intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, luận án đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN DUY THANH TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ THỪA THIÊN HUẾ, năm 2024
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN DUY THANH TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN 2. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH THỪA THIÊN HUẾ, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng NCS. Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NCS xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Thanh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện Luận án luật học chuyên ngành Luật Kinh tế, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, NCS đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Quý Thầy/cô giảng viên trong suốt quá trình học tập, Quý Thầy/cô làm công tác tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế; bên cạnh đó là sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian vừa qua. NCS trân trọng kính gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên, TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh - Giảng viên hướng dẫn khoa học đã luôn động viên, trao đổi thẳng thắn, góp ý chân thành, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình để giúp NCS để hoàn thành luận án. Một lần nữa, NCS trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/cô, gia đình, các chuyên gia và bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ cho NCS trong thời gian học tập và thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Thanh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu của đề tài luận án ....................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án .......................................... 6 6. Đóng góp mới của Luận án .................................................................................. 7 7. Bố cục Luận án ...................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ................................................... 9 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ......................................................................................... 9 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 9 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................... 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .............................................................................................. 11 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 11 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 17 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .............................................................................................. 18 1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 18 1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 21 1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ....................................................... 23
  6. 1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án ................................................................................................................................... 23 1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu...................................................... 24 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 24 1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 24 1.3.1.1. Học thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................... 24 1.3.1.2. Các học thuyết pháp lý về trách nhiệm tài sản của pháp nhân .................... 27 1.3.1.3. Học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ...................................... 31 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 36 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 38 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 39 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........ 39 2.1. Khái niệm trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................................................................................ 39 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 39 2.1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................................... 39 2.1.1.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường .................... 41 2.1.2. Khái niệm, đặc trưng của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .............................................................................. 43 2.1.2.1. Khái niệm pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................................... 43 2.1.2.2. Đặc trưng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ........................................................................................................................ 46 2.2. Khung pháp luật điều chỉnh và các loại trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.............................................................. 48 2.2.1. Pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................................... 48 2.2.2. Các loại trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ........................................................................................................................ 48 2.2.2.1. Trách nhiệm hành chính ............................................................................... 48 2.2.2.2. Trách nhiệm hình sự..................................................................................... 49 2.2.2.3. Trách nhiệm dân sự ...................................................................................... 50 2.3. Vai trò trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường ................................................................................................................................... 52
  7. 2.3.1. Pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp là công cụ để quản lí nhà nước về môi trường ................................................................................................... 52 2.3.2. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp góp phần bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và ngăn chăn các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ....................................................................................... 53 2.3.3. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp góp phần nâng cao ý thức pháp luật các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................................................................................... 54 2.4. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................. 55 2.4.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật ............................................................. 55 2.4.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................................. 56 2.4.3. Yếu tố về ý thức pháp luật .............................................................................. 57 2.4.4. Yếu tố hội nhập quốc tế .................................................................................. 58 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 59 CHƯƠNG 3............................................................................................................... 61 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......... 61 3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................................................................................ 61 3.1.1. Quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính ........................................ 61 3.1.1.1. Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính........................................................... 61 3.1.1.2. Các hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính .............................. 62 3.1.1.3. Các chế tài của trách nhiệm hành chính ....................................................... 63 3.1.1.4. Những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về trách nhiệm hành chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................................. 66 3.1.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự .............................................. 73 3.1.2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......... 73 3.1.2.2. Những hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ........................ 76 3.1.2.3. Chế tài đối với tội phạm về môi trường ....................................................... 78 3.1.2.4. Những ưu điểm hạn chế của pháp luật về trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................. 79 3.1.3. Quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự ............................................... 82 3.1.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây ra ..................................... 82
  8. 3.1.3.2. Quy định về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ...................................................................................................... 85 3.1.3.3. Quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ............... 86 3.1.3.4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ................................................................. 86 3.1.3.5. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ........................................ 91 3.1.3.6. Những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................. 92 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường..................................................................................... 97 3.2.1 Áp dụng trách nhiệm hành chính đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................................. 97 3.2.1.1. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .............................................................................. 97 3.2.1.2. Một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng trách nhiệm hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............... 100 3.2.2. Áp dụng trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................... 104 3.2.2.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................................. 104 3.2.2.2. Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................................ 106 3.2.3. Áp dụng trách nhiệm dân sự đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................... 108 3.2.3.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm dân sự đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................................. 108 3.2.3.2. Bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.............................................................. 110 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 114 CHƯƠNG 4............................................................................................................ 116 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................ 116 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 116
  9. 4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia, ký kết ....................................................................................................... 116 4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ...... 117 4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ của pháp luật .................................................................. 119 4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch, khả thi ............................................................................................ 120 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ........................................................................ 121 4.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý hành chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................... 121 4.2.2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý hình sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................... 124 4.2.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý dân sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................... 126 4.2.3.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................................................. 126 4.2.3.2. Hoàn thiện quy định giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ................................ 131 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................... 138 4.3.1. Bổ sung số lượng, nâng cao năng lực đội ngũ công chức có chức năng xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................................. 138 4.3.2. Trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................................................. 139 4.3.3. Quy chuẩn hoá các tiêu chuẩn trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................................... 140 4.3.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ....................................... 140 Kết luận Chương 4 ................................................................................................ 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 148
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu của đề tài luận án Ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể góp phần nâng cao đời sống của người dân. Với sự năng động và nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đang ngày càng có nhiều đóng góp vào việc tạo ra của cải vật chất, mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia. Sự tồn tại của các doanh nghiệp có thể cảm nhận được trong mọi mặt cuộc sống, doanh nghiệp đã trở thành một thành phần không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế, là chìa khóa để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2023, Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng, đạt những thành tựu ấn tượng về kinh tế - xã hội; mặc dù đầu nhiệm kỳ (2016) gặp sự cố môi trường biển nghiêm trọng tại bốn tỉnh miền trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), vụ ô nhiễm của Formosa đã làm cho hầu hết các loài sinh vật biển trong phạm vi dòng chảy ô nhiễm gây ra đều bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển tại bốn tỉnh Miền Trung, gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch và các thiệt hại khác. Bốn năm đầu (2016 - 2019), nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm; năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%; năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 tăng trưởng kinh tế có sụt giảm chỉ đạt 2,56%; năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn (2011 - 2022) do nền kinh tế khôi phục trở lại; năm 2023 (tính đến quý III) tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,33%. Các Báo cáo về môi trường đã chỉ rõ ra các tác động xấu từ hoạt động công nghiệp và thương mại của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đang càng ngày trở nên trầm trọng. Các vụ đại án về môi trường do các doanh nghiệp gây ra làm tổn hại sức sức khỏe và kế sinh nhai của người dân. Với mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp hài hòa với bảo vệ môi trường Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật về BVMT như 1
  11. BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức gây ONMT; Luật BVMT số 72/2020/QH14; Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đối nhóm tội phạm môi trường như các tội: Gây ONMT; vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; hủy hoại nguồn lợi thủy sản; hủy hoại rừng, vv… Tuy nhiên trong thực tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT vẫn còn khá phổ biến mà trong đó doanh nghiệp vẫn là chủ thể vi phạm chính. Các vụ việc điển hình như nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nhà máy bột ngọt VeDan Việt Nam, công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam, công ty thuộc da Hào Dương... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Gần đây vào năm 2023 cũng đã xảy ra nhiều vụ như: "Vụ gây ONMT" tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; “Vụ gây ONMT” tại Xí nghiệp Đèn ống, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, đường số 3, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tháng 5/2023); “Vụ gây ONMT” tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (tháng 8/2023), vv…Thực tiễn, các doanh nghiệp này lợi dụng chính sách thu hút vốn đầu tư; và những “lỗ hổng” về pháp luật trong lĩnh vực BVMT; đã cố tình vi phạm, với thủ đoạn tinh vi, lén lút xả thải ra môi trường như xây dựng hệ thống bí mật, phức tạp, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn1. Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật, cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho thấy các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này vẫn còn những điểm bất cập, thực tế thi hành pháp luật cũng còn nhiều vướng mắc. Do đó NCS lựa chọn đề tài luận án “Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT” làm đề tài luận án nghiên cứu của mình. Nghiên cứu này 1 Phạm Quý Ngọ, “Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT”, Tạp chí Môi trường; http://tapchimoitruong.vn/; Truy cập ngày 22.8.2022. 2
  12. nhằm mục tiêu đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Qua tổng quan nghiên cứu, có thể thấy rằng cả trong và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo BVMT. Tuy nhiên, khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường nhưng ở khía cạnh khác như: Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh, TNHC, TNHS, TNDS (bồi thường) trong lĩnh vực BVMT, vv... Do đó có thể khẳng định cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ về các loại trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT Chính vì vậy NCS xác định mục đích nghiên cứu của Luận án là: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật trong lĩnh vực BVMT trong các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước ta, phân tích thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích, đánh giá làm rõ nội dung của các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Nghiên cứu phân tích khái niệm, đặc trưng và các loại hình trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý (bao gồm TNHC, TNDS, TNHS) của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT ở Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 3
  13. Thứ tư, từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, luận án đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, nghiên cứu các quan điểm khoa học, các học thuyết về trách nhiệm pháp lý nói chung và đặc biệt tập trung vào trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT; Nghiên cứu làm rõ những đặc trưng riêng của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT; Phân tích vai trò của trách nhiệm pháp lý đối với việc BVMT tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật. Thứ hai, nghiên cứu làm rõ thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam như: Luật BVMT số 72/2020/QH14; Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; BLDS năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015; BLHS số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung Luận án nghiên cứu các quan điểm, học thuyết, vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng pháp luật chỉ ra những tồn tại và hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành, làm rõ thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. 4
  14. 3.2.2 Về không gian Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 3.2.3 Về thời gian Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT giai đoạn từ năm 2015 (Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực) đến năm 2023. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để làm rõ những vấn đề đặt ra trong mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp luận Mác-Lê nin để nghiên cứu lý luận, thực tiễn và pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Cụ thể Luận án vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện tượng, nội dung hình thức, vv...Vận dụng các quy luật của phép biện chứng trong quá trình phân tích, đánh giá các nội dung trong Luận án. Để làm rõ những vấn đề đặt ra trong mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp luận Mác-Lê nin để nghiên cứu lý luận, thực tiễn và pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu nhưng nội dung trong Luận án, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này chủ yếu sử dụng ở Chương tổng quan và Chương lý luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Bằng phương pháp này NCS sẽ phân tích làm rõ các khái niệm như: Trách nhiệm pháp lý, các nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT... Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu nội dung Chương 3 (thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp 5
  15. lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT). Phương pháp thống kê nhằm xác định thực trạng vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp so sánh pháp luật: Phương pháp này được sử dụng ở Chương 2 để nghiên cứu làm rõ những điểm tiến bộ của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT, và ở Chương 3 về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. NCS sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT của nước ta qua các giai đoạn phát triển. Phương pháp nghiên cứu điển hình: Đây là phương pháp được sử dụng ở Chương 3 để phân tích, đánh giá một số vụ vi phạm pháp luật điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Phân tích các báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê về vi phạm trong lĩnh vực BVMT của Chính phủ và các cơ quan BVMT ở Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Luận án không chỉ làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong BVMT như: Khái niệm, đặc trưng, các nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Mà còn hướng tới mục tiêu góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo việc áp dụng hiệu quả trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong thực tiễn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có giá trị nhất định để các cơ quan nhà nước tham khảo khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT nói chung, hoàn thiện pháp luật về TNHC, TNHS, TNDS của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT nói riêng. 6
