T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ KHOANH VỎ ĐẾN TỶ LỆ C/N,<br />
KHẢ NĂNG RA HOA VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM<br />
HÙNG LONG TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Thị Thanh Thủy - Vũ Thị Nguyên - Ngô Xuân Bình - Nguyễn Thế Huấn<br />
(Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21021, Bắc, 105026, đến 106016,<br />
kinh Đông, Thái Nguyên là một trong những khu vực có điều kiện tự nhiên và sinh thái thích hợp<br />
với sự phát triển của cây vải. Giống vải Hùng Long là giống vải chín sớm đã được công nhận<br />
giống quốc gia đang được trồng tại Thái Nguyên, tuy nhiên giống vải Hùng Long có đặc điểm ra<br />
hoa không ổn định do xuất hiện lộc dinh dưỡng vào vụ đông. Nguyên nhân xuất hiện lộc đông của<br />
cây vải nói chung có thể do sự mất cân đối về hàm lượng C/N trong cây hoặc do thời tiết, các biện<br />
pháp kỹ thuật nhằm thay đổi tỷ lệ hàm lượng C/N trên cây giúp cho cây có khả năng ra hoa ổn<br />
định như cắt tỉa, khoanh cành đã được áp dụng đối với nhiều giống cây ăn quả, tuy nhiên những<br />
nghiên cứu về thời vụ khoanh vỏ cũng như ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật này trong việc thay<br />
đổi hàm lượng C/N đối với cây vải chưa được nghiên cứu. Phạm vi của bài báo này viết về ảnh<br />
hưởng của các thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa cũng như năng suất của giống vải<br />
Hùng Long tại Thái Nguyên.<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên giống vải Hùng Long 7 năm tuổi được nhân giống bằng<br />
phương pháp ghép trồng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông lâm - ĐH<br />
Thái Nguyên. Các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều<br />
trên vườn thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm gồm 4 công thức, 5 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc<br />
lại là 1 cây. Công thức 1: không khoanh (đối chứng), công thức 2: khoanh vỏ vào 1/11/2006,<br />
công thức 3: khoanh vỏ vào ngày 15/11/2006, công thức 4: khoanh vỏ vào ngày 30/11/2006.<br />
Các công thức khoanh vỏ đều được khoanh một vòng xoắn ốc xung quanh cành cấp 1.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: mỗi cây chọn 4 cành ngang tán, có đường kính>2cm. Theo dõi sự xuất<br />
hiện của lộc xuân, thời gian sự phân hóa của lộc xuân (lộc dinh dưỡng, lộc ra hoa hoàn toàn, hoa<br />
có lẫn lộc). Mỗi cây chọn 4 chùm hoa đều về 4 hướng, theo dõi: thời gian nở hoa, tổng số<br />
hoa/chùm, tỷ lệ hoa cái, tỷ lệ đậu quả, năng suất chùm quả và năng suất cả cây khi thu hoạch.<br />
Tiến hành lấy mẫu lá để phân tích, lá được chọn là các lá bánh tẻ nằm ở 4 hướng, lá được lấy<br />
vào các thời kỳ: khi bắt đầu khoanh vỏ, sau khoanh 1 tháng, khi nở hoa, rụng quả sinh lý 1.<br />
Phương pháp phân tích: Xác định N tổng số bằng phương pháp Kendan, xác định C bằng<br />
phương pháp của Bectran.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến sự phân hóa của lộc xuân<br />
Lộc xuân ra chủ yếu vào tháng 1, sau khi nhú lộc xuân phát triển theo 3 hướng đó là:<br />
phát triển hoàn toàn thành lộc dinh dưỡng, lộc xuân ra hoa có lẫn lộc và lộc xuân ra hoa hoàn<br />
toàn. Sự phân hóa của lộc xuân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, Menzel (1988) [4] khi<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân hóa của lộc vụ xuân đến năng suất chùm quả đã cho thấy,<br />
126<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
trong điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất của chùm quả có tương quan với số lá trên chùm<br />
quả, chùm hoa có số hoa lẫn lộc nhiều, tỷ lệ đậu qủa thấp và năng suất giảm. Kết quả theo dõi<br />
sinh trưởng của lộc xuân được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến thời gian xuất hiện và phân hóa lộc xuân<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Thời<br />
gian ra<br />
lộc<br />
<br />
Tổng số lộc<br />
xuân/cành<br />
(lộc)<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
Lộc ra hoa hoàn toàn<br />
<br />
Phân hóa lộc xuân<br />
Hoa lẫn lộc<br />
<br />
Lộc xuân thành cành<br />
dinh dưỡng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
1 (ñ/c)<br />
<br />
25/1<br />
<br />
61,5<br />
<br />
8,5<br />
<br />
14,02<br />
<br />
41,25<br />
<br />
66,95<br />
<br />
12,75<br />
<br />
20,94<br />
<br />
2<br />
<br />
19/1<br />
<br />
52,75<br />
<br />
30,75<br />
<br />
58,04<br />
<br />
15,70<br />
<br />
29,57<br />
<br />
7,8<br />
<br />
14,75<br />
<br />
3<br />
<br />
16/1<br />
<br />
57,25<br />
<br />
43,15<br />
<br />
75,46<br />
<br />
13,20<br />
<br />
22,87<br />
<br />
1,4<br />
<br />
2,56<br />
<br />
4<br />
<br />
13/1<br />
<br />
54,60<br />
<br />
32,3<br />
<br />
59,31<br />
<br />
20,7<br />
<br />
37,82<br />
<br />
2,8<br />
<br />
5,24<br />
<br />
CV%<br />
<br />
10,6<br />
<br />
14,2<br />
<br />
8,2<br />
<br />
18,3<br />
<br />
10,7<br />
<br />
16,8<br />
<br />
19,8<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
11,24<br />
<br />
7,69<br />
<br />
7,98<br />
<br />
7,28<br />
<br />
7,89<br />
<br />
1,96<br />
<br />
4,46<br />
<br />
Số liệu bảng 1 cho thấy: các công thức khoanh vỏ có thời gian xuất hiện lộc xuân sớm hơn<br />
so với đối chứng, tổng số lộc ở các các công thức thí nghiệm không có sự sai khác rõ rệt giữa các<br />
công thức thí nghiệm, tuy nhiên sự phân hóa của lộc xuân của các công thức thí nghiệm rất khác<br />
nhau. Ở các công thức thí nghiệm số lộc ra hoa hoàn toàn đều cao hơn so với đối chứng, công thức<br />
khoanh vỏ vào ngày 15/11 có tỷ lệ ra hoa hoàn toàn cao nhất đạt 75,46% tổng số lộc xuân, công<br />
thức khoanh ngày 1/11 đạt 58,04 %, công thức 4 (khoanh ngày 30/11) đạt 59,31 %, trong khi công<br />
thức đối chứng tỷ lệ lộc ra hoa hoàn toàn chỉ đạt 14,02%. Không chỉ làm tăng tỷ lệ số lộc ra hoa<br />
hoàn toàn khoanh vỏ còn có tác dụng làm giảm những chùm hoa có lẫn lộc, các công thức thí<br />
nghiệm đều có tỷ lệ các chùm hoa có lẫn lộc và số lộc trở thành cành dinh dưỡng giảm hơn so với<br />
đối chứng, công thức 3 tỷ lệ số chùm hoa có lẫn lộc là 22,87%, số lộc thành cành dinh dưỡng chỉ<br />
còn 2,56% trong khi ở công thức không khoanh vỏ tỷ lệ số lộc trở thành cành dinh dưỡng lên tới<br />
20,94%, điều này đã làm giảm năng suất vải một cách đáng kể.<br />
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N của cây<br />
Tỷ lệ C/N là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng và<br />
phân hóa mầm hoa của cây, nếu tỷ lệ này quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình<br />
ra hoa và cho năng suất [1]. Khi nghiên cứu các biện pháp khoanh cành cho giống vải<br />
Nuamici ở Trung Quốc, C. B. Li (2000) [5] cho thấy: khoanh cành đã làm tăng hàm lượng<br />
đường bột có trong cây do vậy đã làm tăng khả năng nở hoa của giống và năng suất tăng 3045% so với đối chứng không khoanh. Nguyễn Thị Thanh, Lê Đình Danh (1999) [2] cho biết<br />
tỷ lệ C/N cao trong thời kỳ phân hóa mầm hoa có tác dụng làm tăng tỷ lệ hoa cái, tăng số<br />
chùm hoa và tỷ lệ đậu quả. Kết quả phân tích ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đối với tỷ lệ<br />
C/N của vải Hùng Long được trình bày ở bảng 2.<br />
Số liệu bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ C/N ở các công thức có khoanh vỏ đều cao hơn so với đối<br />
chứng đặc biệt là ở thời kỳ có lộc xuân và rụng quả sinh lý, điều này chứng tỏ khoanh vỏ đã có tác<br />
dụng nâng cao khả năng tích lũy hàm lượng đường bột trong cành tạo điều kiện cho cây thúc đNy<br />
quá trình phân hóa hoa. Không có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ C/N giữa các công thức có khoanh<br />
cành, mức độ tin cậy đạt 95% điều này chứng tỏ khoanh vỏ làm tăng tỷ lệ C/N của cây nhưng thời<br />
vụ khoanh khác nhau không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ C/N.<br />
127<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tỷ lệ C/N<br />
Trước khi<br />
<br />
Sau khoanh vỏ 1<br />
<br />
Khi có<br />
<br />
Sau rụng quả sinh lý 1<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
khoanh vỏ<br />
<br />
tháng<br />
<br />
lộc xuân<br />
<br />
1(ñ/c)<br />
<br />
0,951<br />
<br />
0,949<br />
<br />
0,917<br />
<br />
0,858<br />
<br />
2<br />
<br />
0,990<br />
<br />
1,116<br />
<br />
1,046<br />
<br />
1,026<br />
<br />
3<br />
<br />
0,966<br />
<br />
1,113<br />
<br />
1,020<br />
<br />
1,008<br />
<br />
4<br />
<br />
0,938<br />
<br />
1,073<br />
<br />
1,010<br />
<br />
0,955<br />
<br />
CV%<br />
<br />
2,7<br />
<br />
4,9<br />
<br />
4,0<br />
<br />
7,5<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
0,048<br />
<br />
0,098<br />
<br />
0,076<br />
<br />
0,14<br />
<br />
3.3. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả<br />
Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho vải, Chen, H. và H.Huang (2000)<br />
[3] cho thấy khoanh vỏ có tác động tích cực đến khả năng nở hoa, giảm tỷ lệ rụng quả, tuy nhiên<br />
mỗi giống vải khác nhau có thời vụ khoanh thích hợp khác nhau. Ví dụ giống Feizixiao được<br />
khoanh vỏ vào giữa tháng 10 nhưng giống Nuomici và giống Guiwei lại được khoanh vào giữa<br />
tháng 11 và đầu tháng 12. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến khả năng<br />
ra hoa và tỷ lệ đậu quả được trình bày ở bảng 3:<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả<br />
của giống vải Hùng Long<br />
Chỉ tiªu<br />
<br />
Ngày bắt đầu<br />
nở hoa<br />
<br />
Tổng số hoa/<br />
chïm (hoa)<br />
<br />
Hoa cái<br />
(hoa)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số quả đậu/chïm<br />
(quả)<br />
<br />
1<br />
<br />
2/3<br />
<br />
1251,0<br />
<br />
263,24<br />
<br />
21,28<br />
<br />
26,32<br />
<br />
2<br />
<br />
21/2<br />
<br />
1655,88<br />
<br />
355,80<br />
<br />
21,51<br />
<br />
35,52<br />
<br />
3<br />
<br />
26/2<br />
<br />
1909,08<br />
<br />
427,64<br />
<br />
22,39<br />
<br />
39,44<br />
<br />
4<br />
<br />
28/2<br />
<br />
1783,02<br />
<br />
378,74<br />
<br />
21,25<br />
<br />
34,72<br />
<br />
CV%<br />
<br />
5,8<br />
<br />
5,7<br />
<br />
6,6<br />
<br />
11,2<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
127,69<br />
<br />
27,37<br />
<br />
1,90<br />
<br />
5,10<br />
<br />
C«ng thức<br />
<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy: thời điểm khoanh vỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra<br />
hoa, các công thức thí nghiệm đều có thời gian nở hoa sớm hơn so với công thức đối chứng<br />
từ 6 đến 11 ngày. Đối với giống vải chín sớm thì thời điểm nở hoa rất quan trọng vì nếu hoa<br />
