intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khi chế biến thức ăn hàng ngày, chúng ta cần chú ý những nguyên tắc sau: Không nấu sữa chung với đường: Một số người khi đang nấu sữa tiện thể cho thêm đường vào, để đường dễ tan hơn. Cách này không có lợi vì lysin trong sữa và fructose trong đường dưới tác dụng của nhiệt có thể tạo ra chất độc hại cho cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống

  1. Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống 26/04/2005 06:59:17 Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống Trong khi chế biến thức ăn hàng ngày, chúng ta cần chú ý những nguyên tắc sau: Không nấu sữa chung với đường: Một số người khi đang nấu sữa tiện thể cho thêm đường vào, để đường dễ tan hơn. Cách này không có lợi vì lysin trong sữa và fructose trong đường dưới tác dụng của nhiệt có thể tạo ra chất độc hại cho cơ thể. nếu muốn dùng sữa có đường thì sau khi đun sữa, tắt lửa rồi mới cho đường vào. Không pha mật ong bằng nước sôi: Trong mật ong, ngoài đường glucose và fluctose (chiếm 65 - 80%), còn có nhiều men, vitamin, khoáng chất... Mật ong là một dạng thực phẩm bổ dưỡng. Khi sử dụng nên pha mật ong với nước ấm, không quá 60 độ C. Nếu dùng nước sôi thì không những không giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của mật mà còn làm mất tác dụng của enzim và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C... Không pha nước chanh bằng nước sôi: Chanh có hàm lượng vitamin C khá cao. Việc sử dụng nước chanh có thể bổ sung vitamin C, làm giảm mệt mỏi, giải cảm... Nhưng
  2. nhiều người thường dùng nước sôi để pha nước chanh để làm đường mau tan. Điều này vô tình đã làm vitamin C trong nước chanh bị giảm đi đáng kể, mất tác dụng của enzim và làm bay mất tinh dầu chanh. Không ướp thịt với đường: Thịt được ướp đường trước khi nướng hoặc rán sẽ làm vô hiệu hóa vai trò của lysin. Trẻ được cho ăn nhiều loại thịt này có thể bị thiếu lysin, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nấu cơm: Vitamin B1 nằm ở lớp ngoài cùng của hạt gạo và ở trong mầm gạo. Gạo được xây xát quá kỹ sẽ làm mất vitamin B1 và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình nấu cơm cũng dễ làm mất vitamin B1. Vo gạo cho đến nước trong sẽ làm mất 40 - 50% vitamin B1. Trong quá trình nấu nếu gạn bỏ nước có thể làm mất tới 60% Vitamin B1. Rửa rau: Rau có thể được tưới, bón bằng nước tiểu, phân tươi chưa ủ kỹ. Do đó, rau có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Biện pháp tốt nhất là rửa kỹ rừng lá rau dưới vòi nước chảy và rửa nhiều nước nếu ăn sống. Rau ngâm với nước muối, lá rau dễ bị nát; với thuốc tím chỉ diệt được vi khuẩn mà không có tác dụng trên trứng giun. Có thể ngâm rau với nước pha viên Aquatab. Nhiều bà mẹ cho rằng nước hầm có nhiều chất bổ, giúp trẻ dễ tiêu hóa và cứng xương. Thực ra, trong nước thịt, nước xương ninh hầm có nhiều nitơ, tuy tạo được hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm
  3. ăn nhưng lại có rất ít đạm và canxi. Còn nước luộc rau, luộc cá chỉ có một ít vitamin hòa tan trong nước (vitamin C, vitamin B1) với lượng không đáng kể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0