  16. Luận án có giá trị tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy các môn học như Luật doanh nghiệp, Luật Môi trường và các ngành liên quan tại các trường đại học, học viện. Ngoài ra Luận án còn có thể hổ trợ các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về pháp luật liên quan đến lĩnh vực BVMT. 6. Đóng góp mới của Luận án Qua các nội dung đã nghiên cứu, Luận án của NCS có tính mới về lý luận, về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT như sau: Thứ nhất, luận án phân tích, bổ sung làm rõ hơn khái niệm trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Phân tích cơ sở pháp lý, đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá vai trò của việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, các yếu tố tác động tới việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT bao gồm: Hệ thống pháp luật; Điều kiện kinh tế- xã hội; Ý thức pháp luật; Hội nhập quốc tế. Thứ ba, luận án phân tích, bình luận các quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT theo các khía cạnh khác nhau như dân sự, hình sự, hành chính, nhằm làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Luận án làm rõ các kết quả đạt được trong việc áp dụng các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT, phân tích các nguyên nhân của những kết quả đó. Đồng thời, luận án trình bày những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT, chỉ ra những nguyên nhân của những vướng mắc đó. Thứ tư, luận án phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan. Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể, khả thi nhằm bổ sung, 7
  17. hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp về nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật được xây dựng trên cơ sở phân tích và giải quyết những nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 7. Bố cục Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8
  18. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua khảo sát, tìm hiểu NCS nhận thấy ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, cụ thể: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Dewi Fatmawaty, Hartuti Purnaweni, Yanuar Luqman, (2020), “The implementation of administrative sanctions as an instrument of environmental law enforcement in Semarang City - a review”(Đánh giá việc thực thi các biện pháp xử phạt hành chính như một công cụ thực thi pháp luật về môi trường ở Thành phố Semarang). E3S Web of Conferences 202(3):06033. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu cách thức thực thi pháp luật môi trường thông qua pháp luật hành chính, cách thức thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính như một trong những công cụ thực thi pháp luật về quản lý môi trường và các yếu tố hạn chế trong việc áp dụng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tài liệu bằng cách nghiên cứu sách, luật và quy định và các tài liệu viết khác liên quan đến tài liệu thảo luận. Mục tiêu chính của việc thực thi pháp luật trong các trường hợp gây ô nhiễm và / hoặc hủy hoại môi trường là phục hồi hệ sinh thái môi trường và cải thiện chất lượng môi trường. Các công cụ pháp lý hành chính được coi là thích hợp nhất cho mục đích này, vì đặc điểm của xử phạt hành chính là ngăn chặn thông qua giám sát và cấp phép và mang tính trấn áp thông qua việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. - H. Bachrul Amiq, (2018), “Administrative sanction in environmental law”, (Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường). International journal of research - granthaalayah 6 (6):22-37. Bài viết phân tích về thực tiễn thực thi các biện pháp xử lý hành chính về vi phạm môi trường. Bản thân việc thực thi pháp luật đối với môi 9
  19. trường hành chính có thể được thực hiện theo phương thức ngăn chặn và trấn áp. Việc thực thi pháp luật hành chính mang tính ngăn chặn được thực hiện thông qua giám sát, trong khi việc thực thi pháp luật mang tính trấn áp được thực hiện thông qua việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Giám sát và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính nhằm đạt được sự tuân thủ của công chúng đối với các quy phạm pháp luật của môi trường hành chính. Giám sát tốt như là một phần của việc thực thi pháp luật về môi trường mang tính phòng ngừa sẽ ngăn chặn việc vi phạm các quy phạm pháp luật hành chính và có thể tránh được ONMT do vi phạm. Điều này tốt hơn so với việc thực thi các biện pháp xử phạt hành chính có tính chất trấn áp sau khi vi phạm. Tuy nhiên, không có nghĩa là việc rà soát thực thi các biện pháp xử phạt hành chính là không quan trọng. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước - TS. Cao Vũ Minh (2022), “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ONMT trong pháp luật xử phạt VPHC”2. Trong bài viết này tác giả nghiên cứu về các biện pháp khắc phục hậu quả trong Luật Xử lý VPHC năm 2012, Luật Xử lý VPHC sửa đổi, bổ sung năm 2020, nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp này. Qua nội dung nghiên tác giả đã chỉ ra những điểm hạn chế bất cấp trong việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT đồng thời đề xuất một số định hướng hoàn thiện pháp luật. - Phí Duy Hùng, Lê Văn Thắng (2022), “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT”3. Bài viết phân tích đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, qua đó chỉ ra những hạn chế của pháp luật hiện hành và nhưng khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật. Bài viết cũng đề cập đến việc hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. 2 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210949/Buoc-thuc-hien-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi- truong-trong-phap-luat-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh.html 3 Khoa Luật, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Nguồn:https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/315776/CVv328S1182021114.pdf 10
  20. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Нгуен Зуй Тхань, Нгуен Зуй Фуонг (2023)4, ““Практическое применение уголовной ответственности к предприятиям, нарушающим окружающую среду, по вьетнамскому законодательству”(TNHS của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT). Юридический университет, Университет Хюэ. Тулу Издательство Национального Университета, 2023,(tr151,157). Bài viết đề cập đến TNHS của pháp nhân nói chung và của doanh nghiệp có hành vi gây ONMT nói riêng là vẫn đề mới trong pháp luật hình sự của Việt Nam. Do lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cho nên vẫn còn có những quy định chưa đầy đủ. Chính vì vậy việc áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm của pháp nhân trong thực tiễn gặp những khó khăn nhất định. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự (TNHS) của doanh nghiệp gây ONMT, NCS đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong truy cứu TNHS đối với pháp nhân. - Sandra Rousseau (2009), “Empirical Analysis of Sanctions for Environmental Offense5”(Phân tích thực nghiệm về các biện pháp xử phạt vi phạm môi trường). Bài viết nói về các biện pháp trừng phạt liên quan tới các tội phạm môi trường. Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt pháp lý là một công cụ hữu hiệu để răn đe và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thảo luận về các yếu tố quyết định và các mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm môi trường được tìm thấy trong thực tế. Ba loại yếu tố chính chính được phân tích gồm: hoàn cảnh của hành vi phạm tội, đặc điểm của người phạm tội, và các tác động gián tiếp về chính trị và thể chế. Một số xu hướng chung nổi lên: tiền phạt tăng theo thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và tiền phạt cao hơn đối với người tái phạm cũng như cố ý phạm tội. Ngoài ra, các nghiên cứu được thảo luận chỉ ra rằng các yếu tố chính 4 Юридический университет, Университет Хюэ. Издательство национального университета Тулу, 2023 г., tr151,157) 5 International Review of Environmental and Resource Economics 3(3):161-194 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2