nở sớm thì thời vụ thu hoạch vải sẽ sớm hơn do vậy giá bán cao hơn. Tất cả các công thức<br />
thí nghiệm tổng số hoa/chùm và hoa cái/chùm so với đối chứng đều có sai khác rõ rệt mức<br />
độ tin cậy đạt 95%. Công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 có tổng số hoa/chùm đạt 1909,08<br />
hoa, số hoa cái đạt 427,64 hoa/chùm cao hơn đối chứng 164,40 hoa. Đối với cây vải hoa cái<br />
có ý nghĩa quan trọng với tỷ lệ đậu quả và năng suất, số lượng hoa cái/chùm có tương quan<br />
tỷ lệ thuận với số lượng quả có trên chùm, các biện pháp khoanh vỏ đã có ý nghĩa làm tăng<br />
số lượng hoa cái do vậy làm tăng tỷ lệ đậu quả.<br />
N. Ramburn (2001) [6] khi tiến hành khoanh vỏ cho giống vải Taiso đã góp phần khắc<br />
phục hiện tượng ra hoa không ổn định, trong điều kiện thời tiết thuận lợi có thể làm tăng năng suất<br />
từ 15-80%. Kết quả theo dõi về năng suất của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.<br />
128<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Số liệu bảng 4 cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn so với<br />
đối chứng từ 31,59% đến 47,86%, đạt cao nhất ở công thức khoanh vỏ ngày 15/11, năng suất đạt<br />
trung bình 15,26 kg/cây trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 10,32 kg/cây.<br />
Bảng 4: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến năng suất và thời gian thu hoạch vải Hùng Long<br />
Chỉ tiêu<br />
Công thức<br />
<br />
Số quả/chùm<br />
(quả)<br />
<br />
Chiều cao<br />
quả (cm)<br />
<br />
ðường kính<br />
quả (cm)<br />
<br />
Trọng lượng<br />
quả (cm)<br />
<br />
Năng suất<br />
kg/cây (kg)<br />
<br />
Thời vụ thu<br />
hoạch<br />
<br />
1 (ñ/c)<br />
<br />
9,17<br />
<br />
3,7<br />
<br />
3,2<br />
<br />
29,3<br />
<br />
10,32<br />
<br />
1/6<br />
<br />
2<br />
<br />
10,67<br />
<br />
3,6<br />
<br />
3,1<br />
<br />
28,5<br />
<br />
14,18<br />
<br />
22/5<br />
<br />
3<br />
<br />
15,92<br />
<br />
3,5<br />
<br />
3,1<br />
<br />
28,0<br />
<br />
15,26<br />
<br />
26/5<br />
<br />
4<br />
<br />
12,79<br />
<br />
3,5<br />
<br />
3,1<br />
<br />
28,0<br />
<br />
13,58<br />
<br />
1/6<br />
<br />
CV%<br />
<br />
16,8<br />
<br />
4,3<br />
<br />
5,7<br />
<br />
3,2<br />
<br />
13,1<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
3,83<br />
<br />
0,29<br />
<br />
0,34<br />
<br />
1,4<br />
<br />
2,4<br />
<br />
Các công thức khoanh vào 1/11/ và 30/11 đều cho năng suất cao hơn đối chứng ở mức tin<br />
cậy 95%. Vải Hùng Long là giống chín sớm do vậy thời vụ thu hoạch có tính chất quyết định đến<br />
giá thành sản phNm, kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức khoanh vỏ vào 1/11 và 15/11 có<br />
thời gian thu hoạch sớm hơn so với đối chứng từ 5-8 ngày, do vậy giá bán cao hơn các công thức<br />
còn lại. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 5.<br />
Qua bảng 5 cho thấy các công thức khoanh vỏ đều có lãi so với đối chứng từ 9,23 đến<br />
11,73 triệu đồng, công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 cho tổng thu cao nhất đạt 28,10 triệu đồng,<br />
lãi so với đối chứng là 11,73 triệu đồng.<br />
Bảng 5: Hiệu qủa kinh tế của các công thức thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
Công thức<br />
<br />
Năng suất<br />
<br />
Tổng thu (tr.ñồng)<br />
<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
Tổng chi<br />
<br />
Lãi<br />
<br />
Lãi so với ñối<br />
<br />
(tr.ñồng)<br />
<br />
(tr.ñồng)<br />
<br />
chứng (tr. ñồng)<br />
<br />
1 (ñ/c)<br />
<br />
3,01<br />
<br />
21,07<br />
<br />
4,7<br />
<br />
16,37<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
4,25<br />
<br />
31,87<br />
<br />
6,1<br />
<br />
25,77<br />
<br />
9,40<br />
<br />
3<br />
<br />
4,57<br />
<br />
34,28<br />
<br />
6,1<br />
<br />
28,10<br />
<br />
11,73<br />
<br />
4<br />
<br />
4,1<br />
<br />
28,70<br />
<br />
6,1<br />
<br />
22,60<br />
<br />
6,23<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Biện pháp khoanh vỏ đã làm tăng hàm lượng C/N trong cây thúc đNy quá trình phân hóa<br />
mầm hoa do vậy đã làm giảm tỷ lệ hoa lẫn lộc, tăng tổng số hoa và hoa cái/chùm do vậy làm tăng<br />
tỷ lệ đậu quả. Các công thức khoanh vỏ đều cho năng suất cao hơn đối chứng từ 31,49- 47,86%.<br />
Thời vụ khoanh vỏ cho vải Hùng Long tốt nhất nên vào giữa tháng 11 do thời vụ thu hoạch sớm<br />
hơn và năng suất thu được cao nhất đạt 15,26 kg/cây<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo này nói về ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa và năng suất<br />
của giống vải Hùng Long 7 tuổi trồng tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy khoanh vỏ đã làm tăng tỷ lệ<br />
C/N trong cây, do vậy đã làm tăng tỷ lệ các chùm hoa không có lá, giảm tỷ lệ cành dinh dưỡng và số<br />
chùm hoa có lá, do vậy đã làm tăng năng suất. Công thức khoanh vỏ vào giữa tháng 11 cho năng suất cao<br />
nhất đạt 15,26 kg/cây cao hơn so với đối chứng 4,94 kg/cây.<br />
Từ khóa: Vải chín sớm Hùng Long, khoanh vỏ, tỷ lệ C/N<br />
<br />
129<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Summary<br />
STUDY ON EFFECTS OF GIRDLING TIME TO THE RATE OF C/N, POTENTIAL FLOWERING<br />
AND FRUITING YIELD IN HUNG LONG LITCHI CULTIVAR IN THAI NGUYEN<br />
<br />
This study was carried out on 7 year-old Hung Long cultivar in Thai Nguyen area to<br />
examine the effects of girdling time to the rate of C/N, potential flowering and the fruit yield.<br />
The results showed that girdling has increased the rate of C/N, and this also has increased the<br />
number of flower cluster without leaves, reducing the number of flower cluster mixed by leaves,<br />
so that it helped to improve fruit yield. The formula of girdling in the mid November resulted in<br />
the highest fruit yield as 15,26 kg per tree, this is 4,94 higher than controlled fomula.<br />
Keywords: early ripening Hung Long litchi, rate of C/N, girdling.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây<br />
ăn trái, Nxb Nông nghiệp 2004.<br />
[2 ]. Lê Đình Danh và Nguyễn Thị Thanh (1999), Nghiên cứu sự ra hoa đậu quả của vải thiều<br />
trồng ở Phú Hộ và một vài biện pháp làm tăng khả năng ra hoa đậu quả của chúng, Kết quả nghiên cứu<br />
của Viện Nghiên cứu rau quả giai đoạn 1998-2000.<br />
[3]. Chen,H. and H.Huang (2000), Litchi cultivars of West Bengal,India. Symposium on litchi<br />
and longan, Guangzhou, China, p.19.<br />
[4]. Menzel và cs (1988), Effect of temperature on growthand flowering of litchi cultivars .<br />
Horticultural Reseach Station, Queensland depatment of rimary industries p.o-jounal of horticultural<br />
science, pp 349-360.<br />
5. C.B. Li và cộng sự: Girdling increased flowering and yield of "Nuamici"". ISHS Acta<br />
horticulturae 558: I International Symposium on litchi and longan.<br />
6. N. Ramburn (2001) Effect of girdling on on flowering of litchi in Mauritius. ISHS Acta<br />
horticulturae 558: I International Symposium on litchi and longan.<br />
<br />
130<br />
<br />