intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

487
lượt xem
235
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ "nghe" được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán

  1. Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ "nghe" được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể - đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân. Sự quan sát này sẽ giúp bạn nhận biết được thái độ của đối phương, chẳng hạn nội dung nào quan trọng và nội dung nào ít quan trọng hơn với họ. Biết vị trí Quan sát dễ dàng nhất là chỗ riêng của từng người. Tất nhiên, những người uy quyền nhất thường được dành cho những vị trí quan trọng nhất ở trong phòng. Ghế có uy lực nhất thường là ở đầu bàn. Tạo ra mối liên hệ đầu tiên Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn. Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt. Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương. Nắm chặt chứ không siết chặt tay. Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ. Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái. Ở châu Mỹ, phụ nữ chào nhau có thể chạm cả hai tay cùng một lúc thay cho một cái bắt tay. Bắt tay không phải ở nơi nào cũng giống nơi nào. Người Đức bắt tay chỉ lắc lên xuống một lần. Người Pháp thường bắt một tay trong khi đặt tay kia lên vai người đối diện. Người Nhật có thể bắt tay trước khi cúi đầu chào. Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện đối tác lĩnh hội (sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý kiến) như thế nào. Bảng sau đây sẽ thể hiện các dấu hiệu tích cực và tiêu cực cùng với việc lĩnh hội và không lĩnh hội:
  2. Lĩnh hội (dấu hiệu tích Không lĩnh hội (dấu hiệu Kênh     cực) tiêu cực) * Hai cánh tay trải rộng, Cánh * Bàn tay nắm lại, khoanh tay bàn tay mở đặt trên bàn, tay và trước ngực, lấy tay che miệng thư giãn, hoặc cánh tay để   bàn hoặc chống tay và đặt bàn tay trên ghế, bàn tay chạm tay sau gáy mặt. * Ngồi: hai chân để ngang * Đứng: Để chân chéo so với Cẳng với nhau hoặc chân nọ đặt hướng người nói. chân trước chân kia (như khi bắt và đầu một đường chạy).   bàn * Dù đứng hay ngồi: cẳng chân * Đứng: Người nghiêng về chân và bàn chân hướng ra phía cửa ra. phía người nói * Ngồi ở rìa ghế, cơ thể hướng về phía người nói, * Dựa lưng vào ghế, đóng Thân   không cài khuy áo khoác khuy áo khoác ngoài ngoài Những người thể hiện là đang lĩnh hội trông sẽ thư giãn, với bàn tay mở, để lộ lòng bàn tay thể hiện sự sẵn sàng thảo luận. Họ nghiêng về phía trước dù họ đang đứng hay ngồi. Những nhà đàm phán lĩnh hội sẽ không cài khuy áo khoác ngoài. Đối lập lại, những người không sẵn sàng lắng nghe có thể dựa vào ghế hoặc khoanh tay trước ngực. Quan sát sự thay đổi của đối phương Quan sát đối phương đứng hoặc ngồi như thế nào là bước đầu tiên để đọc ngôn ngữ cơ thể - nhưng mọi người không phải đều "bất động" như thế này. Vị trí và cử chỉ của họ sẽ thay đổi cùng với thái độ và cảm xúc. Hãy chú ý đến sự thay đổi. Khi ai đó chấp nhận ý kiến của bạn, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu: - Ngẩng đầu - Hơi nheo mắt - Tháo kính mắt - Bóp nhẹ hai sống mũi - Nghiêng về phía trước, chân không vắt chéo, ngồi ở mép ghế. - Biểu hiện bằng mắt - Đặt bàn tay lên ngực - Chống tay vào má hoặc cằm Những dấu hiệu thể hiện sự chống đối - Đưa tay ra sau cổ - Cựa quậy, nhúc nhích không yên - Không có biểu hiện gì bằng mắt - Đặt tay sau lưng - Đặt một bàn tay che miệng - Nắm tay hoặc cổ tay - Khoanh tay trước ngực - Liếc mắt nhanh
  3. - Nắm bàn tay lại Phát hiện sự nhàm chán: Nhìn ra ngoài cửa sổ, một tay chống vào đầu, bẻ ngón tay... là các dấu hiệu chứng tỏ người nghe không còn chú ý nữa. Bạn sẽ làm gì nếu bạn để ý thấy đối phương thể hiện dấu hiệu của sự chán nản? Đừng bắt đầu nói to hơn và nhanh hơn. Thay vì đó hãy nói "Chờ một chút, tôi cảm thấy tôi không khiến mọi người chú ý lắm. Có chuyện gì vậy?" Và hãy lắng nghe. Bạn có thể phát hiện ra điều gì thực sự giữ người này hoặc nhóm người này chấp chận ý kiến của mình. Cảnh báo: Thiếu tự tin có thể dẫn tới căng thẳng. Nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện rằng bạn đang căng thẳng, đối phương của bạn có thể cho rằng bạn không đủ đảm bảo để duy trì vị trí đàm phán. Đừng tin vào mọi điều bạn nhìn thấy. Dù bạn biết rõ về ngôn ngữ cơ thể đến đâu, cũng đừng mang chúng áp dụng cho từng người cụ thể, nhất là người mà bạn không biết rõ. Mỗi người có ngôn ngữ cơ thể riêng. Dù sự im lặng thường chỉ ra rằng ai đó đang bình tĩnh, nhưng cũng có thể khi đó họ đang giận dữ. Ngồi thẳng đứng có thể thể hiện sự cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng có thể vì người đó...đang bị đau lưng. Do đó, hãy tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và liên hệ những quan sát của mình với lời nói của người đàm phán để biết được ý nghĩa thực sự đúng đắn. Nguyệt Ánh Theo Allbusiness
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2