intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm mục tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh trong quá trình phát triển, để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh vào năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số Phạm Thị Cẩm Lài Tóm tắt Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thể để phát triển du lịch, trong những năm qua Tây Ninh đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, Tây Ninh đã xác định lại không gian phát triển du lịch, định vị sản phẩm du lịch, trong đó, xác định mục tiêu của Tỉnh là “Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Tây Ninh thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy nhiên, ngành du lịch Tây Ninh vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch Covid – 19, những thiệt hại mà ngành du lịch phải gánh chịu không chỉ nằm ở mức độ kinh tế, mà còn ở góc độ về nhân lực, nhiều lao động chuyển nghề dẫn đến việc thất thoát nhân lực đối với lĩnh vực du lịch, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số. Thực tế đó đặt ra nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có khả năng thích ứng với xu thế mới của thời đại công nghệ 4.0, nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh trong quá trình phát triển, để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh vào năm 2030. Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch Tây Ninh, nguồn nhân lực du lịch 1. Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Tây Ninh Tây Ninh là một tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam, thuộc vùng Đông Nam bộ. Địa giới hành chính tỉnh Tây Ninh Phía Bắc và phía Tây giáp với nước Campuchia có đường biên giới kéo dài 240 km, có 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam; 3 cửa khẩu quốc gia là Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ. Phía Đông giáp với tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài giáp tuyến 123 km. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An có tổng chiều dài giáp tuyến 36,5 km. Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh, 2 thị xã (Hòa Thành, Trảng Bàng) và 6 huyện (Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên). Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22. Theo tổng điều tra dân số tính từ ngày 01/4/2019 tỉnh Tây Ninh có 22 dân tộc thiểu số. Dân tộc kinh có 1.149.517 người, chiếm tỷ lệ 98,31%; các dân tộc khác có 19.759 người, chiếm tỷ lệ 1,69%. Các dân tộc luôn gắn bó đoàn kết. Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng góp phần tạo ra bản sắc văn hóa chung mang tính đặc thù của tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh có 05 tôn giáo chính (Cao đài, Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo), với hơn 285 cơ sở thờ tự. Tổng số chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh (riêng Cao đài Tây Ninh chiếm 42%). Tây Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Tây Ninh là tỉnh có tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và còn nguyên sơ, đặc biệt là tài nguyên rừng dày, bán ẩm, đa dạng sinh học, đặc trưng cho sự giao thoa chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; các cảnh quan thiên nhiên tại Khu di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng Núi Bà Đen, Vườn Quốc Gia Gò Lò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn… là tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng để thu hút khách du lịch và tổ chức các loại hình du lịch. Đặc biệt, Khu du lịch Núi 743
  2. Bà Đen là điểm đến thu hút bậc nhất của tỉnh Tây Ninh đã góp phần vào nguồn thu về du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về tài nguyên du lịch văn hóa: Tây Ninh có 95 di tích được xếp hạng, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt; 26 di tích quốc gia; 68 di tích cấp tỉnh. Tây Ninh có 08 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia: Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Lễ kỳ yên đình Gia Lộc; Nghệ thuật trình diễn múa trống Chhay-Dăm; Nghề bành tráng phơi sương Trảng Bàng; Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu; Lễ hội Quan Lớn Trà Vong tỉnh Tây Ninh; Nghệ thuật chế biến món ăn chay; nghề thủ công truyền thống làm muối ớt ở Tây Ninh. Tây Ninh còn được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, căn cứ địa cách mạng miền Nam trong các thời kỳ kháng chiến nên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt căn cứ Trung ương cục miền Nam là nơi làm việc của các cơ quan, ban, ngành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; địa đạo An Thới; căn cứ của Tỉnh ủy; Huyện ủy… Tây Ninh được nhiều du khách biết đến với Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh – một tôn giáo nội sinh của Việt Nam được khởi phát tại Tây Ninh – với quần thể kiến trúc là một công trình nghệ thuật hoành tráng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc, kiến trúc tôn giáo phương Đông với kiến trúc tôn giáo phương Tây, trong đó, mỹ thuật kiến trúc Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tây Ninh còn có Tháp cổ Bình Thạnh và Tháp Chót Mạt là hai ngôi tháp cổ trên đất Tây Ninh còn lại tương đối nguyên vẹn. Đây là một di tích kiến trúc cổ quý giá, một công trình kiến trúc mỹ thuật đánh dấu một nền văn minh của loài người cách nay trên 1.000 năm thuộc nền văn hóa hậu Óc Eo. Về các làng nghề truyền thống: Làng nghề tỉnh Tây Ninh cũng đa dạng và phong phú, có một số làng nghề lâu đời như: nghề làm bánh tráng, nghề làm muối ớt, nghề chế biến sản phẩm mây tre, nghề làm nhang, nghề mộc gia dụng, nghề làm nón lá, nghề rèn, …và một số nghề mới như: nghề làm gốm, nghề điêu khắc… Trong đó nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng có những giá trị đặc sắc, riêng có của địa phương, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc điểm làng nghề tại Tây Ninh là làm bằng thủ công từ khâu chế biến nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm nên có thể trở thành điểm tham quan của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ẩm thực địa phương Tây Ninh có nhiều đặc sản địa phương hấp dẫn du khách, như: Bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương, muối ớt tôm, muối chay, ẩm thực chay, Trà Hoàn Ngọc, Trà Tâm Lan, mãng cầu (quả na) Bà Đen, mật ong vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, các loại bánh tráng trộn, rượu vang CY làm từ nho rừng … đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc xây dựng sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch. Du khách thường có nhu cầu mua các sản phẩm của địa phương về làm quà tặng hay sử dụng. Yêu cầu các sản phẩm này phải là đặc sắc, riêng có của địa phương, khó tìm mua được ở nơi khác hay ngay tại quê nhà của du khách. Có thể khẳng định, Tây Ninh là nơi hội tựu được các yếu tố cần có cho phát triển du lịch, như: (1) Tây Ninh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gần thị trường du lịch lớn nhất nước, chi phí sinh hoạt còn thấp tương đối so với khu vực. (2) Hệ thống giao thông kết nối đồng bộ với các tỉnh/thành phố và nước bạn Campuchia tương đối thuận lợi. (3) Tây Ninh có nhiều danh lam, thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng và đang được đầu tư có trọng điểm, đẳng cấp 744
  3. quốc tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả nhất. (4) Có truyền thống ẩm thực đặc sắc, đa dạng. (5) Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh, có nhiều tín đồ và có nét sinh hoạt tôn giáo riêng có. (6) Nền văn hóa phong phú, đa dạng với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận .v.v. Đây là chính là điều kiện cần để Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch độc đáo của vùng Đông Nam Bộ và cả nước theo hướng văn minh - bền vững với các sản phẩm du lịch truyền thống lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch tìm về thiên nhiên .v.v. 2. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số 2.1. Tác động của chuyển đổi số đối với nguồn nhân lực du lịch Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân. Phát triển du lịch cũng không nằm ngoài những tác động của bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. Chuyển đổi số trong ngành du lịch được hiểu là một sự chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại hơn dựa trên nền tảng số và chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu, qua đó tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng. Hay nói cách khác, chuyển đổi số trong du lịch là thay đổi cách đi du lịch, cách làm du lịch, cách kinh doanh du lịch, cách quản lý du lịch nhờ dữ liệu và công nghệ số. Nhân lực du lịch là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch… Nhân lực gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp, đó là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông…Điều đó cho thấy, nhân lực du lịch có độ bao phủ tương đối rộng và chất lượng nhân lực du lịch không chỉ tác động và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào vào sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan. Việc chuyển đổi số đã có tác động rất lớn đến nguồn nhân lực du lịch. Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu mới cho nhân lực ngành du lịch. Theo đó, không chỉ cần nhạy bén về xu hướng sản phẩm, điểm đến, tâm lý khách du lịch mà lao động ngành du lịch còn phải trang bị kiến thức và kỹ năng công nghệ ứng dụng trong du lịch. Đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, sự ra đời của các nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật (IoT), sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế chia sẻ và các công cụ chỉ đường, tìm kiếm thông tin, biên và phiên dịch đang mang lại nhiều thách thức về công nghệ dần thay thế hướng dẫn viên, phương thức hoạt động truyền thống từng bước chuyển sang hoạt động trong môi trường số. Trong cuộc chạy đua với công nghệ, hướng dẫn viên cần được đào tạo sử dụng thành thạo các công nghệ trong du lịch để thực sự làm chủ công nghệ, dùng công nghệ để hỗ trợ công việc. 745
  4. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 01 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế; có khoảng 119 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách (chủ yếu là vận chuyển đường bộ). Cơ sở lưu trú có 648 cơ sở/8.3371 phòng, trong đó khách sạn 5 sao: 01 cơ sở; khách sạn 3 sao: 01 cơ sở; khách sạn 02 sao: 11 cơ sở; khách sạn 01 sao: 19 cơ sở. Các khách sạn từ 1 – 5 sao chủ yếu tập trung tại Thành phố Tây Ninh, ngoài ra các loại hình cơ sở lưu trú khác được phân bổ rộng rãi, tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh. Lao động ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh có 2.950 người, trong đó lao động trực tiếp là 1.050 người và lao động gián tiếp là 1.900 người. Về trình độ lao động từ trung cấp trở lên chiếm 35%, lao động chưa qua đào tạo chiếm 64,5%. Tốc độ tăng trưởng về lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2017 – 2022 là 11%, trong đó, tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp là 12,3%, lao động gián tiếp là 10,4%. Về mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động du lịch, trong Kế hoạch số 1833/KH – UBND, ngày 10/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu đến năm 2025 giải quyết được khoảng 7.400 lao động làm việc có liên quan đến ngành du lịch trong đó lao động trực tiếp khoảng 2.600 người, lao động gián tiếp của xã hội khoảng 4.800 người. Định hướng đến năm 2030 giải quyết được khoảng 21.000 lao động làm việc có liên quan đến ngành du lịch trong đó lao động trực tiếp khoảng 7.000 người, lao động gián tiếp của xã hội khoảng 14.000 người. Để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018 – 2022 với nhiều nội dung hợp tác phát triển tỉnh Tây Ninh. Trong đó có đào tạo nhân lực phục vụ ngành du lịch: đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho tỉnh, trọng tâm là chương trình thạc sĩ quản lý công; bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh Tây Ninh theo hướng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0; đào tạo nhân lực phục vụ ngành du lịch…tạo điều kiện cho các sở, ngành ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục quán triệt 02 cơ sở đào tạo trực thuộc (Trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh) thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học để đào tạo các ngành liên quan đến du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 03 cơ sở đào tạo có đăng ký đào tạo các ngành, nghề phục vụ ngành du lịch với các trình độ sơ cấp, trung cấp như: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh, Trường Trung cấp Tân Bách khoa, Công ty cổ phần đầu tư phát triển và giáo dục TPA. Hàng năm, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh phối hợp trường Trung cấp Du lịch Sài Gòn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, các lớp bảo vệ môi trường du lịch, quản lý du lịch…cho các đối tượng là cán bộ công chức ngành du lịch, nhân viên các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ. Về công tác xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ký kết hợp tác với các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ về phát triển du lịch với 5 nội dung: Công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển và liên kết sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến; phát triển nguồn nhân lực du lịch; kêu gọi đầu tư phát triền du lịch. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh đã ký kết với các Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thuộc các tỉnh, 746
  5. thành phố khu vực Đông Nam Bộ, Đà Nẵng, Hà Nội, Bạc Liêu, Lâm Đồng và các trường đại học nhăm liên kết hỗ trợ phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch lẫn nhau, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Một trong những bước đi “đột phá” của ngành du lịch Tây Ninh là việc ứng dụng công nghệ số để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, phát triển du lịch, các sản phẩm, dịch vụ du lịch Tây Ninh thông qua nền tảng công nghệ số, tiếp cận rộng rãi đến du khách và doanh nghiệp. Ứng dung “Tây Ninh Smart” giúp du khách khi đến tham quan Tây Ninh có thể dễ dàng tra cứu, thu thập dữ liệu về du lịch, nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tỉnh Tây Ninh cũng đã thực hiện chuyên trang du lịch và hướng dẫn viên du lịch ảo góp phần quảng bá du lịch Tây Ninh trên các hạ tầng mạng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh nhìn chung còn thấp và chưa đồng đều, chưa chuyên nghiệp, còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử, chưa nắm chắc quy trình, yêu cầu của công việc trong điều kiện mới, nhất là còn yếu về ngoại ngữ và các “kỹ năng mềm”, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin… Nhân sự trong công tác quản lý nhà nước về du lịch (cấp tỉnh) còn thiếu và phần lớn chưa được đào tạo đúng chuyên môn (cấp huyện), lao động trong các doanh nghiệp du lịch còn thiếu, tính chuyên nghiệp chưa cao, đa số chưa qua đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn hạn chế. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay Để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Tây Ninh trong phát triển du lịch, để ngành du lịch Tây Ninh đến năm 2030 trở thành ngành mũi nhọn, cần thực hiện các giải pháp sau: - Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Tổ chức điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm cơ sở để xác định nhu cầu, định hướng đào tạo; thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo và thu hút nhân tài của tỉnh, nhất là thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, hoặc có trình độ sau đại học đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu. Đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực đào tạo nghề giai đoạn giai đoạn 2021 – 2025; hình thành các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch ngoài công lập tại Tây Ninh có chất lượng, uy tín và thương hiệu. Triển khai thoả thuận liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ; Phối hợp Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dường nghiệp vụ nguồn nhân lực du lịch, quản lý điểm đến, hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan để mở các lớp đào tạo nhân lực phục vụ du lịch. Tập trung tuyển chọn đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành như lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch…Trước mắt, cần tuyển chọn và tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Tây Ninh nhằm xây dựng một lực lượng nòng cốt chuyên nghiệp vừa giới thiệu du lịch Tây Ninh, tham gia các chương trình xúc tiến của tỉnh, vừa là sứ giả du lịch của địa phương. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng, các kỹ năng nghề du lịch chuyên sâu, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch tại địa phương như hộ gia đình, con em của cộng đồng dân cư địa phương vừa lao động ngành nghề khác vừa có thể tham gia hướng dẫn khách du lịch tham quan 747
  6. hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng, làng nghề thủ công truyền thống. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn, tại chỗ, vừa đào tạo kỹ năng phục vụ, vừa xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong phục vụ khách du lịch. Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử của khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội địa). Tổ chức các khóa học về quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ cá thể có tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần tạo nét mới về kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống văn hóa, vật chất của người dân ở các điểm đến du lịch của tỉnh. Liên kết các trường đại học, trường dạy nghề với các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp về du lịch, nhân lực quản trị của doanh nghiệp, nhân lực điều hành các nhóm nghề, nhân lực quản lý điểm đến. Xây dựng chương trình, cập nhật nội dung đào tạo mới gắn với thực tiễn của địa phương để nâng cao kiến thức quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát về du lịch để phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung phát triển du lịch. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho cán bộ, công chức; hình thành các câu lạc bộ tiếng Anh; phát động phong trào mỗi học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức là đại sứ du lịch; mỗi chiến sĩ biên phòng là một hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ tự học tiếng Anh. Đẩy mạnh đào tạo cho cho lao động nông thôn đối với nhóm nghề phục vụ cho phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư, người dân địa phương tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của Tây Ninh. Xây dựng tài liệu thuyết minh du lịch phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương và triển khai cho hướng dẫn viên du lịch; cho nhân dân trong tỉnh để thực hiện phương châm “mỗi người dân Tây Ninh là một hướng dẫn viên du lịch địa phương”. - Thứ hai, sắp xếp, kiện toàn hệ thống quản lý du lịch Hình thành hệ thống quản lý các khu, điểm du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; Tăng cường năng lực quản lý du lịch từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, tập trung vào vai trò, trách nhiệm của địa phương trong quản lý môi trường du lịch, an toàn, an ninh trật tự, nhất là tại thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển du lịch thông minh cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng làm du lịch; Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về du lịch có đầy đủ kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và các ngoại ngữ cần thiết - Thứ ba, đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch 748
  7. Tham gia hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch; Nghiên cứu đề xuất mô hình, cơ chế điều phối, liên kết phát triển du lịch theo các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh và các khu vực động lực phát triển du lịch; Thực hiện đánh giá tác động kinh tế của du lịch thông qua phương pháp thống kê chuyên ngành (Tài khoản vệ tinh du dịch), tiếp tục thực hiện Đề án thống kê du lịch; Rà soát, tổ chức các đơn vị quản lý khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn với mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm năng lực quản lý và phát triển bền vững tài nguyên du lịch. Tăng cường trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; phát triển các mô hình hợp tác công – tư trong quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch; Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện và hiện đại của ngành du lịch, ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác dự báo, xúc tiến, quảng bá du lịch; Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, áp dụng các giải pháp và công nghệ du lịch thông minh như công nghệ kết nối vạn vật (IoT), công nghệ thực tế ảo (VR/AR); áp dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để nghiên cứu nhu cầu khách du lịch và phát triển các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách, qua đó nâng cao giá trị gia tăng của ngành. - Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch Phát huy vai trò của hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; khuyến khích thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp theo nhóm ngành dịch vụ lữ hành, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển khách du lịch…theo thị trường, theo quy mô. Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ hỗ trợ du lịch tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ du lịch dựa trên công nghệ số. Theo dõi sự phát triển của các loại hình kinh doanh du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số để kịp thời có các biện pháp quản lý phù hợp. - Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch, trong đó chú trọng vào việc thu thập thông tin và xây dựng nguồn dữ liệu; phát huy hiệu quả các ứng dụng Du lịch thông minh tỉnh Tây Ninh vào công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch. Thực hiện các ấn phẩm, phim ngắn (clip, trailer) chuyên đề theo từng thị trường quảng bá; đa dạng phong phú về phim tư liệu tại các điểm du lịch. Tăng cường truyền thông cổ động trực quan như xây dựng hệ thống pa – nô cổ động tấm lớn tại các tuyến dường cửa ngõ vào địa phận Tây Ninh và các cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch. Phát huy toàn diện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm xúc tiến du lịch, Hiệp hội du lịch trong quảng bá xúc tiến du lịch. 3. Kết luận Trong những năm qua, du lịch Tây Ninh đã có bước phát triển mới, đạt được kết quả đáng kể, đây là sự chuyển biến tích cực trong bối cảnh ngành du lịch tỉnh còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Các tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh dần được “đánh thức”. Ngành du lịch đã thực hiện tốt việc khai thác, phát triển những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch hiện có; ngành du lịch đã định vị được những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, xác định trọng điểm mời gọi đầu tư; hoạt động quảng bá, xúc tiến có nhiều đổi mới, mời gọi được một số nhà đầu tư; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà được quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một số khu, điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, các sản phẩm, dịch vụ du lịch được cải thiện về số lượng và chất lượng, lượng 749
  8. khách du lịch đến tham quan tại các khu, điểm du lịch ngày càng nhiều, tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hóa, lương thực, thực phẩm, đặc sản và hàng thủ công mỹ nghệ sẵn có trên địa bàn. Du lịch đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong tỉnh; nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và phát huy truyền thống cách mạng. Việc thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được người dân đồng tình, tích cực hưởng ứng như: sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, hình thành các mô hình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay), mô hình du lịch nông trại kết hợp nghĩ dưỡng (Farmstay), tích cực phối hợp với các ngành chức năng trong việc đưa sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch. Sự phát triển của du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh chuyển dịch theo hướng tích cực, giúp tăng thu ngân sách, giải quyết được việc làm cho người lao động, từ đó góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, phát triển đô thị… Tuy nhiên, du lịch Tây Ninh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hiện nay, nhất là chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Để có thể khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính đột phá, nhất là phải phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1671/QĐ-TTg, ngày 30/11/2018: Phê duyệt "Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025". 2. Tỉnh ủy Tây Ninh (2021), Nghị quyết số 02 – NQ/TU, ngày 26/01/2021 về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 3. Tỉnh ủy Tây Ninh (2022), Đề án số 07 – ĐA/TU, ngày 16/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh về ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính trong hoạt động của Đảng bộ giai đoạn 2021 – 2025. 4. Tỉnh ủy Tây Ninh (2023), Kế hoạch số 146 – KH/TU, ngày 30/3/2023 về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh năm 2023. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2006), Địa chí Tây Ninh 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2020), Kế hoạch số 719/KH – UBND, ngày 10/4/2020 về thực hiện Quyết định số 1685/ QĐ – TTg ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2021), Quyết định số 01/QĐ – UBND ngày 04/01/2021 về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 05 năm 2021 – 2025. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2022), Kế hoạch số 1833/KH – UBND, ngày 10/6/2022 về phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2022), Báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08 – NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 68 – Ctr/TU ngày 14/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. 10. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2023), Quyết định số 404/QĐ – UBND, ngày 7/3/2023 về ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Tây Ninh năm 2023. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Phạm Thị Cẩm Lài Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Chính trị Tây Ninh Chức vụ: Phó trưởng Khoa Địa thoại: 0906740631 Email: camlai.tct@gmail.com Địa chỉ: Số 02, Quốc lộ 22B, Khu phố Hiệp Hòa, Phường Hiệp Tân, Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. 750
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2