Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 3
lượt xem 12
download
Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 3 iii) Ta cũng để ý đầu óc mấy ông Tàu cũng rất phức tạp và tinh vi ở chỗ hết dùng phương hướng họ lại dùng đến màu sắc để phân biệt đám rợ này với nhóm rợ kia. Y hệt như cái thuyết Ngũ Hành. Theo ngũ hành họ có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, tương ứng với Tậy Đông Bắc Nam Trung, và với các màu Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng. Đủ kiểu dáng để tha hồ phân biệt. Đối với 'Xích Địch' họ gọi đó đám...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 3
- Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 3 iii) Ta cũng để ý đầu óc mấy ông Tàu cũng rất phức tạp và tinh vi ở chỗ hết dùng phương hướng họ lại dùng đến màu sắc để phân biệt đám rợ này với nhóm rợ kia. Y hệt như cái thuyết Ngũ Hành. Theo ngũ hành họ có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, tương ứng với Tậy Đông Bắc Nam Trung, và với các màu Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng. Đủ kiểu dáng để tha hồ phân biệt. Đối với 'Xích Địch' họ gọi đó đám rợ da màu thổ chu (đất đỏ) để phân biệt với các đám U Man (Wu man), tức rợ da màu đen đen - có lẽ chỉ Thái đen, và đám Bạch Man hay Bạch Di, tức rợ da hơi trắng. Đám U man, có tài liệu [11] cho biết, cư ngụ tại địa bàn Nam Chiếu (Vân Nam) và Dạ Lang (Quí Châu), cũng thuộc địa bàn chủng Thái, chứ không phải chủng Lạc. Đặc biệt nước rợ Việt của Câu Tiễn cũng từng được gọi U Việt, có lẽ người 'Việt' ở đó hồi xưa có da ngâm ngâm đen, trừ nàng Tây Thi? Theo Lăng Thuần Thanh, thư tịch Trung Hoa cổ thời gọi hai khối Yi (Di) và Yueh (Việt), là đám rợ đen (U man) [12]. Rất lộn xộn, nhưng theo thiển ý, có vẻ cả hai khối Đông Yi ở miệt Sơn Đông và Bách Việt phía Nam sông Dương Tử đều có các nhóm da màu đen đen (iv) Phân biệt 'U man', 'Xích địch' cũng là phân biệt với 'Bạch Man' hay 'Bạch Yi'. một đám quỷ, đám rợ, có da trăng trắng. Bạch Man có lẽ được người Hoa dùng để chỉ đám rợ Nguyệt Chi (còn gọi Nhục Chi) tức Turkistan hay Tokhares hoặc Tocharians, mà ngày nay h ọ ưa gọi Tujia (Thổ gia) - gốc da trắng. Ngày xưa có thể họ là chủ nhân nước Ba [15], nằm cạnh nước Thục. Đám Thổ gia (Tocharians) chính là đóng góp của chủng da trắng đối với chủng Tàu nguyên thủy [1]. Họ xuất
- phát từ Trung Á, và thiết lập nên nhiều tiểu quốc trên con đường Tơ Lụa (Silk Road). Sau cùng có một nhóm về định cư ở Trung Đông, trở thành nước Thổ Nhị Kỳ (Turkey) ngày nay. Đây chỉ một trong nhiều giả thuyết. (v) 'Xích Quỷ' mang nghĩa loài quỷ có da màu đỏ, và ở cuối 'quyển Mã Lai' [1], tác giả có mô tả một loại người dân tộc (người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt Lào) nói thứ tiếng Việt rất cổ có da màu đất đỏ, màu 'thổ chu'. Với hàm ý, rất có thể người Kha là hậu duệ của dân ‘Xích Quỷ’. Ở một đoạn khác tác giả 'Mã Lai' cho biết dân Khả Lá Vàng có rất nhiều đặc tính cổ thời của dân Việt, mà chúng tôi mạo muội bắt đầu phác hoạ sự phân biệt giữa chủng Thái-cổ và Việt-cổ. Dân Kha có đủ thứ sắc thái của chủng Yueh-cổ: xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu, và điêu đề (xâm trán), cũng như nói tiếng Việt rất cổ [13]. Tuy nhiên, tiếng Việt cổ của dân Kha gần với tiếng Mường hơn tiếng Việt. Điều này cho biết, theo với thuyết giải mã ở đây, người Kha thuộc chủng Thái cổ chứ không phải Việt cổ. Thuộc đám theo Âu Cơ, với chủng Âu (Thái-cổ). (vi) 'Xích Quỷ' là một tên gọi thuần Hán. Do các tác giả Việt có thể thân-Mường, hay thân-Thái-cổ tức nghiêng về 'phe' của vua Lê Lợi (gốc Mường), đặt ra nhằm đề cao vai trò lãnh đạo của chủng Thái-cổ trong cuộc di tản về Nam hay dựng nước. Hoặc vinh danh chính triều đại nhà Lê vào lúc các bộ truyện như 'Việt Điện U Linh' hay 'Lĩnh Nam Chích Quái' ra đời. Nó đi đôi với tên xưng và địa danh của toàn bộ truyền tích con rồn g cháu tiên. Đặc biệt những chuyện tích thơm danh chủng Việt như những cây gươm báu của Việt Vương Câu Tiễn, hai thanh kiếm Mạc Da và Can Tương ở nước Ngô (chủng Việt) [4], hoặc truyện tích Tây Thi gái
- nước Việt, đã 'bị' hoàn toàn gạt ra khỏi các truyền tích nằm trong cổ sử Việt. Chúng tôi hy vọng sẽ trở lại đề tài này trong một bài khác. (vii) Trở lại với chuyện chủng Thái-cổ có thể có một số mang da màu thổ chu (đất đỏ), nhiều tài liệu về việc khai quật các ngôi mộ cổ ở Bắc Bộ (thí dụ: xem [8]) cho thấy người chết được chôn cất, co gấp hai tay hai chân trong thế bó gối, giống nh ư dân ở hải đảo Thái Bình Dương [14]. Ngoài ra ở chung quanh 'ngôi mộ còn thấy dấu vết của thổ hoàng màu đỏ như màu máu và càng về sau, người ta thấy cùng chôn với người chết còn có những dụng cụ như rìu, nạo và sau có cả đồ gốm thì người ta hiểu rằng có thể những người tối cổ đã tin tưởng là con người còn có linh hồn và khi chết thì linh hồn sẽ đi sang một thế giới khác để có một đời sống khác,.. [8]'. (viii) Đọc lại sử sách hoặc địa lý Trung quốc (thí dụ [4]) chúng ta sẽ thấy vùng đất ở khu vực Trùng Khánh Tứ Xuyên, tức nước Thục cổ xưa với chủng Thái chủ lực, gồm toàn đất ... đỏ. Như vậy, khá rõ, chủng Hoa ngày xưa dùng chữ 'Xích địch' để chỉ đám rợ có da màu thổ chu của đất đỏ. Xin thử ghi lại các sự kiện liên quan đến 'Xích Quỷ' ở trên: - Tác giả chính hay nguyên thủy của truyền thuyết là người Việt chủng Thái-cổ; - Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của truyền thuyết rồng tiên; - Xích Quỷ mang nghĩa chính: giống Rợ có da màu đỏ. Một thứ từ do Hoa chủng đặt ra; - Khối dân tộc chủ lực của Xích Quỷ chính là dân chủng Âu, tức Thái cổ; - Người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt-Lào có da màu thổ chu;
- - Một số ngôi mộ của người Việt-cổ đã khai quật cho thấy dấu vết của đất đỏ; - Nước Thục, chủng Thái, ở vùng Tứ Xuyên ngày nay, có rất nhiều đất đỏ; - Thục bị Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN; - Dân Thục chủng Thái di tản sang Sở, và một số xuôi về Nam gia nhập cộng đồng ở Tây Âu (tức Âu Việt), Điền Việt (Nam Chiếu) và sau cùng, bình nguyên sông Hồng. Như vậy chúng ta có thể tổng hợp lại như sau: Xích Quỷ chính là một 'nước' trong trí tưởng tượng rất phong phú của các tác giả truyền thuyết - người Việt thuộc chủng Thái-cổ hay thân-Thái-cổ. Những người 'lãnh đạo' nước Xích Quỷ đó bao gồm những người di tản Việt chủng Thái, xuất phát từ một xứ có nhiều đất đỏ mang tên Thục. Nước Thục đã bị nước Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN. 'Nước Xích Quỷ' do đó được đặt ra và nhét vào truyền thuyết con rồng cháu tiên, để tự an ủi việc mất lãnh thổ vào tay Hoa chủng - có lẽ khởi đầu bằng nước Thục (316 TCN). Sau đó đến lượt nước Sở rồi Tây Âu. Cũng có thể để ghi lại lý lịch ban đầu cho thật rõ: dân Việt có nguồn gốc dân từ những nước đã bị mất về tay Hoa chủng. Đặc biệt Thục và Sở. Câu chuyện di tản do ở chuyện mất n ước kết thúc khi một người nước Thục mang tên Phán (Thục Phán) lãnh đạo được đoàn người di tản - đa số xuất phát từ những nước đã mất về tay Hoa chủng - đến vùng bình nguyên sông Hồng và thiết lập nên xứ Âu Lạc, bao gồm hai chủng nòng cốt Âu và Lạc. Đó cũng là lúc Âu Cơ thành hôn với Lạc Long Quân.
- KẾT Qua loạt bài về giải mã truyền thuyết con rồng cháu tiên, đến đây chúng ta đã thấy, mặc dù câu chuyện bắt đầu với Thần Nông, Đế Minh, và Đế Nghi - nhưng đến lúc Lộc Tục xuất hiện với danh xưng Kinh Dương Vương, câu chuyện đã bị 'fast forward' theo kiểu bấm nút cho băng video quay nhanh sang đến thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu với địa điểm xảy ra câu chuyện là nước Sở. Nước Sở là một nước được thành lập theo kiểu chư hầu phên dậu cho nhà Châu. Thành phần dân chúng chủ lực của Sở chính l à chủng Thái-cổ, thường gọi Âu vào thời đó. Từ đó câu chuyện giới thiệu bà Âu Cơ, tiêu biểu cho chủng Âu, con gái theo họ mẹ y như mô hình mẫu hệ. Nhân vật Kinh Dương Vương cũng là một cái đinh của câu chuyện, bởi Kinh Dương Vương biểu tượng cho những người dân ở châu Kinh và châu Dương. Cả hai đất Kinh và Dương cũng đều thuộc nước Sở ở vào thời cực thịnh trong thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Đất Kinh còn gọi Kinh Cức hay Kinh Việt, hoặc Kinh Man. Kinh chỉ núi Kinh, và Cức là một loại cây có gai ở vùng đó. Đất Kinh là địa bàn ban đầu của Sở chứa đa số dân Việt thuộc chủng Thái. Đất Dương nằm về phía Đông Nam của đất Kinh, ra tận tới biển, bao gồm những vùng đất quân Sở đã thôn tính được từ đám dân Việt chủng Lạc ở hai nước Ngô và Việt xa xưa. Bởi trong tên Kinh Dương Vương có chữ 'Dương', chỉ chủng Lạc tức Việt-cổ, con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân mới mang được huyết thống của chủng Việt-cổ 100%. Phối hợp với Âu Cơ, chủng Âu tức Thái-cổ 100%. Hôn nhân gi ữa Âu và Lạc sinh ra 100 người con mang hai giòng máu Thái và Việt. Cuộc hôn
- nhân dị chủng đầu tiên nổi tiếng nhất của Á Châu đã nhằm vào mục đích nhất thống hai chủng tộc lớn và kiên cường nhất của khối Bách Việt để chống lại chủng Hoa rất hung hăn và dữ tợn. Cuối cùng đành phải thua, và hai chủng dắt tay nhau thối chạy về phương Nam. Họ dựng 'nước' nhưng rồi ý kiến bất đồng nàng Âu và chàng Lạc đành phải chia tay, đôi ngả đôi ta. Mỗi người dẫn nửa đám con về trở lại địa bàn nguyên thủy của chủng họ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử Quốc hiệu của Việt Nam
7 p | 143 | 20
-
Thời kì Hồng Bàng
8 p | 199 | 16
-
Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 1
5 p | 159 | 16
-
Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 2
5 p | 290 | 14
-
Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 1
6 p | 111 | 9
-
Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 4
5 p | 114 | 8
-
Lịch sử tên nước Việt
4 p | 75 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn