TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017<br />
<br />
<br />
<br />
Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân<br />
<br />
Some of Sociological perspectives on marriage studies<br />
<br />
ThS.NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM<br />
Nguyen Thi Thu Thoa, M.A., Ph.D. student, Ho Chi Minh University of Food Industry<br />
<br />
ThS. Nguyễn Thị Hà, Học viện Khoa học Xã hội<br />
Nguyen Thi Ha, M.A., Academy of Social Sciences<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết đề cập đến một số công trình nghiên cứu về hôn nhân dựa trên các quan điểm Xã hội học. Từ<br />
thực tế nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về đời sống hôn<br />
nhân gia đình của người dân, nghiên cứu những quan niệm riêng về hôn nhân và phong tục hôn nhân.<br />
Việc hiểu biết sâu sắc về đời sống hôn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng gia đình Việt<br />
Nam no ấm, tiến bộ hạnh phúc.<br />
Từ khóa: hôn nhân, gia đình.<br />
Abstract<br />
The article mentions some studies on marriage based on the views of the sociological perspectives. It<br />
can be seen from the studies that it’s necessary to do deeply researches into the marriage and family,<br />
especially personal view on marriage and marriage customs. It’s necessary to deeply understand the<br />
marriage life that is meaningful to build prosperous, progressive and happy Vietnamese families.<br />
Keywords: marriage, family.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề gian dưới 50 năm, cùng với sự thay đổi về<br />
Nghiên cứu về hôn nhân được bắt đầu nghề nghiệp trong quá trình CNH và ĐTH<br />
từ nửa sau của thế kỷ XIX, đồng thời với đường bán kính kết hôn xét trên phạm vi<br />
sự ra đời của bộ môn Xã hội học gia đình. toàn thế giới đã tăng lên gấp đôi. Trong<br />
Thời gian này học thuyết Darwin xã hội một nghiên cứu tại Ba Lan, đường bán kính<br />
đang chiếm phần ưu thắng trên toàn thế kết hôn trung bình đối với nông dân là 6<br />
giới. Dựa vào những ý tưởng được gợi mở km, công nhân là 70 km và cán bộ là 150<br />
từ học thuyết Darwin, các nhà nghiên cứu km (G. Olivier, 2002: 86). Việc mở rộng<br />
đã xem xét các hình thái của hôn nhân và phạm vi không gian cũng được phản ánh ở<br />
gia đình như là quá trình thích ứng với các điểm gặp gỡ của các cặp vợ chồng tương<br />
giai đoạn tiến hóa của xã hội loài người. lai. Cuộc điều tra của Viện Dân số Pháp<br />
2. Một số quan điểm nghiên cứu về (INEO) cho biết, nếu hồi đầu thế kỷ cho<br />
hôn nhân đến những năm 60 của thế kỷ XX, thanh<br />
2.1. Quan điểm nghiên cứu về hôn niên Pháp thường tìm gặp ý trung nhân của<br />
nhân truyền thống mình trong các cuộc viếng thăm, vũ hội<br />
Theo dòng lịch sử, với khoảng thời hay nơi làm việc, thì sang thập kỷ 70-80,<br />
<br />
152<br />
NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
lớp trẻ lại hay gặp nhau ở những nơi công Sự biến đổi của mô hình hôn nhân như<br />
cộng, ở câu lạc bộ, nhà hát, sàn nhảy, hộp vừa nêu, cố nhiên, là có sự gắn bó trực tiếp<br />
đêm, v.v… G. Olivier cho rằng “khi các hoặc gián tiếp với sự thay đổi trong đời<br />
phương tiện giao thông còn chưa phát sống kinh tế - xã hội nói chung. Chẳng hạn,<br />
triển, người ta lấy nhau trong địa phương nếu tuổi kết hôn được nâng lên thì điều đó<br />
mình vì cần thiết, sự giới hạn ấy là do địa cũng có ý nghĩa một khi “con cái bước vào<br />
lý áp đặt. Sau những tiến bộ khoa học - kỹ hôn nhân là đã thành một người trưởng<br />
thuật, ngày càng có nhiều khả năng đi lại thành, làm ra được tiền, thì bố mẹ không<br />
và kết hôn ngoài nhóm của mình; điều đó còn duy trì được cách điều khiển hôn nhân<br />
khiến cho các vòng tròn hôn nhân được mở của con cái như trước kia khi mà con cái<br />
rộng, cũng như quy mô trung bình của thành hôn còn trẻ và vẫn phụ thuộc về kinh<br />
những tộc người biệt lập bộ phận” (G. tế cho đến tuổi trung niên” (C. W.<br />
Olivier, 2002: 85). Sorensen, 2001: 189). Cũng như vậy, một<br />
Gắn liền với việc mở rộng không gian khi phạm vi không gian kết hôn được mở<br />
kết hôn là những thay đổi về tiêu chuẩn lựa rộng, việc lựa chọn bạn đời không còn là<br />
chọn bạn đời và quyền quyết định hôn tham chiếu duy nhất vào tiêu chuẩn “môn<br />
nhân. Các cuộc điều tra của Alain Girard ở đăng hộ đối” mà còn cả vào “giá trị gia<br />
Pháp vào những năm 60 và 70 của thế kỷ tăng” của chính bản thân đôi trẻ, thì “sự<br />
trước đã đưa đến kết luận rằng “tần xuất kiểm soát của xã hội không còn được thực<br />
hôn nhân tương đồng về xã hội cao gấp hai hiện qua đường vòng là cha mẹ nữa, mà<br />
lần so với các cuộc hôn nhân được quyết qua sự đánh dấu về xã hội học những nơi<br />
định mà không kể đến các nguồn gốc xã có tính hợp quần (…). Và như vậy, sự lựa<br />
hội của đối tác”. Ở Mỹ, nhiều tác giả (như chọn của cá nhân dựa trên những tiêu<br />
Holling Shead, 1950; Kerchoff và K. E. chuẩn riêng đã thay thế chiến lược kiên<br />
Daviss, 1962) cũng nhấn mạnh đến các yếu nhẫn của cha mẹ trước đây” (M. Segalen,<br />
tố xã hội có sự chi phối mạnh mẽ đến việc 2014: 148).<br />
lựa chọn hôn nhân - như chủng tộc, tộc Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra,<br />
người, tôn giáo, trình độ học vấn, tầng lớp trong xã hội hiện đại phần lớn các cặp kết<br />
xã hội, v.v… Kết quả các cuộc điều tra chỉ hôn đều là tự do, tự nguyện, ít chịu ràng<br />
ra đa số các cặp vợ chồng có trình độ học buộc hoặc ảnh hưởng từ cha mẹ hoặc một<br />
vấn tương đương nhau (65%), sự tương thế lực nào khác. Thornton, Chang và Sun<br />
đồng về tôn giáo còn cao hơn nữa (92%). (1984) cho biết, ở Đài Loan tỷ lệ phụ nữ<br />
Người ta cũng nhận thấy tần xuất hôn nhân nói rằng bố mẹ quyết định hôn nhân của họ<br />
tương đồng về nghề nghiệp cho đến những giảm từ 75% đối với thế hệ sinh vào những<br />
năm 1970 cũng không hề giảm, đúng như năm 1930 xuống chỉ còn 15% đối với thế<br />
A. Girard đã viết: “Những người trong hệ sinh gần đây, trong khi những người nói<br />
cùng môi trường người ta có nhiều cơ may họ quyết định hoàn toàn tăng từ 5% lên<br />
hơn và thích hợp hơn để lựa chọn bạn đời” 33% (Arland Thornton và Thomas E.<br />
(Martine Segalen, 2014: 145-147). Nói gọn Fricke, 1994: 390)<br />
lại, trong việc lựa chọn đối tượng hôn nhân Nhà nghiên cứu M. Segalen, trong<br />
thì tiêu chuẩn tương đồng về xã hội vẫn công trình nghiên cứu của mình cũng đã<br />
chiếm vị trí nổi bật nhất. phản ánh những thay đổi như vậy. Có thể<br />
<br />
153<br />
M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN<br />
<br />
<br />
tóm lược sự chuyển biến đó như sau: Vào chung và đời sống hôn nhân gia đình của<br />
những năm 1960 ở Pháp, cũng như ở châu người dân theo đạo Công giáo nói riêng. Vì<br />
Âu nói chung, việc các cặp tân hôn thực thi vậy, việc tìm hiểu một số quan điểm nghiên<br />
nghi thức phong tục là nhằm công khai cho cứu về hôn nhân của người dân theo đạo<br />
cuộc hôn nhân của mình, đồng thời qua đó Công giáo là hết sức cần thiết cả về mặt lý<br />
nhận được sự chấp thuận của cộng đồng. luận và thực tiễn.Việc nghiên cứu hôn nhân<br />
Vì vậy, trong buổi lễ thành hôn họ thường ở Việt Nam được nở rộ vào nửa đầu thế kỷ<br />
chọn mời những người họ hàng và bè bạn XX, không chỉ với các nhà nghiên cứu<br />
mà họ muốn thấy ở bên cạnh để chung vui. trong nước như Phan Kế Bính, Nguyễn Văn<br />
Như thế, đám cưới đã gắn kết các thành Huyên, Đào Duy Anh, Toan Ánh, Lương<br />
viên cộng đồng lại với nhau, đồng thời Đức Thiệp, Vũ Như Lâm, mà còn cả các<br />
cũng là nơi mà các nghi thức truyền thống tác giả nước ngoài như M. Durant, P.<br />
được bảo lưu và tôn trọng, như là sự khẳng Huard, E. Coutois… Đặc điểm của các<br />
định cho tính lâu bền và tính chuẩn mực nghiên cứu ở giai đoạn này là các tác giả<br />
của đời sống xã hội. tập trung mô tả về hôn nhân như một phong<br />
Nhưng trong đám cưới ngày nay, khi tục với tất cả những gì đã được định hình<br />
nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI – cũng của chúng, chứ ít chú ý đến sự biến đổi<br />
chính Segalen đã viết – các nghi thức cũng như sự khác biệt giữa các vùng, miền<br />
không còn thể hiện những ý nghĩa như hay giữa các nhóm xã hội khác nhau.<br />
trước nữa. Đám cưới ngày nay, do phát Tiếp sau đó, do sự chi phối của hai<br />
triển và lạm phát các khía cạnh hội hè, nên cuộc kháng chiến chống Pháp và chống<br />
ngày càng tương đồng với một buổi biểu Mỹ, việc nghiên cứu hôn nhân ít được chú<br />
diễn cần phải “thành công”. Những người ý, hay chính xác hơn là bị quên bẵng đi một<br />
kết hôn thường phải chuẩn bị hàng tháng, thời gian dài. Cho đến cuối thập niên 70,<br />
thậm chí hàng năm cho buổi lễ được hình đầu thập niên 80 của thế kỷ XX công việc<br />
dung theo ý họ, trong đó bạn bè tham dự này mới lại được tiếp tục dưới nhiều góc<br />
đương nhiên phải góp vào những sáng tác nhìn khác nhau, kể cả về biến đổi và sự<br />
âm nhạc hoặc màn trình diễn nào đó. Trong khác biệt của hôn nhân giữa các vùng miền<br />
hai mươi năm qua, rất nhiều thủ tục, nghi khác nhau. Chẳng hạn, đó là các nghiên cứu<br />
thức mới đã được sáng tạo ra như: tiệc về hôn nhân, gia đình và địa vị người phụ<br />
rượu mừng, việc tập hợp được tối đa số nữ của F.Houtart (1978), về quyền quyết<br />
khách mời, lễ tiễn đưa đời thiếu nữ, rồi định hôn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn<br />
chụp ảnh, quay video và hiện nay là làm đời của Mai Kim Châu (1984), Hoàng Đốp<br />
đĩa DVD về buổi lễ mà người ta cần lưu (1984), Nguyễn Phương Anh (1984). Việc<br />
giữ, v.v… (Martine Segalen, 2014: 160- hôn nhân của các dân tộc ít người như Tày,<br />
161). Tất cả những phát sinh mới đó đã Nùng, Thái, Malayo-Poolynêxia cũng được<br />
làm cho chi phí trở nên quá cao, kể cả đối nhiều tác giả đề cập, chẳng hạn, Đỗ Thúy<br />
với cô dâu chú rể lẫn số khách mời, do đó Bình (1994), Vũ Đình Lợi (1994), v.v… Bổ<br />
đám cưới nhiều khi đã bị thương mại hóa sung cho các nghiên cứu thực nghiệm xã<br />
và trở thành một lĩnh vực kinh doanh. hội học và dân tộc học còn có các nghiên<br />
Trong những năm qua, còn ít có các cứu của Trần Đình Hượu, Đặng Đức Siêu<br />
nghiên cứu về các gia đình Công giáo nói về ảnh hưởng của Nho giáo đến hôn nhân<br />
<br />
154<br />
NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
và gia đình Việt Nam trong lịch sử, cũng Bình, Nam Sách, Hải Dương) vào năm<br />
như khả năng thích ứng của các thiết chế 2000. Tại đây, tác giả đã phỏng vấn trực<br />
này trong tiến trình CNH, HĐH đất nước từ tiếp 136 cặp vợ chồng đang sống cùng<br />
góc nhìn sử học và văn hóa học. nhau dưới một mái nhà, trong đó, cặp kết<br />
Như vậy, phổ nghiên cứu hôn nhân và hôn lần đầu sớm nhất là năm 1941, cặp<br />
biến đổi hôn nhân ở nước ta trong thời gian muộn nhất là năm 2000. Tác giả chia<br />
qua là khá rộng, trong đó đề cập đến nhiều khoảng thời gian gần 60 năm đó thành ba<br />
vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, như ở phần giai đoạn: giai đoạn từ 1941 đến 1959 có<br />
trên đã nói, ở bài nghiên cứu này chúng tôi 24 cặp kết hôn, được gọi là mô hình I; giai<br />
cũng chỉ tập trung vào 5 yếu tố cơ bản đoạn 1960–1985 có 64 cặp, là mô hình II<br />
thuộc nội dung hôn nhân và xu hướng biến và giai đoạn 1986–2000 có 51 cặp, là mô<br />
đổi của chúng mà thôi. hình III. Kết quả khảo sát đã chỉ ra xu<br />
Về phạm vi không gian kết hôn, hay hướng nội hôn trong làng, trong xã ngày<br />
nói theo nhà sinh thái học nhân văn người càng giảm, trong khi việc kết hôn bên<br />
Pháp George Olivier (2002), là “đường bán ngoài làng xã, mà cụ thể là ở phạm vi<br />
kính kết hôn”. Đây là việc đo lường huyện, tỉnh hoặc ngoài tỉnh ngày càng tăng<br />
khoảng cách trung bình giữa nơi sinh của lên. Việc mở rộng phạm vi không gian kết<br />
hai người kết hôn để xác định các chế độ hôn ở Việt Nam trong khoảng 2/3 thế kỷ<br />
nội hôn và ngoại hôn. Có hai cách để đo qua không chỉ cho thấy phong tục hôn<br />
lường hiện tượng này: theo không gian địa nhân nơi làng xã đang thay đổi, mà còn<br />
lý, hoặc theo địa giới hành chính. Ở Việt phản ánh tính năng động và cơ động xã hội<br />
Nam, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn của người dân cũng được nâng cao trong<br />
cách đo lường thứ hai. Chẳng hạn, ở bối cảnh của nền kinh tế thị trường, của<br />
Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam tiến trình CNH, HĐH đất nước.<br />
– Thụy Điển về “Gia đình nông thôn Việt Trong khi đó, ở nội dung tiêu chuẩn<br />
Nam trong chuyển đổi”, các tác giả đã chọn bạn đời, các nhà nghiên cứu lại phân<br />
chọn cách đo lường này. Kết quả khảo sát chia thành một số mô hình, trong đó mỗi<br />
chung của Chương trình về nơi sinh của mô hình tương ứng với một giai đoạn lịch<br />
vợ/chồng người trả lời ở 4 xã (thuộc các sử của đất nước, chẳng hạn, mô hình cổ<br />
tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên - Huế, Tiền truyền, mô hình bao cấp, mô hình thời đổi<br />
Giang và Hà Nam) cho thấy, có 66,0% kết mới, v.v...<br />
hôn cùng xã; 16,3% cùng huyện; 8,2% Gắn liền với việc chọn bạn đời là<br />
cùng tỉnh; 9,3% khác tỉnh và 0,3% không quyền quyết định hôn nhân. Nếu chấp nhận<br />
xác định được sinh quán của mình (Dẫn theo khẩu ngữ dân gian là xưa kia “cha mẹ<br />
theo Lê Ngọc Văn, 2011: 314). đặt đâu con ngồi đấy”, còn ngày nay “con<br />
Không dừng lại ở mặt đồng đại, nhiều cái đặt đâu bố mẹ ngồi đấy”, chúng ta dễ<br />
tác giả còn đi sâu khảo sát và đo lường dàng thấy được hơn nửa thế kỷ qua quyền<br />
phạm vi không gian kết hôn về mặt lịch quyết định trong hôn nhân đã chuyển từ bố<br />
đại, từ đó chỉ ra sự biến đổi của mô hình từ mẹ sang con cái. Tuy nhiên, không giống<br />
nửa cuối thế kỷ XX đến nay. Tiêu biểu cho như ở việc lựa chọn người bạn đời, sự thay<br />
xu hướng này là Mai Văn Hai (2004) với đổi ở đây còn xuất hiện thêm một số mô<br />
cuộc nghiên cứu ở làng Đào Xá (xã An hình trung gian. Có thể tóm tắt sự chuyển<br />
<br />
155<br />
M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN<br />
<br />
<br />
đổi này như sau: theo phong tục cổ truyền Vậy là, với mô hình quyền quyết định<br />
là “bố mẹ quyết định, con cái vâng theo”, hôn nhân, bên cạnh cái chung, vẫn còn có<br />
tiếp đó là “cha mẹ quyết định, có hỏi ý kiến những cái riêng, cái khác biệt ở các tầng<br />
con”, rồi “con quyết định, có tham khảo ý lớp, các nhóm người khác nhau. Đấy là<br />
kiến của bố mẹ” và cuối cùng là “con cái chưa kể, trong thời bao cấp (khoảng từ<br />
quyết định hoàn toàn”. 1960-1985) còn xuất hiện một mô hình rất<br />
Nhưng đấy mới chỉ là cái nhìn chung đặc thù, trong đó quyền quyết định không<br />
nhất, trong thực tế vấn đề còn phức tạp hơn thuộc cha mẹ, cũng không thuộc con cái,<br />
nhiều. Bởi vì, ngay ở mô hình đầu, trong mà thuộc về chính quyền và đoàn thể. Điều<br />
khi một số tác giả như Phan Kế Bính, Toan này được nhà văn Lê Lựu mô tả rất sinh<br />
Ánh, Lương Đức Thiệp, Hà Văn Cầu cho động qua số phận Giang Minh Sài, một<br />
rằng đấy là mô hình “cha mẹ đặt đâu con nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng.<br />
ngồi đấy”, thì nhiều tác giả khác lại không Đó là khi còn nhỏ, sống ở nông thôn, Sài bị<br />
cho là như vậy. Nhà nghiên cứu Yu Insun, bố mẹ và họ hàng ép duyên; lớn lên đi bộ<br />
qua khảo cứu lịch sử, đã đi đến kết luận: đội, dưới sức ép của lãnh đạo là cần giữ gìn<br />
trong xã hội Việt Nam truyền thống cha mẹ “lý lịch trong sạch”, Sài đành chấp nhận<br />
ít tham gia trực tiếp vào chuyện của con cái chung sống với người phụ nữ mà bố mẹ đã<br />
và con cái nghiêng về phía được độc lập cưới hỏi khi xưa. Đến khi đủ sức dứt bỏ<br />
với cha mẹ (Yu Insun, 1944: 149). cuộc hôn nhân qua “hai lần sắp đặt này, Sài<br />
Nhà nhân học Abbe Richard cũng đề lại rơi vào một mối tình oan nghiệt với một<br />
cập đến quyền tự do của thiếu nữ thôn quê thiếu nữ ở đô thị, do sự khác nhau về lối<br />
trong việc lựa chọn bạn đời. Ông viết rằng sống (Lê Lựu, 1986).<br />
“Bọn họ luôn luôn lựa chọn người chồng Cố nhiên, Giang Minh Sài chỉ là nhân<br />
theo ý thích của mình, điều mà người vật hư cấu, phản ánh hiện thực qua phương<br />
Trung Quốc không được phép làm” (Dẫn pháp điển hình hóa của nghệ thuật viết tiểu<br />
theo Khuất Thu Hồng, 1996). thuyết, cho nên tính đại diện và mức độ<br />
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên khi phổ biến của hiện tượng này vẫn là một câu<br />
nghiên cứu về hát đối của nam nữ thanh hỏi chưa được giải đáp. Nhưng, theo chúng<br />
niên, cũng đưa ra nhận xét: “Trái với điều tôi, hiện tượng Giang Minh Sài dẫu sao<br />
diễn ra trong giới quyền quý Việt Nam, cũng gợi ra như một giả thuyết, mà trong<br />
những người tiểu nông và người thuộc giai nghiên cứu này, chúng tôi sẽ kiểm nghiệm<br />
cấp trung lưu tự mình chọn lấy vợ. Nhưng để biết được tính xác thực và mức độ phổ<br />
sự lựa chọn của họ bao giờ cũng được cha biến của nó.<br />
mẹ chuẩn y. Họ quen biết nhau trước khi Đến thời kỳ Đổi mới, trong bối cảnh<br />
cưới hỏi, họ quý trọng và yêu nhau trước của nền KTTT, của CNH, HĐH, TCH và<br />
khi trở thành vợ chồng. Mặc dù những lời HNQT, hiện tượng “ép duyên” hay “áp<br />
tỏ tình công khai này, mặc dù quyền tự do đặt” đôi khi vẫn được báo chí nêu lên,<br />
hoàn toàn này đã được phong tục làng xã nhưng nhìn chung việc hôn nhân đã được<br />
chấp nhận, được lý dịch và kỳ mục ủng hộ, tự do hơn rất nhiều. Kết quả điều tra của<br />
song trai gái bao giờ cũng cố gắng theo Vũ Tuấn Huy và cộng sự ở một xã thuộc<br />
truyền thống, hỏi ý kiến cha mẹ” (Nguyễn đồng bằng sông Hồng năm 2003 chỉ ra<br />
Văn Huyên, 1995). rằng, dù bố mẹ vẫn có những ảnh hưởng<br />
<br />
156<br />
NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
nhất định, song vai trò của đôi trẻ nổi lên tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam qua các<br />
như là người quyết định chính trong hôn điểm mốc thời gian là các năm 1989, 1999<br />
nhân (Vũ Tuấn Huy, 2004). Liên quan đến và 2009 (Lê Ngọc Văn, 2011: 307). Ưu<br />
vai trò của con cái còn có thêm những yếu điểm của khuynh hướng này là các tác giả<br />
tố mới nữa. Cuộc nghiên cứu của Khuất đã căn cứ vào các điểm mốc thời gian để<br />
Thu Hồng vào đầu thập niên 90 của thế kỷ chỉ ra trạng thái và xu hướng biến đổi của<br />
trước đã ghi nhận: với mô hình quyền hôn nhân. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào các<br />
quyết định chuyển từ cha mẹ sang con cái, nguồn số liệu và các điểm mốc thời gian<br />
bạn bè đã trở thành nhân vật khá quan của các chủ đề nghiên cứu khác, nên các<br />
trọng, bởi trong nhiều trường hợp, họ thành tựu thu được thường tản mạn và<br />
không chỉ là người giới thiệu đối tượng, mà thiếu đồng bộ.<br />
còn đưa ra những lời khuyên có ý nghĩa Trong khi đó, các nhà nghiên cứu<br />
quyết định (Khuất Thu Hồng, 1996). thuộc khuynh hướng thứ hai lại tự xác định<br />
Cùng với việc phân tích về nội dung các điểm mốc thời gian theo quan điểm và<br />
và các trạng thái khác nhau trong sự biến mục tiêu nghiên cứu của mình. Chẳng hạn,<br />
đổi hôn nhân ở Việt Nam trong mấy thập ở luận án tiến sĩ Các mô hình hôn nhân ở<br />
niên vừa qua, một vấn đề có ý nghĩa lý đồng bằng sông Hồng từ truyền thống đến<br />
luận và phương pháp luận cũng đã được hiện đại, Khuất Thu Hồng (1996) phân<br />
nhiều tác giả đặt ra – đó là việc phân kỳ sự chia sự biến đổi hôn nhân trên địa bàn<br />
biến đổi hôn nhân. Có thể chia sự phân kỳ nghiên cứu thành ba giai đoạn: giai đoạn I<br />
này thành hai khuynh hướng cơ bản sau được gọi là hôn nhân truyền thống (tính từ<br />
đây: đầu thế kỷ đến năm 1954); giai đoạn II là<br />
Khuynh hướng thứ nhất, là khuynh hôn nhân trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa<br />
hướng mà theo đó các nhà nghiên cứu xã hội theo kiểu cũ (từ 1954 đến 1985); và<br />
thường dựa vào nguồn số liệu của một giai đoạn cuối cùng là hôn nhân của thời<br />
cuộc điều tra kinh tế - xã hội hoặc một kỳ Đổi mới (từ 1986 về sau). Cần lưu ý là,<br />
cuộc nghiên cứu tổng thể nào đó để chỉ ra mặc dù đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ<br />
các khía cạnh có liên quan đến chủ đề hôn “mô tả và phân tích một số biến đổi trong<br />
nhân. Chẳng hạn, Nelly Krowoski – một hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng trong thế<br />
tác giả người Pháp – với tư cách là thành kỷ XX”, song tác giả không nói rõ lý do tại<br />
viên trong nhóm nghiên cứu làng Mông sao đã lựa chọn ba điểm mốc thời gian đó.<br />
Phụ (một làng ở đồng bằng sông Hồng) đã Như vậy, tùy theo mục tiêu nghiên<br />
dựa trên nguồn số liệu của cuộc điều tra cứu, mỗi tác giả hay nhóm tác giả đã đưa<br />
chung để phân chia ra các mốc thời gian là ra những điểm mốc thời gian khác nhau<br />
trước năm 1945, 1945-1954, 1954-1975 và trong việc phân kỳ sự biến đổi hôn nhân.<br />
sau 1975, qua đó đưa ra nhận định về tỷ lệ Có điều, dù cho mục tiêu có khác nhau thế<br />
nội hôn trong làng ngày càng giảm đi, nào, song khi bàn về sự biến đổi xã hội nói<br />
trong khi ngoại hôn lại tăng lên (Nelly chung, cũng như sự biến đổi của hôn nhân<br />
Krowoski, 2003). Cũng như vậy, Lê Ngọc nói riêng, người ta không thể không xác<br />
Văn dựa vào nguồn số liệu từ các cuộc định và so sánh sự thay đổi trạng thái của<br />
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở theo chu kỳ hiện tượng ở các điểm mốc thời gian, dưới<br />
10 năm để đưa ra nhận định về sự biến đổi tác động của các điều kiện chính trị - xã<br />
<br />
157<br />
M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN<br />
<br />
<br />
hội riêng của chúng. Với cơ sở phương giáo trong hôn nhân với mục đích giúp con<br />
pháp luận này, nhà nghiên cứu không chỉ cái mình xây dựng một cuộc sống hôn nhân<br />
biết được sự biến đổi đã diễn ra như thế gia đình bền vững, hạnh phúc và thánh<br />
nào, mà còn trả lời được câu hỏi tại sao thiện, thể hiện lòng biết ơn gọi hôn nhân và<br />
chúng đã biến đổi. gia đình như ý muốn của Thiên Chúa.<br />
Từ góc nhìn xã hội học, hôn nhân cũng Theo Giáo hội, hôn nhân được gọi là<br />
là một thiết chế xã hội. Đó là “một phần Bí tích Hôn phối, đây là sự tác hợp vợ<br />
của văn hóa, một đoạn đã được khuôn mẫu chồng giữa một người nam và một người<br />
hóa trong nếp sống của một dân tộc” nữ thông qua giáo quyền.Về bản chất, sự<br />
(Joseph Fichter, 1973: 146). Như thế, cho tác hợp này là duy nhất (được gọi đơn hôn)<br />
dù là một thiết chế phụ của gia đình, song, và vĩnh viễn (được gọi là vĩnh hôn) trong<br />
với tư cách là những khuôn mẫu của nếp suốt cuộc đời người nam và người nữ. Vì<br />
sống, hai lĩnh vực hôn nhân và gia đình vậy, khi nói về hôn nhân Công giáo trong<br />
đều có sự độc lập tương đối với nhau. Theo Giáo luật Công giáo năm 1917 đã có<br />
chúng tôi, “Sự khu biệt này có ý nghĩa lý những quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối<br />
luận và phương pháp luận rất to lớn – bởi được ghi từ điều 1055 đến điều 1072.<br />
chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xây Chẳng hạn như trong điều 1055 khoản 1 và<br />
dựng được một hệ thống tri thức độc lập về khoản 2 đã quy định: “Do giao ước hôn<br />
hôn nhân, đồng thời tạo ra một quan niệm phối, người nam và người nữ tạo nên với<br />
hoàn chỉnh về các qui luật và mối liên hệ nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc<br />
của chúng với đời sống hiện thực, từ đó sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối<br />
tránh được việc hòa tan hôn nhân vào trong hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh<br />
các nghiên cứu về gia đình mà lâu nay sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã<br />
chúng ta vẫn gặp” (Ngô Thị Thanh Quý, nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu<br />
2013: 61). phép rửa tội lên hàng bí tích”; “Bởi vậy,<br />
Từ cách nhìn nhận như trên, bài viết giữa những người đã chịu phép Rửa tội,<br />
của chúng tôi với tư cách là một nghiên không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu<br />
cứu trường hợp, sẽ cố gắng đi sâu phân tích nếu đồng thời không phải là Bí tích”.<br />
và tổng hợp nhằm góp phần xây dựng một Như vậy, Giáo hội Công giáo xác định<br />
quan niệm, một hướng tiếp cận, cũng như hôn nhân là một “bí tích” . Vì vậy, nó có<br />
một hệ thống tri thức tương đối độc lập về tính chất thánh thiêng, việc cử hành “bí<br />
hôn nhân và biến đổi hôn nhân như chúng tích hôn nhân” một cách chính thức trước<br />
cần phải có. mặt Cộng đoàn giáo dân do một linh mục<br />
Hôn nhân Công giáo không chỉ liên cử hành khiến nó trở thành một giao ước<br />
quan đến hai vợ chồng mà còn liên quan vĩnh cửu giữa người nam và người nữ.<br />
đến một phạm vi rộng lớn hơn, từ họ hàng Người Công giáo tin rằng khi được lãnh<br />
hai bên đến xã hội, bởi vì gia đình là tế bào nhận bí tích hôn nhân một cách chính thức,<br />
căn bản của xã hội. Về mặt tôn giáo, trong thì đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu<br />
bộ luật của Hội thánh, được gọi là Giáo thương, chung thủy với nhau suốt cả đời,<br />
luật, ban hành ngày 25/01/1983 có 111 trong một giao ước do chính Chúa Giêsu<br />
khoản về hôn nhân. Trong đó, Giáo luật chỉ đã lập. Điều này đã được nhấn mạnh trong<br />
ra những ràng buộc đối với người Công khoản 2 điều 1055 của Giáo luật: “Với tính<br />
<br />
158<br />
NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
chất Bí tích của hôn nhân Công giáo: Giáo nào, hoặc không còn bị ràng buộc bởi một<br />
lý Công giáo luôn nhìn nhận và nhấn mạnh bí tích hôn phối trước đó (Khi chồng/ vợ<br />
tới chiều kích siêu nhiên của định chế hôn mình qua đời tự nhiên), học qua lớp giáo lý<br />
nhân”. của Giáo hội Công giáo thông qua giáo xứ<br />
Theo Giáo luật, Giáo hội sẽ không hay giáo phận và không bị vướng vào một<br />
công nhận hôn nhân khi chỉ có kết hôn dân hay nhiều “ngăn trở” theo quy định của<br />
sự (đăng ký giá thú ngoài đời) mà không Giáo Luật về hôn nhân và gia đình.<br />
qua lãnh nhận bí tích từ Giáo hội (tổ chức Tuy nhiên, hôn nhân không phải chỉ<br />
lễ cưới trong nhà thờ). Điều này đã được được thiết lập để mưu sự truyền sinh mà<br />
Giáo luật ghi rõ trong điều 1055 và điều thôi. Hôn nhân là một giao ước không thể<br />
1165 với tuyên bố, giá thú như thế là vô phá vỡ được. Điều này có nghĩa rằng, ngay<br />
hiệu qua câu: “Giữa những người đã chịu cả trong trường hợp không có con như<br />
phép rửa tội, không thể có khế ước hôn mong muốn thì hôn nhân vẫn tồn tại như<br />
phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là một quy chế và một sự chia sẻ trọn vẹn đời<br />
bí tích” [6], hay “ Những người Công giáo sống, và vẫn giữ được giá trị và tính bất<br />
chưa chịu Bí Tích Thêm Sức, thì phải lãnh khả phân ly của nó. Như vậy, Văn kiện<br />
Bí Tích ấy trước khi được nhận kết hôn, cũng đã khẳng định hai đặc tính cơ bản của<br />
nếu có thể được và không có khó khăn hôn nhân Công giáo là tính đơn hôn và tính<br />
trầm trọng”[6]. vĩnh hôn.<br />
Ngoài ra, Giáo luật còn nêu lên các 2.2. Quan điểm của các học giả Công<br />
điều kiện của một cuộc hôn nhân Công giáo và ngoài công giáo nghiên cứu về<br />
giáo. Theo đó, người nam và người nữ hôn nhân<br />
muốn kết hôn với nhau thì phải đảm bảo Nguồn tài liệu của các giáo sĩ và<br />
được tự do về tinh thần: Tức là họ được tự những học giả Công giáo viết về hôn nhân<br />
do kết hôn, không phải chịu sức ép nào từ cũng khá nhiều, đầu tiên có thể kể đến một<br />
bên ngoài (Gia đình, người thân, các khoản số công trình tiêu biểu như: Hôn nhân<br />
khế ước, vay nợ…). Bên cạnh đó, còn phải Công giáo của Toà giám mục Xuân Lộc,<br />
được tự do về dân sự: có nghĩa là không bị Hôn nhân và gia đình của Tòa Giám mục<br />
ràng buộc về mặt pháp lý hôn nhân dân sự Long Xuyên, Giảng trong lễ hôn phối của<br />
(như đang có hôn thú với người khác); Về Linh mục Nguyễn Hữu Triết; Tin mừng<br />
tuổi kết hôn điều 1083 quy định tại khoản 1 cho đôi tân hôn, Hôn nhân Kitô giáo<br />
và khoản 2 về tuổi để kết hôn: §1 “Người (1998) của Phao-lô Nguyễn Bình Tĩnh và<br />
nam chưa đủ 16 tuổi, người nữ chưa đủ 14 linh mục Xuân Bích…Nhìn chung tác giả<br />
tuổi không thể kết hôn hữu hiệu”; §2 “Hội của các công trình trên đều cho rằng, với<br />
đồng Giám mục có quyền ấn định tuổi lớn người Công giáo, hôn nhân chính là một bí<br />
hơn để kết hôn hợp pháp”. Hội đồng Giám tích. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền<br />
mục Việt Nam ấn định: Nam từ 20 tuổi trở năng liên kết họ với nhau bởi thế họ không<br />
lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; có tôn giáo và đức được bỏ nhau vì bất cứ lý do gì. Quan niệm<br />
tin, người nam và người nữ phải được rửa này xuất phát từ đặc tính và mục đích của<br />
tội theo nghi thức Công giáo (đồng đạo), hôn nhân Công giáo.<br />
đặc biệt trong cả hai người nam và nữ đều Linh mục Nguyễn Công Vinh trong<br />
phải chưa lãnh nhận bí tích hôn phối lần cuốn Tìm hiểu giáo luật về hôn nhân và gia<br />
<br />
159<br />
M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN<br />
<br />
<br />
đình(năm 2009), cũng đã xem xét mọi góc nhận định về giá trị cũng như những hạn<br />
cạnh của hôn nhân công giáo trong mối chế của từng vấn đề được nêu ra [12].<br />
tương quan với giáo luật như: Sống chung Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên<br />
trước hôn nhân, không thể làm giấy kết giúp chúng ta hiểu được một cách căn bản<br />
hôn dân sự, kết hôn theo giáo luật nhưng về quan niệm hôn nhân của người Công<br />
không đăng ký kết hôn dân luật, khám sức giáo, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận quan<br />
khỏe trước khi kết hôn, hay quy định về trọng về hôn nhân, gia đình Công giáo. Các<br />
giáo lý chuẩn bị hôn nhân…Cũng giống tác giả bước đầu cũng đã chỉ ra những giá<br />
như cuốn Giáo lý về hôn nhân Công giáo trị văn hoá, đạo đức của Công giáo nói<br />
thì cuốn sách này giúp cho mọi người tiếp chung và giá trị của hôn nhân, gia đình<br />
cận với hôn nhân Công giáo trên cả hai Công giáo nói riêng trong quá trình hội<br />
phương diện Giáo luật và Dân luật. nhập với văn hóa dân tộc Việt Nam hiện<br />
Ngoài ra, trong một tác phẩm khác nay. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rằng theo<br />
Tình yêu hôn nhân, Nxb Phương Đông năm Giáo luật quy định thì Hôn nhân chính là<br />
2014, Linh mục Nguyễn Công Vinh cũng một bí tích đối với người Công giáo. Trong<br />
đã viết về hôn nhân trong chương trình của đó, bí tích được hiểu là: “Những dấu hiệu<br />
Thiên Chúa giáo từ việc nêu lên ý nghĩa và hữu hình được Chúa Ki tô dùng để ban ân<br />
mục đích của hôn nhân Công giáo tác giả sủng cho loài người” [8, tr6]. Khi kết hôn,<br />
đã khái quát rằng: “ hôn nhân Công giáo vợ chồng không còn là hai mà nên một.<br />
phải theo tinh thần và lề luật của Hội thánh Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng để<br />
thể hiện ở các yếu tố quan trọng như: Sự tự liên kết họ với nhau bởi thế mà họ không<br />
do, khả năng tính dục, tình yêu chung thủy, được bỏ nhau vì bất cứ lý do gì.<br />
đức tin, một số quy định có tính cách pháp Năm 2010, kỷ yếu hội thảo “Nếp sống<br />
luật để bảo vệ hôn nhân”, trong đó tác giả đạo của người Công giáo Việt Nam” do<br />
cũng có nói đến tuổi kết hôn theo Giáo luật Viện nghiên cứu Tôn giáo tổ chức đã được<br />
đối với người nam từ 16 tuổi trở lên và xuất bản thành sách do tác giả Nguyễn<br />
người nữ từ 14 tuổi trở lên, tuy nhiên tác Hồng Dương chủ biên. Công trình là tuyển<br />
giả cũng cho rằng: “Dù đã đủ tuổi Giáo luật tập của 27 báo cáo của các nhà nghiên cứu<br />
nhưng chưa đủ tuổi Dân luật thì Hội thánh về đạo Công giáo ở Việt Nam, trong đó có<br />
khuyên nên theo Dân luật” - GL 1083. bài viết của tác giả Lê Đức Hạnh về đề tài:<br />
Chủ đề hôn nhân của người Công giáo “Hôn nhân Công giáo: quá trình hình thành<br />
còn được nêu ra trong bản tin chuyên đề một bí tích”. Trong bài viết này, tác giả đi<br />
Hiệp thông. Trong các nghiên cứu này, vào tìm hiểu hôn nhân với tư cách là một bí<br />
dưới nhãn quan của người Công giáo, các tích và quá trình hình thành của nó. Tuy<br />
tác giả đã đề cập đến những vấn đề của hôn nhiên, như chính tác giả tự nhận xét, đây<br />
nhân Công giáo như bí tích hôn nhân, tính mới chỉ là những tìm hiểu “ban đầu vè sự<br />
dục, hôn nhân đồng tính, ly hôn đã bước ra đời của hôn nhân Công giáo và quá trình<br />
đầu được nêu ra và phân tích. Mặc dù vậy, nó trở thành một trong 7 bí tích như thế<br />
những bản tin này chỉ dừng ở việc nêu lên nào”[5,tr274].<br />
đặc điểm của hôn nhân Công giáo và những Đặc biệt, cuốn sách Hôn nhân trong xã<br />
sự kiện chỉ mang tính chất cung cấp thông hội Việt Nam đương đại (năm 20116) của<br />
tin chứ chưa có những phân tích, đánh giá, Nguyễn Hữu Minh. Đây là một công trình<br />
<br />
160<br />
NGUYỄN THỊ THU THOA – NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
chuyên khảo của tác giả nhằm đóng góp phụ nữ theo đạo Công giáo phải chịu nhiều<br />
thêm những tri thức mới, làm rõ nét hơn áp lực từ phía gia đình hơn để lấy chồng<br />
bức tranh toàn cảnh về những thay đổi cùng tôn giáo. Bởi vì, theo phong tục<br />
trong đời sống hôn nhân ở Việt Nam trong truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng<br />
giai đoạn vừa qua. Trong đó, ở phần Lựa cô dâu thường về nhà chồng sau khi kết<br />
chọn bạn đời và kết hôn: truyền thống và hôn. Vì thế, các bậc cha mẹ e ngại rằng nếu<br />
biến đổi, tác giả tập trung đi tìm hiểu về con gái họ cưới một người chồng không<br />
khuôn mẫu lựa chọn bạn đời trong xã hội theo Công giáo thì sẽ không còn gắn bó với<br />
Việt Nam truyền thống và trong xã hội tôn giáo của họ nữa” [9, Tr111].<br />
đương đại dựa trên các kết quả nghiên cứu 3. Kết luận<br />
từ số liệu điều tra trong cuộc Điều tra gia Như vậy, có thể nói nguồn tư liệu<br />
đình Việt Nam năm 2006. Các kết quả nghiên cứu về hôn nhân nói chung và<br />
nghiên cứu cũng gợi ra rằng: “Việc theo phong tục hôn nhân nói riêng là rất phong<br />
đạo Thiên chúa giáo làm giảm khả năng tự phú, đa dạng. Sự vận hành và biến đổi của<br />
do lựa chọn bạn đời trong hôn nhân so với các mô hình hôn nhân không phải ngẫu<br />
những người còn lại” (Nguyễn Hữu Minh, nhiên, mà đều có những nguyên nhân trực<br />
1999; Lê Ngọc Văn, 2007). Ngoài ra, yếu tiếp hoặc sâu xa của nó. Chúng ta biết,<br />
tố tôn giáo cũng có tác động đáng kể đến trong xã hội con người không chỉ sống với<br />
quyền quyết định trong hôn nhân của các những phong tục, tập quán mà các thế hệ<br />
cá nhân. Những thành viên trong các gia cha ông để lại, họ còn chịu sự chi phối bởi<br />
đình theo Công giáo thường có hôn nhân các giá trị và chuẩn mực của thời đại mà<br />
do cha mẹ sắp xếp hơn là những người mình đang sống.Do vậy, cần có nhiều<br />
không theo Công giáo. Lý do, là những bậc nghiên cứu chuyên sâu về hôn nhân bằng<br />
cha mẹ trong các gia đình theo đạo có xu việc vận dụng các lý thuyết, hay các phương<br />
hướng muốn kiểm soát con chặt chẽ hơn để pháp tiếp cận định lượng nhằm giúp cho<br />
đảm bảo con mình sẽ lấy vợ lấy chồng người đọc nhận thức được mức độ phổ biến<br />
cùng tôn giáo, do đó sẽ không bị mất đạo. hay không phổ biến của hiện tượng cũng<br />
Bởi vì đã từ rất lâu nhiều tôn giáo coi hôn như sự khác biệt giữa các nhóm xã hội về<br />
nhân trong cùng tôn giáo là một phương hiện tượng được nghiên cứu.<br />
thức duy trì và phát triển tôn giáo mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
(dẫn theo Nguyễn Hữu Minh, 2016).<br />
1. Đỗ Thị Ngọc Anh (2015), Giá trị của hôn<br />
Hơn nữa, dựa vào kết quả nghiên cứu<br />
nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện<br />
từ số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc<br />
2006 tác giả Nguyễn Hữu Minh đã nhận gia Hà Nội.<br />
xét rằng: “Yếu tố tôn giáo có tác động nhất 2. Cộng đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về<br />
định đến tuổi kết hôn. Cụ thể, kết quả Hội thánh trong thế giới ngày nay.<br />
nghiên cứu ở khu vực đồng bằng Sông 3. Nguyễn Văn Dụ (2006), Hội nhập văn hóa<br />
Hồng cho thấy những người theo đạo Công trong hôn nhân và gia đình Việt Nam theo<br />
giáo thường kết hôn sớm hơn so với những Tông huấn Familiaris Con sortio, Trung tâm<br />
người không theo đạo Công giáo. Trong mục vụ Việt Nam – Italia.<br />
đó, tác động của việc theo đạo Công giáo 4. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối<br />
đối với nữ mạnh hơn so với nam có lẽ vì sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb<br />
<br />
161<br />
M T SỐ QUAN ĐIỂM XÃ H I HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN<br />
<br />
KHXH, Hà Nội. hội việt nam đương đại, Nxb Khoa học xã hội.<br />
5. Nguyễn Hồng Dương (2010), Nếp sống đạo 10. Luật hôn nhân và Gia đình, 2014.<br />
của người Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa 11. Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh (1995), Hôn nhân<br />
học xã hội. Kitô giáo, Tòa giám mục Đà Nẵng.<br />
6. Giáo luật năm 1983. Nxb.Trái tim Đức Mẹ 12. Viện thông tin khoa học – trung tâm khoa học<br />
7. Gioan PhaolôII (2003), Tông huấn đời sống về tín ngưỡng và tôn giáo (1997), Những đặc<br />
gia đình. điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt<br />
8. Hội đồng Giám mục Việt Nam (1992), Giáo lý Nam (Thông tin chuyên đề), Hà Nội. tr.223.<br />
Hội thánh Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 13. Từ điển Công giáo phổ thông, Tủ sách đại kết.<br />
9. Nguyễn Hữu Minh (2016), Hôn nhân trong xã 14. Từ điển Xã hội học Oxford, 2010.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 28/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
162<br />