Thỉnh chủ yếu vận dụng từ văn hóa và văn học dân gian ở các nguồn sau: cảm hứng dân ca, sử dụng lại nguyên mẫu những câu ca dao (theo hướng tương đồng tương tác hay tương phản, đối lập). Nhưng điều đó không hề tương đương với một sự biên soạn giản đơn mà chúng ta có thể bắt gặp trơng thơ Hữu Thỉnh: “Hữu Thỉnh vừa rất có ý thức trong việc đi sâu khai thác cái hay cái đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm, sáng tạo cái mới” [160]. Bởi lẽ, “với thơ ca dân gian, Hữu Thỉnh tiếp nhận tư tưởng nhân văn, niềm cảm thông với từng số phận con người, nhưng anh biết gạt bớt phần kể lể, thở than và thay vào đấy sự đong đầy của tâm trạng” [160].
- Lí Hoài Thu cũng phát hiện một yếu tố rất đáng lưu tâm về phương diện nghệ thuật của thơ Hữu Thỉnh: “Một trong những tiềm năng của hồn thơ Hữu Thỉnh là sự nhạy cảm của trực giác” [160]. Người viết cho rằng : “Sự kết hợp giữa cái vô hình và cái hữu hình, cái cụ thể và cái trừu tượng không còn là thao tác xa lạ đối với thơ hiện đại. Điều quan trọng là anh phải tạo được cái riêng trên cơ sở của nguyên tắc chung ấy. Hữu Thỉnh tỏ ra thuần thạo và có nhiều thành công trên phương diện này” [160].Và “đây chính là một đặc điểm thi pháp nổi trội, một ưu thế của thơ Hữu Thỉnh” [160]. Thơ Hữu Thỉnh, theo Lí Hoài Thu, có sự kết hợp với tần số rất cao giữa cái hữu hình và cái vô hình mà xét từ phương diện sinh thành, ảo giác chính là bà mẹ đẻ của nó. Từ đó, tác giả cho rằng: “Ảo giác cũng là một trong những nét tiêu biểu của bút pháp tạo hình thơ Hữu Thỉnh” [160]. Tác giả cũng nêu lên đặc điểm của yếu tố ảo giác trong thơ Hữu Thỉnh: “Ảo giác trong thơ Hữu Thỉnh là sự thể hiện tư chất lành mạnh, trong sáng của tâm hồn người lính, đồng thời cũng là một thách thức mở rộng không gian hiện thực của thơ”. Và “dù viết về thiên nhiên, không gian chiến tranh hay tình yêu, thơ Hữu Thỉnh luôn luôn là sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo, giữa vật thể và tâm tưởng” [160]. Tóm lại, về đặc trưng nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, Lí Hoài Thu cho rằng: “Thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí và xúc cảm tràn trào, giữa hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi” [160]. Đỗ Quang Vinh cũng có nhận xét tương tự với Lưu Khánh Thơ về phong cách phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh: “Vẫn là sự quan sát cực kỳ tinh tế như thường thấy trong hàng loạt các bài thơ đã góp phần làm nên chân dung thơ Hữu Thỉnh, để định hình một phong cách thơ dân tộc - hiện đại” [171]. Trong bài viết “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” [30], Nguyễn Đăng Điệp còn chú ý đến tính triết lí và sự đan xen của yếu tố thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh. Ông cho rằng: “Triết lí trong thơ Hữu Thỉnh nhiều khi xuất phát từ những chi tiết rất nhỏ nhoi, bình dị” [30], và nó “được nảy sinh từ những suy ngẫm không ngừng về lẽ sống, về cách xử thế, về quan hệ người, về cái cao cả mong manh đang bị bủa vây bởi cái thấp hèn, hung bạo…” [30]. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày cách đánh giá của mình về sự đan xen của các yếu tố thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh: “Đưa thơ về phía ảo, hình
- tượng thơ sẽ lấp lánh vẻ đẹp của những giấc mơ. Đó cũng là một thủ pháp mà Hữu Thỉnh thường xuyên sử dụng” [30]. Nhưng Hữu Thỉnh không chỉ được biết đến như một nhà thơ của các yếu tố ảo mà còn, theo Nguyễn Đăng Điệp, là nhà thơ của những tứ thơ lạ: “Thơ Hữu Thỉnh không gây ấn tượng theo kiểu Lê Đạt trong “Bóng chữ” hay Nguyễn Quang Thiều trong “Sự mất ngủ của lửa”. Hữu Thỉnh là nhà thơ mạnh về tứ. Không chỉ nhuần nhuyễn trong việc lập tứ cho chỉnh thể toàn bài mà nhiều khi, trong thơ Hữu Thỉnh tứ nằm ngay ở đơn vị câu” [30]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã góp phần lí giải nguyên nhân của sự thành công của Hữu Thỉnh trên con đường đổi mới thơ của mình: “Nguyên nhân ấy nằm trong cái ăng- ten thơ Hữu Thỉnh, trong cách bắt sóng rất riêng của anh. Hữu Thỉnh là người đặc biệt nhạy cảm với vấn đề thân phận” [30]. Thanh Thảo cũng bắt gặp hơi hướng ca dao trong tập thơ này của Hữu Thỉnh. Nhưng điều quan trọng hơn, ông đã nhận diện được cái tạng thơ của nhà thơ này: “Có lẽ, cái tạng của Hữu Thỉnh nằm ở những bài thơ, câu thơ giản dị một cách dân dã, hồn hậu nhưng nặng trĩu nỗi đời” [140]. Và theo cảm quan của Thanh Thảo, sở dĩ, thơ Hữu Thỉnh có thể băng qua sự khắc khe của thị hiếu thẩm mỹ và có sức trụ lại được trong lòng bạn đọc là nhờ sự có mặt của phẩm chất dân dã, mộc mạc ấy: “Những bài thơ của Hữu Thỉnh “găm” được vào lòng người đọc, thường là những bài thơ giản dị chân tình như vậy, chứ không phải ở những câu thơ mà một số người “khen lấy được” hay lấy lòng gì đó” [140]. Thanh Thảo cũng chỉ ra được cái mạch ngầm thao túng hồn thơ Hữu Thỉnh, nơi nhà thơ có thể vượt lên trên số phận để có thể viết những dòng tâm huyết của đời mình: “Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lối riêng, và trong khi hướng về phía trước những nhà thơ cũng hướng về phía sau, về nơi từ đó mình ra đi. Hữu Thỉnh đã không quên nhìn về cái làng nghèo, mái tranh nghèo nhà mình, đã không quên cái gốc gác nông dân của mình. Và bây giờ, anh cũng không quên cái gốc lính của mình” [140]. Lê Thị Bích Hồng trong bài viết Vài kỉ niệm với nhà thơ chống Mỹ Phạm Tiến Duật [59] đã dẫn lại những suy nghĩ của nhà thơ Phạm Tiến Duật về phong cách thơ Hữu Thỉnh. Theo đó, Phạm Tiến Duật cho rằng: “Anh nói thơ Hữu Thỉnh có cách nói
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn