YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2
22
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cuốn sách "Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào" gồm nhiều trang viết, những dòng hồi ức xúc động của các vị lãnh đạo và nhiều chuyên gia Bộ Tài chính Việt Nam, của các đơn vị trong ngành Tài chính qua các giai đoạn hợp tác hữu nghị giữa ngành Tài chính hai nước. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2
- Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH, CẦU NỐI TÀI CHÍNH HAI NƯỚC VIỆT NAM – LÀO Viện Chiến lược và Chính sách tài chính Ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Hơn 50 năm qua, cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào ngày càng khởi sắc, đặc biệt hợp tác trong lĩnh vực tài chính bước đầu tạo nền tảng vững chắc để liên kết và củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước. S au khi giành độc lập, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam hết sức coi trọng và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào. Hoạt động hợp tác về tài chính tiếp tục được đẩy mạnh khi Việt Nam tích cực cử các đoàn cán bộ sang hỗ trợ Lào trong việc xây dựng chế độ quản lý tài vụ xí nghiệp quốc doanh, chế độ kế toán, chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và đón tiếp nhiều đoàn cán bộ từ Lào sang khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam. Ngày 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, càng khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Kế thừa mối quan hệ tốt đẹp trên, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính thông qua trao đổi chuyên gia; tổ chức hội thảo và tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính, khảo sát và tìm hiểu thực tiễn tại Việt Nam. Tăng cường trao đổi đoàn chuyên gia giữa Bộ Tài chính hai nước Cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là ở cấp cao nhất thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, duy trì thường xuyên và đã phát huy hiệu quả tích cực. Nhờ những thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước mang tính chỉ đạo xuyên suốt trong 113
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm xây dựng chính sách tài chính giữa chuyên gia Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, quan hệ hợp tác về tài chính đã được nâng lên tầm cao mới. Kết quả đó được thể hiện rõ nét khi Bộ trưởng Bộ Tài chính hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác với thời hạn 3 năm (2004 - 2006) ngày 16/7/2004. Đây là chương trình hợp tác toàn diện nhằm hỗ trợ cho Bộ Tài chính Lào trong việc xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, tổ chức cán bộ, đào tạo và trang thiết bị thông qua hình thức cử chuyên gia tư vấn, mở lớp đào tạo tại Việt Nam, trao đổi đoàn công tác và khảo sát thực tế. Sau 3 năm triển khai thỏa thuận, Việt Nam đã cử được 57 đoàn chuyên gia sang giúp Lào trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong thỏa thuận. Bên cạnh đó, bạn Lào cũng đã cử 19 đoàn chuyên gia sang Việt Nam khảo sát, học hỏi kinh nghiệm về các lĩnh vực quản lý tài chính. Qua đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã hỗ trợ Lào hoàn thành bản “Báo cáo đánh giá về thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách giai đoạn 2001- 2005 và phương hướng, nhiệm vụ tài chính - ngân sách giai đoạn 2006 - 2010” phục vụ cho Lào xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010”; tư vấn và 114
- soạn thảo các nội dung về tài chính và đề nghị đưa vào Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Việt Nam còn tư vấn cho Bạn Lào 4 nội dung quan trọng trong lĩnh vực tài chính như huy động vốn từ tài nguyên công sản, chính sách tiết kiệm, công tác thanh kiểm tra, xử lý nợ của Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển ngân sách nhà nước và bước đầu xây dựng “Đề án chính sách tài chính Quốc gia nước CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010”. Trên cơ sở những kết quả đạt được, sự kiện Bộ trưởng Bộ Tài chính hai nước luân phiên sang thăm và làm việc năm 2011 và năm 2012 đã tái khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau đã đi vào chiều sâu. Kết quả là, thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục được ký kết. Nội dung thỏa thuận này một lần nữa lại được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, mang tính dài hạn và có phạm vi rộng, định khung cho phương hướng hợp tác về lĩnh vực tài chính, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là việc xây dựng Chiến lược Tài chính. Trong khuôn khổ triển khai thỏa thuận trên, hoạt động giúp bạn Lào xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được tiếp tục đẩy mạnh. Cụ thể, từ ngày 13- 17/03/2012, đoàn cán bộ Bộ Tài chính Việt Nam do đồng chí Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính dẫn đầu đã sang làm việc nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính Lào xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2020. Qua buổi làm việc, đoàn cán bộ Bộ Tài chính đã trao đổi những cách thức xây dựng Chiến lược Tài chính, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình xây dựng nội dung Chiến lược Tài chính Việt Nam đến năm 2020, vừa hỗ trợ các bạn xây dựng Chiến lược Tài chính Lào đến năm 2020. Trong năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính hai nước đã tiếp tục sang thăm và làm việc với nhau nhằm duy trì, củng cố quan hệ hợp tác toàn diện, hữu nghị, truyền thống gắn bó giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào. Quan hệ hợp tác giữa các ngành dọc thuộc Bộ Tài chính hai nước tiếp tục được tăng cường từ cấp trung ương (các tổng cục) đến địa phương (các cục), từng bước giúp Bộ Tài chính Lào hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Chiến lược Tài chính Lào đến năm 2020, Bộ Tài chính Lào đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hữu ích từ việc xây dựng Chiến lược Tài chính Việt Nam khi sang làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam và các đơn vị trong Bộ. 115
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Chia sẻ kinh nghiệm thông qua tổ chức Hội thảo và Tọa đàm Bên cạnh việc tăng cường trao đổi đoàn chuyên gia giữa Bộ Tài chính hai nước, việc chia sẻ kinh nghiệm thông qua tổ chức hội thảo và tọa đàm giữa hai Bộ Tài chính cũng là nội dung quan trọng trong hợp tác về lĩnh vực tài chính. Trong khuôn khổ hỗ trợ Bộ Tài chính Lào xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Bộ Tài chính hai nước đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Định hướng Chiến lược Tài chính Việt Nam đến 2020” diễn ra từ ngày 13-17/03/2012 tại Viêng Chăn với phạm vi rộng, khách mời đến từ các bộ, ngành quan trọng của Lào. Tham gia Hội thảo, đoàn cán bộ Bộ Tài chính đã trình bày thực trạng nền tài chính Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân); những định hướng và nhiệm vụ Chiến lược Tài chính Việt Nam giai đoạn 2011-2020; các khâu đột phá trong thực hiện Chiến lược và các giải pháp thực hiện Chiến lược này. Thông qua trao đổi, đoàn cán bộ Bộ Tài chính đã trả lời và giải đáp cụ thể những vấn đề vướng mắc từ phía bạn Lào đưa ra khi xây dựng Chiến lược Tài chính; trong đó, tập trung vào các nội dung cách thức xây dựng Chiến lược, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các yếu tố kinh tế trong nước ảnh hưởng đến thực hiện chiến lược, hiệu quả chi ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Đặc biệt, định hướng Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011-2020 với 3 khâu đột phá và 8 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược đã được đoàn cán bộ Bộ Tài chính tận tình chia sẻ, thảo luận để tháo gỡ vướng mắc và đưa ra những giải pháp cho công tác xây dựng Chiến lược Tài chính Lào. Việc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm đã trở thành những tài liệu cần thiết giúp Bộ Tài chính Lào có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về mối quan hệ giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính Lào cũng như phối hợp thực hiện sau khi Chiến lược đã được phê duyệt. Để tiếp tục hoàn thiện kế hoạch xây dựng Chiến lược Tài chính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào, ngày 08-09/08/2012, đoàn cán bộ Bộ Tài chính Lào do đồng chí Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính, Bộ Tài chính Lào đã sang Việt Nam, tiếp tục làm việc với các thành viên trong tổ thực hiện Chiến lược Tài chính của Bộ Tài chính Việt Nam. Trong chuyến công tác này, đoàn cán bộ Bộ Tài chính Lào đã chủ động đề xuất 116
- nhu cầu hỗ trợ từ phía Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau về chuyên môn, gắn với những kế hoạch đề ra trong việc xây dựng Chiến lược cải cách thuế, Chiến lược phát triển Hải quan, đánh giá cách làm chiến lược cũng như những giải pháp để thực hiện Chiến lược đó. Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển Qua trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với Bộ Tài chính Việt Nam về việc xây dựng Chiến lược Tài chính đã giúp cho cán bộ ngành Tài chính Lào cập nhật được những thông tin tài chính một cách đa dạng, những bài học kinh nghiệm thiết thực làm căn cứ tham khảo và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Lào cho rằng, những kinh nghiệm từ Việt Nam rất hữu ích đối với Bộ Tài chính Lào trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính Lào, đặc biệt trong lĩnh vực ngân sách, thuế, kho bạc và tổ chức cán bộ. Tìm hiểu thực tiễn trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính Ngoài việc tích cực đẩy mạnh trao đổi đoàn chuyên gia, phối hợp tổ chức hội thảo và tọa đàm, việc tìm hiểu và khảo sát thực tế trong việc xây dựng Chiến lược ngành gắn với Chiến lược Tài chính tổng thể nhằm vận dụng vào thực tiễn của Lào cũng đã được Bộ Tài chính Lào đặc biệt quan tâm. Với mong muốn xây dựng nền Tài chính chính vững mạnh, Bộ Tài chính Lào tiếp tục sang làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam từ ngày 21-24/08/2013 để trao đổi và giới thiệu nội dung “Chiến lược phát triển tài chính nhà nước đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 của Bộ Tài chính Lào”. Qua đó, những nội dung liên quan đến cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính ngân sách giai đoạn 2011-2015 và một số vấn đề liên quan về Chiến lược Tài chính đến 2020 đã được Bộ Tài chính Việt Nam tập trung trao đổi, giới thiệu. Để giúp Bộ Tài chính Lào trong việc tìm hiểu về một số hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng Chiến lược Tài chính Lào đến năm 2020, Bộ Tài chính Việt Nam đã giới thiệu quy trình thủ tục Hải quan điện tử của Việt Nam tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Cùng với đó, đoàn cán bộ Bộ Tài chính đã giới thiệu với Bộ Tài chính Lào những nội dung liên quan đến việc phân cấp quản lý thu thuế ở Việt Nam thông qua khảo sát thực tế tại Cục Thuế Hải Phòng. Với những kết quả trên, Bộ Tài chính Lào mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam khi Chiến lược được thông qua và hỗ trợ Bộ Tài 117
- Sắt son Tài chính Việt - Lào chính Lào trong việc xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Đáp lại, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã xây dựng nội dung cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm liên quan đến xây dựng chiến lược Tài chính đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và kinh nghiệm triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, cụ thể là chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng Chương trình hành động và Kế hoạch hành động trung hạn 2014-2016 thực hiện Chiến lược Tài chính 2020. Quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào được xây dựng trên sự hợp tác toàn diện, lâu dài đã góp phần vun đắp cho tình hữu nghị hai nước Việt - Lào ngày càng gắn bó, bền chặt hơn. Thông qua việc trao đổi đoàn chuyên gia, tổ chức hội thảo tọa đàm và khảo sát thực tiễn tại Việt Nam đã tạo cầu nối tài chính hai nước vững chắc, mở ra cánh cửa mới trong hợp tác về lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính. 118
- Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển NGÀNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, VIỆN TRỢ TÀI CHÍNH CHO NƯỚC BẠN LÀO Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện”, trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng Việt Nam luôn dành cho nước bạn Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước v×ì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nước. Giúp Bạn là tự giúp mình... Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, nằm trên bán đảo Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời, luôn dành cho nhau sự giúp đỡ chí tình, là trở thành sức mạnh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng của mỗi nước. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện”, trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng Việt Nam luôn dành cho bạn Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào và giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia vì sự nghiệp ổn đ ịnh và phát triển của mỗi nước. Nói về mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam - Lào, tại Hội nghị Trung ương III (Khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì để thay thế chữ “giúp” nên dùng chữ giúp, thực ra không phải là giúp mà là làm một nhiệm vụ quốc tế”. “Mà giúp nước Bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”… Cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách 119
- Sắt son Tài chính Việt - Lào mạng Lào, ngày càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt Nam – Lào càng thêm gắn bó, mật thiết. Như vậy, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào có đặc điểm riêng so với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của những nước phát triển tài trợ cho Lào. Trước hết, hoạt động hỗ trợ nguồn vốn ODA của các nước phát triển khi tài trợ thường được gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... có lợi cho nước tài trợ, từ đó có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực quan tâm hoặc có lợi thế. Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA thường phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, chấp nhận bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ và yêu cầu ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước tài trợ vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là chưa cần thiết đối với các nước nhận tài trợ. Với các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm phần lớn trong dự án trước yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của nước tài trợ quá cao so với chi phí thực tế trên thị trường lao động thế giới. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch, đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước tài trợ, buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do nước cấp ODA sản xuất. Thứ hai, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào không phải là nguồn tài trợ từ nước phát triển dành cho nước đang phát triển. Nền kinh tế của Việt Nam, Lào đều có điểm xuất phát thấp so với các nước trong khu vực và nằm trong danh sách các nước nghèo của thế giới. Với đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội tương đồng giữa hai nước, nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nước. Trong nhiều thập kỷ qua được sự quan tâm thường xuyên của Lãnh đạo cấp cao hai nước, hợp tác Việt Nam Lào đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, không ngừng mở rộng cả quy mô lẫn hình thức. Trong các lĩnh vực hợp tác luôn có sự phối hợp thường xuyên trên tinh thần tôn trọng vì lợi ích của mỗi nước, bình đẳng, 120
- TỔNG HỢP KINH PHÍ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÀNH CHO CHÍNH PHỦ LÀO TỪ NĂM 1981 ĐẾN NAY Đơn vị: tỷ VND Giai đoạn Kinh phí viện trợ % tăng so với giai đoạn trước Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển 1981 - 1985 3,056 1986 - 1990 11,163 265% 1991 - 1995 82,930 643% 1996 - 2000 350,000 322% 2001 - 2005 590,000 69% 2006 - 2010 1.200,000 103% 2011 - 2015 3.100,000 158% Tổng 5.337,150 cùng có lợi, điều chỉnh và tháo gỡ kịp thời những bất cập nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực hợp tác giúp đỡ lẫn nhau một cách thiết thực, với ý nghĩa “không phải là giúp mà là làm một nhiệm vụ quốc tế”. Thứ ba, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Lào, coi đây là nhiệm vụ quốc tế có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nước. Việc thực hiện hợp tác giúp Lào không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế với mỗi nước, mà còn được xem xét dưới góc độ hiệu quả và nghĩa vụ hợp tác quốc tế dưới tác động toàn diện cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái có liên quan đến hai nước. Đây chính là đặc điểm cơ bản có tác động trực tiếp tới việc đánh giá hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào. Nó không những thể hiện sự giúp đỡ chí tình, vô tư vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nước, mà còn là nghĩa vụ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với nước bạn Lào. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam trong tổng thể ODA dành cho Lào Kêu gọi nguồn lực bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của bạn bè quốc tế, khơi dậy và phát huy nguồn tiềm năng trở thành nguồn vật chất vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đã và đang được Chính phủ Lào đặc biệt quan tâm. Trong những năm 1975-1990, Lào đã nhận được vốn viện trợ và vốn vay với lãi suất thấp lên tới 2.347 triệu USD, trung bình 147 triệu USD/năm. Giai đoạn 1991-1996, Lào đã nhận được 1.340 triệu USD vốn viện trợ và vốn vay, trung bình 121
- Sắt son Tài chính Việt - Lào 268 triệu USD/năm và trong những năm 1996-2006, Lào đã nhận được 3.243 triệu USD vốn viện trợ và vốn vay, trung bình 324 triệu USD/năm. Trong đó, vốn viện trợ và vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế chiếm 37% tổng số vốn viện trợ và vốn vay. Vốn vay chiếm trên 95% và vốn viện trợ khoảng 2,8%. Trong tổng thể chung, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số viện trợ không hoàn lại mà Lào nhận được từ các nước và các tổ chức quốc tế. Ngoài nguồn kinh phí viện trợ chính thức giữa hai Chính phủ, hàng năm Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ cho phía Lào trong một số lĩnh vực khác như: - Chi hỗ trợ xây dựng các công trình cụ thể thông qua hình thức là quà tặng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước (như chi hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa Kayson Phomvihane tại tỉnh Savannakhet 191 tỷ đồng; Chi hỗ trợ xây dựng Nhà xuất bản và Phát hành sách quốc gia Lào 12,75 tỷ đồng; Xây dựng trung tâm tiếng Việt tại tỉnh Hủa Phăn - quà tặng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho tỉnh Hủa Phăn – 1 triệu USD...). - Chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Lào, với tổng kinh phí viện trợ là 10,234 triệu USD (thực hiện từ 2008-2014) để hỗ trợ phần kinh phí của phía bạn để thực hiện dự án như chi quản lý hành chính, trang thiết bị cho công tác cắm mốc, tập huấn... - Hỗ trợ cho các địa phương biên giới hợp tác với Lào để thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh theo mức: nhiệm vụ quốc phòng với mức 300 triệu đồng/xã biên giới; nhiệm vụ an ninh với mức 225 triệu đồng/xã biên giới; Chương trình quản lý, bảo vệ biên giới đất liền trong đó năm 2014 hỗ trợ tổng cộng 170 tỷ đồng cho các địa phương, cụ thể: Điện Biên - 18 tỷ đồng, Sơn La - 14 tỷ đồng, Thanh Hóa - 21 tỷ đồng, Nghệ An - 15 tỷ đồng, Hà Tĩnh - 16 tỷ đồng, Quảng Bình - 15 tỷ đồng, Quảng Trị - 15 tỷ đồng, Huế - 18 tỷ đồng, Quảng Nam - 20 tỷ đồng, Kon Tum -18 tỷ đồng. - Hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu trong đó năm 2014 hỗ trợ tổng cộng 137 tỷ đồng cho các địa phương, cụ thể: Sơn La - 8 tỷ đồng, Lai Châu - 8 tỷ đồng, Điện Biên - 8 tỷ đồng, Hà Tĩnh - 80 tỷ đồng, Quảng Bình - 32 tỷ đồng, Quảng Trị - 90 tỷ đồng, Quảng Nam - 8 tỷ đồng, Kon Tum - 40 tỷ đồng. - Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt Nam-Lào theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã biên giới Việt Nam-Lào và Việt Nam-Campuchia trong 122
- đó năm 2014 hỗ trợ tổng cộng 84 tỷ đồng cho các địa phương, cụ thể: Điện Biên - 19 tỷ đồng, Sơn La - 8,5 tỷ đồng, Thanh Hóa - 8 tỷ đồng, Nghệ An - 13,5 tỷ đồng, Hà Tĩnh - 4 tỷ đồng, Quảng Bình - 4,5 tỷ đồng, Quảng Trị - 8 tỷ đồng, Huế - 6 tỷ đồng, Quảng Nam - 7,5 tỷ đồng, Kon Tum - 5 tỷ đồng. - Hỗ trợ cho nhân dân nước Bạn Lào sang khám, chữa bệnh tại Việt Nam; Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển - Chi cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay đầu tư xây dựng một số công trình trọng yếu trên đất Bạn Lào (như xây dựng đường 18B, xây dựng 06 cụm bản tại Trung Lào…). Nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam và những đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Lào Tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cùng với nguồn lực từ bên ngoài, nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực vào việc khơi dậy và phát huy nguồn tiềm năng trở thành nguồn vật chất phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Lào trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, cụ thể: Thứ nhất, giúp Lào đảm bảo an ninh lương thực. Năm 1976, đất nước Lào chỉ sản xuất được 661.000 tấn với diện tích canh tác là 524.600 ha trên tổng diện tích sản xuất lúa là 317.700 ha, diện tích rẫy 204.100 ha và diện tích lúa vụ chiêm 2.700 ha, năng suất bình quân 1,26 tấn/ha, bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 229kg/người/năm cả nước còn thiếu 204.900 tấn thóc. Mười năm sau, năm 1985, sản lượng lương thực đạt 1.395.000 tấn, gấp 2 lần năm 1976. Năng suất bình quân đạt 2,1tấn/ha, bình quân lương thực đầu người 386kg/người/ năm. Sau 20 năm, đất nước được giải phóng, năm 1995, sản xuất lương thực đã đạt 1.577.000 tấn, năng suất bình quân 2,58 tấn/ha, bình quân lương thực đầu người được 344 kg/người/năm. Từ năm 1994 đến năm 2010, Việt Nam đã dành 11,89% tổng viện trợ không hoàn lại cho 19 chương trình dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn của Lào, trong đó tập trung chủ yếu từ năm 1997 đến năm 2000. Bằng nhiều hình thức từ hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, sự giúp đỡ chân tình của các chuyên gia trực tiếp tới các bản làng đến quy hoạch và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy lợi, trên 7 cánh đồng lớn của Lào tại Viêng chăn, Xa-va-na-khét, Khăm muội, Chăm-pa- sắc, Xê pôn, At-ta-pư, Bô-ly-khăm-xay, giúp Lào xây dựng chiến lược về an ninh lương thực và xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn phục vụ cho mục tiêu phát triển 123
- Sắt son Tài chính Việt - Lào nông nghiệp và nông thôn gồm: Hệ thống thủy lợi sông Nậm Ngừm - Hồng Sa, Hệ thống thủy lợi Đông-phu-xỉ và Thà-phạ-nong-phông tỉnh Viêng Chăn và Hệ thống thủy lợi Nậm Long, tỉnh Hủa phăn. Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng và được phía Lào đánh giá cao trong chiến lược an ninh lương thực của Lào. Nhờ vào quyết tâm của Chính phủ Lào và có sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA của nước ngoài và những đóng góp quan trọng của Việt Nam, năm 2008, năng suất lương thực đạt 4,76 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người đã tăng lên 806 kg/ người/năm. Lào đã chủ động giải quyết được về lương thực có phần tích lũy. Chiến lược an ninh lương thực được bảo đảm không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được lương thực. Thứ hai, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của Lào. Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Trong 5 năm (2001-2005), công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, giảm được 135 nghìn hộ nghèo; Bước vào giai đoạn 2006-2010, toàn quốc còn 72 huyện nghèo, trong đó có 47 huyện đặc biệt nghèo. Quỹ xoá nghèo được vay từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới được triển khai trên 1.912 bản, trong đó có 239 cụm bản điển hình ở 20 huyện thuộc 05 tỉnh như: Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Xa-văn-na-khệt, Xa-la-văn và Chăm-pa-xắc. Đến năm 2006 - 2007 Chính phủ Lào đã hoàn thành kế hoạch giải quyết các hộ nghèo ở 23 cụm bản dân cư của 23 huyện nghèo trên 47 huyện nghèo nhất trong cả nước. Tuổi thọ trung bình của người Lào tăng lên, nếu năm 1980 là 50 tuổi thì đến năm 2005 đạt 61 tuổi. Kết quả này đã cải thiện đáng kể về dân số của Lào. Năm 2008 dân số là 6.677.534 người với mật độ 28 người/km2 gấp gần 1,5 lần so với năm 1986 là 4,71 triệu người. Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở Lào tăng từ 67,2% số hộ gia đình trong cả nước năm 1986 lên 76,% năm 2008. Cơ sở văn hóa mới trong các vùng nông thôn ở cấp bản đạt 500 bản/9.113 bản chiếm 0,05% số bản trong toàn quốc, xây dựng gia đình văn hóa mới đạt 68.000 hộ gia đình/ 983.482 hộ gia đình toàn quốc đạt 14,46% hộ gia đình trong toàn quốc. Góp phần vào mục tiêu này, Việt Nam đã giúp Lào xây dựng hệ thống nước sạch tại thị xã Xay-xổm-bun; lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại một số khu vực Thành phố Viêng Chăn; giúp chuyển đổi giống cây trồng giảm nghèo khu vực nông thôn thông qua các dự án: Hỗ trợ phát triển giống ngô lai; Điều tra quy hoạch vùng cây 124
- ăn quả huyện Xiềng-Ngân, Nặm-Bạc (Luông-pra-băng) và vùng trồng rau Văng viêng (Viêng Chăn); xây dựng mô hình thí điểm phục vụ nông nghiệp tại Phun sủng, Chăm-pa-sắc, Lắc sao, và Hạt siều; Xây dựng bệnh viện tỉnh Bò Kẹo…. Thứ ba, đóng góp thiết thực vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Lào. Lào là một nước đất rộng người thưa, nguồn nhân lực khan hiếm, nhất là lao Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển động có tay nghề và kỹ thuật cao. Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng việc phát triển toàn diện không chỉ về thể chất, trình độ hiểu biết về tri thức, nghề nghiệp và đạo đức, xây dựng con người Lào mới có thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ trong sáng, lành mạnh ngày càng được bổ sung và hoàn thiện ở nhiều mặt. Nhờ nguồn ODA, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, bậc phổ thông trung học và đại học đến trường ở Lào đã tăng từ 38% vào năm 1985 lên 54% năm 2005 và đến năm 2007-2008 tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi từ 6-10 tuổi đến lớp đạt 86,4%, tỷ lệ cấp học phổ thông tiểu học đến trường đạt 53,3%, tỷ lệ cấp học phổ thông cơ sở đến trường đạt 53,3% và tỷ lệ cấp học phổ thông trung học đạt 34,6%. Tỷ lệ học sinh trong dân đã tăng lên từ 854.000 học sinh/100.000 dân năm 2005 lên 1.068 học sinh/100.000 dân năm 2007. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đạt 78%. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào năm 2001 là 0,525, xếp thứ 135 trên thế giới đã xuống thứ 133 vào năm 2005 và thứ 130 vào năm 2008 trong tổng số 177 nước. Phát triển nguồn nhân lực cũng là lĩnh vực hợp tác được hai Đảng và hai Nhà nước quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hợp tác giữa hai nước. Hai bên đã dành 43,25% viện trợ không hoàn lại giai đoạn 1994-2010 cho đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam và 12,61% viện trợ để hình thành hệ thống Trường phổ thông dân tộc nội trú U-đôm-xay, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Viêng- chăn, Xa-va-na-khẹt, Chăm-pa-xắc, At-ta-pư từ Bắc tới Nam của Lào, xây dựng các cơ sở bồi dưỡng cán bộ và đào tạo nghề tại Viêng chăn, Bò Kẹo, các trường đào tạo cao đẳng và đại học như Trường Cao đẳng Tài chính Đông-khăm-xặng, Trường Âm nhạc quốc gia Lào… Thứ tư, góp phần hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ I (1981-1985), tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản và các tổ chức quốc tế, Lào đã thu hút được nguồn ODA lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Giao thông vận tải có nhiều chuyển biến. Lào đã sửa chữa và nâng cấp được 2.730 km đường. Trong đó, rải nhựa 920 km, sửa chữa 337 cầu. Tổng chiều dài đường bộ của cả nước đến 125
- Sắt son Tài chính Việt - Lào năm 1985 đã lên đến 12.983 km. Năm 1994, tổng chiều dài đường giao thông đạt 18.344 km, tăng 5.361 km so với năm 1985. Trong đó đường rải nhựa là 2.446 km. Từ nguồn ODA hệ thống các trục đường giao thông chiến lược được hình thành và phát triển. Nếu trước năm 1992, hệ thống quốc lộ 13 dọc đất nước Lào còn là đường cấp phối thì nay đã trở thành tuyến đường chiến lược trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Lào. Nhiều tuyến đường ngang nối với các nước trong khu vực và giúp Lào thông thương ra các cảng biển của các nước láng giềng như tuyến đường 9 hành lang Ðông - Tây, tuyến đường 6, 12 Trung Lào được xây dựng. Trong những thập niên 90 của thế kỷ 20 bằng nguồn ODA, các cầu qua sông Mê kông tại Viêng Chăn, Mục-đa-hản và Pắc-xê đã được đưa vào sử dụng và gần đây tuyến đường sắt đầu tiên của Lào từ Viêng-chăn sang Nọng-khai (Thái Lan) cũng đã được hình thành. Thực hiện thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi và giúp Lào thông thương qua các cảng biển của Việt Nam, bằng nguồn vốn vay ưu đãi Việt Nam đã giúp Lào xây dựng các tuyến đường 18B (Nam Lào) và tuyến đường 2E (Bắc Lào) và dành 2,8% viện trợ không hoàn lại trong những năm 2001-2005 để giúp Lào nghiên cứu khảo sát các tuyến đường sắt, đường bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cửa khẩu của Lào thông thương với Việt Nam. Kết quả này đã tạo điều kiện cho Lào trong những năm gần đây thu hút được một khối lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài nguồn kinh phí viện trợ chính thức và các hỗ trợ khác, trong khả năng có thể và đề xuất của Bạn, Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ cho Lào xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, hỗ trợ ngân sách, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn do nước bạn đăng cai tổ chức… thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi. Cụ thể, đến nay Chính phủ Việt Nam đã cho Chính phủ Lào vay 06 khoản tín dụng ưu đãi với tổng trị giá 152 triệu USD. 126
- Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển NGÀNH THUẾ HAI NƯỚC VIỆT- LÀO: CHẶNG ĐƯỜNG HỢP TÁC THẮM TÌNH HỮU NGHỊ Tổng cục Thuế Từ năm 2004, trên cơ sở chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính hai nước, hàng năm Tổng cục Thuế Việt Nam và Vụ Thuế Lào đã triển khai nhiều chương trình hợp tác song phương, trong đó có hoạt động giao lưu trao đổi cấp lãnh đạo Tổng cục giữa hai ngành Thuế. Từ thực tiễn công tác thuế của mình, ngành Thuế hai nước đã tăng cường kết hợp, hợp tác trong các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. V iệt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, sông liền sông. Nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, xây đắp mối tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết, đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc. Cách đây 53 năm, ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và 38 năm ngày hai nước ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (ngày 18/7/1977) đã mở ra một trang sử mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước. Việc này có ý nghĩa lớn lao trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Với mục tiêu giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã góp phần xây dựng môi trường hoà bình, thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa ba nước Đông Dương, các nước Đông Nam Á với nhau, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ở cấp độ nhà nước, hàng năm Bộ Tài chính hai nước đều có những cuộc gặp gỡ thảo luận đối thoại với các doanh nghiệp hai nước, giúp tháo gỡ khó khăn cho 127
- Sắt son Tài chính Việt - Lào các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính. Trên tinh thần hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Thuế hai nước Việt Nam và Lào đã tích cực triển khai, có những bước đi kế tiếp các giai đoạn trước đó. Bắt đầu từ năm 2004, trên cơ sở chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính hai nước, hàng năm Tổng cục Thuế Việt Nam và Vụ Thuế Lào đã triển khai nhiều chương trình hợp tác song phương; trong đó có hoạt động giao lưu trao đổi cấp lãnh đạo Tổng cục giữa hai ngành Thuế. Từ thực tiễn công tác Thuế của mình, ngành Thuế hai nước đã tăng cường kết hợp, hợp tác trong các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, như: - Trao đổi kinh nghiệm giúp Bạn Lào hoàn thành kế hoạch thu ngân sách như xây dựng hệ thống báo cáo thống kê số thu nộp ngân sách nhà nước, tư vấn về các khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực hoá đơn… - Giúp Lào dự thảo, ban hành và tổ chức triển khai một số nghị định và thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính, thuế. - Trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ Bạn Lào trong việc tổ chức bộ máy hệ thống Thuế theo ngành dọc. - Trực tiếp viện trợ bằng tiền để trang bị máy tính cho Vụ Thuế Lào, Trường Trung học Tài chính Viêng - Chăn và tham gia giúp Lào xây dựng, triển khai mua trang thiết bị giáo dục Trường Tài chính Đông Khăm Xạng. - Hỗ trợ kinh phí trang bị một số thiết bị tin học phục vụ cho văn phòng Vụ Thuế Lào với tổng số tiền là 72.870 USD. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đã trợ giúp phần mềm và thiết bị tin học cho phòng thuế Viêng-chăn với số tiền là 100.000 USD. Ngoài ra Tổng cục Thuế cùng Tổng cục Hải quan trang bị 50 máy tính cho Trường Tài chính Đông Khăm Xạng để phục vụ công tác giảng dạy. - Hỗ trợ trang thiết bị cho Dự án cơ sở vật chất Trường Tài chính Đông khăm Xạng trị giá 479.795.000 đồng gồm 10 bộ thiết bị giảng dạy và trang bị hệ thống âm thanh phòng hội thảo (năm 2008). Có thể khẳng định, hợp tác hai ngành Thuế Việt Nam - Lào là quan hệ đặc biệt, như mối quan hệ gắn bó thân thiết, đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc Việt, Lào vậy. Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2010, Tổng cục Thuế Việt Nam đã tổ chức 35 đoàn chuyên gia Việt Nam sang Lào và đón 31 đoàn cán bộ thuế Lào sang Việt Nam khảo sát, trao đổi và học tập kinh nghiệm. Ngành Thuế Việt Nam, bằng nguồn lực của chính mình, đã giúp ngành Thuế Lào một cách toàn diện, từ việc xây dựng chính 128
- sách thuế đến tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực, trang bị thiết bị tin học… Trên phương diện chính sách, ngành Thuế Việt Nam đã giúp bạn Lào dự thảo, xây dựng triển khai Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản pháp lý quản lý hoá đơn ấn chỉ. Về tổ chức và phát triển nguồn lực, đã giúp Lào tổ chức bộ máy hệ thống thuế theo ngành dọc từ trung ương tới địa phương để quản Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển lý tập trung nguồn thu và đào tạo quản lý một số lượng lớn cán bộ. Việc triển khai chương trình hợp tác được thực hiện thông qua các hình thức: Cử chuyên gia trình bày, trao đổi kinh nghiệm, cử các đoàn tham gia khảo sát học tập, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ thuế của Lào, đồng thời cũng biên soạn cung cấp những tài liệu tham khảo về thuế giúp các cán bộ thuế Lào có thể tìm tòi sáng tạo định hướng những chính sách cho phù hợp với thực tiễn thuế của mình. Thông qua các đoàn làm việc của Tổng cục Thuế với Vụ Thuế của Lào qua các năm, cơ quan Thuế hai nước đã cùng nhau đánh giá kết quả hợp tác phát triển về thuế và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Qua chặng đường hợp tác giữa ngành Thuế hai nước, có thể thấy việc triển khai công việc tuy gặp những khó khăn nhất định như bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán nhưng về cơ bản là khá hiệu quả. Nếu như trước đây, ngành Thuế Việt Nam luôn phải tự tìm hiểu và đề xuất trước các nội dung hợp tác, đến nay, ngành Thuế Lào đã chủ động trong việc đề xuất các nhu cầu cần hợp tác, trợ giúp. Quá trình hợp tác đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực và đi vào chiều sâu. Hai bên đã tích cực trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như trao đổi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, thể hiện rất rõ qua số lượng các đoàn năm sau tăng hơn so với năm trước. Việc trao đổi các đoàn đã bám sát kế hoạch đề ra và sát với nhu cầu của phía Lào. Các nội dung trao đổi ngày càng đi sâu vào các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và đã cung cấp được những kinh nghiệm và định hướng quý báu cho phía bạn Lào trong công tác quản lý thuế. Giữa cơ quan Thuế địa phương các tỉnh có biên giới chung hai nước đã xây dựng chương trình giao lưu, hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động chuyên môn và giao lưu thắm tình hữu nghị. Cũng từ đó tăng cường hoạt động trao đổi làm việc cấp lãnh đạo hai ngành Thuế và trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý thuế càng góp phần gắn kết tình hữu nghị truyền thống gắn bó giữa ngành Thuế hai nước nói riêng và giữa nhân dân hai nước Việt - Lào nói chung. 129
- Sắt son Tài chính Việt - Lào NHỮNG DẤU ẤN ĐẶC BIỆT TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC HẢI QUAN VIỆT NAM - LÀO Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Hải quan Trong khuôn khổ hợp tác hai ngành Tài chính, Hải quan Việt Nam và Lào với vai trò tiên phong trong đấu tranh và bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia và thúc đẩy thương mại phát triển, đã cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp tác và triển khai một cách hiệu quả thiết thực những hỗ trợ kỹ thuật dành cho nhau. V iệt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời. Lịch sử đã chứng kiến sự gắn bó chặt chẽ giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập, tự do, vì sự phồn vinh của mỗi nước. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ hai nước và vì sự phát triển quốc gia, các bộ, ban, ngành hai bên đã không ngừng nỗ lực để xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác song phương. Trong khuôn khổ hợp tác hai ngành Tài chính, Hải quan Việt Nam và Lào với vai trò tiên phong trong đấu tranh và bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia và thúc đẩy thương mại phát triển, đã cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp tác và triển khai một cách hiệu quả thiết thực những hỗ trợ kỹ thuật dành cho nhau. Với những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ hải quan hai nước, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai ngành Hải quan đã và đang được kế thừa và phát huy, hướng đến một tương lai hợp tác bền vững. Đi qua những giai đoạn hợp tác Trải qua những khó khăn của thời kỳ hội nhập và phát triển, hải quan hai nước, với những mục tiêu đúng đắn hướng đến xây dựng ngành Hải quan hiện đại phù 130
- hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đã không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ thông qua nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ. Quan hệ hợp tác hải quan hai nước đã được thể hiện bằng những kết quả hợp tác hiệu quả thiết thực, nâng cao năng lực và hiệu quả con người - yếu tố tiên quyết trong chiến lược hiện đại hóa hải quan; đồng thời, trang bị cho ngành Hải quan hai nước những thiết bị và công Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phát triển cụ máy móc hỗ trợ cho công tác hải quan, nhất là tại các cửa khẩu biên giới. Mỗi giai đoạn hợp tác đều đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác hải quan hai nước bằng các hoạt động hỗ trợ khác nhau. Việc cùng nhau ghi nhận các thành quả hợp tác cũng như những đánh giá khách quan của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đã tạo nên động lực mạnh mẽ, thúc đẩy những nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ hải quan hai nước trong duy trì cũng như đổi mới nội dung, phương thức hợp tác. Từ năm 2005 đến năm 2006: - Thực hiện thí điểm kiểm tra hải quan 1 lần giai đoạn 1 tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đensavanh (bắt đầu từ ngày 30/6/2005) đã được hải quan hai nước phối hợp triển khai thành công tốt đẹp, bước đầu mở ra một giai đoạn mới hướng đến mục tiêu chung, tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp qua cửa khẩu biên giới, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai nước. - Thực hiện trao đổi các đoàn công tác sang hai nước làm việc về các nội dung: Thực hiện nhiệm vụ thu 2005-2006; kinh nghiệm thực hiện trị giá Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), yêu cầu về xuất xứ đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, khai báo hải quan, yêu cầu bảo lãnh đối với hàng quá cảnh, thực hiện kiểm tra sau thông quan. Bằng những nỗ lực và kinh nghiệm nghiệp vụ trong Ngành, các cán bộ hải quan hai nước đã cùng nhau trao đổi những khó khăn trong công tác hải quan cũng như đưa ra các định hướng hợp tác về các vấn đề nghiệp vụ, nhằm đảm bảo hiệu quả hợp tác. - Tư vấn soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế quan sửa đổi, tổ chức hội thảo về tổ chức thu thuế, trị giá GATT. Đây là một nội dung chuyên ngành quan trọng trong nghiệp vụ hải quan. Việc hợp tác hỗ trợ trong soạn thảo những văn bản mới đã giúp Hải quan Lào tổ chức quản lý chặt chẽ hơn trong việc triển khai thực hiện Luật Thuế sửa đổi, góp phần vào đảm bảo đạt chỉ tiêu công tác thu của ngành Hải quan nước này. - Hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật: Hải quan Việt Nam đã trao tặng 01 máy soi hành lý đặt tại cửa khẩu cầu Hữu Nghị Lào – Thái và một số máy vi tính cho hải quan Lào; 131
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Phối hợp với Tổng cục thuế trang bị máy tính cho trường Đông Khăm Xạng. Những hỗ trợ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ hải quan. - Đào tạo: Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận các đoàn cán bộ Hải quan Lào sang khảo sát học tập kinh nghiệm về các vấn đề nghiệp vụ hải quan như chính sách thuế, trị giá GATT, kiểm tra sau thông quan, công tác chống buôn lậu, chống thất thu thuế. Đồng thời, Hải quan Việt Nam cử một số cán bộ sang giảng dạy tại một số Hải quan cửa khẩu của Lào về vấn đề trị giá, HS, xuất xứ và được phía Bạn đánh giá cao về chất lượng. Đây là một trong những trọng điểm hợp tác của hải quan hai nước nhằm đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đáp ứng các yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực hải quan hai nước. Từ năm 2007 đến năm 2008: - Tiếp tục thực hiện thí điểm kiểm tra hải quan 1 lần 1 điểm dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sa Vẳn: theo Bản ghi nhớ, việc thực hiện kiểm tra hải quan 1 lần 1 điểm dừng bắt đầu triển khai vào 30/6/2006. Bên cạnh đó, để tiến hành các thủ tục triển khai giai đoạn 2, ngày 4/1/2007, thoả thuận triển khai giai đoạn 2 đã được ký kết giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào. Hiện hải quan hai nước đang tiếp tục nỗ lực hợp tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị máy móc tại hai cửa khẩu để tiến tới triển khai giai đoạn 2 của mô hình này. - Trang thiết bị máy móc: Hải quan Việt Nam đã trao tặng Hải quan Lào 02 máy soi hành lý và một số máy vi tính lắp đặt tại trụ sở làm việc của Tổng cục. Hỗ trợ kỹ thuật được đánh giá là cần thiết nhằm giúp Bạn trang bị ngày càng đầy đủ hơn những công cụ hỗ trợ cho công tác hải quan, đặc biệt tại các cửa khẩu biên giới với tình hình trao đổi thương mại đang gia tăng giữa hai nước. - Đào tạo: Hải quan Việt Nam tiếp tục cử chuyên gia sang giảng dạy cho cán bộ Hải quan Lào tại các cửa khẩu nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi kiến thức về nghiệp vụ hải quan. Việc đổi mới về giáo trình tài liệu cũng như phương pháp giảng dạy, hợp tác đào tạo đã được đánh giá cao về chất lượng. - Hỗ trợ thu thuế: Hải quan Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Hải quan Lào trong công tác thu. Tháng 10/2006, hai bên đã ký kết Thoả thuận về phối hợp đấu tranh chống thất thu thuế nhằm mục đích thường xuyên trao đổi thông tin hỗ trợ nhau trong công tác thu. Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin, Hải quan Việt Nam còn cử các chuyên gia về lĩnh vực thuế sang làm việc trực tiếp tại một số cửa khẩu của Hải quan Lào. Nhờ vậy, Hải quan Lào đã thu vượt khoảng 7% so với chỉ tiêu được giao của năm tài chính 2007-2008. 132
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn