Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm để hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao
lượt xem 39
download
Mục tiêu đề tài: hệ thống lại các lý thuyết có liên quan về phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, trên cơ sở lý thuyết đã được hệ thống, xây dựng qui trình thiết kế các bài tập thảo luận nhóm, vận dụng qui trình thiết kế để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm để hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÍ Luận văn Tốt nghiệp Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÍ – TIN HỌC K34 THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC 8 BÀI TRONG SGK VẬT LÍ 12 NÂNG CAO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Đặng Thị Bắc Lý Nguyễn Thị Ngọc Hà Lớp: TL0834A1 Mã số SV: 1087037 Cần Thơ, 2012
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý LỜI CẢM ƠN Trƣớc sự phát triển và nhu cầu của xã hội, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu đƣợc. Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. Khi nhận đƣợc đề tài “Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao”, tôi rất vui. Vì, thảo luận nhóm là một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực và hiện đại. Với đề tài này, tôi có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về những cơ sở lí luận của phƣơng pháp thảo luận nhóm và thiết kế đƣợc một số bài tập thảo luận nhóm để làm hành trang trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng có chút lo lắng về việc không hoàn thành luận văn đúng thời gian qui định. Nhƣng đƣợc sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của cô Đặng Thị Bắc Lý và hiện nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Bắc Lý, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu, làm nền tảng để tôi có thể thực hiện đƣợc đề tài của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, anh chị, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Do kiến thức còn hạn hẹp và chƣa có nhiều kinh nghiệm, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến. Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Hà i
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC 8 BÀI TRONG SGK VẬT LÍ 12 NÂNG CAO A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục tiêu của đề tài 4. Giới hạn của đề tài 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6. Các bƣớc thực hiện đề tài B. NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM 1. Khái niệm quá trình dạy học 2. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 3. Phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm 3.1. Khái niệm về hình thức thảo luận nhóm 3.2. Các kiểu nhóm và cách tổ chức nhóm 3.3. Tiến trình dạy học theo nhóm 3.4. Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức thảo luận nhóm 3.5. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tổ chức thảo luận nhóm 3.6. Những điểm mạnh của phƣơng pháp thảo luận nhóm 3.7. Những hạn chế và biện pháp khắc phục trong việc tổ chức thảo luận nhóm 3.8. Một số kĩ năng để hoạt động nhóm đạt hiệu quả 3.9. Qui trình thiết kế bài tập thảo luận nhóm Chƣơng 2: VẬN DỤNG QUI TRÌNH ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC 8 BÀI TRONG SGK VẬT LÍ 12 NÂNG CAO 1. Bài: Momen động lƣợng. Định luật bảo toàn momen động lƣợng 2. Bài: Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định 3. Bài: Dao động điều hòa ii
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý 4. Bài: Dao động tắt dần và dao động duy trì 5. Bài: Tổng hợp dao động 6. Bài: Sóng điện từ 7. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm 8. Thuyết lƣợng tử ánh sáng. Lƣỡng tính sóng – hạt của ánh sáng C. KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 3 3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 4 4. Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Các bƣớc thực hiện đề tài ......................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ......................................................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................................. 6 1. Khái niệm quá trình dạy học ..................................................................................... 6 2. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm ....................................................... 7 3. Phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm.............................................. 8 3.1. Khái niệm về hình thức thảo luận nhóm .......................................................... 9 3.2. Các kiểu nhóm và cách tổ chức nhóm.............................................................. 9 3.2.1. Khái niệm về kiểu nhóm .......................................................................... 9 3.2.2. Cách chia nhóm ...................................................................................... 10 3.2.3. Các kiểu nhóm và cách tổ chức nhóm.................................................... 12 3.2.3.1. Kiểu nhóm cố định ........................................................................ 12 3.2.3.2. Kiểu nhóm di động ........................................................................ 13 3.2.3.3. Kiểu nhóm ghép 2 lần ................................................................... 13 3.2.3.4. Nhóm kim tự tháp ......................................................................... 14 3.2.3.5. Nhóm trà trộn (Cocktail) ............................................................... 14 3.3. Tiến trình dạy học theo nhóm ........................................................................ 14 3.4. Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức thảo luận nhóm ....................... 15 3.4.1. Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc ....................................... 15 3.4.2. Trao đổi trƣớc giờ học ........................................................................... 16 3.4.3. Tìm sự tƣơng ứng .................................................................................. 16 3.4.4. Phân loại, so sánh .................................................................................. 17 iv
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý 3.4.5. Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới...... 18 3.5. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tổ chức thảo luận nhóm.......... 18 3.6. Những điểm mạnh của phƣơng pháp thảo luận nhóm ................................... 21 3.7. Những hạn chế và biện pháp khắc phục trong việc tổ chức thảo luận nhóm . 22 3.8. Một số kĩ năng để hoạt động nhóm đạt hiệu quả ........................................... 24 3.9. Qui trình thiết kế bài tập thảo luận nhóm ....................................................... 27 3.9.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ................. 27 3.9.2. Tìm nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 28 3.9.3. Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm ...................................................... 29 3.9.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận ............................................................. 30 Chƣơng 2: VẬN DỤNG QUI TRÌNH ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC 8 BÀI TRONG SGK VẬT LÍ 12 NÂNG CAO .......... 31 1. Bài: Momen động lƣợng. Định luật bảo toàn momen động lƣợng ......................... 31 1.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 31 1.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 32 1.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 33 Nhiệm vụ.......................................................................................................... 33 1.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 34 Nhiệm vụ.......................................................................................................... 34 2. Bài: Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định...................................... 36 2.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 36 2.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 37 2.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 39 2.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 39 2.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 39 2.3.3. Nhiệm vụ 3 ............................................................................................ 39 2.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 41 2.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 41 2.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 41 2.4.3. Nhiệm vụ 3 ............................................................................................ 42 3. Bài: Dao động điều hòa .......................................................................................... 45 v
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý 3.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 45 3.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 48 3.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 48 3.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 48 3.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 49 3.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 50 3.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 50 3.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 51 4. Bài: Dao động tắt dần và dao động duy trì ............................................................. 54 4.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 54 4.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 55 4.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 56 4.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 56 4.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 56 4.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 58 4.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 58 4.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 58 5. Bài: Tổng hợp dao động ......................................................................................... 60 5.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 60 5.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 61 5.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 62 5.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 62 5.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 63 5.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 64 5.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 64 5.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 64 6. Bài: Sóng điện từ .................................................................................................... 67 6.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 67 6.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 68 6.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 69 6.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 69 vi
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý 6.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 69 6.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 72 6.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 72 6.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 73 7. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm ..................................................... 75 7.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 75 7.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 77 7.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 78 7.3.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 78 7.3.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 78 7.3.3. Nhiệm vụ 3 ............................................................................................ 78 7.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 80 7.4.1. Nhiệm vụ 1 ............................................................................................ 80 7.4.2. Nhiệm vụ 2 ............................................................................................ 81 7.4.3. Nhiệm vụ 3 ............................................................................................ 82 8. Thuyết lƣợng tử ánh sáng. Lƣỡng tính sóng – hạt của ánh sáng ............................ 85 8.1. Xác định cơ sở cho việc lựa chọn nội dung thảo luận nhóm ......................... 85 8.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................................... 86 8.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm ..................................................................... 87 Nhiệm vụ.......................................................................................................... 87 8.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận...................................................................... 88 Nhiệm vụ.......................................................................................................... 88 C. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 90 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 97 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 97 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 99 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 101 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 103 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 104 PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 106 PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................. 108 vii
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 111 viii
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc thì tri thức càng quan trọng hơn trong cuộc sống của con ngƣời, nhằm xây dựng một nƣớc Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, giáo dục vững chắc là nền tảng để phát triển xã hội. Cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành đổi mới phƣơng pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông là thay đổi lối truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phƣơng pháp dạy học tích cực”, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí, chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác), dạy phƣơng pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội [16, Tr.6]. Ở Việt Nam, những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục đã đƣợc đề cập tới từ rất lâu trƣớc đây: trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tƣ, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII (1/1993 ), Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII (12/1996), trong Luật Giáo dục (12/1998), trong Nghị quyết của Quốc hội khóa X về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông (12/2000), trong các chỉ thị của Thủ tƣớng và Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo...Tinh thần cơ bản của việc đổi mới này là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập [3, Tr.53]; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Có thể nói điều cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 1
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý Trong những năm gần đây, việc cải cách sách giáo khoa (SGK) đã đƣợc nƣớc ta tiến hành một cách sâu sắc, toàn diện, phong phú, đa dạng, phổ biến và lan rộng trong cả nƣớc. Mục tiêu của việc cải cách là nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. Chất lƣợng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố nhƣ: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp dạy học, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trƣờng giáo dục…Trong đó, phƣơng pháp dạy học là thành tố quan trọng, giáo viên phải am hiểu sâu sắc về nội dung bài học và biết cách tổ chức dạy học để học sinh có thể tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng. Mặt khác, học sinh là chủ thể trong học tập thì phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập. Cùng một nội dung bài học, tùy thuộc vào phƣơng pháp sử dụng trong dạy học mà kết quả học tập sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng với các kĩ năng tƣ duy về giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi. Trƣớc xu thế phát triển của xã hội ngày nay, quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là quan điểm đang và đƣợc nhiều quốc gia thực hiện. Đối với nƣớc ta, quan điểm này mang lại nhiều hiệu quả cho mục tiêu – nội dung đào tạo con ngƣời Việt Nam. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên là ngƣời gợi mở cho học sinh khám phá tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, tạo điều kiện để học sinh phát triển năng lực tƣ duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Mặt khác, làm việc theo nhóm có thể tập trung đƣợc những mặt mạnh của từng ngƣời và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của ngƣời học, đồng thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Qua đó, học sinh sẽ nhận đƣợc kết quả lợi ích học tập từ chính bản thân, từ nhóm mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu giáo viên đề ra. Phƣơng pháp dạy học theo nhóm đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới “lấy học sinh làm trung tâm”. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập luôn gặp phải nhiều vấn đề có mức độ khó khác nhau mà từng cá nhân không thể giải quyết hết đƣợc. Do đó, sự cộng tác của nhóm, sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm với nhau là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc học và dạy bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm có vai trò tích cực với học sinh, nhƣng để phát huy đƣợc tối đa ƣu điểm ấy thì việc thiết kế các bài tập để thảo luận nhóm lại là một vấn đề đòi hỏi ngƣời giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén 2
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý trong cách tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận nhóm sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao và chất lƣợng. Đặc biệt, đối với giáo viên phổ thông thì công việc đó hết sức thiết thực, phục vụ cho việc dạy học đạt chất lƣợng cao. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao”. Đây là tâm huyết của cả quá trình nghiên cứu và tìm tòi của tôi, nên tôi tin rằng luận văn tốt nghiệp sẽ giúp tôi rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc dạy học và có thể ứng dụng cho công tác giảng dạy ở trƣờng phổ thông sau này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đã có rất nhiều tài liệu viết về dạy học theo nhóm và dạy học theo nhóm nhỏ. Trong đó, các tác giả đã nói tới cách thành lập nhóm, các bƣớc tiến hành hoạt động nhóm, ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp dạy học theo nhóm nhỏ [4], các hình thức thảo luận theo nhóm và một số gợi ý về tổ chức làm việc và thảo luận theo nhóm nhỏ [14]. Trong lĩnh vực dạy học Vật lí, đã có một số tài liệu viết về việc thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học trong SGK Vật lí 10 và Vật lí 10 nâng cao. Trong đó, tác giả đã trình bày những cơ sở lí luận của việc dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo nhóm và vận dụng qui trình đó để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ cho việc dạy học [19,1]. Ở bậc phổ thông, giáo viên THPT Nguyễn Tất Thành cũng đã trình bày một số kinh nghiệm khi soạn giáo án và tiến hành bài giảng sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm, cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm và đƣa ra các bƣớc tiến hành thảo luận nhóm khi áp dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm vào trong dạy học Vật lí [5]. Hiện nay, trên các báo đài và tạp chí cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề học tập theo phƣơng pháp thảo luận nhóm. Trong đó, các tác giả đề ra tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm và vận dụng hình thức này vào một số bài học trong dạy học Vật lí [23], đƣa ra khái niệm dạy học theo nhóm và một số kĩ năng làm việc theo nhóm [22]. Theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy – học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế bài tập thảo luận nhóm để hỗ trợ việc dạy học môn Vật lí. Nhằm góp phần cho bài tập thảo luận nhóm đa dạng hơn, tôi thực hiện đề tài “Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao”. Đề tài này là cần thiết, góp 3
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý phần hỗ trợ giáo viên giảng dạy môn Vật lí 12 trong việc nâng cao hiệu quả bài giảng của mình. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài hƣớng tới các mục tiêu sau: - Hệ thống lại các lý thuyết có liên quan về phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm. - Trên cơ sở lý thuyết đã đƣợc hệ thống, xây dựng qui trình thiết kế các bài tập thảo luận nhóm. - Vận dụng qui trình thiết kế để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao. - Đề ra các hình thức tổ chức thực hiện thảo luận nhóm trong các bài tập. 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian nghiên cứu luận văn có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu lý thuyết về phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, xây dựng qui trình thiết kế bài tập thảo luận nhóm và vận dụng qui trình đó để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm trong dạy học cho 8 bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết: tìm đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài, sau đó nghiên cứu và trích lọc nội dung viết về phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp, xây dựng qui trình thiết kế các bài tập thảo luận nhóm. - Vận dụng qui trình thiết kế để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm trong SGK Vật lí 12 nâng cao. 6. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Xác định mục tiêu của đề tài. - Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu đã tìm đƣợc có liên quan đến đề tài. - Lập đề cƣơng nghiên cứu đề tài. - Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. - Nghiên cứu, chọn lọc các bài trong SGK Vật lí 12 nâng cao để thiết kế bài tập thảo luận nhóm. 4
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý - Vận dụng qui trình để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm cho các bài đã chọn. - Hoàn thành luận văn. 5
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý B. NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM Sau một thời gian nghiên cứu lý thuyết về các phƣơng pháp dạy học tích cực, trong chƣơng này tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phƣơng pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm. Dựa vào từng nội dung bài học mà ngƣời dạy phải biết cách tổ chức nhóm sao cho quá trình dạy học đạt đƣợc mục tiêu của bài học. Qua đó thấy đƣợc vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tổ chức thảo luận nhóm là rất quan trọng. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức dạy học theo hình thức thảo luận nhóm làm nổi bật lên những thuận lợi cũng nhƣ những hạn chế mà ngƣời dạy gặp phải khi tổ chức cho học sinh thảo luận. Trƣớc khi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp thảo luận nhóm thì cần tìm hiểu khái niệm quá trình dạy học. 1. KHÁI NIỆM QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Theo quan điểm của Vƣwgotski L.X (1896-1934) và nhiều nhà giáo dục đƣơng thời [13, Tr.11], dạy học là quá trình tƣơng tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong quá trình tƣơng tác đó, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủ thể của hoạt động học. Muốn dạy tốt, hoạt động dạy của giáo viên chỉ nên giữ vai trò chủ đạo, hƣớng dẫn. Với vai trò này, giáo viên một mặt phải lãnh đạo, tổ chức, điều khiển những tác động đến học sinh. Mặt khác, giáo viên phải tiếp cận và điều khiển, điều chỉnh tốt thông tin phản hồi về kết quả học tập thể hiện trong quá trình, trong sản phẩm học tập của học sinh. Ngƣợc lại, học sinh là đối tƣợng chịu sự tác động của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học. Muốn học tốt, học sinh phải tuân theo sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, đồng thời phải chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động học của bản thân. Quá trình tƣơng tác giáo viên – học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức; có khả năng vận dụng các thao tác trí tuệ để lĩnh hội và vận dụng tri thức có hiệu quả, qua đó hình thành cho học sinh ý thức đúng đắn và những phẩm chất nhân cách của ngƣời công nhân. 6
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý Nhƣ vậy, quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với các hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học [11, Tr.22]. 2. QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Những năm gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học ở nƣớc ngoài và trong nƣớc thƣờng nói tới việc cần thiết chuyển từ quan điểm dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một xu hƣớng tất yếu, có lí do lịch sử. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, chịu sự chi phối của nhiều quy luật. Trong đó, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trò trong quá trình dạy học là quy luật cơ bản. Trong quá trình dạy học, ngƣời dạy phải biết tổ chức, hƣớng dẫn học sinh tự tìm hiểu, giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, đƣợc tạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tức là học sinh phải học bằng hành động của chính mình, tự tìm ra chân lý với sự hƣớng dẫn của giáo viên và hỗ trợ của bạn bè. Giáo viên trở thành ngƣời hƣớng dẫn, học sinh trở thành ngƣời khám phá, ngƣời thực hiện và cao hơn nữa là nhà nghiên cứu, không còn thầy là ngƣời truyền thụ kiến thức và trò lắng nghe nữa. Trong quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, ngƣời ta coi trọng việc tổ chức cho học sinh hoạt theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…). Thông qua đó, học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời đƣợc rèn luyện về phƣơng pháp tự học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh bộc lộ và phát triển tiềm năng của mình. Ngoài ra, làm việc nhóm sẽ tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều tham gia vào quá trình học tập, bổ sung kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau, đặc biệt là những học sinh yếu kém đƣợc tăng cƣờng cơ hội học tập từ bạn bè, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tăng khả năng nhận xét, đánh giá, tinh thần hợp tác, đoàn kết và các kĩ năng cần thiết xây dựng nền tảng cho tƣơng lai. Để đạt đƣợc những điều nói trên, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, có tay nghề vững vàng, biết đƣợc nhu cầu cần thiết của xã hội và phải có tâm huyết với nghề. Nghĩa là, giáo viên phải hiểu và nắm bắt đƣợc những mặt còn tồn tại của học sinh, phải biết đƣợc những gì học sinh đã biết và những gì học sinh chƣa biết, tức là giáo viên phải hiểu đƣợc năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên không dạy lại 7
