Nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng và những rủi ro
lượt xem 30
download
Điều kiện để một ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán thẻ cũng tương tự như ngân hàng phát hành, một ngân hàng muốn tham gia vào quá trình thanh toán thẻ thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu về pháp lý cũng như các yêu cầu về tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng và những rủi ro
- Nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng và những rủi ro Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Điều kiện để một ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán thẻ cũng tương tự như ngân hàng phát hành, một ngân hàng muốn tham gia vào quá trình thanh toán thẻ thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu về pháp lý cũng như các yêu cầu về tài chính. Riêng đối với Visa và Marters card thì để là ngân hàng thanh toán thì phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế đó. Và ngân hàng thanh toán phải chịu trách nhiệm hình thành và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ. Tra sát, khiếu nại và bồi hoàn Khái niệm Giải quyết các tra soát, khiếu nại của chủ thẻ là một quy trình được thực hiện theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Quy định này yêu cầu các bên tham gia thực hiện giao dịch thanh toán thẻ phải tuân theo đúng các điều khoản về nghiệp vụ của mình và đồng thời đảm bảo cung cấp chính xác và đầy đủ các chứng từ có giá trị chứng minh cho hành vi của mình. Yêu cầu xuất trình chứng từ: ngân hàng phát hành yêu cầu CNTT xuất trình các chứng từ có liên quan đến giao dịch chủ thẻ có thể thác mắc, khiếu nại.
- Đòi bồi hoàn : ngân hàng phát hành đòi tiền CNTT đối với giao dịch chủ thẻ khiếu nại. Tái xuất trình: CNTT xuất trình lại giao dịch đã bị ngân hàng phát hành đòi bồi hoàn không đúng. Hoà giải: Các thành viên có liên quan trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp qua trọng tài. Giải quyết tra sát, khiếu nại khi ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành thẻ Chủ thẻ có thể yêu cầu tra soát khiếu nại về phí và lãi, về một giao dịch bị ghi nợ nhiều lần, về số tiền giao dịch không chính xác. Sử lý tra soát. Sử lý giao dịch. Giao dịch đòi bồi hoàn và tái xuất trình. Hoà giải, giải quyết tranh chấp qua trọng tài Hoà giải : Khi ngân hàng thanh toán không chấp nhận bồi hoàn lần 2 của ngân hàng phát hành thì sẽ tiến hành thủ tục hoà giải. Nhận được yêu cầu hoà giải từ ngân hàng thanh toán, căn cứ vào các chứng từ do ngân hàng thanh toán và
- ngân hàng phát hành cung cấp thẻ tín dụng sẽ tiến hành xem xét đưa ra ý kiến chấp nhận hay từ chối hoà giải. Nếu chấp nhận sẽ thông báo cho NHPH. Nhận được thông báo tcủa thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thông báo ngay cho chủ thẻ để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu chấp nhận hoà giải thì thẻ tín dụng sẽ đòi tiền ngân hàng phát hành và ghi có ngân hàng thanh toán. Nếu không chấp nhận thì thẻ tín dụng sẽ đưa tranh chấp trọng tài. Giải quyết tranh chấp qua trọng tài: Hồ sơ giao dịch bị khiếu nại được trình hội đồng trọng tài của tổ chức thẻ quốc tế giải quyết. Phán quyết của trọng tài có giá trị trung thẩm và bên nào thua thì bên đó phải chịu án phí.
- Những rủi ro trong thanh toán bằng thẻ tín dụng Về khía cạnh rủi ro thì thẻ tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều dạng đầu tư và cho vay khác. Tính an toàn thể hiện ngay ở hình thức phát hành của nó. Hiện nay thẻ tín dụng được phát hành dưới ba hình thức đó là: Thế chấp. Tín chấp. Kết hợp cả hai. Trong lần phát hành đầu tiên chủ thẻ phải thế chấp 125% hạn mức tín dụng được cấp. Đương nhiên hình thức này thì an toàn tuyệt đối cho NH. Nhưng nếu phát hành theo cách này sẽ gây khó khăn cho lỗ lực phát triển thị trường thẻ và nó chỉ phù hợp trong giai đoạn thử nghiệm. Tín chấp được quan tâm đến như mộ nhân tố mở rộng thị trường thẻ. NH căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập hằng năm để quyết định hạn mức tín dụng. Thuy nhiên trường hợp này chứa nhiều rủi ro, nhất là khi chủ thẻ không thể thanh toán được do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ thẻ hay nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc trả nợ của chủ thẻ. Và trên thực tế thì các ngân hàng hiện nay đều kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên, đó là thẩm định KH và yêu cầu ký quỹ rồi từ đó quy định HMTD. Hoạt động của thẻ tín dụng góp phần tạo ra cho NH những đối tác lâu dài và mang tính ổn định cao vì nó là hình thức tín dụng tiêu dùng và mang tính ngắn hạn nên ít chịu biến động của chu kỳ kinh tế. Và khi hợp đồng thẻ tín
- dụng được ký kết sẽ gắn NH với khách hàng, trong quá trình kinh doanh thẻ số lượng khách hàng của NH chỉ tăng chứ không giảm (rất ít khi chủ thẻ chủ động chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ trừ khi họ bị ngân hàng rút hợp đồng).Việc tạo lập được những quan hệ tín dụng, thanh toán lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay là môt lợi thế lớn mạnh của kinh doanh thẻ. Rủi ro tín dụng: NH phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với đơn xin giả mạo (Fraudulen Applications). Thẻ do không thẩm định kỹ các thông tin khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Trường hợp này có dẫn đến rủi ro về tín dụng cho NHPH khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà không có khả năng về tài chính, không có khả năng thanh toán. Rủi ro khi sử dụng thẻ:Thẻ giả (Couterfeit Card). Thẻ do cá tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ từ nhưng thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoạc thẻ mất cắp thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho NHPH, chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số(Pin) của NHPH. Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Account takeover). Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ mới. Không kiểm tra tính xác thực của thông báo nên NHPH gửi thẻ cho người không phải là chủ thẻ theo địa chỉ đó. Tài khoản của chủ thẻ bị người khác sử dụng chỉ được phát hiện khi
- chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ liên lạc với NHPH hoặc khi NH yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê. Chủ thẻ thật không nhận được thẻ phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đường gửi từ NHPH đến chủ thẻ. Chủ thẻ không hề biết là thẻ đã được gửi cho mình trong khi đó thẻ được sử dụng. Rủi ro này NH sử dụng phải chịu. Giao dịch giả trên thẻ đã mất: thẻ bị đánh cấp, thất lạc, bị người khác sử dụng. Rủi ro khi thanh toán thẻ. Bồi hoàn giao dịch không theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Thanh toán giao dịch giả mạo: Nếu NH vẫn không thanh toán cho những giao dịch giả mạo thì NH đó phải chịu rủi ro này. Nhân viên Dịch vụ chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán cho một thẻ(Multiple irmiisnt): khi thực hiện giao dịch nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán nhưng chỉ cho chủ thẻ ký một bộ hoá đơn để hoàn thành giao dịch. Sau đó anh ta sẽ giả mạo chữ ký chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng. Tạo băng từ giả (skimming). Lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật để tạo băng từ trên thẻ giả. Rủi ro trong hệ thống: Khi hệ thống vi tính không hoạt động hoặc có lỗi trong sử lý dữ liệu.
- Một nhược điểm nữa của chủ thẻ tín dụng là nó kích thích sự tiêu dùng quá mức của KH. Nếu sử dụng tiền mặt để mua hàng,KH ý thức được số tiền mang theo là giới hạn, vì vậy sẽ chọn những mặt hàng cần thiết, phù hợp với số tiền mang theo. Nếu sử dụng thẻ để mua hàng hoá -dịch vụ, do số tiền trên thẻ có giá trị rất lớn nên khi mua hàng bạn dễ dàng lâm vào tình trạng mua bất cứ thứ gì mà mình thích dẫn đến lãng phí. Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại Thẻ đã mang lại cho NH nhiều nguồn thu khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến đó là những khoản phí thu được bao gồm : Thứ nhất: Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả. Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là không lớn, trong nhiều trường hợp phí thu là để bù chi, nhưng với nhiều thẻ NH có thể tích lại được một nguồn thu. Thứ hai: các khoản phí cho giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả đối với KH sử dụng thẻ tín dụng để ứng trước tiền của NH. Thông thường loại phí này cao hơn lãi suất cho vay dài hạn của NH. Như trong trường hợp rút tiền mặt phí có thể lên tới 4% cho NHPH và NH vẫn tính lãi khi khách hàng không trả tiền đúng hạn. Với thẻ tín dụng lãi chậm trả có thể vượt mức 2.5%. Thứ ba: phí thu từ các cơ sở chấp nhận thẻ khi họ muốn NH là người thanh toán cuối cùng mà nhờ việc thanh toán đó họ đã thu hút được nhiều hơn khách hàng, đem lại phần tăng trong doanh thu.
- Kế đến, lợi nhuận mà NH thu được là từ hoạt động làm đại lý hay chi nhánh thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ. Đây có thể nói là nguồn thu lớn nhất, như là một chiết khấu thương mại khi NH thanh toán lại tiền cho tổ chức phát hành. Phần lớn các NH ở Việt Nam đều làm chi nhánh thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và đã thu đươc một khoản phí lớn cho hoạt động này. Tập trung lại, NH có thể thu 6 loại phí khác nhau: Chiết khấu thương mại: Khoản thu phát sinh trên doanh số thanh toán của các CSCNT. Khi các CSCNT trình hoá đơn thanh toán thẻ tín dụng lên NH, NH sẽ tính chiết khấu một khoản trên doanh thu. Lệ phí thường niên: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng thẻ tín dụng. Phí rút tiền mặt: Khoản phí thu được trên mỗi giao dịch rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc các máy ATM. Khoản phí 4% này chủ thẻ trực tiếp phải trả. Các khoản thu tài trợ: Tín dụng là một dạng thức cho vay. Lãi sẽ được tính trên số dư tuần hoàn.Tại ngày đáo hạn nếu chủ thẻ thanh toán ít hơn số dư thực tế sẽ phải chịu lãi suất theo lãi suất hiện hành của NH trên phần dư nợ còn thiếu. Trường hợp chủ thẻ không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu theo quy định, còn phải chịu khoản phí chậm trả trên phần số dư thanh toán tối thiểu còn lại.
- Phí đại lý thanh toán: Với các giao dịch thẻ mà NH thanh toán hộ NHPH, Ngân hàng sẽ được hưởng một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ. Các khoản thu khác: Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời. Phí tra soát. Phí cấp lại thẻ mất cắp. Phí cập nhật thẻ mất cắp, thất lạc lên danh sách cấm lưu hành. Tất cả những khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỉ suất sinh lời lên tới 20%/năm cho NH. Vì vậy, dễ hiểu tại sao thẻ tín dụng có một sức hấp dẫn lớn như vậy với những tổ chức kinh doanh thẻ. Bên cạnh lợi ích làm tăng lợi nhuận cho NH, việc kinh doanh thẻ còn góp phần đa dạng hoá các hình thức dịch vụ mà NH cung cấp. Mà điều này có tác động không nhỏ đến uy tín của NH. Rõ ràng, khi lựa chọn một NH phục vụ mình KH sẽ chọn NH nào có khả năng cung ứng nhiều hình thức dịch vụ hơn, giao dịch tiện lợi hơn. Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một hướng đi đúng đắn cho các NH hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang
254 p | 5535 | 3556
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ nhân quỹ
11 p | 1780 | 1452
-
Giáo trình tham khảo về kế toán ngân hàng
138 p | 1303 | 810
-
Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ
11 p | 2402 | 780
-
KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
18 p | 249 | 337
-
Đề tài " Séc và kỳ phiếu trong thanh toán quốc tế "
36 p | 601 | 205
-
Những lưu ý khi nhận và thanh toán séc du lịch American Express Trarvelers cheque
5 p | 422 | 103
-
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
38 p | 753 | 90
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 11
0 p | 129 | 39
-
Chuyên đề 4: Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng - GV. Chu Mai Linh
21 p | 147 | 20
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 5 - PGS.TS. Hà Văn Hội
0 p | 131 | 13
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 5 - ThS. Nguyễn Văn Minh
12 p | 71 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 5 - ThS. Đặng Hương Giang
42 p | 68 | 9
-
CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
25 p | 178 | 9
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 22 | 7
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế: Chương 1 - ĐHQG Hà Nội
14 p | 68 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn