intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Điều Không Nên Nói Với Sếp

Chia sẻ: Coeus Coeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môi trường công sở hiện nay ngày càng cởi mở và thoải mái hơn trước, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới cũng gần gũi, thân thiết hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân viên có thể tự do chia sẻ bất cứ điều gì mình nghĩ với cấp trên. Dưới đây là một số điều không nên nói với sếp dù môi trường công sở của bạn cởi mở hay sếp là người dễ tính ra sao: .Nhân viên đừng nên tự do chia sẻ bất cứ điều gì mình nghĩ với cấp trên. Ảnh:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Điều Không Nên Nói Với Sếp

  1. Những Điều Không Nên Nói Với Sếp Môi trường công sở hiện nay ngày càng cởi mở và thoải mái hơn trước, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới cũng gần gũi, thân thiết hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân viên có thể tự do chia sẻ bất cứ điều gì mình nghĩ với cấp trên. Dưới đây là một số điều không nên nói với sếp dù môi trường công sở của bạn cởi mở hay sếp là người dễ tính ra sao:
  2. Nhân viên đừng nên tự do chia sẻ bất cứ điều gì mình nghĩ với cấp trên. Ảnh: internet Bạn muốn trở thành người quản lý Tất nhiên, trong sự nghiệp dài phía trước, không ai muốn dừng lại ở vị trí hiện tại hay thấp hơn. Thăng tiến là nguồn cảm hứng tự nhiên cho những nhân viên muốn thành công. Tuy nhiên, bạn không nên trực tiếp nói cho sếp biết mình khát khao đảm nhận vị trí lãnh đạo công ty trong tương lai ra sao. Lý do cho vấn đề này rất rõ ràng. Sếp sẽ hiểu mong muốn đó là bạn có ý định “cướp” vị trí của anh/cô ấy trong những năm tới. Dù có thể chỉ là lời nói đùa nhưng vì “lời đe dọa” đó mà sếp chắc chắn sẽ dè chừng bạn và mối quan hệ giữa 2 người cũng bị ảnh hưởng. Bạn là người chơi hết mình Nhiều nhân viên muốn đồng nghiệp coi mình là người cởi mở và có cuộc sống ngoài công việc tuyệt vời. Thế nhưng, khoe khoang về việc tiệc tùng, “nhậu nhẹt” hăng say vào cuối tuần hay tối hôm trước sẽ chỉ khiến bạn bị coi là người thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc. Dù vẫn biết chơi ra chơi, làm ra làm nhưng mọi người sẽ định kiến rằng hoạt động ngoài công sở sẽ ít nhiều phản ánh tính cách, con người bạn, rằng bạn cũng chỉ coi công việc như một cuộc vui. Nếu sếp là người khơi mào trước về việc tiệc tùng của anh/cô ấy thì sao? Kể cả trong tình huống đó, bạn cũng nên tránh kể cho sếp nghe về những cuộc ăn chơi của mình. Bạn không thể lường trước được những gì có thể xảy ra tại công ty trong tương lai, vì thế duy trì sự chuyên nghiệp và danh tiếng luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
  3. Có những điều bạn không nên nói với sếp nếu muốn thăng tiến trong công việc. Ảnh: internet Sếp cũ của bạn là người giỏi hơn Với bạn, sếp cũ là người sếp tốt nhất bạn từng có. Nhưng dù người đó là ai, tài giỏi ra sao, bạn cũng không nên chia sẻ với sếp hiện tại. Làm như vậy sẽ tổn thương lòng tự trọng của sếp. Thậm chí chỉ cần bạn đùa cợt rằng sếp cũ đẹp trai/ xinh đẹp hơn cũng sẽ ngay lập tức phá hỏng mối quan hệ giữa bạn với sếp và có thể dẫn tới hậu quả xấu trong tương lai. Bạn không thích một đồng nghiệp Kể cả sếp là người hòa đồng, dễ tính, thậm chí dễ dãi đến đâu, anh/cô ấy vẫn là cấp trên của bạn và có một ranh giới nhất định cho mối quan hệ này. Hơn nữa, sếp không chỉ quản lý và trợ giúp bạn mà cả những đồng nghiệp khác nữa. Vì thế, bạn không nên phức tạp hóa các mối quan hệ công sở bằng cách phàn nàn, kể xấu đồng nghiệp với sếp.
  4. Bạn nhận được lời đề nghị công việc ở một công ty khác Có thể bạn muốn chia sẻ điều này nhằm thúc sếp tăng lương để giữ lại một nhân tài như bạn hoặc có thể vì bạn thật thà, tâm sự với sếp mọi việc xảy ra với mình hằng ngày. Nhưng cho dù trong tình huống nào, hãy cố gắng giữ lại điều này cho bản thân. Sếp sẽ nghi ngờ lòng trung thành của bạn, cho rằng bạn sắp nghỉ việc và không quan tâm tới bạn nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2