intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Nam Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

137
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu thêm nhân tố truyền thông đại chúng, đây là nhân tố chưa được chú ý đến trong những nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên thế giới,... Mời các bạn cùng tham khảo Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn<br /> của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội<br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Marketing) Mã số: 62340102<br /> Nghiên cứu sinh: Lê Thùy Hương Mã NCS: NCS32.63MA<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến<br /> Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br /> (1) Luận án nghiên cứu thêm nhân tố truyền thông đại chúng, đây là nhân tố chưa<br /> được chú ý đến trong những nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt<br /> Nam và trên thế giới.<br /> (2) Xây dựng được mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm<br /> an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới môi trường,<br /> chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm,<br /> tham khảo- giá trị bản thân, tham khảo- tuân thủ, tham khảo- thông tin và truyền thông đại<br /> chúng.<br /> (3) Kiểm định được mô hình nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố là sự quan<br /> tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản<br /> phẩm, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.<br /> (4) Hoàn thiện các thang đo chuẩn mực chủ quan, thang đo nhận thức về giá bán sản<br /> phẩm, thang đo tham khảo- giá trị bản thân cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt<br /> Nam.<br /> Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br /> (1) Doanh nghiệp cần thực hiện những chương trình tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao<br /> sức khỏe cho người tiêu dùng nhằm nâng cao sự quan tâm đến sức khỏe và hiểu biết của<br /> người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe có liên quan đến thực phẩm.<br /> (2) Doanh nghiệp cần đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn an toàn<br /> theo quy định của nhà nước và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.<br /> (3) Doanh nghiệp và nhà nước cần phối hợp để hình thành trong xã hội xu hướng<br /> chung về tiêu dùng thực phẩm an toàn thông qua hoạt động truyền thông. Từ đó hướng dẫn về<br /> tiêu dùng thực phẩm đúng cách và an toàn.<br /> (4) Doanh nghiệp cần chú trọng đến tính chân thực của nội dung truyền thông để xây<br /> dựng được niềm tin trong người tiêu dùng và làm tăng ý định mua của họ.<br /> Hướng nghiên cứu tiếp theo<br /> Đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình để nghiên cứu sự tác động của chúng tới ý<br /> định mua thực phẩm an toàn và mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi địa lý rộng hơn.<br /> Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br /> <br /> <br /> PGS.TS. Trương Đình Chiến Lê Thùy Hương<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2