Phân biệt sự khác nhau giữa thiếu xương và loãng xương
lượt xem 7
download
Tham khảo tài liệu 'phân biệt sự khác nhau giữa thiếu xương và loãng xương', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân biệt sự khác nhau giữa thiếu xương và loãng xương
- Phân biệt sự khác nhau giữa thiếu xương và loãng xương Các Vị Trí Đo Loãng Xương Thiếu xương là gì và liên quan thế nào đến loãng xương? Giữa chúng có sự khác nhau không? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi sẽ định nghĩa thế nào là thiếu xương và loãng xương.
- - Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương thấp so với bình thường, sự giảm sút này thường không được xem là quá nghiêm trọng, và chỉ được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến loãng xương. Thiếu xương thường gặp ở người trên 50 tuổi mật độ xương thấp hơn bình thường nhưng chưa phải loãng xương. Sự khác nhau giữa chẩn đoán thiếu xương và loãng xương dựa vào đo mật độ khoáng chất của xương (đo độ loãng xương). - Loãng xương là bệnh được mô tả bởi sự thiếu trầm trọng khối lượng xương gây ra bởi sự thiếu hụt canxi, vitamin D, magiê, vitamin và những khoáng chất khác. Nếu tiến triển nặng loãng xương dẩn đến người bệnh bị giảm chiều cao, còng lưng, gù vẹo và đau nhức nhiều. Theo hội loãng xương của Mỹ thì loãng xương ảnh hưởng đến 10 triệu người Mỹ phần lớn là phụ nữ. Khoảng 34 triệu người Mỹ được đánh giá là có thiếu xương và đang trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến loãng xương. 1. Làm thế nào để phân biệt giữa thiếu xương và loãng xương? Các bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương (Bone mineral density: BMD) - Đo mật độ xương hay còn gọi là đo độ loãng xương cho phép đo mức canxi trong xương, nhờ đó đánh giá được nguy cơ gãy xương. Nó cũng được sử dụng xác định phải chăng một bệnh nhân bị thiếu xương hay loãng xương. - Đo mật độ xương là phương pháp kiểm tra không xâm nhập, không gây đau đớn và được thực hiện ở xương hông, cột sống, cổ tay, ngón tay hay gót chân.
- Thiết bị đo mật độ xương (đo loãng xương) gồm có thiết bị đo trung tâm và thiết bị đo ngoại vi + Thiết bị đo trung tâm: có máy đo DXA scan (Dual energy Xray absorptiometry) dùng do độ loãng xương ở khớp háng và cột sống, máy đo này kết có quả rất chính xác để đánh giá loãng xương. Thời gian làm nhanh chóng và không chạm vào người bệnh nhân. Hiện đại hơn có máy Quantitative CT scan. Thiết bị đo trung tâm DXA scan + Thiết bị đo ngoại vi: có thể tìm thấy ở hầu hết các bệnh viện đa khoa và ngay cả tại các nhà thuốc chỉ dùng để đo xương ở vị trí ngoại vi như xương gót nhưng có thể đánh giá được nguy cơ gãy xương của cột sống và cổ xương đùi. Nhưng vì đo tại xương gót để đánh giá nguy cơ gãy cổ xương đùi và cột sống nên không chính xác bằng thiết bị đo trung tâm, tuy nhiên giá thành rẻ và thông dụng hơn
- Thiết bị đo ngoại vi Kết quả đo độ loãng xương được xác định bằng 2 chỉ số T-score và Z- score. Chỉ số trên có ý nghĩa gì? - T-score: là mật độ xương của bệnh nhân được so sánh với mật độ xương đỉnh của người cùng giới,cùng màu da lúc trưởng thành khỏe mạnh (25 tuổi). T- score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.
- - Z-score: là chỉ số so sánh sự chênh lệch mật độ xương của người được đo với mật độ xương của một người cùng tuổi, trọng lượng, giới tính, màu da…ở tình trạng chuẩn. Z-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với người cùng tuổi, giới, trọng lượng, màu da. Chỉ số này rất có ích nó gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều , nếu Z- score nhỏ hơn – 1,5 gợi ý có những yếu tố bất thường tác động vào sự mất xương. Bs cần phải tìm hiểu lý do tại sao có sự mất xương nhiều bất thường như vậy. Minh họa các chỉ số đo loãng xương 2. Vậy người nào có nguy cơ bị thiếu xương và loãng xương?
- Không phải mọi người ai cũng sẽ thiếu xương hoặc loãng xương. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ nhất định làm cho một người có thể bị mất khối lượng xương nhiều hơn như: - Phụ nữ là người có nguy cơ mất xương cao hơn nam giới vì khối lượng xương thấp hơn nam giới. Đồng thời phụ nữ cũng trải qua sự mất mát khối lượng xương lớn sau thời kì mãn kinh. Phụ nữ sinh đẻ nhiều. - Phụ nữ châu á do có bộ xương nhỏ nên có nguy cơ loãng xương cao nhất. - Tiền sử gia đình có khối lượng xương thấp hoặc loãng xương thì nguy cơ 50- 85% bị loãng xương. - Người trên 50 tuổi (cả nam và nữ) mỗi năm mất khoảng 5% khối lượng xương. - Lối sống: bao gồm ăn kiêng nghèo can xi và vitamin D, hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê và không tập thể dục sẽ tác động mạnh mẽ đến sự mất mát khối lượng xương. - Những người cường giáp, cường cận giáp, hội chứng Cushing, tiểu đường… cũng làm tăng sự mất mát khối lượng xương. - Các thuốc corticoides, chống động kinh, tim mạch… cũng làm tăng tình trạng mất xương.
- 3. Phòng chống loãng xương như thế nào? Trong khi đa số người dân phải trải qua sự mất mát một khối lượng xương nào đó do sự già hóa, nhưng thiếu xương và loãng xương không phải là hậu quả của quá trình già hóa. Chúng ta cũng biện pháp giữ cho bộ xương được khỏe mạnh như: - Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ can xi, magiê, vitamin D,K và C cũng như các khoáng chất khác. - Tập thể dục đều những bài tập tỳ đè trọng lượng cơ thể, aerobics, đi bộ thể dục để giảm tối đa sự mất xương. - Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá và rượu. - Phải kiểm tra định kì với thầy thuốc chuyên khoa về mật độ xương đặc biệt ở những người sau 50 tuổi. - Sử dụng thuốc chống mất xương và tăng tạo xương khi phát hiện giảm khối lượng xương. 4. Các bạn có thể làm gì ngay bây giờ? Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ và tập thể dục hàng ngày. Yêu cầu bác sĩ đo mật độ xương cho bạn, đặc biệt là khi bạn trên 50 tuổi hay bị rơi vào nhóm nguy cơ đã được đề cập ở trên.
- Th.s Bs. NGUYỄN TẤN LÃM Khoa Cơ Xương Khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TỔNG QUAN VỀ THỞ MÁY (THÔNG KHÍ CƠ HỌC) (PHẦN 1)
15 p | 407 | 88
-
TỔNG QUAN VỀ THỞ MÁY(THÔNG KHÍ CƠ HỌC)TS.BS Đỗ Quốc Huy Bộ môn HSCC&CĐ ĐHY
57 p | 257 | 53
-
Bài giảng Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ - Phạm Thị Thu Hương
42 p | 536 | 37
-
THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG VẬN CHUYỂN TRAO ĐỔI CHẤT
81 p | 196 | 23
-
Quy trình giáo dục sức khỏe dành cho người bệnh – thân nhân người bệnh
21 p | 183 | 17
-
Dược lý học 2007 - Bài 26: Các chất điện giải chính và các dịch truyền
15 p | 75 | 16
-
Bài giảng Kháng nguyên - Tính gây miễn dịch và tính đặc hiệu kháng nguyên
35 p | 137 | 12
-
NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ ( SEDATIVES AND HYPNOTICS OVERDOSE )
17 p | 141 | 9
-
Sự khác biệt giữa Giun kim và Sán kim
10 p | 106 | 7
-
NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ Phần 1
14 p | 140 | 7
-
Cách phân biệt các triệu chứng của tim
4 p | 126 | 6
-
Phân biệt nhồi máu cơ tim và suy tim
5 p | 115 | 5
-
Phân biệt cúm và bệnh cảm mùa ở con trẻ
7 p | 73 | 4
-
Bài giảng Kháng nguyên - ThS. BS Đỗ Minh Quang
33 p | 24 | 4
-
Bài giảng Việc bú mẹ tiến hành ra sao - Hà Thị Mai
30 p | 57 | 3
-
NHỮNG TIẾN BỘ CỦA CÁC GHÉP CƠ QUAN
6 p | 74 | 3
-
Bài giảng Kháng nguyên: Tính gây miễn dịch và tính đặc hiệu kháng nguyên - Đại học Lạc Hồng
28 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn