Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐO CÁC TÍN HIỆU PHẢN XẠ<br />
TỪ ĐẦU VÀO ANTEN SIÊU CAO TẦN<br />
SỬ DỤNG MỘT SỐ KÊNH QUANG ĐIỆN<br />
Bùi Ngọc Mỹ *<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một phương án đo các tham số phản xạ từ đầu vào của<br />
anten siêu cao tần, sử dụng thêm một số kênh quang điện. Các anten siêu cao tần<br />
này là các anten vi dải [1], được gắn trên những vị trí, khu vực cùng với thiết bị đo<br />
lường vô tuyến để đo các dao động, biến dạng của đối tượng. Việc bổ sung, kết hợp<br />
một số kênh quang điện sẽ nâng cao được khả năng và chất lượng đo lường.<br />
Từ khóa: Anten siêu cao tần, Kênh quang điện, Hệ số phản xạ, Hệ số phát.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc sử dụng trong thiết bị đo lường hai hoặc nhiều hơn các kênh quang điện cho phép<br />
nâng cao được độ chính xác việc đo sự dịch chuyển pha và biên độ dao động siêu cao tần,<br />
nhờ loại bỏ được sự ảnh hưởng của các kênh và loại bỏ được ảnh hưởng biên độ hệ số phát<br />
phần tử siêu cao tần lên kết quả đo dịch chuyển pha.<br />
Mô hình thiết bị đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đo các tín hiệu phản xạ từ<br />
đầu vào anten siêu cao tần được đề cập trong các công trình [2], [3]<br />
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ<br />
Trên hình 1 chỉ ra sơ đồ cấu trúc của thiết bị quang điện đề xuất để kiểm tra tín hiệu<br />
phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần.<br />
Thiết bị bao gồm: máy phát siêu cao tần 1, bộ chia công suất thứ nhất chia tín hiệu<br />
thành hai đường 2, thiết bị cầu phương bốn cực 3-db (bộ ghép hướng) 3, anten nghiên cứu<br />
hoặc phần tử siêu cao tần một cổng 4, trở cân bằng 5, bộ chia công suất tín hiệu thứ hai<br />
thành ba đường 6, van ferit 7, nguồn ánh sáng nhất quán với đầu vào điều chế 8, bộ xoay<br />
pha đầu tiên 9, bộ chia chùm tia ánh sáng thành ba chùm có cường độ bằng nhau 10, tấm<br />
nửa bước sóng 11, ba bộ tách sóng pha quang điện 12, 16 và 18, bộ xoay pha thứ hai 17,<br />
các bộ cộng tín hiệu điện đầu tiên 19, thứ hai 20 và thứ ba 21, bộ chia tín hiệu điện 22, bộ<br />
hiển thị pha 23 và hiển thị biên độ hệ số phản xạ tín hiệu từ đầu vào anten nghiên cứu 24.<br />
Máy phát siêu cao tần 1 được nối với đầu vào bộ chia công suất thứ nhất 2, tại đây tín<br />
hiệu được chia thành hai tín hiệu đồng pha, tạo thành các kênh chuẩn và kênh đo lường.<br />
Một trong số các tín hiệu được đưa đến kênh đo lường tại đầu vào của bộ ghép hướng 3,<br />
tín hiệu thứ hai được đưa đến kênh dao động chuẩn tại đầu vào của van ferit 7.<br />
Trong kênh đo lường, từ đầu ra bộ chia công suất 2 kết nối với đầu vào thiết bị cầu<br />
phương 3-db 3, đầu ra được nối với bộ chia công suất thứ hai 6, hai đầu ra còn lại của thiết<br />
bị cầu phương 3 được nối với anten nghiên cứu và trở cân bằng 5. Trong kênh chuẩn, tại<br />
nút van ferit 7 được nối với đầu vào điều chế nguồn ánh sáng chuẩn (lazer) 8. Nguồn ánh<br />
sáng chuẩn 8 được kết nối quang qua bộ xoay pha quang 9 với bộ chia quang ánh sáng 10,<br />
đến lượt mình bộ chia quang 10 được kết nối quang với bộ tách sóng pha thứ nhất 12 một<br />
cách trực tiếp, kết nối với bộ tách sóng pha thứ hai 16 qua bộ xoay pha quang thứ hai 17,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 111<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
đầu ra còn lại được kết nối với bộ tách sóng pha thứ ba 18 qua tấm nửa bước sóng 11. Độ<br />
dài của bộ xoay pha quang thứ hai 17 bằng ¼ độ dài bước sóng vô tuyến.<br />
Mỗi một trong các bộ tách sóng pha quang điện giống nhau 12, 16 và 18 có đầu vào<br />
quang và điện. Mỗi bộ tách sóng pha bao gồm: bộ điều chế quang điện ánh sáng theo<br />
cường độ 13 được kết nối quang với tấm ¼ bước sóng, tinh thể quang điện cùng các điện<br />
cực, tại đó đưa tới tín hiệu điều chế từ kênh đo lường; bộ phân tích quang phân cực biến<br />
chùm tia ánh sáng điều chế theo phân cực thành điều chế theo cường độ; đi ốt quang điện<br />
hoặc bộ thu quang 14, tại đó đưa đến chùm tia ánh sáng từ bộ điều chế quang điện 13;<br />
mạch lọc tần số thấp 15, tách lấy thông tin đo lường. Do đó, đầu vào quang của bộ điều<br />
chế quang điện chính là đầu vào quang của bộ tách sóng pha, còn đầu vào điều chế của nó<br />
là đầu vào tín hiệu tần số vô tuyến.<br />
Đầu ra của bộ tách sóng pha 12 được kết nối tới đầu vào thứ nhất của bộ cộng thứ nhất<br />
19 của tín hiệu điện; đầu ra của bộ tách sóng pha thứ hai 16 được kết nối tới đầu vảo đảo<br />
thứ nhất của cộng thứ hai 20; đầu ra của bộ tách sóng pha thứ ba 18 được đưa tới đầu vào<br />
thứ hai của bộ cộng thứ nhất 19 và đầu vào đảo thứ nhất của bộ cộng thứ ba 21. Đầu ra của<br />
bộ cộng thứ nhất 19 được đưa tới đầu vào không đảo thứ hai của bộ cộng thứ hai 19 và bộ<br />
cộng thứ ba 21, cũng như được đưa tới bộ hiển thị biên độ tín hiệu phản xạ từ anten nghiên<br />
cứu 21. Các đầu ra của bộ cộng thứ hai 20, thứ ba 21 được đưa tới các đầu vào của bộ chia<br />
tín hiệu điện 22, mà đẩu ra của nó được đưa tới bộ hiện thị pha tín hiệu phản xạ từ anten<br />
nghiên cứu 23.<br />
Phần điện tử của thiết bị bao gồm các bộ cộng 19, 20, 21, bộ chia 22, các bộ hiển thị 23<br />
và 24 có thể được thiết kế dưới dạng tương tự cũng như ở dạng số. Cuối cùng, tại đầu ra<br />
của các bộ tách sóng pha 12, 16 và 18 là các bộ biến đổi tương tự - số, chuyển tín hiệu<br />
sang dạng số.<br />
3. PHÂN TÍCH LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ<br />
Thiết bị quang điện kiểm tra tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần như hình 1<br />
làm việc như sau: Tín hiệu siêu cao tần từ máy phát 1 đưa đến đầu vào của bộ chia công suất<br />
thứ nhất 2, tại các đầu ra của nó nhận được hai tín hiệu đồng pha đưa đến các kênh chuẩn và<br />
kênh đo lường. Tín hiệu từ đầu ra của bộ chia 2 được đưa đến kênh đo lường tại đầu vào<br />
mạch cầu phương 3-db 3, được chia thành các phần, một phần đưa đến trở cần bằng 5, một<br />
phần đưa đến anten nghiên cứu 4. Tín hiệu phản xạ từ anten 4, cũng như phần tách ra từ trở<br />
cân bằng 5 được đưa đến đầu vào của bộ chia công suất thứ hai 6. Khi đó, bộ chia công suất<br />
thứ nhất 2 và bộ chia công suất thứ hai 6 có ngăn cách về điện và tín hiệu từ kênh đo lường<br />
không thể chuyển sang kênh chuẩn. Do đó, tín hiệu hiệu trong đo lường – tại đầu vào của bộ<br />
chia công suất thứ hai 6 sẽ tỷ lệ chỉ với tín hiệu phản xạ từ anten nghiên cứu 4.<br />
Tại các đầu ra của bộ chia công suất 6 nhận được ba tín hiệu như nhau về biên độ và<br />
pha, các tín hiệu này đưa đến các đầu vào điều chế của các bộ điều chế quang điện 13 nằm<br />
trong thành phần của các bộ tách sóng 12, 16 và 18 (các đầu vào tần số vô tuyến của các<br />
bộ tách sóng pha).<br />
Tín hiệu từ đầu ra thứ hai của bộ chia 2 được đưa đến kênh dao động chuẩn. Sau khi<br />
qua van ferit 7, tín hiệu này được đưa tới đầu vào điều chế nguồn ánh sáng chuẩn (laser) 8.<br />
Chùm ánh sáng được điều chế theo phân cự từ laser 8 đi qua bộ xoay pha quang thứ nhất 9<br />
và được đưa đến đầu vào của bộ chia quang 10, đầu ra của nó tạo thành ba chùm ánh sáng<br />
<br />
<br />
112 Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu… sử dụng một số kênh quang điện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
có biên độ bằng nhau và được điều chế theo phân cực. Chùm tia đầu tiên đi tới đầu vào<br />
quang của bộ tách sóng pha thứ nhất 12, chùm tia thứ hai qua bộ xoay pha quang thứ hai<br />
17 đi tới đầu vào của của bộ tách sóng pha thứ hai 16, còn chùm tia thứ ba qua tấm nửa<br />
bước sóng 11 được đưa tới đầu vào quang của bộ tách sóng pha thứ ba 18.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ thiết bị quang điện kiểm tra tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần.<br />
Tại kênh chuẩn, các chùm tia sáng được điều chế theo phân cực sau khi đi qua các bộ<br />
điều chế quang điện 13, giữa các thành phần trực giao của ánh sáng phân cực xuất hiện sự<br />
dịch chuyển pha bổ sung tỷ lệ với biên độ và pha của tín hiệu siêu cao tần từ kênh đo lường,<br />
tín hiệu này phản xạ từ đầu vào của anten nghiên cứu 4 và được đưa đến các điện cực trên<br />
tinh thể quang điện của bộ điều chế anh sáng 13. Các bộ phân tích quang được bố trí trong<br />
các bộ điều chế quang điện sau các tinh thể quang điện tách lấy một trong số thành phần<br />
phân cực tuyến tính của ánh sáng và chuyển sang điều chế kép chùm ánh sáng theo phân cực<br />
bởi các dao động của kênh chuẩn và kênh đo lường sang điều chế theo biên độ.<br />
Các dòng điện của máy thu quang của lần xấp xỉ thứ nhất có thể tính bằng việc tỷ lệ với<br />
biên độ của các chùm tia sáng đi đến.<br />
Do biên độ của cả ba chùm tia đi tới từ bộ chia quang 10 đến các đầu vào của bộ điều<br />
chế quang điện 13 là như nhau và các dao động như nhau về biên độ và pha được đưa tới<br />
từ bộ chia công suất thứ hai 6 đến các đầu vào điều khiển của bộ điều chế 13, cho nên độ<br />
lớn của các thành phần dòng một chiều của tất cả các máy thu quang 14 – tức dòng điện tại<br />
đầu ra của của bộ lọc tần số thấp 15 sẽ như nhau. Ngoài ra, thành phần dòng điện một<br />
chiều tại đầu ra bộ lọc tần số thấp 15 sẽ bao gồm các thành phần hiệu pha phụ thuộc vào<br />
biên độ của tín hiệu chuẩn và tín hiệu phản xạ về từ đầu vào anten 4, cũng như hiệu pha<br />
giữa các tín hiệu này.<br />
Sau đây sẽ chỉ ra rằng thành phần hiệu pha của tín hiệu tại đầu ra của bộ tách sóng pha<br />
thứ nhất 12 tỷ lệ với J1 U chuan J1 U an sin . Ở đây J1 – Hàm Bessel cấp một,<br />
Uchuan , Uan – biên độ tín hiệu tại kênh chuẩn và biên độ tín hiệu phản xạ từ anten nghiên<br />
cứu 4, Δφ – hiệu pha giữa các tín hiệu.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 113<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Chùm ánh sáng đến đầu vào của bộ tách sóng pha thứ ba 18 đi qua tấm nửa bước sóng<br />
11, tấm này làm đảo pha điều chế theo phân cực của các dao động chuẩn theo hướng<br />
ngược lại. Do đó, thành phần hiệu pha tại đầu ra bộ lọc tần số thấp 15 của bộ tách sóng<br />
pha thứ ba 18 sẽ tỷ lệ - J1 U chuan J1 U an sin , có nghĩa sẽ bằng thành phần hiệu<br />
pha từ đầu ra của bộ tách sóng pha thứ nhất 12 theo về biên độ, nhưng ngược dấu.<br />
Chùm tia sáng đưa đến đầu vào quang của bộ tách sóng pha thứ hai 16 nhờ bộ xoay pha<br />
quang thứ hai 17 với độ dài quang lớn hơn ¼ bước sóng vô tuyến so với chùm tia sáng đưa<br />
đến đầu vào bộ tách pha thứ nhất 12 và thứ ba 18. Nhờ thành phần hiệu pha tại đầu ra bộ<br />
lọc tần số thấp 15, tại đầu ra bộ tách sóng pha 16 sẽ tỷ lệ với<br />
J1 U chuan J1 U an cos .<br />
Các tín hiệu từ đầu ra bộ tách sóng pha thứ nhất 12 và thứ ba 18 được đưa đến đầu vào<br />
bộ cộng tín hiệu điện đầu tiên 19. Bởi vì thành phần dòng điện một chiều của đi ốt quang<br />
15 trong các bộ tách sóng pha 12 và 18 là như nhau về biên độ và dấu, cho nên chúng<br />
được cộng với nhau. Các thành phần hiệu pha của dòng điện máy thu quang 15 tại các bộ<br />
tách sóng pha 12 và 18 là như nhau về biên độ nhưng ngược dấu nhau, do đó chúng trừ lẫn<br />
nhau tại đầu ra của bộ cộng 19. Do đó, tín hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ nhất 19 sẽ tỷ lệ với<br />
thành phần dòng điện một chiều của bộ tách sóng pha 12, 16 và 18. Tín hiệu này phụ<br />
thuộc vào biên độ tín hiệu tại kênh đo lường, tức phụ thuộc vào biên độ tín hiệu phản xạ từ<br />
đầu vào anten nghiên cứu 4, nhưng không phụ thuộc vào pha của nó. Tín hiệu này đưa đến<br />
đầu vào của bộ hiển thị 24, được chia độ theo đơn vị biên độ hệ số phản xạ và đưa đến đầu<br />
vào thứ hai của các bộ cộng tín hiệu điện thứ hai 20 và thứ ba 21.<br />
Các tín hiệu từ đầu ra của bộ tách sóng pha thứ hai 16 và thứ ba 18 được đưa đến các<br />
đầu vào đảo đầu tiên của các bộ cộng tín hiệu điện thứ hai 20 và thứ ba 21. Tại các bộ<br />
cộng 20 và 21 diễn ra sự bù trừ các thành phần một chiều dòng đầu ra của các bộ tách sóng<br />
pha 16, 18, tín hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ hai 20 sẽ tỷ lệ với thành phần hiệu pha từ đầu ra<br />
bộ tách sóng pha thứ hai 16, nghĩa là tỷ lệ với J1 U chuan J1 U an cos , còn tín<br />
hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ ba 21 sẽ tỷ với thành phần hiệu pha từ đầu ra của bộ tách sóng<br />
pha thứ ba 16, nghĩa là tỷ lệ với J1 U chuan J1 U an sin . Những tín hiệu này được<br />
đưa đến bộ chia 22, tại đây diễn ra quá trình chia chúng cho nhau. Nhờ đó, tín hiệu tại đầu<br />
ra bộ chia 22 sẽ tỷ lệ với tg(Δφ), nghĩa là tỷ lệ với tang hiệu pha giữa các dao động của<br />
kênh chuẩn và kênh đo lường và không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu trong kênh đo<br />
lường, cũng như tỷ lệ với biên độ hệ số phản xạ tín hiệu từ đầu vào anten nghiên cứu 4.<br />
Tín hiệu hiệu pha này được đưa đến bộ hiển thị pha 23.<br />
Việc hiệu chỉnh sơ bộ với thiết bị đề xuất có thể được tiến hành nhờ bộ xoay pha quang<br />
học thứ nhất 9 ở chế độ hiệu chỉnh, khi đó anten nghiên cứu được thay bởi tải chuẩn với<br />
các tham số phản xạ cho trước.<br />
Miêu tả làm việc của thiết bị đã chỉ ra khả năng đo tham số phản xạ về biên độ và pha<br />
của tín hiệu phản xạ tại các đầu vào của các phần tử hai cực siêu cao tần, giảm độ nhạy tác<br />
động của từ trường bên trong.<br />
Hiệu pha giữa các nút giao nhau của các tia sáng sau khi đi các bộ điều chế quang điện<br />
từ sẽ bằng:<br />
<br />
<br />
<br />
114 Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu… sử dụng một số kênh quang điện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
φ1 = k1Uchuansinωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ)<br />
φ2= k1Uchuancosωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ) (3.1)<br />
φ3 = -k1Uchuansinωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ)<br />
ở đây, Uchuansinωct – tín hiệu siêu cao tần chuẩn, Udoluongsin(ωct+ φ) – tín hiệu siêu cao tần<br />
tại các đầu ra của kênh đo lường, k1, k2 – là các hệ số tỷ lệ, - sự dịch chuyển pha của tín<br />
hiệu tại kênh đo lường, bao gồm sự dịch chuyển tại phần tử siêu cao tần nghiên cứu.<br />
Cường độ tương đối của tia sáng sau khi đi qua ba bộ điều chế và phân tích quang khi<br />
phân cực chéo từ (3.1) sẽ bằng:<br />
N1/N0=sin2[0.5k1Uchuansinωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] =<br />
<br />
<br />
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2 J (k U<br />
i1<br />
2i 1 doluong)сos(2i ωct+ φ)][J0(k2Udoluong)<br />
<br />
<br />
<br />
+2 J (k U<br />
i1<br />
2i 2 doluong)сos2i(ωct+ φ)] -4[ J<br />
i 0<br />
2i+1(k1Uchuan)sin(2i+1)ωct]*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*[ J<br />
i 0<br />
2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+ φ)]}<br />
<br />
N2/N0=sin2[0.5k1Uchuancosωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] =<br />
<br />
<br />
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2 (-1) J (k U<br />
i1<br />
j<br />
2i 1 chuan)сos(2i ωct)][J0(k2Udoluong)<br />
<br />
<br />
<br />
+2 J (k U<br />
i1<br />
2i 2 doluong)сos2i(ωct+φ)]-4[<br />
(-1) J<br />
i 0<br />
j<br />
2i+1(k1Uchuan)cos(2i+1)ωct]*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*[ J<br />
i 0<br />
2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+ φ)]}<br />
<br />
N3/N0=sin2[-0.5k1Uchuansinωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] =<br />
<br />
<br />
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2 J (k U<br />
i1<br />
2i 1 chuan)сos(2i ωct)][J0(k2Udoluong) +<br />
<br />
<br />
<br />
+2 J (k U<br />
i1<br />
2i 2 doluong)сos2i(ωct+ φ)] + 4[ J<br />
i 0<br />
2i+1(k1Uchuan)sin(2i+1)ωct]*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*[ J<br />
i 0<br />
2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+φ)]} (3.2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 115<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ở đây, Ji là hàm Bessel bậc nhất của dòng I.<br />
Ba tia sáng này đi vào ba máy thu quang. Giả thiết rằng dòng điện của các máy thu quang<br />
tỷ lệ với cường độ của ánh sáng đi đến chúng, từ (3.2) dễ dàng nhận được công thức sau:<br />
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] + KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ<br />
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] + KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)sinφ (3.3)<br />
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] - KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ<br />
ở đây, Кф – là hệ số phát của máy thu quang. Tín hiệu từ đầu ra của bộ công thứ nhất sẽ tỷ<br />
lệ với thành phần một chiều của dòng điện tại máy thu:<br />
Is1 = I1 + I3 = KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)]<br />
Tín hiệu từ các đầu ra thứ hai và thứ ba của bộ cộng với các đầu vào đảo từ công thức<br />
(3.2) sẽ bằng:<br />
IS2 = I2 – 0.5(I1+I3) = KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)sinφ<br />
IS3 = I1 –0.5(I1+I3)=KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ (3.4)<br />
Các tín hiệu này được đưa đến đầu vào của bộ chia, nhờ đó, tín hiệu tại đầu ra bộ chia<br />
sẽ tỷ lệ với tgφ và không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu ở cả hai kênh và không phụ thuộc<br />
vào hệ số phát của phần tử siêu cao tần nghiên cứu.<br />
Bởi vì thành phần dòng điện một chiều IS1 của máy thu quang phụ thuộc vào biên độ tín<br />
hiệu tại kênh đo lượng, có nghĩa phụ thuộc vào biên độ hệ số phát của phần tử siêu cao tần<br />
nghiên cứu, nhưng không phụ thuộc vào hiệu pha dao động trong các kênh chuẩn và kênh<br />
đo lường, do đó, theo độ lớn của nó có thể xác định được biên độ hệ số phát của phần tử<br />
nghiên cứu. Bộ xoay pha quang thứ nhất được sử dụng để hiệu chỉnh thiết bị.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Thiết bị được đề xuất trên có thể tích hợp với anten vi dải phát xạ tín hiệu phân cực<br />
tròn, là đầu vào trong các bộ cảm biến sóng vô tuyến đo các biến dạng trong các môi<br />
trường khắc nghiệt, ví dụ để đo các tham số biến dạng của cánh tuabin [4-6]. Việc sử dụng<br />
trong thiết bị đo lường hai hoặc nhiều hơn các kênh quang điện cho phép nâng cao được<br />
độ chính xác việc đo sự dịch chuyển pha và biên độ dao động siêu cao tần.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Буй Нгок Ми, “Разработка и исследование печатных антенн для<br />
радиоволновых и оптоэлектронных датчиков”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật và công nghệ quân sự, số 40,12-2015.<br />
[2]. Головков А.А., Кузнецов С.В., Приходько В.Ю, Осипов А.П., “Устройство для<br />
измерения параметров отражения сигнала от входа СВЧ элементов”. А.С.<br />
1737361., Заявитель: ЛЭТИ, авт. /Опубл. 1989, Б.И. №20.<br />
[3] Буй Нгок Ми, “Устройство для измерения сигнала, отраженного от входа<br />
СВЧ антенны для радиочасточных вибраций”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật và công nghệ quân sự, số 21,12-2007.<br />
[4]. Bùi Ngọc Mỹ, Đỗ Văn Lập, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thanh Hùng, “Sử dụng sóng<br />
siêu cao tần đo các tham số rung, đập của cánh tuabin”. Tạp chí Nghiên cứu khoa<br />
học kỹ thuật và công nghệ quân sự, số 22, 3-2008.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
116 Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu… sử dụng một số kênh quang điện.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[5]. Буй Нгок Ми, Мамруков А.В. “Моделирование СВЧ измерения параметров<br />
вибраций лопаток турбин. Материалы Всероссийской научно-технической<br />
конференции”, Актуальные проблемы радиоэлектроники и телекоммуникаций.<br />
Самара, 31 мая – 4 июня 2004 г. С.24-25.<br />
[6]. Буй Нгок Ми. “Радиочастотные и оптические методы и устройства<br />
измерения вибраций турбинных лопаток”. Диссертация. Санкт-Петербург,<br />
2006. С.122-131.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A RESEARCH ON SOLUTION OF MEASURING REFLECTED SIGNALS FROM<br />
UHF ANTENNA INPUT USING A NUMBER OF OPTOELECTRIC CHANNELS<br />
This paper proposed a method of measuring reflected parameters from the input<br />
of ultra-high frequency (UHF) antenna using some additionally photoelectric<br />
channels. Those UHF antennae are the micro-strip antenna, mounted on positions<br />
or areas by radio measurement devices for measuring the vibrations, distortion of<br />
objects. The addition and combination of a number of photoelectric channels will<br />
improve the ability and quality of measurement.<br />
Keywords: Ultra-high-frequency (UHF) antenna, Optoelectric channel, Reflection coefficient, Emission<br />
coefficient.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 3 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 4 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện KH-CN quân sự.<br />
* Email: buingocmy_vn@mail.ru<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 117<br />