Những kiến thức quan trọng về tác phẩm Người trong bao của Sê - Khốp
lượt xem 2
download
TaiLieu.VN gửi đến bạn đọc tài liệu "Những kiến thức quan trọng về tác phẩm Người trong bao của Sê - Khốp"được chia thành ba phần cụ thể để giúp cho các bạn nắm được kiến thức quan trọng của tác phẩm này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những kiến thức quan trọng về tác phẩm Người trong bao của Sê - Khốp
VĂN MẪU LỚP 11 NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG VỀ TÁC PHẨM NGƯỜI TRONG BAO CỦA SÊ KHỐP Câu chuyện kể về một giáo viên dạy tiếng Hylạp. Đặc điểm đặc biệt là cuộc sống anh ta là cái gì cũng ở trong bao, từ ăn ngủ, đồ dùng, đi chơi, đến ý nghĩ cũng giấu trong bao. Lúc nào anh ta cũng sống trong lo âu sợ hãi, thấy cái gì cũng mờ ám và chỉ sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”. Bằng vẻ mặt lo lắng, ủ rũ…anh ta đã gây sức ép với đồng nghiệp và mọi người khiến ai cũng sợ hắn. Mọi người gán ghép anh ta với Varenka chị gái của một giáo viên dạy lịch sử mới chuyển về trường. Mọi việc chưa đi đến đâu vì Bêlicốp không dám ngõ lời cầu hôn. Một lần cả trường nhận được bức tranh châm biếm Bêlicốp và cô Varenka khiến anh ta xấu hổ, day dứt. Rồi anh ta bắt gặp chị em Varenka đi xe đạp ngoài đường nên anh ta quyết định đến đến nhà Varenka để góp ý. Khi đến, anh ta chỉ gặp người em. Giữa hai người xảy ra tranh cãi, gây lộn. Bêlicốp trượt chân ngã, Varenka đi về thấy thế phá lên cười. Về nhà anh ta ốm một tháng rồi chết. Vẻ mặt hắn trong quan tài rất hiền lành tươi tỉnh vì dường như hắn đã được chui vào cái bao thực sự. Mọi người mừng thầm vì từ nay không còn Bêlicốp giám sát nữa. Nhưng chưa đầy một tuần sau cuộc sống trở lại như cũ vì có rất nhiều người có lối sống ở trong bao. Nhân vật chính của truyện là Bêlicốp vì cả câu truyện đều xoay quanh lối sống của anh ta. 1. Hình tượng nhân vật Bêlicốp-Người trong bao – Nhân vật này cái gì cũng trong bao, từ vật dụng cho đến ý nghĩ đều ở trong bao. Hắn luôn sống trong lo âu sợ sệt, luôn giám sát mọi người, khiến ai cũng sợ hắn -> Hắn ở trong cả bao hữu hình lẫn bao vô hình. a. Bêlicốp và những cái bao hữu hình. – Bêlicốp hiện lên qua lời kể của Burkin-bạn đồng nghiệp của Bêlicốp. Trong đó nhân vật cố thu mình vào trong bao. – Thể hiện: + Ngày đẹp trời vẫn đi giày cao su, mặc áo ấm, cầm ô, giấu mặt vào cổ áo bẻ đứng lên. + Ô, đồng hồ, dao gọt bút chì,..cũng đề ở trong bao. + Đeo kính dâm, lỗ tai nhét bông. + Đi xe ngựa bao giờ cũng kéo mui lên. + ở nhà, giường chật như một cái hộp, móc màn, kéo chăn chùm kín, trong phòng nóng bức ngột ngạt. => Bêlicốp lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt được thu mình vào một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao ngăn cách có thể bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài. – Để bào chữa hắn luôn ca ngợi quá khứ, ca ngợi những điều không có thực -> Con người Bêlicốp không thể chung sống chan hoà với thực tại. Vì thế, hắn chui vào trong bao để cách ly với cuộc sống thực tại. Lối sống ẩn dật, cô độc của Belicop ( ảnh minh họa) b. Bêlicốp và cái bao tinh thần. – Bao tinh thần là cái bao trong suy nghĩ. – Biểu hiện: + Đến nhà đồng nghiệp, ngồi im không nói gì suốt mấy tiếng đồng hồ rồi ra về. Hắn gọi đó là cách duy trì mối quan hệ. + Bêlicốp cảm thấy cái gì cũng mờ ám, khó nói, đáng ngờ trong điều này, điều nọ. Chỉ có chỉ thị, thông tư… mới là điều rõ ràng. + Luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”. + Không nuôi đầy tớ gái vì sợ dị nghị. + Có những quan niệm, phê phán khắc nghiệt trước hành động của người khác. Bắt họ phải sống thế này, thế kia chứ không được sống theo kiểu mình thích. => Cách sống, cách nghĩ của Bêlicốp làm cho anh ta luôn lo âu, sợ sệt, làm cho anh ta không được tự do, thoải mái sống theo nhu cầu nhân sinh, giam hãm ước mơ (Sống mòn). c. Ảnh hưởng của Bêlicốp. – Giáo viên sợ hắn, hiệu trưởng cũng sợ hắn. – Các bà các cố không dám diễn kịch tại nhà. Giới tu hành không dám đánh bài và ăn thịt khi có mặt hắn. – Cả thành phố đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ giúp đỡ người nghèo…Hắn khống chế cả trường học và thành phố trong suốt 10-15 năm. => Lối sống của Bêlicốp làm cho con người sống nhàm chán, vô vị. Họ luôn sống trong kìm nén, lo âu, sợ sệt, khiến cuộc sống không có ý nghĩa. d. Cái chết của Bêlicốp. – Sau khi cãi lộn với Kôvalenkô hắn ra về và trượt cầu thang ngã. Varenka đi về thấy thế phá lên cười và tiếng cười của Varenka đã kết thúc những gì còn lại trong Bêlicốp. – Không đơn giản như vậy mà đó là sự xung dột của hai lối sống trái ngược nhau, sự xung đột của lối sống trong bao khi tiếp cận thực tại. – Nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trong hiền lành, dễ chịu, thậm chí có vẻ tươi tỉnh nữa…-> Hắn mừng vì cuối cùng hắn được chui vào trong một cái bao và không bao giờ phải thoát ra nữa. => Cái chết do cuộc sống cố độc, không gia đình, không bạn bè. – Mọi người vui mừng vì từ nay được sống tự do, thoải mái vì không bị Bêlicốp soi mói nữa. Nhưng chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại trở về như cũ. Mọi người hiểu ra rằng chính trong mỗi người đều có một cái bao và tương lai sẽ còn nhiều cái bao như vậy. Giáo viên liên hệ tới “Sống mòn” của Nam Cao, “Toả nhị kiều” của Xuân Diệu. 2. Hình tượng cái bao. Cái bao hình tượng theo suốt nhân vật Bêlicốp làm nổi bật cái độc đáo của nhân vật này. – Cái bao (nghĩa đen): Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật hàng hoá…hình túi hoặc hộp. – Nghĩa chuyển: lối sống và tính cách của Bêlicốp. – Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao lối sống trong bao của xã hội Nga lúc bấy giờ. Cả xã hội Nga là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây búa, ngăn chặn tự do của con người. => Chủ đề tư tưởng – Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao. – Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị mãi như vậy được. 3. Đặc sắc nghệ thuật. – Ngòi bút trào phúng, châm biếm nhẹ nhàng, với nụ cười hài hước, hóm hỉnh. – Sử dụng các chi tiết nghệ thuật, các tình huống có vấn đề. – Sử dụng lối trần thuật gián tiếp. – Truyện ngắn SêKhốp vừa có cái lạnh lùng của ngòi bút hiện thực, lại vừa đậm nét trữ tình của ngòi bút lãng mạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
21 p | 983 | 184
-
Bài giảng Cực trị hàm nhiều biến
29 p | 689 | 124
-
Sáng kiến kinh nghiệm " MỘT SỐ KIẾN THỨC HÌNH HỌC VECTƠ BỔ TRỢ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ "
8 p | 263 | 104
-
Bài giảng Sinh học 12 bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
41 p | 232 | 54
-
Kiến thức cần nhớ về tam giác: Hình học lớp 7
11 p | 421 | 44
-
Kiến thức lớp 10 Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão danh tướng nông dân
16 p | 76 | 20
-
Giáo hóa học lớp 12 cơ bản - Tiết: 10 THỰC HÀNH
6 p | 167 | 10
-
Kiến thức cơ bản về Số phức
7 p | 125 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng kiến thức hình học vectơ bổ trợ trong dạy học Vật Lí
9 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Ôn thi đại học môn Hóa - Chuyên đề 13: Lý thuyết sắt và một số kim loại quan trọng
8 p | 102 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án nhằm phát triển năng lực hóa học cho học sinh miền núi THPT Con Cuông
58 p | 7 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình
11 p | 65 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn chủ đề: bón phân hợp lý góp phần tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sống
72 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi
16 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông
27 p | 40 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao giáo dục ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc dạy – học sinh học vi sinh vật cấp THPT
50 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn