Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
lượt xem 4
download
Bên ngoài, giới văn học trong năm 2006 không có sóng gió dữ dội nhưng trên thực tế, sóng ngầm vẫn trào dâng. Những nhân tố dựa trên địa vị văn hoá, thước đo giá trị, quan hệ lợi ích, rồi tuổi tác, giới tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
- Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
- Bên ngoài, giới văn học trong năm 2006 không có sóng gió dữ dội nhưng trên thực tế, sóng ngầm vẫn trào dâng. Những nhân tố dựa trên địa vị văn hoá, thước đo giá trị, quan hệ lợi ích, rồi tuổi tác, giới tính... giữa những quần thể văn học khác nhau đã nảy sinh rạn nứt - rạn nứt của văn đàn đang nảy sinh. Vấn đề và vấn đề, lập trường và quan điểm luôn có va chạm, những sự kiện là điểm nóng không ngớt nảy sinh. 1. Tranh luận về giới của văn nghệ học Đây là vấn đề gây tranh luận không ngừng trong giới lí luận phê bình văn học mấy năm gần đây. Đầu năm 2006, có cuộc bút đàm lấy đầu đề là Vấn đề giá trị hạt nhân của nghiên cứu văn nghệ học của nhóm Tiền Trung Văn, Đồng Khánh Bính, Hứa Minh đăng trên tạp chí Khoa học xã hội của Thượng Hải. Ba ông đã kết hợp những thay đổi về quan niệm của bản thân và lịch sử phát triển môn văn nghệ học trong hơn 20 năm mà mình đích thân chứng kiến để tổng kết nguy cơ của việc nghiên cứu văn nghệ học đương đại cùng những tiêu điểm lí luận đột xuất, một lần nữa đi sâu trình bày những tư tưởng cơ bản của “lý tính mới” của thuyết “hình thái ý thức thẩm mĩ”, “của quan niệm về giá trị hạt nhân”, trong bài, ý nghĩa của đạo thống(1) văn nghệ học được bảo vệ lớn hơn sáng tạo mới về lí luận. Sau đó, bài Mấy điểm suy nghĩ về phản đối và xây dựng môn văn nghệ học trước mắt của Chu Lập Nguyên là nhằm trả lời khá toàn diện về một loạt bài, trong đó có bài Suy ngẫm lại thẩm mỹ hoá cuộc sống thường nhật với môn văn nghệ học của Đào Đông Phong. Bài viết thừa nhận
- những sáng tạo mới về lí luận của nghiên cứu văn hoá về mặt quan điểm và phương pháp luận, cho rằng vấn đề tồn tại của văn nghệ học đương đại gồm: một là giữa văn nghệ học với lý luận phê bình văn học cùng thực tiễn của nó tồn tại sự tách rời nào đó; hai là văn nghệ học ít quan tâm nghiên cứu văn học thông tục là bộ phận quan trọng cấu thành văn hoá đại chúng đương đại của nước ta; nhưng mặt khác, bài ông Chu cũng tỏ ý rõ ràng không thừa nhận ý kiến “nguy cơ của văn nghệ học đương đại là nguy cơ toàn diện”, càng không thừa nhận đơn thuốc mà những người đề xuất thuyết “thẩm mỹ hoá cuộc sống bình thường” đưa ra: thúc đẩy nghiên cứu văn nghệ học chuyển hướng sang “nghiên cứu văn hoá”. Chu Lập Nguyên cho rằng, ở phương Tây, đối tượng của “nghiên cứu văn hoá” là mơ hồ, hầu như bao gồm tất cả, do không có lĩnh vực và giới hạn bộ môn rõ ràng, nên ưu thế đang dần dần chuyển thành liệt thế, văn nghệ học đi theo hướng nghiên cứu văn hoá, rất dễ “thủ tiêu tính độc lập của tự thân văn nghệ học, về căn bản hạ nó xuống thành bộ phận phụ thuộc của lý luận nghiên cứu văn hoá”. Lời kết của bài viết đưa ra câu hỏi đầy lo lắng: “Lẽ nào chúng ta cũng muốn dẫm theo vết xe đổ của học phái Birmingham, để nghiên cứu văn nghệ học ngày càng xa với văn học, cuối cùng đánh mất tính khoa học của mình và mất hút trên miền đất mênh mang vô biên của “văn hoá” hay sao?”. 2. Tranh luận về tiêu chuẩn của truyện dài (tiểu thuyết trường thiên) Năm 2005 là năm truyện dài lên tới đỉnh cao, trước sau có các truyện dài Tần xoang của Giả Bình Ao, Huynh đệ của Dư Hoa, Tôi và em của Hàn Đông, Bình nguyên của Tất Phi Vũ, Hối hận của Đông Tây, v.v... được độc giả và nhà phê bình để mắt tới. Các sách lược truyện truyền thống cũng có tác dụng khuấy động, do đó cũng nảy sinh sự quan tâm tới những vấn
- đề như hướng giá trị đối với truyện dài, quan hệ giữa độ sâu, độ rộng của tinh thần và số lượng trang sáng tác v.v... Trong đó, ý kiến tập trung thể hiện ở cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa dung lượng với độ sâu của truyện dài. Trong Đương đại tác gia bình luận số 1 năm 2006 đăng bài Bảo vệ sự tôn nghiêm của truyện dài của Mạc Ngôn. Đây cũng là chuyên mục tiếp nối mở ra của tạp chí ấy. Mạc Ngôn cho rằng: “Truyện dài thì phải dài, không dài sao gọi là truyện dài? Muốn viết truyện dài cho dài rõ ràng là không dễ. Điều mà chúng ta thường nghe thấy là lời kêu gọi hãy viết truyện dài cho ngắn lại. Trái lại ở đây tôi kêu gọi truyện dài là phải viết cho dài! Tất nhiên, truyện dài viết cho dài, không chỉ là chồng chất sự kiện và số chữ, mà phải có khí lượng lớn trong lòng, phải là sự đại kiến tạo về nghệ thuật”. Mạc Ngôn vì thế coi độ dài của truyện dài là sự tôn nghiêm của tiểu thuyết, ông nói: “Truyện dài không thể vì muốn thích hợp với thời đại ưa khuấy động tình cảm này mà hy sinh sự tôn nghiêm đáng có của mình. Truyện dài cũng không thể vì muốn thích ứng với một số độc giả nào đó mà rút ngắn độ dài của mình, giảm bớt mật độ và hạ thấp độ khó của mình”. Uông Chính cho rằng, sự khác biệt giữa ngắn, dài và vừa của tiểu thuyết có rất nhiều căn cứ kinh điển, hình thành nên những định luật thẩm mĩ tương ứng. Nhà văn nên có ý thức về văn học sử, nên có ý thức kính sợ kinh điển, còn “truyện dài nhỏ” (tiểu trường thiên) chẳng qua là kéo dài truyện vừa mà thành. Truyện vừa vốn là một dạng văn thể thiếu rõ ràng mới dấy lên, chưa thuần thục. Để thích ứng với nhu cầu của báo chí hiện nay, lại thêm ảnh hưởng của sáng tác điện ảnh hoá, truyền hình hoá nên mới có “tiểu trường thiên” mà hiện đang tràn lan đến thành tai hoạ, khiến cho rất nhiều người vốn không thể sáng tác được truyện dài cũng được thể trà trộn, làm hỏng hình ảnh của truyện dài truyền thống, khiến nhiều
- đặc tính thẩm mỹ và chức năng thẩm mỹ của truyện dài truyền thống khó có thể tiếp tục. Phức tạp biến thành đơn giản, phong phú trở thành nghèo nàn; sâu sắc trở thành nông cạn. Rất nhiều kĩ xảo cùng sự biểu đạt mĩ học dựa vào đó cũng trở thành điều không thể. Ví như miêu tả, miêu tả hiện nay cơ hồ khó mà có đất cắm dùi, độ dài của “tiểu trường thiên” bị hạn chế quá lớn, đâu còn có đủ thời gian mà miêu tả, chỉ có thể trần thuật, trần thuật và trần thuật, cứ thế mà chạy như điên. Trên thực tế đó là việc văn học trong thời đại đồ hoạ này đã tự động vứt bỏ ưu thế chữ viết của mình. Hồng Trị Cương cho rằng, tuyệt đại đa số tiểu trường thiên không thành công, vì chúng chỉ là một dạng sản phẩm tiêu dùng chạy theo mốt. Sự hưng thịnh của tiểu trường thiên chỉ là nhằm thích hợp với tâm lý tiêu dùng ăn nhanh của văn hoá đương đại, chỉ thích ứng với những mối quan hệ nhân vật và kết cấu cốt truyện đơn giản, không phải là mục tiêu của sáng tác truyện dài thực sự. Nói theo lý lẽ thường tình, điều mà một bộ truyện dài cần phải biểu đạt nên là cuộc sống có tính phức tạp nhất định. Việc giản ước hoá quá độ chỉ có thể do suy nghĩ thẩm mỹ của nhà văn không thâm hậu, không đủ năng lực điều khiển văn bản, do đó mới lợi dụng thời cơ và thủ đoạn khôn khéo rồi mua đường mà đi; hoặc vốn dĩ là sự dàn dựng của một truyện ngắn hoặc của một truyện vừa mà nhà văn về phía chủ quan cố ý pha thêm nước cho thành mà thôi. Lý Kính Trạch cho rằng, truyện dài trước tiên phải trải qua độ dài tự nhiên của sự thể nghiệm và kinh nghiệm. Những truyện dài của lứa sau 8X hầu như đều là tiểu trường thiên, vì độ dài tự nhiên về kinh nghiệm của họ chỉ có vậy. Ông cho rằng, sự hưng thịnh của tiểu trường thiên cho thấy chúng ta đang giản hoá kinh nghiệm của chúng ta, cho thấy không cách gì để những kinh nghiệm này có thể đi sâu và phát triển. Ông nghi ngờ tiểu trường thiên là một kế thích nghi tạm thời về mặt nghệ thuật. Ông nói,
- mấu chốt của vấn đề là chúng ta có thể duy trì việc nắm vững cái “nặng” hay không. Từ khi Kundera(2) đưa ra cái “nhẹ” không thể chịu đựng nổi rồi Italo Calvino(3) đưa ra cái “cái nhẹ nhàn dật”, thì triết học và mỹ học của cái “nhẹ” được dùng rộng rãi ở Trung Quốc, trở thành trang bị hạt nhân cho tầng lớp tiểu tư sản và thế giới quan thời thượng đang lưu hành. Vì vậy truyện dài không quan trọng ở chỗ viết dài bao nhiêu thì thích hợp mà ở chỗ phải chăng chúng ta cần duy trì sự thể hội và biểu hiện đối với cái nặng, cái rộng, cái hỗn tạp và phong phú, cái sâu sắc với khó khăn. Trong số các bài trả lời đăng trên Thượng Hải văn học, nhóm Cát Hồng Binh nêu ý kiến là nên suy ngẫm lại cơ chế đánh giá truyện dài. Chẳng nên câu nệ tuân theo khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX để rồi áp đặt cho sáng tác truyện dài hiện nay. Làm như thế sẽ dẫn đến cách nhìn cứng nhắc về sự hình thành truyện dài của chúng ta. Truyện dài thế kỉ XIX đã đạt đến đỉnh cao, các tác phẩm khi ấy được sáng tác dưới quan niệm của nhận thức luận và của bản chất luận. Từ thế kỉ XX tới nay, nhận thức luận đã có rất nhiều thay đổi. Quan niệm của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại va đập với khái niệm văn học cũ, nhưng chúng ta đã thấy hệ thống đánh giá và ý niệm đánh giá truyện dài trong nước đều không có sự chuyển biến tương ứng. Văn bản truyện dài nên là cởi mở và ở trong sự biến động. Lối sáng tác lấy lịch sử trải rộng làm bối cảnh, lối sáng tác theo kiểu một cuộn tranh xã hội có tiêu chuẩn cố định là toàn cảnh và có tính hệ thống thì ngày nay xem chừng là một nhiệm vụ không thể hoàn thành. Một tác phẩm lấy danh nghĩa dễ nghe là tái hiện bản chất xã hội và số phận của nhân vật thì những thông tin bị che khuất có thể còn vượt rất xa những thông tin biểu đạt ra. 3. Phê phán văn học đô thị
- Những vấn đề của văn học đô thị bắt nguồn từ sự phát triển quá nhanh của cuộc sống đô thị. Nhưng khi đối mặt với đô thị, bất kể là nhà văn hay nhà phê bình đều thấy hoang mang. Lý Kính Trạch trong Viết về Trung Quốc ngay tại đô thị rõ ràng đã biểu thị sự hoang mang xác thực đó: “Chúng ta biết quá ít về thành thị và nông thôn, suy nghĩ quá nông cạn, biết quá ít những kinh nghiệm hỗn tạp và phức tạp của con người ở thời đại này. Kết quả là để cho quan niệm tự vận hành, chẳng liên quan gì đến kinh nghiệm và cuộc sống của con người”. Ông dẫn chứng: “Những năm 90 đến nay, nói đến đô thị chỉ có hai từ then chốt: dục vọng và vật chất, đây cũng trở thành một dạng méo mó và che đậy. Một mặt chúng hạn chế tầm nhìn của nhà văn; mặt khác, vì những từ này là mù mờ, là mặt trái, cũng khiến người ta quen sử dụng cách nhìn mặt trái để xem xét số tác phẩm đó”. Ông đồng thời cũng cho rằng: “Trong trần thuật văn học, đô thị không thể không vay mượn ý nghĩa của nông thôn. Đô thị chẳng thể tự dựa vào chính mình để sinh ra ý nghĩa. Chỉ trong tình hình nông thôn (thông qua nông dân làm thuê), nhà văn mới vụt phấn chấn tinh thần, nâng cao chí chiến đấu”. Trần Hiếu Minh trong bài Văn học thành thị: người khác chẳng thể hiện thân cho rằng “văn học thành thị là một ảo tưởng không tồn tại, văn học thành thị hiện nay không hình thành một loại hình, một dạng đề tài, một dạng chủ đề có thể gọi được là “văn học thành thị”. Cát Hồng Binh trong bài Thượng Hải: tuyến đầu của sáng tác đô thị tán đồng những phán đoán trước mắt về địa vị yếu kém của văn học đô thị, cho rằng tự sự đô thị hiện nay sở dĩ không thành công là do tầm nhìn văn hoá của chúng ta. Chúng ta không quan sát được tính phong phú của cuộc sống đô thị mà biến đô thị theo hướng một chiều: 1. Sắc tình hoá; 2. Biến sang dạng khác. Người ở ngoài rìa văn hoá trở thành nhân vật chính
- của đô thị. Những nhân vật đùa bỡn với đô thị dưới ngòi bút Vương Sóc, hay những con người thừa ở đô thị được miêu tả dưới ngòi bút các nhà văn thế hệ mới sinh thời kỳ đầu đều đi theo lối này; 3. Yêu ma hoá. Đô thị bị yêu ma hoá thành trường danh lợi, trường giác đấu; 4. Ấu trĩ hoá, ngụy lãng mạn hoá. Chủ yếu biểu hiện ở một số tiểu thuyết viết về tuổi trẻ, ở những nhà văn sinh sau những năm 70, 80; họ đã k ỳ ảo hoá, lãng mạn hoá đô thị, đô thị biến thành sàn diễn lãng mạn của huyễn tình tuổi trẻ. Dưới ngòi bút của họ, đô thị chỉ có thế giới tình cảm mà không có cuộc sống xã hội. 4. Tranh luận về tên gọi “văn học thế kỷ mới” Việc đặt tên “văn học thế kỷ mới” có nguồn gốc trực tiếp từ Hội thảo khoa học Năm năm văn học thế kỷ mới và thế kỷ mới của văn học do Hội nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc, Viện nghiên cứu văn học văn hoá của Đại học Sư phạm Thẩm Dương và tạp chí Văn nghệ tranh minh liên kết mở hội thảo trong năm 2005, cùng chuyên mục Về văn học thế kỷ mới trên tạp chí Văn nghệ tranh minh. Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ tranh minh Trương Vị Dân trong Lời mở đầu chuyên mục cho rằng: “Văn học trong năm năm đầu thế kỷ XXI này vừa là hiện thực trước mắt, vừa là lịch sử đương đại. Cảnh quan văn hoá và cảnh quan văn học của thế kỷ mới đã thúc đẩy chúng ta phải dùng một tâm thái bình thường để nhìn thẳng vào “thế kỷ mới”, nó cần chúng ta có tư duy lí tính trong mối quan hệ đối thoại tạo nên với nó”. Trong một bài viết khác trình bày có hệ thống “khái niệm văn học thế kỷ mới” trên tờ Nam phương văn đàn, tác giả đã tiến một bước cho rằng: “sử dụng khái niệm “văn học thế kỷ mới” này thì điều chúng ta đã làm là lại một lần thời gian hoá “văn học Trung Quốc” và trên ý nghĩa thời gian hoá này mà tiến hành một lần tổng thể hoá lịch sử”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử lớp 7 - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI – XVIII)
4 p | 359 | 20
-
Lịch sử lớp 7 bài 22
5 p | 485 | 15
-
Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà"
4 p | 57 | 10
-
Phân tích nhân vật Chí Phèo và 3 lần Chí đến nhà Bá Kiến trong truyện Chí Phèo
4 p | 40 | 4
-
Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006
11 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn