intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói về Tiểu Đường

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

289
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu đường theo tên gọi có nghĩa là “đi tiểu ra chất đường” Đây là tên gọi đã có từ trên một trăm năm khi người ta thấy một số người có đường trong nước tiểu do đường trong máu quá cao. Ngày nay ta chNn đoán được tiểu đường trước khi đường lên cao (trên 160mg/o) đến mức lọt vào nước tiểu nên chữ "tiểu đường" chỉ một tình trạng rối lọan về sự kiểm soát đường kể cả trước khi có đường trong nước tiểu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói về Tiểu Đường

  1. Nói về Tiểu Đường (Bài nói chuyện tại Hội Cao Niên Atlanta, GA ngày 29-7-2007) Bác sĩ Nguyễn văn Đích Chúng ta thường nghe nói đến tiểu đường hoặc qua báo chí, truyền thanh truyền hình hoặc vì có bà con bạn bè bị tiểu đường, ta thường hỏi: - Tiểu đường là gì? - Tại sao bị tiểu đường? - Làm sao biết bị tiểu đường? - Làm sao chữa tiểu đường? - Tại sao lại cần kiểm soát chất đường tốt? 1.- Tiểu đường là gì? Tiểu đường theo tên gọi có nghĩa là “đi tiểu ra chất đường” Đây là tên gọi đã có từ trên một trăm năm khi người ta thấy một số người có đường trong nước tiểu do đường trong máu quá cao. Ngày nay ta chNn đoán được tiểu đường trước khi đường lên cao (trên 160mg/o) đến mức lọt vào nước tiểu nên chữ "tiểu đường" chỉ một tình trạng rối lọan về sự kiểm soát đường kể cả trước khi có đường trong nước tiểu. 2.- Tại sao bị tiểu đường? N ói đến “đường” tức là nói đến thức ăn. Đồ ăn được xếp vào 3 nhóm: 1) chất bột và đường gồm cơm, bánh, kẹo, trái cây…, 2) chất đạm như thịt cá, trứng, một số đạm thực vật như đậu phụ, tầu hũ…, 3) chất béo như mỡ, dầu, bơ, phó mát… Đồ ăn sau khi tiêu hoá, được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ bột sang thịt hoặc mỡ và ngược lai gọi là sự chuyển hóa, thí dụ con bò ăn cỏ nhưng làm ra thịt và sữa, nhờ sự chuyển hóa. Một người bình thường có thể ăn nhiều hoặc ít, có thể nhịn ăn hoặc không ăn đường trong một thời gian, nhưng chất đường trong máu vẫn được giữ trong một giới hạn nhất định, không thay đổi. Khi hệ thống kiểm soát bị rối loạn, cơ thể không dùng được chất đường để tạo ra năng lượng một cách bình thường, gây ra “bệnh tiểu đường”. Một trong các kích thích tố quan trọng trong kiểm soát chất đường là insulin. Khi cơ thể không tiết ra được insulin, đường trong máu tăng cao, bệnh nhân bị các rối loạn chuyển hóa trầm trọng, gầy ốm nhanh và chết mau chóng nếu không được điều trị. N hưng phần lớn (90-95%) các bệnh nhân bị tiểu đường lại không thiếu insulin, họ tiết đủ hay nhiều insulin nhưng không dùng được insulin một cách bình thường, gây rối loạn về chuyển hoá chất đường kèm theo sự chuyển hóa của chất béo, và các thay đổi ở mạch máu, gây ra các biến chứng. Bệnh tiến triển từ từ, âm ỉ trong nhiều năm, nhiều khi không được nhận biết ngay, chỉ được biết khi đã có biến chứng. N hư vậy có 2 loại tiểu đường: tiểu đường loại 1, ít gặp, thường thấy ở người trẻ, do thiếu insulin, tiểu đường loại 2, thường gặp, thường xảy ra ở người lớn do kháng insulin. Trong phạm vi buổi nói chuyện hôm nay ta đề cập đến tiểu đường loại 2 là loại thường gặp, lại gây ra nhiều biến chứng lâu dài, nguyên nhân cuả nhiều bệnh mãn tính. 3.- Làm sao biết bị tiểu đường? Muốn biết tiểu đường phải xét nghiệm đo chất đường trong máu. Đường trong máu bình thường buổi sáng khi đói từ 65-99mg/o, từ 100- 125mg/o là tiền tiểu đường, trên 125mg/o là tiểu đường. N hờ khám sức khỏe định kỳ mà ta phát hiện được tiểu đường sớm. Cần thử máu tìm tiểu đường ở những người trên 45 tuổi, ở phụ nữ có thai hoặc ở những người trẻ hơn nếu mập hoặc trong gia đình có người bị tiểu đường. N ếu không được phát hiện sớm, đường trong máu lên cao, được thải ra
  2. nước tiểu, làm cho đi tiểu nhiều, khát nước, ăn nhiều, mệt mỏi, lâu dần có thể xuống cân. 4.- Tiểu đường là bệnh chữa được nhưng cần điều trị lâu dài theo nhiều bước - Bước cơ bản áp dụng cho mọi người là xem xét lại cách sinh họat, cần xuống cân nếu mập, cần vận động, tập luyện, cần bỏ thuốc là, nếu đã quen uống rượu, cần uống vửa phải, cần khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa đầy đủ. - N gười bị tiểu đường cần ăn theo một chế độ phù hợp với và sự họat động và cân nặng của mình. Họ phải qua một lớp học do chuyên viên dinh dưỡng hướng dẫn về nhu cầu năng lượng, cách hoán chuyển từ một món ăn này sang một món ăn khác mà vẫn đáp ứng đúng yêu cầu về đường và năng lượng. Các nguyên tắc hướng dẫn chung là: - phần ăn cần thay đổi, hợp với tập quán và khNu vị của mỗi người, - cần ăn giảm đường, 50% năng lượng do chất bột và đường, tránh ăn đường tinh chế, nên ăn nhiều chất xơ … - cần ăn giảm mỡ dưới 30% năng lượng do chất béo, giảm chất béo động vật trừ cá, nên dùng dầu thực vật, trừ dầu dừa - cần ăn nhiều bữa nhỏ, - cần ăn giống nhau, không được bỏ bữa ăn, - nếu bệnh nhân giữ được cân nặng bình thường thì không cần thay đổi cách ăn. - N ếu điều chỉnh cách sinh họat và chế độ dinh dưỡng mà chưa kiểm soát được đường trong máu, sẽ phải dùng đến thuốc. Hiện có nhiều lọai thuốc chữa tiểu đường, gồm thuốc uống và thuốc chích. Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc thích hợp, theo dõi để điều chỉnh liều lượng hoặc kết hợp thuốc cho đạt mục tiêu điều trị, có khi phải kết hợp với chích insulin hay có khi chỉ dùng insulin mà thôi. - Mục tiêu của điều trị là làm cho đường trở lại càng gần mức bình thường càng tốt. Các con số để hướng dẫn là đường buổi sáng khi đói dưới 125mg/o, buổi tối 2 giờ sau khi ăn 160mg/o, đường A1C dưới 7%. 5.– Tại sao lại cần kiểm soát chặt chẽ chất đường? Các nghiên cứu chứng tỏ rằng giữ cho đường trong máu gần với người bình thường thì sẽ giảm được các biến chứng của tiểu đường. Các biến chứng xảy ra từ từ, âm ỉ làm giảm sự họat động của nhiều bộ phận; nếu không điều trị tốt sau 15 năm, bệnh nhân thường bị: - bệnh thần kinh thị giác, có thể làm mù mắt, - suy thận khiến phải lọc thận nhân tạo, - bệnh mạch vành, gây nhồi máu cơ tim, suy tim, - tắc mạch máu não, gây tai biến mạch não, bại liệt, tử vong, - tê thần kinh ngọai biên, - tắc động mạch ngọai biên gây họai tử mô khiến phải cắt từng phần chân. Tóm lại tiểu đường là một bệnh mãn tính có thể chữa được nhưng chưa chữa khỏi hẳn được. Sự điều trị công phu, bao gồm từ cách sinh họat, đến dùng thuốc và theo dõi hàng ngày. Gánh nặng của sự điều trị ở trên bệnh nhân: bệnh nhân là người tự giúp mình dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy chưa chữa khỏi hẳn được nhưng nếu điều trị tốt, có thể ngăn chặn biến chứng và người bị tiểu đường vẫn có thể sống và làm việc như bình thường. Bs Nguyễn Văn Đích Copyright, 2007. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2