YOMEDIA
ADSENSE
Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND Tỉnh Tây Ninh
66
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ban hành thành lập đoàn giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND Tỉnh Tây Ninh
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH TÂY NINH Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 20/2017/NQHĐND Tây Ninh, ngày 13 tháng 7 năm 2017 NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH” HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 4 Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 19/2017/NQHĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. 1. Thành lập Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. 2. Thành phần Đoàn giám sát và kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này. 3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp tháng 03 năm 2018; báo cáo kết quả giám sát để Hội đồng nhân dân xem xét tại kỳ họp giữa năm 2018. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan. Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Đoàn giám sát, các Ban của Hội đồng nhân dân, các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát, các cơ quan liên quan và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa IX Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2017./. CHỦ TỊCH Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Cục Kiểm tra văn bản QPPLBộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy; Như Điều 2; UBND tỉnh; Nguyễn Thành Tâm UBMTTQVN tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Sở, ban, ngành tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND huyện, TP; Báo Tây Ninh; Trung tâm Công báo Tỉnh; Lưu: VT. VP.HĐND tỉnh. THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT “CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH” (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2017/NQHĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh) I. Thành viên Đoàn giám sát 1. Ông Nguyễn Thành Tâm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trưởng đoàn; 2. Bà Phan Thị Điệp Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phó Trưởng đoàn; 3. Ông Nguyễn Thanh Phong Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phó Trưởng đoàn; 4. Ông Võ Văn Sớm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban văn hóa xã hội HĐND tỉnh Thành viên; 5. Ông Phạm Hùng Thái Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh Thành viên; 6. Ông Lê Anh Tuấn Trưởng Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Thành viên; 7. Ông Mai Văn Hải Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Thành viên; 8. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh am hiểu về nội dung chuyên đề giám sát (do Trưởng đoàn giám sát quyết định). II. Đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát 1. Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; 2. Đại diện lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; 3. Lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh; 4. Chuyên gia am hiểu về nội dung chuyên đề giám sát (do Đoàn giám sát quyết định) 5. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện (khi Đoàn đến làm việc tại địa phương); 6. Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20 /2017/NQHĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích giám sát
- Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 2020, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 2020. Trong đó, tập trung vào đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh gồm: công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ các ngành, lĩnh vực,... Kết quả giám sát là cơ sở để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá sơ bộ việc thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (đến 2020 đạt 70%) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 2020. Đề xuất những chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 2020. 2. Yêu cầu Xem xét, đánh giá chính xác, đầy đủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện đúng thời gian, tiến độ đã đề ra trong kế hoạch này. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn giám sát trong quá trình thực hiện. II. ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; Một số sở, ngành có liên quan. III. PHẠM VI GIÁM SÁT Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn thực hiện giám sát là từ năm 2011 2017. IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT 1. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu theo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011 2020. 2. Đánh giá công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Chất lượng giáo dục và đào tạo, công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đào tạo nghề sơ cấp). Hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. 3. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 4. Đánh giá việc đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với các ngành kinh tế quan trọng như công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. 5. Làm rõ những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế; 6. Kiến nghị và đề xuất giải pháp với Trung ương và địa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đoàn giám sát triển khai thực hiện hoạt động giám sát đảm bảo nội dung và tiến độ, cụ thể như sau: 1. Triển khai công tác chuẩn bị (tháng 7 8/2017) Đoàn giám sát triển khai các hoạt động như sau: Công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát (kèm thành phần và kế hoạch giám sát) theo quy định; gửi văn bản đến các cơ quan hữu quan. Thành lập Tổ giúp việc cho Đoàn giám sát. Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết để triển khai thực hiện và xây dựng đề cương báo cáo gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Tổ chức họp Đoàn giám sát thống nhất nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo; sau đó thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện Kế hoạch giám sát. Thu thập cơ sở pháp lý, tư liệu, thông tin liên quan đến chuyên đề giám sát; chuẩn bị tài liệu phục vụ thành viên Đoàn giám sát. Tổ chức họp Đoàn giám sát để triển khai kế hoạch; tổ chức tuyên truyền về hoạt động giám sát chuyên đề. 2. Tổ chức triển khai giám sát (tháng 10/2017 02/2018) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát gửi báo cáo bảo đảm đúng nội dung, thời hạn theo quy định của Đoàn giám sát; Tổ chức các Đoàn công tác đến làm việc, khảo sát thực tế, nghe báo cáo tại một số cơ quan, đơn vị; Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá các cơ sở pháp lý liên quan, báo cáo của Đoàn công tác và báo cáo của các đơn vị chịu sự giám sát; yêu cầu gửi báo cáo bổ sung (nếu cần); 3. Xây dựng và thông qua báo cáo kết quả giám sát (tháng 34/2018) Đoàn giám sát tổng hợp và xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát; Tổ chức họp Đoàn giám sát, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đóng góp vào dự thảo báo cáo; Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp tháng 3/2018. Báo cáo kết quả giám sát cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào tháng 4/2018. 4. Phục vụ Hội đồng nhân dân giám sát và ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề (tháng 7/2018) Trên cơ sở ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân, Đoàn giám sát tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát trình Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành giám sát tại kỳ họp giữa năm 2018. Đoàn giám sát phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chuyên đề giám sát trình Hội đồng nhân dân thông qua tại kỳ họp giữa năm 2018./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn