© FAO / Ki Jung Min<br />
<br />
Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại<br />
Bệnh dại là mối quan tâm ngày càng lớn<br />
tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và<br />
đang lan dần sang các địa phương khác nơi<br />
gần như không hoặc không có ca mắc bệnh<br />
dại nào trong nhiều năm qua. Trong những<br />
năm 2007 – 2015, có khoảng 90 người chết<br />
vì bệnh dại mỗi năm tại 30 tỉnh (trong số 63<br />
tỉnh thành cả nước), các tỉnh có số người<br />
chết nhiều nhất là Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội,<br />
Tuyên Quang và Gia Lai.<br />
Chó là nguồn lây chủ yếu vi rút dại và chiếm<br />
<br />
tới trên 95% các ca lây nhiễm ở người. Trong<br />
vòng 5 năm qua, trung bình khoảng 400,000<br />
người phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm<br />
để tránh tử vong. Lí do chủ yếu khiến bệnh<br />
dại ngày càng lây lan là tỷ lệ tiêm phòng trên<br />
đàn chó thấp, nhận thức và khả năng tiếp<br />
cận vắc xin cho người cũng như sự tin tưởng<br />
vào việc điều trị dự phòng khá hạn chế. Theo<br />
Báo cáo của Cục Thú Y năm 2015, cả nước<br />
có một số lượng chó thả rông và chưa được<br />
tiêm phòng khá lớn chủ yêu tại các vùng<br />
nông thôn.<br />
<br />
Các ca tử vong ở người trong các năm 2009 - 2015<br />
<br />
68 ca tử vong<br />
Năm 2009<br />
<br />
105 ca tử vong<br />
Năm 2013<br />
<br />
67 ca tử vong<br />
Năm 2014<br />
<br />
78 ca tử vong<br />
Năm 2015<br />
<br />
Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y Tế, 2015<br />
<br />
Các can thiệp Một Sức Khỏe<br />
Từ năm 2011, Trung tâm Kiểm soát Khẩn cấp các Bệnh Lây truyền từ Động vật xuyên Biên giới<br />
(ECTAD), FAO Việt Nam đã xây dựng dự án phòng chống bệnh dại hỗ trợ cho chương trình<br />
quốc gia kiểm soát bệnh dại 2011-2015. Dự án đã kết nối các tổ chức kỹ thuật và chính trị<br />
nhằm tăng cường hoạt động phòng chống và kiểm soát tập trung vào các lĩnh vực sau:<br />
<br />
Tăng cường thực<br />
hiện, Xây dựng<br />
hướng dẫn, quy<br />
trình kỹ thuật<br />
<br />
Nâng cao năng<br />
lực cho hệ<br />
thống phòng<br />
thí nghiệm<br />
<br />
Tăng cường sự<br />
ủng hộ của hệ<br />
thống chính<br />
quyền các câp<br />
<br />
Nâng cao năng lực<br />
cho cán bộ thú y<br />
và y tế<br />
Tăng tỷ lệ tiêm<br />
phòng trên tổng<br />
đàn chó để bảo vệ<br />
người và chó khỏi<br />
bệnh dại<br />
<br />
Điều phối liên<br />
ngành với các<br />
cơ quan trong<br />
nước và quốc tế<br />
<br />
Chiến dịch<br />
truyền thông<br />
trọng điểm và<br />
sâu rộng<br />
<br />
Điều phối với các tổ chức quốc tế và<br />
cơ quan chính phủ<br />
Kiểm soát hiệu quả bệnh dại đòi hỏi nỗ lực<br />
điều phối giữa các bên liên quan chủ chốt.<br />
Tuy nhiên những nỗ lực này hiện chưa đồng<br />
nhất mặc dù bệnh dại là một trong năm bệnh<br />
ưu tiên theo thông tư liên tịch 16/2013/TTLTBYT-BNN&PTNT về hướng dẫn phối hợp và<br />
phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật<br />
sang người do hai Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn cùng ban hành.<br />
Trung tâm ECTAD thuộc FAO Việt Nam cùng<br />
với các cơ quanchính phủ Việt Nam, tổ chức<br />
các sự kiện, hội thảo liên ngành kết nối các<br />
bên liên quan chủ chốt như y tế, giáo dục,<br />
công an, truyền thông đại chúng để phòng,<br />
chống bệnh dại. ECTAD phối hợp với tổ<br />
chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức Thú y Thế<br />
giới (OIE) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng<br />
chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) tối ưu hóa<br />
<br />
các nguồn hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho<br />
các hoạt động liên quan tới bệnh dại tại Việt<br />
Nam.<br />
Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm xây<br />
dựng kế hoạch loại trừ bệnh dại tới năm<br />
2020 của khối ASEAN. Theo đề nghị từ phía<br />
chính phủ, ECATD đã đóng góp tích cực hình<br />
thành kế hoạch này, đây là tài liệu cơ sở để<br />
các nước trong khu vực phát triển chiến lược<br />
quốc gia của mình. Cũng trên cơ sở này,<br />
ECTAD hỗ trợ Bộ Nông Nghiệp và PTNN, Bộ<br />
Y tế xây dựng Chương trình Quốc gia phòng<br />
chống bệnh dại dựa trên bằng chứng giai<br />
đoạn 2016 - 2020 sử dụng Phương pháp Tiếp<br />
cận Bậc thang để Loại trừ Bệnh dại (gọi tắt<br />
là SARE), phương pháp giúp phân định tốt<br />
hơn quá trình quản lí nguy cơ bệnh dại từ<br />
những giai đoạn ban đầu và đặt nền móng<br />
để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.<br />
<br />
© FAO / Ki Jung Min<br />
<br />
Kết nối và Tăng cường sự ủng hộ của Uỷ Ban<br />
Nhân dân các cấp<br />
Cục Thú Y, ngành y tế và ECTAD cùng hợp tác<br />
tổ chức một loạt các hội nghị chính sách tại<br />
địa phương, tăng cường sự quan tâm của Uỷ<br />
Ban Nhân dân các cấp hỗ trợ đơn vị y tế và thú<br />
y, tăng tỷ lệ tiêm phòng tổng đàn chó và điều<br />
trị dự phòng cho người. Hội nghị chính sách<br />
kêu gọi bổ sung nguồn tài chính để kiểm soát<br />
bệnh dại tại các vùng có nguy cơ cao, đầu tư<br />
năng lực ngành và cải thiện phối hợp giữa các<br />
bên liên quan.<br />
Kể từ năm 2012, ECTAD hợp tác với WHO, Bộ Y<br />
tế và Bộ Nông Nghiệp và PPTN đồng tổ chức<br />
ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại (WRD)<br />
nhằm tăng cường sự ủng hộ của chính quyền.<br />
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các ban ngành<br />
trong nước và UBND các tỉnh tham gia tổ chức<br />
<br />
sự kiện hàng năm này, bày tỏ cam kết và kêu<br />
gọi sự hợp tác đa ngành hiệu quả hơn. Ngày<br />
WRD cũng huy động các tổ chức cộng đồng<br />
tham gia, nâng cao nhận thức cho người nuôi<br />
chó và đưa thông tin qua các phương tiện<br />
truyền thông đại chúng.<br />
Một chuyến tham quan học tập mô hình<br />
phòng chống bệnh dại hiệu quả tại Idonesia<br />
được tổ chức với sự tham dự của đại diện Cục<br />
Thú Y, Cục Y tế Dự phòng, lãnh đạo Sở Y tế, Sở<br />
NN và PPTN, Chi cục Thú y. Các đại biểu cùng<br />
tìm hiểu về thành công của chương trình kiểm<br />
soát bệnh dại liên ngành do FAO Indonesia hỗ<br />
trợ. Sau chuyến đi các đại biểu đã điều chỉnh<br />
kế hoạch phòng chống bệnh dại cấp tỉnh bổ<br />
sung kinh nghiệm và bài học của nước bạn.<br />
<br />
Xây dựng quy định và<br />
quy trình hướng dẫn kĩ thuật (SOP)<br />
ECTAD hỗ trợ chính phủ xác định và tìm giải pháp cho các vấn đề chính sách qua việc xây<br />
dựng các hướng dẫn và quy trình chuẩn (gọi tắt là SOP). Các hướng dẫn về giám sát và điều<br />
tra ổ dịch và Quy trình về phối hợp liên ngành để phòng, chống và đáp ứng nhanh là những<br />
cẩm nang cho các cán bộ hai ngành y tế và thú y. Các hội thảo tham vấn được tổ chức đảm<br />
bảo tính thực tế và khả thi của các hướng dẫn này khi áp dụng tại địa phương.<br />
<br />
Tăng cường năng lực cho cán bộ y tế<br />
và thú y<br />
<br />
Nhằm hỗ trợ vấn đề về<br />
quản lí và tiêm phòng cho<br />
đàn chó, ECTAD đã hỗ trợ<br />
chính phủ Việt Nam gây<br />
dựng một đội ngũ giảng<br />
viên nòng cốt bao gồm<br />
các chuyên gia y tế và thú<br />
y. Các cán bộ này tham gia<br />
vào chương trình Đào tạo<br />
Giảng viên (TOT) do nhóm<br />
chuyên gia cao cấp của FAO<br />
Indonesia thực hiện– những<br />
<br />
người có rất nhiều kinh<br />
nghiệm liên quan tới kiểm<br />
soát bệnh dại tại đảo Bali.<br />
Chương trình TOT bao gồm<br />
cả phần lí thuyết về các<br />
chiến lược phòng chống<br />
bệnh, các kĩ năng thực địa<br />
bao gồm tiêm phòng, bảo<br />
quản vắc xin và bắt chó. Một<br />
đội bắt chó chuyên nghiệp<br />
từ Indonesia đã hướng<br />
dẫn và trình diễn cách bắt<br />
<br />
chó an toàn và hiệu quả.<br />
Các cán bộ y tế và thú y sau<br />
đó đã tiếp tục hướng dẫn<br />
cho cán bộ cấp huyện và<br />
xã. Đây là chương trình tập<br />
huấn phòng chống bệnh dại<br />
theo tinh thần Một sức khỏe<br />
(OH) đầu tiên tại Việt Nam,<br />
kết nối cán bộ y tế và thú y<br />
từ cấp Trung ương, vùng,<br />
tỉnh, huyện và xã xuyên<br />
suốt chương trình đào tạo<br />
cả phần lí thuyết và thực<br />
hành. Chương trình đào tạo<br />
này không chỉ giúp cải hiện<br />
kĩ năng mà còn tăng cường<br />
mối quan hệ thông tin liên<br />
lạc giữa các ngành, gây dựng<br />
sự tin tưởng giữa các bên<br />
tham gia thông qua phương<br />
pháp tiếp cận OH.<br />
<br />
Tăng cường năng lực cho hệ thống phòng thí nghiệm<br />
cấp quốc gia và cấp vùng<br />
Phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong giám sát và điều tra bệnh dại, tuy nhiên hệ<br />
thống thú y tại Việt Nam chỉ có vài phòng thí nghiệm có thể thực hiện thí nghiệm dại do thiếu<br />
đội ngũ chuyên môn đủ năng lực, thiếu trang thiết bị cũng những các điều kiện an toàn sinh<br />
học. Chính phủ Việt Nam quyết tâm nâng cấp hệ thống, mua trang thiết bị mới và đề nghị<br />
FAO hỗ trợ kĩ thuật. Theo phương pháp tiếp cận OH, ECTAD đã hỗ trợ tập huấn cho các nhân<br />
viên xét nghiệm chủ chốt của hệ thống phòng thí nghiệm thú y trung ương và vùng. Một Quy<br />
trình chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dại được xây dựng. Chương trình tập huấn cũng góp<br />
phần tăng cường mối liên kết giữa các phòng thí nghiệm y tế và thú y, cải thiện việc chia sẻ<br />
dữ liệu dịch tễ và kết quả xét nghiệm.<br />
<br />