intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

234
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam; các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- BÙI XUÂN TIẾN THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG, HUYỆN CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG BÙI XUÂN TIẾN THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG, HUYỆN CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Nguyễn Đức Sơn Hà Nội – Năm 2020 Thang Long University Library
  3. i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Đức Sơn và Thầy PGS.TS Đào Xuân Vinh người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Y tế công cộng và khoa sau đại học Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Bắc Phong, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Học viên thực hiện Bùi Xuân Tiến
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện Bùi Xuân Tiến Thang Long University Library
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKLN Bệnh không lây nhiễm BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) ĐTĐ Đái tháo đường ĐV: Động vật HA: Huyết áp HAMT: Huyết áp mục tiêu HATB: Huyết áp trung bình HATT: Huyết áp tâm thu HATTr: Huyết áp tâm trương International Society of Hypertension ISH: (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế) NCD Non-communicable disease (Bệnh không lây nhiễm) NMCT: Nhồi máu cơ tim Quality-Adjusted Life-Year QALY (Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật) TGMB: Thời gian mắc bệnh THA: Tăng huyết áp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTYT: Trung tâm Y tế TYT: Trạm y tế WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) YTLQ Yếu tố liên quan YTNC: Yếu tố nguy cơ
  6. iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm.................................................................. 3 1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch ......................................................... 3 1.1.2. Tăng huyết áp ........................................................................................ 3 1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam .................. 14 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới ............................................... 14 1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam .......... 17 1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp. .......................................... 20 1.3.1. Tuổi ..................................................................................................... 20 1.3.2. Giới ..................................................................................................... 21 1.3.3. Béo phì ................................................................................................ 21 1.3.4. Ăn nhiều muối ..................................................................................... 22 1.3.5. Ăn nhiều chất béo................................................................................ 23 1.3.6. Ăn thiếu chất xơ .................................................................................. 23 1.3.7. Hút thuốc lá......................................................................................... 24 1.3.8. Thói quen uống rượu........................................................................... 25 1.3.9. Ít hoạt động thể lực ............................................................................. 26 1.3.10. Trình độ học vấn ............................................................................... 27 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu................................................................. 28 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 30 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 31 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 31 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 31 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................ 31 Thang Long University Library
  7. v 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. ................................................................. 31 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá. .................................. 32 2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. ...................................................... 32 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................... 34 2.4. Phương pháp thu thập thông tin. ............................................................... 36 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin. ................................................................ 36 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. ................................................................ 36 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu. ............................. 38 2.5. Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 41 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................ 41 2.6.1. Sai số ................................................................................................... 41 2.6.2. Biện pháp khống chế sai số................................................................. 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 42 2.8. Hạn chế của đề tài. .................................................................................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 43 3.2. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong ................................ 48 3.3. Một số yếu tố liên quan đến THA. ............................................................ 53 Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 59 4.1. Về thực trạng bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao phong tỉnh Hòa Bình năm 2020. ...................................................................... 59 4.2. Một số yếu tố liên quan đến THA. ............................................................ 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................... 73 PHỤ LỤC 1: ....................................................................................................... 79 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 85
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI ................................................... 4 Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999...................................... 4 Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................... 32 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=460)..................... 43 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n=460) ......................... 44 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) ................................................................................................................ 44 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo công việc hiện tại (n=460) ........ 45 Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=460) ........... 45 Bảng 3.6. Phân bố chỉ số BMI theo giới tính (n=460) ........................................ 46 Bảng 3.7. Phân bố chỉ số BMI theo nhóm tuổi (n=460) ..................................... 46 Bảng 3.8. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo giới (n=460) .............................. 47 Bảng 3.9. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo nhóm tuổi (n=460) .................... 47 Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo chỉ số nhân trắc và giới tính (n=460) ......... 48 Bảng 3.11. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong (n=460) .......... 48 Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính (n=460)........................................ 49 Bảng 3.13. Phân bố đặc điểm tăng huyết áp theo giới tính (n=460)................... 50 Bảng 3.14. Phân bố THA theo nhóm tuổi (n = 460) (n=460) ............................. 50 Bảng 3.15. Phân bố THA theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460) .......... 51 Bảng 3.16. Phân bố THA theo công việc hiện tại (n= 460) ................................ 51 Bảng 3.17. Phân bố THA theo trình độ học vấn (n = 460) ................................. 52 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460) ................................................................................... 53 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với THA (n=460) ............................. 54 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=460)............................................................................. 54 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tình trạng huyết áp (n=460) ..... 55 Thang Long University Library
  9. vii Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc với tình trạng huyết áp (n=460) ............................................................................................................................. 55 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với THA (n=460) ................. 56 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên uống rượu bia với THA (n=460) ................................................................................................................ 56 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật với THA (n=460) ....................................................................................................... 57 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên vận động thể lực với THA (n=460) ................................................................................................................ 57 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA (n=460) .................... 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................... 40 Biểu đồ 2.2. Phố bố đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA……………….. 49 Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ THA……53
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học trên nhiều lĩnh vực, người ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh dân số già do tuổi thọ ngày càng cao. Sự gia tăng nhanh dân số già là mối quan tâm chung của các nước phát triển và các nước đang phá triển vì nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết thuộc nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế, y tế … . Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi thường có bệnh mạn tính, trong đó tăng huyết áp là bệnh mạn tính phổ biến nhất. trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam là một trong số những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực. Trong năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi đã lên tới 10,5% tổng dân số [12]. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Theo Nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy năm 2016 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) chiếm 51,29 % [34], Nguyễn Thanh Ngọc năm 2007 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm 37,6% trong đó nam giới cao tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nữ giới cao tuổi [19]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008, ở người lớn (≥60 tuổi) tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 47,8% nghĩa là cứ 2 người cao tuổi ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp; năm 2012 tỷ lệ tăng huyết áp ở người >75 tuổi là 69.8%, trong đó nam là 70,5% và nữ là 68,8% [40]. Đến điều tra mới 2015-2016, có đến 47,3% người dân từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, số ca tăng huyết áp được phát hiện đã tăng từ 48,4% lên 60,9%. Còn người tăng huyết áp được điều trị tăng từ 61,1% lên 92,8%. Như vậy, với dân số gần 100 triệu người thì số người tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam ước tính khoảng 17,1 triệu người. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; Thang Long University Library
  11. 2 có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [41]. Xã Bắc Phong là một xã thuộc huyện miền núi Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tại đây đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, các chương trình thực hiện phòng chống Tăng huyết áp đã được triển khai song hiệu quả còn chưa cao. Vì vậy, một số câu hỏi như Thực trạng bệnh tăng huyết áp của người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến bệnh tăng huyết áp của người dân ở đây?…Để trả lời các câu hỏi đó và nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý y tế ở địa phương về thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và đưa ra những khuyến cáo ban đầu trong việc kiểm soát huyết áp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng bệnh Tăng huyết áp của người cao tuổi tại xã Bắc Phong - Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của nhóm đối tượng nghiên cứu.
  12. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm 1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch * Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết làm máu lưu thông trong hệ tuần hoàn, đưa máu đến các mô trong cơ thể. Trong hệ mạch máu có huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, huyết áp mao mạch. Huyết áp động mạch gồm có: - Huyết áp tâm thu (còn gọi là huyết áp tối đa) là trị số huyết áp cao nhất đo được trong chu kỳ tim. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Huyết áp tâm thu thay đổi theo tuổi, giới, trạng thái hoạt động của cơ thể. Trị số bình thường ở người trưởng thành là 90 - 140 mmHg [9]. - Huyết áp tâm trương (còn gọi là huyết áp tối thiểu) là trị số huyết áp thấp nhất đo được trong chu kỳ tim, đo được lúc tim giãn (tâm trương), do lực đàn hồi của động mạch tác động lên máu trong động mạch. Huyết áp tâm trương thay đổi theo tình trạng của thành động mạch. Trị số bình thường dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg [9]. 1.1.2. Tăng huyết áp 1.1.2.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người được gọi là tăng huyết áp (THA) khi có một trong hai hoặc cả hai trị số tăng cao hơn giá trị bình thường: Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [49]. Thang Long University Library
  13. 4 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tăng huyết áp của Tổ chức Y tế thế giới được trình bày ở trên. Khái niệm này cũng trùng hợp với khái niệm mà Bộ y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [38]. 1.1.2.2. Phân loại và các giai đoạn của THA Các giai đoạn của THA phân loại như sau: Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI Mức độ Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg) Tối ưu
  14. 5 Bình thường cao 130 – 139 85 – 89 THA độ I 140 – 159 90 – 99 THA độ II 160 – 179 100 – 109 THA độ III ≥180 ≥110 THATT đơn thuần ≥140
  15. 6 [33]. Khi các cá thể phơi nhiễm với các YTLQ một thời gian dài (thường là hàng chục năm) sẽ dẫn tới nguy cơ trung gian hay còn gọi là tình trạng tiền bệnh. Nếu không có các giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ trung gian mà vẫn tiếp tục phơi nhiễm với các YTLQ sẽ dẫn tới các BKLN như tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Và hậu quả tất yếu của những bệnh này là tử vong và tàn tật [34]. - Một số yếu tố hành vi lối sống Các YTLQ thuộc về hành vi lối sống vô cùng quan trọng trong BKLN. Một số nước, ví dụ như Nhật Bản gọi BKLN là những bệnh liên quan đến lối sống. Kiểm soát tốt các YTLQ này là cách hiệu quả nhất trong phòng bệnh BKLN. Theo WHO, 80% bệnh tim mạch, đái tháo đường có thể phòng được thông qua thực hiện lối sống lành mạnh loại bỏ các YTLQ hành vi [35]. Theo khảo sát quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam của Bùi Văn Tân và cộng sự năm 2016 cho thấy, tỷ lệ những người hút thuốc hiện tại (nam 57,7%, nữ 1,7 %), và người uống rượu (nam 25,11%, nữ 0,63%) và ở các khu vực có sự khác biệt về chế độ ăn uống, tỷ lệ dân số đô thị có chỉ số BMI trung bình cao hơn và tỷ lệ hoạt động thấp hơn[35]. Theo nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai (2014), các yếu tố như chỉ số khối lượng cơ thể, tỷ số vòng eo/vòng mông, béo bụng và ăn mặn đều có liên quan đến tăng huyết áp [25]. Tác giả Élodie Giroux (2013), thực hiện nghiên cứu Framingham về tim (được gọi tắt là nghiên cứu Framingham), là một nghiên cứu dài hạn về hệ tim mạch tiến hành trên các cư dân thị trấn Framingham, bang Massachusetts, Mỹ. Kết quả tìm thấy từ nghiên cứu Bramingham đã giúp xác định được các 06 yếu tố liên quan chính của các bệnh tim mạch, bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường và lối sống ít vận động . Tại Trung Quốc có một nghiên cứu thuần tập trên quy mô lớn (Chinese Multi-provincial Cohort Study - CMCS) thực hiện trên 16.552 người sống ở 11 tỉnh và 3.118 người sống ở Bắc Ninh, tuổi từ 5 đến 64, không có bệnh 13 mạch vành, được theo dõi từ 1992 đến 2002. Vào lúc kết
  16. 7 thúc nghiên cứu có 191 ca mắc bệnh mạch vành và 625 ca chết [36]. Nghiên cứu dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại Việt Nam (2001 - 2009) của tác giả Nguyễn Lân Việt cho thấy, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính khá phổ biến trong cộng đồng người trưởng thành ở Việt Nam, đa số các yếu tố nguy cơ này là đi với nhau thành chùm. Do đó, việc kiểm soát từng yếu tố nguy cơ riêng rẽ sẽ thu được lợi ích không nhiều so với việc can thiệp tác động đồng thời lên nhiều yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối tương quan “kiểu chữ U” giữa số huyết áp và BMI, điều này cho thấy gánh nặng THA khá nổi cộm ngay cả trên người gầy, đối tượng thường bị xem nhẹ trong các chương trình bệnh lý tim mạch. Đỗ Thái Hoà và cộng sự, nghiên cứu trên 1.200 đối tượng trung niên (40 - 59 tuổi), thuộc 4 xã thuần nông của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa tỷ lệ tăng huyết áp và nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số BMI, số đo vòng mông với các OR từ 1,84 - 2,24, p< 0,05 [26]. Hút thuốc (lá, lào): Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 - 4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này. Tác giả Aurelio Leone nghiên cứu về hút thuốc và tăng huyết áp, cho thấy có bằng chứng có sự kết hợp của hút thuốc với tăng huyết áp theo cấp số nhân làm tăng nguy cơ tim mạch [37]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc với THA (p < 0,05) [38]. Tác giả A Stallones Reuel (2015), nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch vành, cho thấy hút thuốc là liên quan đến nguyên nhân của bệnh tim mạch. Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị 14 chuẩn đối với nam được coi là lạm dụng rượu bia [29]. Theo tác giả Phan Thị Kim Liên, uống nhiều rượu (> 3 xuất/ngày, mỗi suất khoảng 148 ml rượu vang hay 1 lon bia) có nguy cơ THA gấp 2 - 3 lần bình thường [39]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Thang Long University Library
  17. 8 Dương, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Hiến (2013) tại Hà Nam cũng cho thấy uống rượu có mối liên quan với THA (OR = 1,19; CI95%: 0,85-1,67) [38]. Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều muối: Phân tích gộp của Feng JoHe và cộng sự (2004) cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm muối và mức độ giảm huyết áp, so với điều trị thông thường, chế độ ăn giảm muối làm giảm huyết áp 2,6/1,1 mmHg [40]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn giảm muối và con số huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/người/ngày [33][39][34]. Lê Đức Hạnh và cộng sự (2013), nghiên cứu trên 115 bệnh nhân có tăng huyết áp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả, những yếu tố nguy cơ chính của THA nguyên phát lần lượt là: tuổi cao > 60 chiếm 57,39%; rối loạn lipid máu 88,69%; đái tháo đường 33,91%; ăn mặn 21,74%. Tỷ lệ bệnh nhân không biết mình bị THA chiếm tỷ lệ cao 33,04%; tỷ lệ người biết mình bị THA mà không điều trị cũng cao 30,04%; tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được huyết áp mục tiêu chỉ đạt 21,74% [41]. Tác giả Hồng Mùng Hai (2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần [25]. Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần ăn có đủ rau xanh; 26,7 triệu (1,8%) DALY toàn cầu là do khẩu phần ăn không có đủ rau xanh [42]. Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn ít nhất 400g rau, quả/ngày, dung môi hòa tan vitamin (A, D, 15 E, K), tạo năng lượng… Sử dụng nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa và NCD. Tăng cholesterol máu ước tính gây ra 56% bệnh mạch vành toàn cầu, tương đương 4,4 triệu tử vong (7,9%), 40,4 triệu DALY (2,8%). Thay thế việc sử dụng nhiều chất béo no nguồn gốc động vật bằng chất béo không no nguồn gốc thực vật được chứng minh giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 và bệnh mạch vành [34][39].
  18. 9 Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ sa vào lối sống ít vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn căng thẳng nhất là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó THA chiếm một tỷ lệ không nhỏ [33][13]. - Một số yếu tố sinh học: Tỷ lệ THA tăng theo tuổi, có hơn một nửa số người ở độ tuổi 60 - 90 và ba phần tư số người 70 tuổi trở lên bị THA. Nghiên cứu của Élodie Giroux và cộng sự (2013) sử dụng mô hình Bramingham đã đưa ra nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời, THA là gần 90% cho cả nam và nữ, những người chưa bị THA ở tuổi 55 hoặc 65 và sống tới độ tuổi 80 - 85. Kể cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân tử vong, nguy cơ THA trong toàn bộ cuộc đời còn lại vẫn là 86 - 90% với nữ và 81 - 86 % đối với nam. Tỷ lệ tiến triển thành THA trong 4 năm là 50% ở nhóm 65 tuổi trở lên và có huyết áp ở mức 130-139/85-89 mmHg, 26% ở những người có HA trong khoảng 120-129/80-84 mmHg [43]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm. Theo nghiên cứu của Đào Thu Giang cho thấy BMI và béo bụng có liên quan khá chặt chẽ với THA nguyên phát [44]. Yếu tố nguy cơ THA nguyên phát ở những bệnh nhân thừa 16 cân và béo phì cao hơn rõ rệt so với nhóm không thừa cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam giới. Có một mối tương quan dương đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có chỉ số BMI bình thường [45][19]. Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và cộng sự (2013), xác định có mối liên quan giữa tỷ lệ THA và nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, số đo vòng mông [26]. Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh, tuổi càng cao nguy cơ mắc THA càng cao [27] Thang Long University Library
  19. 10 1.1.2.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hậu quả của THA Trong hơn 40 năm gần đây hầu như các nhà sinh lý và lâm sàng tim mạch đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để giải thích cơ chế tăng huyết áp. Có một số vấn đề đã được xác định, song còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. Dưới đây là một số cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp đã được công nhận [4]. * Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yêu tố sau có thể gây tăng huyết áp. - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Trường hợp này thường gặp ở người trẻ tuổi, khi tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động của cơ tim dẫn đến tăng cung lượng tim. Hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt làm tăng sức cản ngoại vị để dẫn đến hậu quả tăng huyết áp. - Vai trò của Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA): Renin là một enzym được các tế bào quanh thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành mao động mạch đến của tiểu cầu thận nhận trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối trong huyết tương và khích thích thụ cảm thể beta adrenecgic. - Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp [4]: Đã từ lâu người ta biết vai trò của natri trong tăng huyết áp có thực nghiệm và điều trị theo Tubian (1954): Lượng natri và nước có trong vách động mạch cao hơn một cách rõ rệt ở người và xúc vật có tăng huyết áp. Theo Braun Wald (1954): Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp tiên phát thực hiện ở hai vị trí:
  20. 11 + Stress (tác nhân gây bệnh): Ở những người ăn nhiều natri (do thói quen trong gia đình), khả năng lọc của thận tăng nhưng cũng tăng tái hấp thu nước làm thể tích máu tăng. + Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, calci vào trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. - Giảm chất điều hòa huyết áp: Postaglandin E2 và kalikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ calci máu tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chê gây nên tăng huyết áp. - Một số yếu tố tác động làm bệnh tăng huyết áp nặng lên: + Yếu tố di truyền và tính gia đình: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao và nặng hơn các chủng tộc khác. + Chế độ và tập quán ăn mặn đều liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. + Béo: Người béo dễ bị tăng huyết áp, để đánh giá về béo người ta dựa vào chỉ khối cơ thể [13]. Bình thường BMI = 18,5 – 25 kg/m2. Khi BMI > 25 là béo phì. + Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày và uống rượu trên 100ml/ngày liên tục trong 3 năm là những nguy cơ gây tăng huyết áp. + Rối loạn chuyển hóa lipit máu là nguy cơ quan trọng gây tăng huyết áp, đặc biệt là người có “tâm chướng lipit”. * Tăng huyết áp thứ phát: Khoảng 5% tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng đó là: - Bệnh thận: Các bệnh của nhu mô thận đều gây tăng huyết áp thứ phát. Cơ chế do tăng thể tích trong lòng mạch hoặc tăng hoạt độ của renin – angiotensin – aldosteron. Tăng huyết áp do thận ở trẻ em chiếm một tỷ lệ rất cao [4]. Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0