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý những điều học sinh đã biết, mà giúp học sinh hiểu những điều chƣa biết, không những về kiến thức mà cả về thể chất và tinh thần. Ở nƣớc ta, mầm mống tƣ tƣởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã có từ lâu. Chúng ta có thể thấy đƣợc điều này qua các câu ngạn ngữ “Học thầy không tày học bạn”, “Học một biết mười” v.v.. Sau cách mạng tháng Tám 1945, ở nƣớc ta đã có các phong trào học tập dân chủ, học tổ học nhóm, có chủ trƣơng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Cũng từ lâu, trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “ngƣời tự giáo dục”. Ở nƣớc ta, vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm đào tạo những ngƣời lao động sáng tạo đã đƣợc đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960. Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm” chỉ mới xuất hiện và đƣợc sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Vấn đề lấy ngƣời học làm trung tâm là vấn đề còn mới đối với ngƣời dạy. Do trƣớc đây, quan niệm chủ yếu là ngƣời dạy truyền đạt kiến thức cho ngƣời học, quá trình học thƣờng là tiếp nhận thụ động. Vì vậy, mặc dù đã thấy vấn đề trên là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sau này, nhƣng ở một số nơi ngƣời dạy chƣa đƣợc trang bị đủ cơ sở lí luận về “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Việc “lấy học sinh làm trung tâm” mới chỉ đƣợc thực hiện ở mức để cho học sinh phát biểu ý kiến, cho học sinh thảo luận theo nhóm. Quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một xu hƣớng của thời đại, đặt ngƣời học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân ngƣời học vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phƣơng tiện, thiết bị hiện đại để cho tiềm năng của mỗi học sinh đƣợc phát triển tối ƣu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lƣợng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, ngành và đội ngũ giáo viên. Giải quyết tốt vấn đề dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. 3. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM Dạy học theo hình thức thảo luận nhóm là một trong các hình thức tổ chức dạy học ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi và hết sức có ý nghĩa trong lớp học đa đối tƣợng. 8
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý Phƣơng pháp dạy học này giúp mọi học sinh có đƣợc nhiều cơ hội để biểu đạt và cảm thụ nội dung bài học một cách trực tiếp, cũng nhƣ nhận đƣợc nhiều sự phản hồi từ giáo viên và bạn bè, đồng thời có thể nói đây cũng là biện pháp tối ƣu giúp cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp trong môi trƣờng học tập. 3.1. Khái niệm về hình thức thảo luận nhóm Dạy học theo hình thức thảo luận nhóm là một hình thức xã hội của dạy học. Trong đó, lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều đƣợc làm việc và thảo luận về một vấn đề cụ thể, đƣa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó và thảo luận trong một khoảng thời gian giới hạn. Tùy vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm đƣợc phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, đƣợc duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, đƣợc giao cùng một nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau. Với phƣơng pháp này, ngƣời học đƣợc làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã đƣợc phân công sẵn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề mà giáo viên đƣa ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Phƣơng pháp dạy học theo nhóm cho phép các thành viên trong lớp chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, từng cá nhân có thể thấy rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Từ đó, thảo luận vấn đề là quá trình học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện bản thân hơn. Thành công của bài học phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình tham gia của mỗi thành viên. Nhƣ vậy, thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh cùng nhau trao đổi để chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để đi đến thống nhất một vấn đề nào đó [13, Tr.100]. 3.2. Các kiểu nhóm và cách tổ chức nhóm 3.2.1. Khái niệm về kiểu nhóm - Nhóm dài hạn: Nhóm này đƣợc thành lập cho mục đích học tập nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần. - Nhóm đôi (Paiwork): Nhóm này có 2 ngƣời, thƣờng dùng trong học ngoại ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để cùng nhau rèn luyện các kĩ năng nghe nói. 9
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý - Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của giáo viên [11, Tr.132]. 3.2.2. Cách chia nhóm Có rất nhiều cách để chia nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học. Sau đây là một số cách chia nhóm có thể sử dụng trong quá trình dạy học: - Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên tiêu chí các nhóm gồm những ngƣời tự nguyện, chung mối quan tâm. Đối với học sinh, đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhất. Tuy nhiên, cách chia này dễ tạo tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách thành lập nhƣ thế này không nên là khả năng duy nhất. - Giáo viên cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên bằng cách đếm số, phát thẻ, sắp xếp theo màu sắc…Trong cách chia này, các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo tất cả các học sinh đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các học sinh khác. Bên cạnh đó, nhƣợc điểm của cách chia này là nguy cơ trục trặc sẽ tăng cao. Vì vậy, học sinh phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách thành lập nhóm nhƣ vậy là bình thƣờng. - Thông thƣờng, lớp học đƣợc chia nhóm theo kiểu cố định, thƣờng cho những học sinh ngồi gần nhau lập thành một nhóm. Cách chia này không mất nhiều thời gian, học sinh không phải di chuyển đến vị trí của nhóm mình nhƣ cách chia ngẫu nhiên. Nhƣợc điểm của cách chia này là học sinh ít có cơ hội làm việc với nhiều thành viên trong lớp, tiếp xúc với nhiều cách tƣ duy khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên có thể thay đổi chỗ ngồi cho học sinh theo định kì một tháng hoặc hai tháng. Nhƣ vậy, trong một học kì, một năm học, thành viên của nhóm đƣợc luân chuyển. Do đó, nhƣợc điểm này có thể khắc phục đƣợc. - Cách khác, giáo viên có thể chia nhóm trong đó có học sinh khá, giỏi để hỗ trợ học sinh yếu. Những học sinh khá, giỏi trong lớp cùng luyện tập với học sinh yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của ngƣời hƣớng dẫn. Trong cách chia nhóm này, tất cả đều có lợi, những học sinh khá, giỏi đảm nhận trách nhiệm còn học sinh yếu, kém đƣợc giúp đỡ. Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít nhƣợc điểm, trừ khi những học sinh giỏi hƣớng dẫn sai. - Ngoài ra, giáo viên cũng có thể phân chia nhóm theo năng lực học tập khác nhau. Những học sinh yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những học sinh khá, giỏi sẽ nhận 10
- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hà GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý đƣợc thêm những bài tập bổ sung. Do đó, học sinh có thể tự xác định đƣợc mục đích của mình. Nhƣng cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những học sinh thông minh và những học sinh kém. Việc chia nhóm cần thực hiện sao cho giáo viên có thể theo dõi, đánh giá hoạt động nhóm, nhƣng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi học sinh. Về lý thuyết, một nhóm lý tƣởng nhất gồm 4 hoặc 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, giáo viên có thể thay đổi linh hoạt. Với quy mô lớp 30 đến 40 học sinh, giáo viên có thể cho sử dụng hình thức thảo luận nhóm nhỏ (trong cùng một bàn hay hai bàn kề nhau). Với lớp đông, một nhóm có thể gồm ba hoặc bốn bàn gộp lại. Những tiết học đầu tiên, sự chia nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó giáo viên cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa học sinh các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm. Việc chia nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình hoạt động nhóm, giáo viên cần lƣu ý một số điểm sau: - Nếu học sinh thụ động, ít năng động, ít phát biểu khả năng tiếp thu, làm việc và xử lí thông tin chậm nên chia nhóm ít học sinh, để giáo viên dễ quản lí, tìm ra những khó khăn, suy nghĩ lệch hƣớng của học sinh trong quá trình làm việc nhóm, nhóm ít học sinh khó dựa dẫm vào nhau, không thể không đóng góp vào công việc chung của nhóm. - Các thành viên trong nhóm đều phải tham gia thảo luận, trao đổi, tranh luận ý kiến với nhau, diễn đạt ý kiến và chất vấn ý kiến của các thành viên khác trong nhóm. Nhƣ vậy, không khí lớp học mới sôi nổi, giúp học sinh hiểu vấn đề rõ ràng và chính xác hơn. Đó mới là một nhóm lí tƣởng. - Giáo viên cần chỉ định nhóm trƣởng điều hành và thƣ ký ghi chép nội dung thảo luận, mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm. Việc phân công này cần thay đổi linh hoạt để mỗi học sinh đều có thể phát huy vai trò cá nhân. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời để hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hƣớng và đánh giá chính xác về sự đóng góp của mỗi cá nhân cũng nhƣ hoạt động chung của cả nhóm. Sau mỗi buổi học, giáo viên nên yêu cầu học sinh đánh giá các hoạt động mà họ đã tham gia để có những điều chỉnh cần thiết cho các hoạt động tiếp theo. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Tốt nghiệp: “ Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông cho ngã tư lập trình bằng vi điều khiển”
51 p | 1158 | 525
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống quảng cáo trong vi điều khiển họ 8051
88 p | 690 | 337
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho chung cư City Garden
67 p | 610 | 221
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa động cơ Diesel 6L160PN
119 p | 645 | 184
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Alliance One khu công nghiệp Giao Long tỉnh Bến Tre công suất 800m3/ngày - GVHD ThS. Vũ Phá Hái
117 p | 446 | 163
-
Đồ án tốt nghiệp "Thiết kế sơ bộ trạm thủy điện CT4"
161 p | 330 | 98
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế máy cán ren con lăn
91 p | 317 | 87
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy chế biến cao su thiên nhiên SVR CV60 năng suất 12.000tấn/năm
60 p | 418 | 85
-
Luận án tốt nghiệp " THIẾT KẾ TUYẾN VIBA SỐ " - Phần 2
13 p | 210 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế mô hình đo và điều khiển nhiệt độ giao tiếp Module Analog PLC S7-200
89 p | 266 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế kỹ thuật và thi công kè bảo vệ bờ sông Cân Thơ đoạn từ cầu Cái Sơn đến rạch Đầu Sấu theo 2 phương án
138 p | 300 | 74
-
Luận văn tốt nghiệp "Thiết kế sơ bộ trạm thủy điện H4"
35 p | 262 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế và sử dụng câu hỏi dạy học qua dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” (sách giáo khoa Hình học 10)
87 p | 171 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm đồ họa quảng bá Hiệp hội bảo vệ động vật WCS
24 p | 49 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm thiết kế quảng cáo sản phẩm Công ty Beegame
19 p | 123 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế các bài thí nghiệm cho phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
77 p | 138 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế và thi công mô hình đánh pan Ti Vi màu
62 p | 110 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Thiết kế đồ họa: Cụm sản phẩm thiết kế đồ họa quảng bá Lễ hội Múa mặt nạ Hahoe 2017
39 p | 78 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn