MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
lượt xem 208
download
Mối quan hệ giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TS. Phạm Văn Nhật Học viện Tài chính Mối quan hệ giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Tác phẩm “Những hiểu biết về quy luật dân số và tác động của nó đến nâng cao đời sống xã hội” của Thomas Malthus (1766 – 1834), đã dựa trên những nghiên cứu về tốc độ gia tăng tự nhiên của dân số và sự phát triển của sản xuất để đưa ra kết luận với nội dung chủ yếu là: dân số thế giới tăng theo cấp số nhân, trong khi đó, độ màu mỡ của đất đai giảm dần, của cải vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng. Do vậy, bình quân đầu người về lương thực, thực phẩm và của cải của xã hội ngày càng giảm xuống; từ đó dẫn đến không thể tránh khỏi đói nghèo, chiến tranh, dịch bệnh, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của môi trường. Sự hạn chế trong việc lý giải nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số của học thuyết Malthus, do ông chưa thấy được khả năng to lớn về trí tuệ của con người, vai trò của xã hội trong việc tác động đến gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sống. Tới nay, khoa học đã khẳng định gia tăng tự nhiên dân số và tăng trưởng kinh tế là do yếu tố xã hội chi phối, chứ không phải là quy luật tự nhiên vĩnh viễn. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với mức gia tăng dân số đã được đề cập khá sâu trong lý thuyết về quá độ dân số. Lý thuyết này cho rằng, trong quá trình phát triển ở các nước công nghiệp đã trải qua ba giai đoạn: Giai doạn 1: Thời kỳ trước cách mạng công nghiệp. Trong thời kỳ này tỷ suất sinh và tỷ suất chết của dân số đều khá cao, với mức sinh cao hơn chút ít so với mức chết ; vì vậy, gia tăng tự nhiên dân số chậm, tương đối ổn định. Đây cũng là đặc điểm chung của dân số thế giới trước cách mạng công nghiệp: Từ năm đầu công nguyên dân số thế giới khoảng 200 triệu người, nhưng đến 840 năm sau mới đặt 1 tỷ người (gấp 5 lần). Giai đoạn 2 Thời kỳ cách mạng công nghiệp. Cùng với những tiến bộ trong sản xuất công nghiệp, đời sông vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phát triển y tế cộng đồng đã được nâng cao. ở các nước này có tỷ lệ chết giảm rõ rệt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh; trong khi đó tỷ lệ sinh lại
- không được giảm tương ứng. Kết quả là dân số tăng nhanh một cách nhanh chóng, có nhiều trường hợp giai đoạn này gọi là giai đoạn “bùng nổ dân số”. Giai đoạn 3: Sự phát triển sâu sắc về kinh tế – xã hội đã dẫn đến làm thay đổi các chính sách nhà nước và nhận thức xã hội về dân số và gia đình là như chuyển từ nhu cầu về số lượng sang chất lượng. Cùng với tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên thì tỷ lệ sinh cũng đòng thời giảm dần. Đến cuối giai đoạn này, tỷ lệ chết đều thấp và cân bằng mức gia tăng tự nhiên dân số khoảng 1%, dân số ổn định Như vậy, dân số các nước phát triển đã đi từ trạng thái cân bằng lẵng phí (sinh nhiều, chết nhiều) sang trạng thái cân bằng tiết kiệm (sinh ít, chết ít). Giữa hai trạng thái này ở Châu Âu là một thời kỳ kéo dài khoảng 150 năm. Lý thuyết về quá độ dân số ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu đối với các nước đang phát triển, mặc dù trên thực tế vẫn có những khác biệt là biến đổi tỷ lệ sinhvà tỷ lệ chết ở các nước nghèo diễn ra nhanh hơn quá độ dân số được rút ngắn lại. Vấn đề đặt ra là các nước nghèo trên thế giới hiện nay phải thực sự quyết tâm chuyển đổi sang giai đoạn 3 khi phải đồng thời giải quyêt vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó có ý nghĩa là, trong khi kinh tế xã hôi vẫn chưa phát triển ở trình độ cao thì vẫn cần phải giảm tỷ lệ sinh, đồng thời phải giảm tỷ lệ chết ở mức độ cho phép. Có như vậy mới không tạo áp lực đối với kinh tế, tài nguyên và môi trường chung của đất nước và thế giới. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng đẩy mạnh các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội; do vậy, dù vô tình ha cố ý co người đã không ngừng tác động đến môi trường thông qua quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và thải loại các chất thải vào môi trường. Sự tác động của dân cư đến môi trường dã được Paul Ehrlich và Jộhnidren đưa ra năm 1971 dưới dạng biểu thức sau: I =P.A.T I: Tác động môi trường của các yếu tố liên quan đến dân số. P: Quy mô dân số A: Mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người T: Tác động môi trường của việc sử dụng công nghệ Qua biểu thức trên, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào tổng số dân, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người và trình độ công nghệ ảnh hưởng đối với môi trường , nghĩa là công nghệ càng tiên tiến thì ảnh hưởng đến môi trường càng ít hay càng nhỏ.
- Như vậy, Các tác động tiêu cực của sự gia tăng tự nhiên của dân số được thể hiện chủ yếu qua quá trình khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự thải loại ngày càng lớn các loại chất thải vào môi trường, làm cho môi trường sống bị xuống cấp nhanh chóng. Tình trạng và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã và đang diễn ra đe doạ sự sống của dân cư và các hệ sinh thái ở nhiều nơi trên trái đất. Chính sự chênh lệch ngày càng lớn mức sống giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển giữa đô thị và nông thôn trong từng quốc gia đã dẫn đến tình trang di dân phổ biến sảy ra dưới nhiều hình thức. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh… không đáp ứng kịp thời cho sự gia tăng dân số đô thị từ đó ngày càng làm trầm trọng hơn sự ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn đặc biệt là các thành phố lớn ở các nước đang phát triển. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển. Từ khoảng 2 tỷ người năm 1920 đến nay năm 2006 dân số thế giới đã lên tới 6.6 tỷ người. Do vậy để duy trì và phát triển cuộc sống con người đã khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm tàn phá và gây ô nhiễm môi trường phá vỡ cân bằng sinh thái đe doạ trực tiếp đến chính sự sống còn của con người. Nghèo đói trước hết được thể hiện ở sự thiếu các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn ở, mặc, học hành. Hay nói cách khác nghèo đói gắn liền với mức sống thấp kém về cả vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn hàng tỷ người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là tình trạng nghèo đói diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sự nghèo đói: chiến tranh, dịch bệnh, phân phối thiếu công bằng… song nguyên nhân chính là do sự kém phát triển kinh tế. Phải đối mặt với việc đảm bảo sự sinh tồn, những người nghèo vừa là nguyên nhân gây ra các vấn đề tài nguyên môi trường, vừa là nạn nhân của chính sự tàn phá môi trường sống. Nghèo đói không chỉ làm hạn chế sự phát triển thể lực, trí lực của con người; hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động của con người mà còn là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự tàn phá môi trường một cách thiếu ý thức (khai thác tài nguyên khoáng sản, rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rãy….) Do trình độ dân trí thấp, thiếu vốn và phương tiện sản xuất người nghèo đã và đang khai thác bừa bãi, lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, từ đó làm suy yếu khả năng nuôi duỡng của các hệ sinh thái tự nhiên, kéo
- theaiswj suy giảm về nhiều mặt: năng suất, sản lượng sản xuất kinh doanh, chất lượng môi trường. Dân số, môi trường và phát triển ngày càng được nhìn nhận như một hệ thống quan hệ hữu cơ chiến lược của các quốc gia cũng như toàn cầu. Mục tiêu có được một cuộc sống tốt hơn, với mức sống trình độ dân trí cao, điều kiện chăm sóc sức khoẻ và cơ hội được phát triển không chỉ đặt ra cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ mai sau. Mục tiêu cần thực hiện là thông qua sự kết hợp các chính sách do nhà nước đề ra. Hiện nay, trên thế giới đang có tình trạng gia tăng dân số theo hai xu hướng trái ngược nhau: Dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển, bên cạnh đó dân số lại tăng rất chậm, ở các nước phát triển. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, trong khi tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước Châu Âu chỉ đạt trung bình 0 - 0.2%, Bắc Mỹ 0,2 - 0.5%; ngược lại, tỷ lệ gia tăng dân số trung bình ở các nước châu phi là 2.4%, Trung Mỹ 2.4%, Nam Mỹ 1.5%, và phần lớn các nước Châu á đạt trên 1,8%. Tại các nước có tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu á có các điều kiện sống và phát triển kinh tế xã hội ở trình độ thấp kém về mọi mặt, nguy cơ tàn phá tài nguyên môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất cao; còn tại các nước dân số tăng tỷ lệ thấp ở Châu Âu, Bắc Mỹ lại đang gặp phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng. Cho tới nay nhiều nước trên thế giới đã không ngừng diễn ra quá trình dịch chuyển kinh tế, phát triển mạnh mẽ ở các khu công nghiệp, các vùng kinh tế mới để khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Từ đó đã kéo quá trình di dân dưới nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho người dân. Đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Vấn đề tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường; xét cho cùng chính là vấn đề lợi ích lâu dài của con người; nếu tách riêng từng lĩnh vực để giải quyết thì thường không mang lại kết quả như mong muốn bởi chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Một số giải pháp kết hợp giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Việt Nam là một trong các nước đang phát triển, trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế đã và đang đạt mức khá cao, song tốc độ gia tăng tự nhiên của dân số vẫn còn cao, chất lượng môi trường sống vẫn đang ngày càng bị suy giảm. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đòi hỏi
- chúng ta phải sử dụng kết hợp đồng thời nhiều giải pháp khác nhau: Giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế….Vấn đề đựơc đặt ra là phải lựa chọn giải pháp ưu tiên nào. Thực tế cho thấy, giải pháp hữu hiệu cần phải được ưu tiên lự chọn để giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiạn nay, là các giải pháp tài chính; bởi vì, sử dụng các giải pháp tài chính cho phép chúng ta có thể giải quyết đực tận gốc mối quan hệ giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. * Thuế ô nhiễm môi trường Đây là một trong các khoản thu rất quan trọng của ngân sách nhà nước nhằm vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan tới lĩnh vực bảo vệ môi trường; đặc biệt là nhằm điều tiết một phần thu nhập cảu các doanh nghiệp, bù đắp cho những chi phí do xã hội phải bỏ ra để thực hhiện các biện pháp khác phục các hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra. Thuế môi trường dựa trên việc tính toán mức ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Việc sử dụng thuế ô nhiễm môi trường môi trường không chỉ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực gây hại tới môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là giải pháp tích cực nhằm điều hoà trực tiếp các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp, từ đó làm lành mạnh các quan hệ xã hội, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong thực tế có rất nhiều loại thuế liên quan đến môi trường, và có thể phân thành một số loại chủ yếu như: Thuế gián tiếp nhằm vào môi trường, là loại thuế có thể giải quyết hoặc cải thiện các vấn đề môi trường thông qua thay đổi giá cả tương đối của các hoạt động từ đó hạn chế các hoạt động tạo ra sự xâm hại môi trường; thuế không có mục tiêu môi trường nhưng trong thực tế lại có tác động đến môi trường; thuế ô nhiễm môi trường với ý nghĩa toàn bộ nguồn thu thừ sắc thuế này được dành riêng để chi tiêu cho các hoạt động môi trường. Do những khó khăn trong việc áp dụng thuế ô nhiễm môi trường môi trường trực tiếp trong thực tiễn, có một số loại thuế khác có khả năng áp dụng đạt được mục tiêu môi trường đã được đề xuất áp dụng. Các loại thuế này được gọi là thuế ô nhiễm môi trường gián tiếp vì chúng được thu vào việc sử dụng các sản phẩm đầu vào hoặc tiêu thụ các hàng hoá đầu ra với lý do việc sử dụng các loại sản phẩm, hàng hoá này liên quan tới việc gây ô nhiễm
- hoặc xâm hại môi trường, thuế ô nhiễm môi trường gián tiếp làm thay đổi giá cả tương đối của sản phẩm, không thu trực tiếp vào việc gây ô nhiễm hoặc xâm hại môi trường. Để thu thuế ô nhiễm môi trường gián tiếp đối với sản phẩm hàng hoá có thể căn cứ vào việc xác định các chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ chắc chắn tạo ra ô nhiễm với một tỷ lệ nhất định. Các trường hợp này xảy ra khi không có một “công nghệ cuối đường ống” cho phép điều chỉnh việc sử dụng các đầu vào có khả năng ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên, ngay trong trường hợp này, việc thu thuế đầu vào như vậy cũng có thể sẽ mất đi sự ưu tiên cho kế hoạch phát triển “công nghệ cuối đường ống” mà công nghệ này mới thực sự giảm thiểu những tác nhân gây hại cho môi trường. Có một số sắc thuế có tác động môi trường thông qua việc thực hiện một số mục tiêu kinh tế nhất định, chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nhiên liệu, loại thuế này có lợi cho môi trường trên cơ sở làm giảm bớt các nguyên nhân gây ô nhiễm. Một số sắc thuế được đặt tên là thuế ô nhiễm môi trường nhưng thực chất chỉ tạo ra các nguồn thu để dành riêng cho các mục tiêu môi trường mà không làm thay đổi giá cả tương đối của việc sử dụng nguồn lực môi trường. - Phí và lệ phí ô nhiễm môi trường Phí và lệ phí ô nhiễm môi trường môi trường là khoản thu của Nhà nước đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng chống ô nhiễm. Khác với thuế ô nhiễm môi trường, phần lớn kinh phí thu phí sẽ được sử dụng, điều phối cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra. Đây là những khoản tiền đánh vào việc thải chất ô nhiễm vào không khí, nước hoặc đất hoặc việc gâẩc ô nhiễm tiếng ồn. Phí và lệ phí phát thải liên quan tới số lượng và tính chất của chất gây ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho môi trường. Theo đó nếu lượng phát thải lớn, chất ô nhiễm có tính độc hại cao sẽ phải đóng phí hoặc lệ phí cao. Về lý thuyết, các loại phí và lệ phí phát thải có một số ưu điểm : Chúng khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với chi phí cần cho phương cách “Mệnh lệnh- Kiểm soát”. Chúng kích thích các cơ sở sản xuất đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới. Chúng tạo ra thu nhập để tài trợ và nâng cao các hoạt động cần thiết. Cuối cùng, các phí phát thải có thể bù đắp, ít nhất là một phần cho những chi phí không được
- thanh toán của các hoạt động bảo vệ môi trường công nghiệp nói chung. Chúng bao gồm các chi phí của chính phủ liên quan đến việc xây dựng và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường cũng như những chi phí nảy sinh từ những xả thải được phép nhưng vẫn còn gây ra tổn thất cho các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, việc định ra các mức phí và lệ phí lại phức tạp hơn vì địa điểm của các nguồn ô nhiễm lại riêng lẻ sẽ quyết định mức độ tổn thất đối với chất lượng môi trường xung quanh, do vậy đòi hỏi phải có những mức phí riêng cho từng cơ sở sản xuất . Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể để phát triển kinh tế, họ tìm đủ mọi cách để lảng tránh các khoản phí và lệ phí mà đáng ra họ phải nộp; chính vì vậy mà họ đã làm tổn hại tới lợi ích chung của xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới chất lượng môi trường khu vực. Do sự phức tạp của các nguồn ô nhiễm, việc đặt ra và quản lý các phí đối với nhiều chất ô nhiễm từ những nguồn đơn và đa điểm, có thể sẽ không thực hiện được, trong việc giám sát và buộc thực thi, tại các nước đang phát triển và thậm chí là các nước phát triển. Hơn nữa chính quyền địa phương, trong phần lớn các khu vực không đủ mạnh để sử lý việc quy hoạch, phân tích, giám sát, cưỡng chế thi hành, tranh chấp, thương lượng liên vùng phức tạp mà hệ thống xả thải yêu cầu. Ngoài ra việc xác định các ranh giới khu vực để áp dụng phí có nhiều khó khăn hơn. Ví dụ trong trường hợp nước thì xác định đường phân thuỷ là tương đối dễ, song khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hữu trách trong toàn lưu vực lại thường không rõ ràng. Vấn đề lại càng phức tạp hơn trong trường hợp đối với các vùng phân không, với tính biến đối của sự phát tán ô nhiễm. Trợ cấp môi trường. Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế,… để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm. Ví dụ: chính phủ trợ cấp cho các hoạt động chế biến rác thải công nghiệp, rác thải sính hoạt. Tài trợ cho việc mua sắm các thiết bị làm giảm ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. ở một số nước phát triển, Nhà nước thường trợ cấp cho chính quyền địa phương tiến hành các chương trình nghiên cứu và triển khai công nghệ, hoặc để trợ giúp cho việc áp dụng những kỹ thuật mới mà luật pháp và các quy định yêu cầu. Trợ cấp cũng được áp dụng để kiểm soát ô nhiễm, tái chế, tái sử dụng các chất thải gây ô nhiễm môi trường môi trường . Quỹ môi trường
- Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Nguồn thu cho quỹ môi trường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: phí và lệ phí môi trường, đóng góp tự nguyện của các cá nhân và DN, đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế, tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ, tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường,… Hỗ trợ do quỹ môi trường cung cấp thường dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, chẳng hạn như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường để khuyến khích các dự án đầu tư bảo vệ môi trường, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tào và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. Quỹ môi trường có một số đặc trưng là: Hình thành và tăng cường mối quan hệ đa ngành; Tạo điều kiện tăng cường vai trò giám sát của các cấp chính quyền và các DN đối với nguồn vốn dành cho các hoạt động môi trường; Tạo dựng tính ổn định lâu dài cho việc thực hiện các hoạt động môi trường. Tóm tắt Qua thực tế về gia tăng tự nhiên của dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy rằng; đây là ba lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để giả quyết tốt mối quan hệ giữa ba lĩnh vực cần phải sử dụng tổng hợp các giải pháp khác nhau; trong đó phải đặc biệt coi trọng tới các gải pháp tài chính, bởi vì các giải pháp tài chính cho phép giải quyết tận gốc các mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên của dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo hướng tích cực.
- Tài liệu tham khảo 1. Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (2004), “Tài nguyên và môi trường”, Nxb Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội. 2. TS. Hoàng Hải (2004), “Đầu t phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. NXB Chính trị quốc gia. 3. GS.TS Hoàng Ngọc Hoà (2005). “Khu công nghiệp, khu chế xuất đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Học viện Chính trị quốc gia HCM Tạp chí Kinh tế và phát triển 4. Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam Việt Nam, tạp chí bảo vệ môi trường số 3- 8 năm 2005 5. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2006), Luật bảo vệ môi trường (2005) và nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội. 6. Phạm Văn Nhật (2003), Quá trình đô thị hoá và sự ảnh hưởng của nó tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 7. Lê Thông - Nguyễn Hữu Dũng (2004), Dân số - tài nguyên và môi trường, Nxb giáo dục, Hà Nội. 8. GS.TS Lê Thông - TS Nguyễn Văn Phú-PGS.TS Nguyễn Minh Huệ (2001), “Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam”. NXB Giáo dục, Hà Nội 9. Tổng luận khoa học công nghệ và kinh tế “Sản xuất sạch”(2005), Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội 10. Uỷ ban Khoa học Nhà nước Việt Nam (2004), Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 2006 - 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) - NXB Chính trị quốc gia. 12. . Một số trang web
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp đồng thương mại quốc tế và các biện pháp giải quyết tranh chấp: Phần 2
216 p | 102 | 13
-
Kết quả điều tra xã hội học - Một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai
35 p | 107 | 10
-
Về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam
7 p | 92 | 9
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo thủ tục trọng tài tại Việt Nam
11 p | 48 | 9
-
Một số trao đổi về các điểm mới trong quy định về giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
4 p | 46 | 8
-
Quản lý, khai thác và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp
12 p | 125 | 8
-
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại các trường đại học theo hướng tiếp cận năng lực trong công cuộc chuyển đổi số
12 p | 47 | 8
-
Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống mua bán người tại Việt Nam hiện nay
7 p | 68 | 8
-
Tính tất yếu của việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay
3 p | 85 | 6
-
Một số vấn đề về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
6 p | 12 | 6
-
Phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 p | 17 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam
16 p | 42 | 4
-
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo - Thực trạng và giải pháp
3 p | 12 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động: Một số vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện
11 p | 5 | 3
-
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
4 p | 86 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phạm nhân nữ trong các trại giam
5 p | 88 | 2
-
Hợp tác kinh tế giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) những năm gần đây
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn