Pháp luật về quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số
lượt xem 3
download
Sự phát triển của thế giới trong thời đại 4.0 đặt ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ. Cùng với đó, những ảnh hưởng trong tình hình hiện nay về biến đổi khí hậu đòi hỏi pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường nhằm thực hiện trách nhiệm trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát vấn đề bảo vệ môi trường giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật về quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số
- PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Phan Đình Minh TÓM TẮT: Sự phát triển của thế giới trong thời đại 4.0 đặt ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ. Cùng với đó, những ảnh hưởng trong tình hình hiện nay về biến đổi khí hậu đòi hỏi pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường nhằm thực hiện trách nhiệm trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát vấn đề bảo vệ môi trường giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Từ khóa: thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường 1. Đặt vấn đề Trong sự phát triển chung của thế giới với những bước phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngày càng rõ nét, rất nhiều hoạt động, vấn đề được quản lý bằng hệ thống ứng dụng có trên điện thoại thông minh và số hóa, mã hóa dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống đám mây đảm bảo tính tiện lợi, an toàn và tránh bị thất lạc thông tin. Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, vấn đề môi trường hiện nay ngày càng được cộng đồng xã hội quan tâm hơn bao giờ hết, vì vậy vấn đề quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số cần được quan tâm để thông tin về chất lượng, môi trường sống được đến gần hơn với con người – những đối tượng dễ dàng chịu tác động từ những vấn đề môi trường xảy ra xung quanh. 2. Những quy định về quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo pháp luật hiện hành Căn cứ theo quy định Luật bảo vệ Môi trường 2014 Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự109 và quy định tại khoản 1 điều 114 Luật Bảo vệ Môi ThS., Trung Tâm Thực hành Luật & QHĐN; Email: minhpd@hul.edu.vn 109 Khoản 29 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 116
- trường 2020, Đồng thời, điều 128 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cũng quy định rõ thông tin môi trường được hiểu bao gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường và cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích công cộng.110 Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 115 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 Hệ thống thông tin môi trường được quy định như sau: - Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thông tin môi trường, hướng tới phát triển nền tảng số, kinh tế số về môi trường; - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường quốc gia; hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh; - Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh, bảo đảm đồng bộ với hệ thống thông tin môi trường quốc gia. Ngoài ra, pháp luật Môi trường cũng đưa ra quy định liên quan đến cơ sở dữ liệu môi trường được quy định như sau: - Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật, lưu trữ và quản lý đáp ứng yêu cầu truy nhập, cung cấp, sử dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ công về môi trường; - Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cơ sở dữ liệu về môi trường của mình; - Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai cơ sở dữ liệu môi trường của mình; bảo đảm tích hợp, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.111 110 Điều 128 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 111 Khoản 1, khoản 2, Điều 115 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 117
- Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường của pháp luật môi trường hiện hành, đồng thời thể hiện mức độ hoàn thiện pháp luật môi trường trong hoạt động quản lý, giám sát thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường của Chính phủ ngày càng được nâng cao. Có thể khẳng định, thông tin, cơ sở dữ liệu về Môi trường đang ngày càng trở thành một nguồn thông tin quan trọng, rất cần được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý nhà nước và kể cả từ phía cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay hoạt động thu thập thông tin môi trường được thực hiện qua nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yêu là qua hoạt động quan trắc môi trường theo khoản 20 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 và khoản 2, điều 114 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Đồng thời, căn cứ theo Nghi định 73/2017/ NĐ-CP ngày 14/06/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường cho biết thông tin môi trường bao gồm: thông tin, dữ liệu về đất đai; tài nguyên nước; địa chất và khoáng sản; thông tin dữ liệu về môi trường (báo cáo hiện trạng môi trường các cấp, báo cáo đánh giá tác động môi trường…); thông tin dữ liệu về khí tượng thủy văn…112 Phát huy vai trò giám sát của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực môi trường, trong thời gian qua, pháp luật bảo vệ môi trường đã ban hành quy định thông tin môi trường phải được công khai cho mọi đối tượng gồm: - Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; - Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; - Các báo cáo về môi trường; - Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.113 112 Điều 4 Nghi định 73/2017/ NĐ-CP ngày 14/06/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; 113 Trương Hồng Quang, Nguyễn Thị Lương Trà (2015), Tìm hiểu Luật Bảo vệ Môi trường 2014, NXB Chính trị Quốc gia; 118
- Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai.114 Đặc biệt nhấn mạnh việc công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường gồm: Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý sau khi phê duyệt được gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau 05 ngày kể từ ngày phê duyệt.115 Bên cạnh đó, trách nhiệm cung cấp thông tin cho cộng đồng dân cư được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2014116 và trách nhiệm nhiệm công khai thông tin môi trường đến cơ quan nhà nước thuộc về tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.117 Quy định về việc công khai thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường thống nhất trong các cấp quản lý và từ phía người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay là phù hợp với quy định tại điều 2 Luật tiếp cận thông tin 2016. Tuy nhiên Nghi định chưa có quy định hướng dẫn về việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu trên các phương tiện, thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, đồng thời, quy định tại khoản 1 điều 51 Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ về vấn đề thông tin môi trường được cung cấp định kỳ ít nhất một năm một lần là không phù hợp 114 Điều 131 Luật Bảo vệ Môi trường 2014; 115 Điều 36 Nghị định 19/2015/ NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 116 Điều 51 Nghi định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 117 Điều 130 Luật Bảo vệ Môi trường 2014; 119
- trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay118, quy định này bộc lộ ra một số điểm hạn chế, thiếu xót trong việc đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tiếp cận thông tin tại khoản 3 điều 3 Luật tiếp cận thông tin, trong đó nhấn mạnh: Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không nhiều công dân có thể trực tiếp đến trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp để nắm bắt, tiếp cận thông tin Môi trường quan tâm, thay vào đó cần có quy định về việc tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường qua ứng dụng trên các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh nhằm đảm bảo tính kịp thời, thuận lợi cho công dân trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Đồng thời việc quản lý, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường qua ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin đến người dân một cách chính xác nhất. Quy định cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về Môi trường hiện nay cần tuân theo quy định tại điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016 về kết nối, tích hợp thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên thiết bị điện tử. Như vậy, qua nghiên cứu pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành tại Việt Nam, có thể thấy những quy định trên đã đáp ứng yêu cầu về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu và công khai thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường nhằm phục vụ cộng đồng và công tác về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của hệ thống công nghê thông tin, thế giới bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0 đang dần chỉ ra những quy định pháp luật về quản lý, giám sát nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường hiện nay ở Việt Nam đang dần trở nên lạc hậu và lỗi thời cụ thể: Thứ nhất, chưa có quy định pháp luật trong hoạt động quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường thông qua ứng dụng được cài đặt trên thiết bị thông minh cá nhân và vai trò giám sát của người dân thông qua hoạt động này. Quy định pháp luật hiện nay chỉ quy định về quyền của người dân được tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường thông qua người đại diện không phản ánh được chính xác những 118 Tham khảo thêm tại: Điều 51, NĐ 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 120
- vấn đề mà người dân đang gặp phải khi xảy ra vấn đề ô nhiễm và sự cố môi trường, từ đó, ý chí, nguyện vọng của những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động bởi sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra là không chính xác. Việc tiếp cận nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường thông qua người đại diện gây cản trở khó khăn về mặt thủ tục và làm kéo dài thời gian xử lý vấn đề môi trường khi có vấn đề môi trường xảy ra, không có cơ sở tiêu chí nào người đại diện cộng đồng dân cư có thể đại diện được hoàn toàn ý chí nguyện vọng của người dân được phản ánh đến cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề về môi trường. Thời gian một năm một lần người dân, cộng đồng cung cấp thông tin môi trường là quá dài và không phù hợp với thực tiễn thực hiện, không đảm bảo yêu cầu giám sát kịp thời, phản ánh vấn đề chính xác, mang tính tức thì từ phía cộng đồng dân cư, dẫn đến sự việc tranh chấp môi trường, sự cố môi trường xảy ra có thể bị lấp liếm hoặc che dấu theo thời gian. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp các thiết bị điện tử trở nên thông minh và tiện dụng đối với mỗi người dân, ở bất kỳ đâu chỉ cần môt thiết bị điện tử thông minh: như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng… người dân có thể nhanh chóng truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu được quan tâm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chưa có quy định pháp luật về vấn đề quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường đang tạo ra một lỗ hổng trong hành lang pháp lý trong vấn đề này. Việc chưa có quy định pháp luật hiện hành sẽ khiến việc quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường trở nên khó khăn, không có sự thống nhất trong quản lý và đặc biệt là kiểm soát nguồn thông tin giả, không đúng sự thật, không phản ánh chính xác về môi trường trở nên khó khăn, đôi khi tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về các vấn đề về môi trường đến với cộng đồng dân cư. Đồng thời, pháp luật hiện hành chưa có quy định pháp luật, hướng dẫn cụ thể trong việc người dân được quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tại ứng dụng thiết bị điện tử thông minh. Nhằm hướng tới việc giảm nhẹ thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời giải quyết các vấn đề người dân đang gặp phải, việc đưa ra các quy định pháp luật trong việc hướng 121
- dẫn cụ thể người dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu được mã hóa trên hệ thống điện tử, ứng dụng điện thoại là rất cần thiết. Việc công khai thông tin môi trường hiện nay dừng lại ở việc ủy ban nhân dân các cấp công khai tại trụ sở cơ quan hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đang cho thấy sự lạc hậu và rất khó tiếp cận đến người dân, cộng đồng dân cư. Thực tế cho thấy việc người dân đến trụ sở cơ quan quản lý nhà nước hay truy cập trang hệ thống thông tin, hoặc thông qua kênh truyền thông là rất ít, mặc dù sự quan tâm từ phía cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường là không nhỏ nhưng việc quy định pháp luật hiện hành chưa quy định về việc người dân được quyền yêu cơ quan nhà nước, cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin qua hệ thống cơ sở dữ liệu tại ứng dụng thiết bị điện tử thông minh đang là một trở ngại làm chậm quá trình người dân, cộng đồng dân cư được tiếp cận thông tin về môi trường. Thứ hai, pháp luật môi trường hiện nay chưa có quy định về quy trình thẩm định về tính chính xác thông tin môi trường khi đăng tải thông tin Môi trường trên không gian mạng và chế tài xử lý với việc cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường sai sự thật, phản ánh không chính xác hiện trạng môi trường trên không gian mạng, công nghê thông tin. Hiện nay, nhà nước đã ban hành Luật an ninh mạng 2018 và Nghị định 15/2020/ NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, tuy nhiên, việc ban hành một quy trình thẩm định thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường trên không gian mạng là điều cần được đặt ra nhằm kiểm soát nguồn thông tin Môi trường được đăng tải ngay từ bước đầu tiên. Bản thân thông tin về Môi trường có tính chất đặc thù, đòi hỏi sự phân tích đánh giá từ các chuyên gia về mặt pháp lý cũng như về mặt kỹ thuật môi trường nhằm cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường có tính xác chính xác và giá trị khoa học. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính với việc cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường sai sự thật trên các ứng dụng điện tử, điện thoại thông minh điều này đang tạo ra một lỗ hổng trong hành lang pháp lý về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường trong bối cảnh chuyển đổi 122
- số hiện nay, có thể bỏ lọt sai phạm trong quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường trên không gian mạng. 3. Giải pháp về quy định pháp luật trong quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường cần sớm ban hành quy định liên quan đến quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường bằng cách mã hóa số liệu, cung cấp thông tin qua các ứng dụng điện tử, điện thoại thông minh nhằm xây dựng hành lang pháp lý trong việc quản lý nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường. Điều này nhằm giúp hoạt động quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trở nên hiệu quả, có tính thống nhất và tránh những rủi ro xảy ra như không kiểm soát được nguồn thông tin sai sự thật, tin giả lan tràn ở mạng xã hội. Việc đưa ra quy định này còn giúp cho hoạt động quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo tính lâu dài, tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường và phục vụ cộng đồng. Pháp luật bảo vệ môi trường khi quy định vấn đề quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường cần đảm bảo phù hợp, thống nhất với Luật an ninh mạng 2018, Luật tiếp cận thông tin 2016 để tránh sự xung đột trong quy định pháp luật hiện hành về quản lý thông tin trên không gian mạng. Đồng thời, quy định pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành cần có hướng dẫn trong việc cho phép người dân được truy cập, cài đặt ứng dụng tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường trực tiếp thông qua thiết bị điện tử thông minh và ban hành chế tài đặc thù trong việc xử lý việc phát tán thông tin trái phép, thông tin sai sự thật, thông tin chưa qua kiểm duyệt, cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền qua ứng dụng điện tử trên các thiết bị điện tử thông minh. Chính phủ cần đưa ra Nghị định hướng dẫn về việc việc người dân được quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tại ứng dụng thiết bị điện tử thông minh điều này góp phần không nhỏ trong việc giảm nhẹ thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời giải quyết các vấn đề người dân đang gặp phải liên quan đến vấn đề môi trường. 123
- Đồng thời, hướng dẫn về việc người dân có quyền gửi đơn khởi kiện, đơn thư phản ánh, hình ảnh, video những vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu đối thoại trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm qua ứng dụng trực tuyến nhằm giải đáp kịp thời những thắc mắc về vấn đề môi trường đang diễn ra và hướng dẫn quy trình phản hồi ý kiến phản ánh từ người dân, cộng đồng dân cư một cách trực tiếp, nhanh chóng, kịp thời và không nhất thiết phải thông qua người đại diện cộng đồng dân cư gây mất thời gian, tốn kém chi phí và rắc rối về mặt thủ tục. Người dân được quyền tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các vấn đề thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường chứ không chỉ dừng lại ở quy định một năm một lần như pháp luật hiện hành quy định. Thứ hai, cần xây dựng quy trình thẩm định thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường được quyền công khai và tiếp cận tuân theo quy định về phân loại các dạng thông tin hiện nay tại Luật bảo vệ môi trường 2020 và Luật tiếp cận thông tin 2016 để nâng cao hiệu quả quản lý trên cơ sở phát huy vai trò phía cơ quan quản lý nhà nước và hiệu quả giám sát từ phía người dân trên các ứng dụng điện thoại thông minh hiện nay. Mọi thông tin được mã hóa và đăng tải trên các nền tảng số cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro về những nguồn thông tin không chính thống, thông tin sai sự thật len lỏi trong hệ thống cơ sở dữ liệu Môi trường. Đồng thời cần có chế tài về hành chính xử lý với việc đưa thông tin môi trường sai sự thật từ 2 phía, nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước và từ phía người dân. Việc đưa ra quy định về chế tài trong trường hợp này là cần thiết và phù hợp với quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành nhằm răn đe việc cố tình lợi dụng chức vụ quyền hạn bao che cho các hành vi cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường sai sự thật, không phản ánh đúng hiện trạng môi trường, đồng thời ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lan tràn thông tin gây nhiễu, sai sự thật về môi trường trên không gian mạng. Việc ban hành chế tài xử lý hành chính cần tuân thủ theo quy định liên quan trong Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, không bỏ lọt sai phạm trong vấn đề quản lý, giám sát thông tin Môi trường. 4. Kết luận 124
- Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn và mang lại nhiều lợi ích đến với con ngườ. Vì vậy, pháp luật cần sớm có những thay đổi phù hợp bằng việc ban hành những quy định hướng dẫn trong việc người dân có quyền được tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường thông qua công nghệ chuyển đổi số, thiết bị điện tử di động và trên không gian mạng để thật sự phát huy vai trò giám sát từ phía người dân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong vấn đề kiểm soát thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, song song cùng với đó là việc thẩm định tính chính xác, phù hợp với quy định pháp luật, cũng như áp dụng chế tài với các hành vi vi phạm về những thông tin Môi trường được cung cấp đến cộng đồng không đúng sự thật là vấn đề cần sớm được giải quyết nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu Môi trường trong bối cảnh chuyển đổi số. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật: 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ Môi trường 2014; 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2020), Luật Bảo vệ Môi trường 2020; 3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2018), Luật An ninh mạng 2018; 4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2016), Luật tiếp cận thông tin 2016; 5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; 6. Chính phủ (2015), Nghị định 19/2015/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 7. Chính phủ (2017), Nghị định 73/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu thập, quản lý khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; 125
- 8. Chính phủ (2015), Nghị định 15/2020/ NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử Tài liệu tham khảo: 9. Minh thảo, (2019) Quy định của pháp luật về thông tin môi trường và tác động đến việc thực thi pháp luật, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu- trao-doi.aspx?ItemID=2489; 10. PGS.TS Hoàng Thế Liên (2017), Pháp luật Môi trường phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật; 11. Trương Hồng Quang, Nguyễn Thị Lương Trà (2015), Tìm hiểu Luật Bảo vệ Môi trường 2014, NXB Chính trị Quốc gia; LAW ON MANAGEMENT OF INFORMATION SYSTEMS AND ENVIRONMENTAL DATABASE IN DIGITAL TRANSFORMATION CONCEPT ABSTRACT The development of the world in the 4.0 era poses many opportunities and challenges for Vietnam. Along with that, the effects of the current situation on climate change require that the law on environmental protection in Vietnam need to have complete solutions in building an information system and database on the environment. The school aims to fulfill responsibilities in management, inspection, examination and supervision of environmental protection issues between state agencies and organizations and individuals. Keywords: information, environmental database 126
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương thi hết môn Nhà nước pháp luật và Quản lý hành chính - Phan Thanh Hiền
7 p | 773 | 217
-
Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam
21 p | 126 | 17
-
Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên đại bàn tỉnh Bình Thuận - Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ: Phần 2
184 p | 112 | 14
-
Hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng và cẩm nang pháp luật về xử lý nợ xấu năm 2013: Phần 1
267 p | 96 | 13
-
Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên đại bàn tỉnh Bình Thuận - Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ: Phần 1
218 p | 141 | 12
-
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực và pháp luật về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp (Nghề: Dịch vụ pháp lý - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
55 p | 18 | 9
-
Tham khảo pháp luật Liên bang Nga khi xây dựng pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí dân dụng, công vụ và đạn
12 p | 125 | 9
-
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
10 p | 67 | 8
-
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: Phần 2
161 p | 13 | 7
-
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: Phần 1
338 p | 19 | 6
-
Bài giảng Pháp luật về y tế từ pháp luật đến cuộc sống - TS. Nguyễn Huy Quang
23 p | 38 | 5
-
Quy định pháp luật về quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ thống bờ kè sông, kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện
8 p | 45 | 5
-
Thực trạng quy định pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay
5 p | 20 | 5
-
Vấn đề thực thi pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay
8 p | 83 | 4
-
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trường tư thục
6 p | 44 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên mạng
6 p | 54 | 3
-
Pháp luật về phân cấp quản lý quảng cáo thương mại tại Việt Nam hiện nay
14 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn