intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

13
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế "Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay" trình bày một số vấn đề lý luận về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn; Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỐNG HOÀNG HÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI-năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỐNG HOÀNG HÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát HÀ NỘI-năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Tống Hoàng Hà
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài............................................................. 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ....................................................... 14 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ................................................................... 17 1.2.1. Về lý luận công ty trách nhiệm hữu hạn và quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn .................................................................................................. 17 1.2.2. Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ............................................................................ 18 1.2.3. Về các quan điểm, giải pháp .................................................................. 21 1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ......................................... 22 1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi và giả thiết nghiên cứu............................................ 23 1.3.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 23 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 26 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ................................................................................. 28 2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ................. 28 2.1.1. Về quản trị Doanh nghiệp ...................................................................... 28 2.1.2. Những vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn .......................... 37 2.1.3. Những vấn đề lý luận về Quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ........... 55 2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn......... 67 2.2.1. Khái niệm pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn .............. 67 2.2.2. Một số vấn đề pháp luật liên quan đến quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ............................................................................................................. 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 81
  5. Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 82 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn.... 82 3.1.1. Sự hình thành, phát triển của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam................................................................................................. 82 3.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn .................................................................................................................... 90 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 121 3.2.1. Về việc thực thi pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn .......... 121 3.2.2. Một số bất cập, hạn chế ........................................................................ 138 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 142 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ............................................................................... 143 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn................................................................................................................... 144 4.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn................................................................................................................... 149 4.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ................................................................ 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 158 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .............................................. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 163
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT ASEAN Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á BGĐ Ban Giám đốc BKS Ban Kiểm soát CĐSL Cổ đông sáng lập CTCP Công ty cổ phần CTHD Công ty hợp danh CTTNH Công ty trách nhiệm hữu hạn CTHĐ Chủ tịch hội đồng DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐTV Hội đồng thành viên HTV Hai thành viên KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư LDS Luật Dân sự LĐT Luật Đầu tư MTV Một thành viên NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản OEDC Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PGS Phó Giáo sư QTCT Quản trị công ty TGĐ Tổng Giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tiến sỹ TVHD Thành viên hợp danh VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng số 1: Thống kê các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có quy định về loại hình công ty được phép hoạt động ................................................................. 93 Bảng số 2: Tổng hợp các tỉ lệ tối thiểu để thông qua quyết định của công ty tại cuộc họp ....................................................................................................... 102 Bảng số 3: Số doanh nghiệp, vốn, lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình ............................................................................................................... 121
  8. DANH MỤC HỘP Hộp 1: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Bản án 08/2021/KDTM-PT ngày 10/03/2021 về tranh chấp phần vốn góp giữa thành viên công ty và công ty ..122 Hộp số 2: Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội Bản án số 04/2021/KDTM-PT ngày 31/3/2021 về tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty góp vốn và hoạt động trong công ty ................................................................................126 Hộp số 3: TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bản án số: 712/2021/KDTM-ST Ngày: 18-5-2021 .......................................................134
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối vốn, có chế độ trách nhiệm hữu hạn và có số lượng thành viên thường bị giới hạn, phù hợp với loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Theo nguyên tắc tách bạch về tài sản của công ty với tài sản cá nhân, nhà đầu tư là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có rủi ro cao để mang lại lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, lợi ích của nhà đầu tư lại tiềm ẩn rủi ro đối với chủ nợ vì không thể đòi nợ từ tài sản cá nhân của nhà đầu tư. Khi thanh lý, công ty chỉ trả các khoản nợ bằng tài sản của công ty và vì vậy chủ nợ đứng trước nguy cơ không lấy hết được các khoản nợ của họ. Trong thương trường, quản lý nợ và quản lý rủi ro là bài toán quan trọng giúp nhà đầu tư có thể thành công hay thất bại và vì vậy có rất nhiều cách để nhà đầu tư áp dụng, trong đó có việc quản trị. Về nguyên tắc, quản trị thuộc quyền tự do kinh doanh và quyền tự định đoạt của nhà đầu tư. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và quyền liên kết tuy có những ưu việt nhưng cũng mang đến rủi ro cho chính nhà đầu tư và khách hàng, chủ nợ của công ty nên pháp luật cần can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, trong đó có can thiệp vào hoạt động quản trị. Pháp luật quản trị công ty Việt Nam đã tham gia vào “sân chơi chung” của pháp luật quốc tế nhưng còn “hạn chế”. Luật Công ty ra đời năm 1990 có đề cập đến một số mô hình công ty. Pháp luật về quản trị mới manh nha, chưa quy định rõ ràng ở Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 mới có một số điều liên quan đến vấn đề quản trị của các loại hình công ty, chưa thể nói là có sự quan tâm sát sao hay đề cập chuyên sâu. Trong khi đó, các quốc gia có nền luật pháp phát triển như Mỹ, Đức... đã hình thành các bộ luật riêng biệt cho từng loại hình công ty ngay khi 1
  10. chúng được công nhận. Thực tế luật định về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam như trên là ít, chưa xác đáng hay nói cách khác là còn đang yếu ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những nhận thức về quản trị doanh nghiệp còn chưa nhiều thì những hướng dẫn pháp luật về quản trị doanh nghiệp, trong đó có quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn lại càng ít, chưa kể đến những khoảng “sáng – tối” và vấn đề hiệu quả của pháp luật quản trị còn hạn chế. Theo đó, các nghiên cứu về pháp luật quản trị đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chưa được coi trọng một cách thích đáng, các nghiên cứu độc lập, chuyên sâu lại càng ít (các nghiên cứu vấn đề pháp luật quản trị hiện nay phần nhiều lại tập trung ở các loại hình công ty nhà nước, công ty cổ phần theo bộ quy tắc về quản trị doanh nghiệp của OECD). Điều này đối lập với thực tế công ty TNHH là loại hình được thành lập và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay và dường như đã được ưa chuộng ở tất cả các nước, thích hợp cho những nhà đầu tư ở quy mô vừa và nhỏ. Trong bối cảnh chỉ số quản trị công ty đang là một trong những yếu tố quyết định đến sự hấp dẫn và sự phát triển bền vững của môi trường đầu tư kinh doanh, mô hình quản trị công ty TNHH của Việt Nam cần tiếp cận với xu hướng quản trị trên thế giới là biểu hiện của quá trình hội nhập quốc tế, đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải có một nghiên cứu riêng về đề tài “Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay” là tất yếu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Mục đích nghiên cứu Luận án: Mục đích của Luận án là thông qua quá trình nghiên cứu về đề tài “Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay”, để đúc kết được những nội dung: (1) Hệ thống và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn đã được đề cập ở các nghiên cứu trước đó nhưng còn nằm rải rác ở các nghiên cứu riêng lẻ, bộ phận trong các công trình nghiên cứu về các loại hình công ty khác, chưa đề cập như một 2
  11. công trình nghiên cứu độc lập riêng có đối với loại hình công ty TNHH ở Việt Nam; (2) Làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật và những vấn đề pháp luật liên quan đến quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn; (3) Từ nghiên cứu về mô hình lý luận sẽ là căn cứ để đánh giá pháp luật Việt Nam liên quan đến quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn có những ưu điểm gì? Chỉ ra được những hạn chế, bất cập và đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi của các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. - Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu như trên, Luận án về đề tài “Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay” đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết là: + Hệ thống, nghiên cứu đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn, đánh giá những ưu-nhược điểm, thiếu sót cần bổ sung. + Từ hệ thống thông tin tài liệu thu thập từ nguồn trong và ngoài nước, đưa ra những nội dung lý luận pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và những vấn đề có tác động, ảnh hưởng trong phạm vi nghiên cứu. + Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn đời sống pháp luật để đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về quản trị công ty Trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay. + Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất những nội dung, giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án - Đối tượng nghiên cứu: 3
  12. + Các nội dung lý luận về quản trị công ty TNHH và pháp luật về quản trị công ty TNHH ở trên thế giới và tại Việt Nam, chỉ rõ trường phái lý thuyết nào đã chi phối hệ tư tưởng của các nhà làm luật Việt Nam. + Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quản trị công ty TNHH, so sánh với các nước trên thế giới (Mỹ, Đức, Trung Quốc...); + Thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty TNHH của Việt Nam, có so sánh các giai đoạn liên quan đến việc sửa đổi Luật. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luật Doanh nghiệp là luật gốc, các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Dân sự... có tính chất bổ sung, làm rõ thêm các quy định về quản trị công ty TNHH. Luật Doanh nghiệp quy định rõ có hai loại hình công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nhưng Luận án sẽ tập trung nghiên cứu theo diện hẹp về pháp luật quản trị công ty TNHH HTV trở lên, do công ty TNHH MTV nhất định có mối quan hệ bên ngoài khi là đại diện vốn nhà nước, đây là vấn đề riêng có thể nghiên cứu ở một luận án độc lập khác do quy mô và tính phức tạp của loại hình doanh nghiệp này. + Về không gian: Nghiên cứu về quá trình lịch sử chi phối, tác động đến việc ban hành Luật ở Việt Nam, cụ thể là Luật công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 2005, 2014, 2020... có đối chiếu với các quy định của các nước như Mỹ, Đức, Trung Quốc... và hệ thống các nguyên tắc của OECD. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án sẽ tập trung ở việc thực thi pháp luật quản trị công ty TNHH trong đời sống các doanh nghiệp có quy mô, lịch sử phát triển ổn định lâu dài, gắn bó qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước để làm rõ những biến chuyển của doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của đất nước qua từng thời kỳ, không giới hạn phạm vi lãnh thổ. + Về thời gian: 4
  13. Tại thời điểm Luận án được nghiên cứu, hoàn thiện, Luật Doanh nghiệp 2020 mới được ban hành và có hiệu lực thực thi. Do đó, để đảm bảo quá trình nghiên cứu được thông suốt, ngoài những phân tích, đánh giá về những sửa đổi bổ sung của Luật mới so với Luật Doanh nghiệp 2014; luận án cũng sẽ sử dụng những số liệu từ giai đoạn 2014-2020 để minh chứng cho việc thực thi các điều luật được giữ nguyên trong thực tiễn pháp luật của Luật Doanh nghiệp, đến nay vẫn còn giá trị sử dụng, vẫn là xu thế và quy luật tất yếu khách quan của đời sống pháp luật. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Vấn đề của Luận án là nghiên cứu đến sự vận hành của xã hội và luật định liên quan. Nghiên cứu chủ yếu mang tính lý luận. Trên cơ sở phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac-Lê Nin, các phương pháp trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, mô hình hóa... sẽ được sử dụng ở hầu hết các chương, mục. Đối với từng mục đích và nhiệm vụ theo đuổi ở từng chương mà sẽ dùng thiên về từng phương pháp riêng, cụ thể như sau: - Phương pháp lịch sử, đối chiếu được sử dụng đối với nội dung nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật quản trị công ty TNHH. - Phương pháp so sánh và điển hình hoá được sử dụng để phân tích, đánh giá mô hình, pháp luật về quản trị công ty TNHH ở một số quốc gia khác nhau trên thế giới,so sánh với luật thực định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để phân tích và đánh giá khung pháp luật, hiện trạng pháp luật về quản trị công ty tại các công ty TNHH. - Phương pháp chuyên gia: quá trình nghiên cứu cần phải tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật về quản trị công ty TNHH để củng cố vững chắc hơn các luận điểm được đưa ra trong luận án. 5
  14. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp để đánh giá về thực trạng pháp luật QTCT TNHH ở Việt Nam và các bài học, kinh nghiệm quốc tế. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới cho nền khoa học pháp lý ở những khía cạnh sau đây: - Một là, đây là luận án Tiến sĩ đầu tiên tổng hợp, nghiên cứu độc lập các công trình khoa học trong nước và ngoài nước liên quan đến quản trị công ty TNHH và pháp luật về quản trị công ty TNHH ở Việt Nam. - Hai là, Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về công ty TNHH, quản trị công ty TNHH và pháp luật về quản trị công ty TNHH. - Ba là, trên cơ sở nghiên cứu mô hình lý luận để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty TNHH ở Việt Nam; chỉ ra việc duy trì một Luật Doanh nghiệp chung cho tất cả các loại hình công ty và không áp dụng hoàn toàn “nguyên tắc tách bạch” đã làm giảm hiệu quả các quy định pháp luật về quản trị công ty TNHH. Từ đó, dẫn đến những yêu cầu, giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản trị công ty TNHH ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo để nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý nội bộ công ty TNHH, hoàn thiện nền tảng pháp luật của hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian tới. - Ý nghĩa thực tiễn: là tài liệu khảo cứu phục vụ quá trình vận hành, áp dụng pháp luật quản trị đối với công ty TNHH cho các nhà thi hành pháp luật và các doanh nghiệp; phục vụ quá trình nghiên cứu trong công tác giảng dạy pháp luật về công ty TNHH tại Việt Nam. 7. Cơ cấu của Luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, cam kết, bảng hộp minh họa, danh mục tài liệu tham khảo, từ viết tắt và phụ lục, gồm 04 chương chính: 6
  15. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về đề tài luận án Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản trị công ty TNHH không phải là vấn đề mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Quản trị công ty TNHH đã được nhiều học giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau và kết quả nghiên cứu khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và cách tiếp cận vấn đề. Quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến công ty TNHH nói chung và quản trị công ty TNHH nói riêng từ những công trình khoa học, tài liệu của các tác gia hàng đầu thế giới và Việt Nam, NCS đã xắp xếp theo các nhóm chủ yếu sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài + Các nghiên cứu liên quan đến bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế và luật pháp phát triển thì cơ sở để phân chia các loại hình doanh nghiệp cũng không giống nhau. Về cơ bản, các loại hình công ty được thống nhất phân thành hai loại theo bản chất 7
  16. pháp lý là: công ty đối vốn và công ty đối nhân. Theo GS.TS Friedrich Kuebler và GS.TS Juergen Simon (1992) trong tác phẩm “Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức” [84], để phù hợp với loại hình “các doanh nghiệp quy mô trung bình và nhỏ”, công ty TNHH và Luật công ty TNHH đầu tiên ra đời tại Đức năm 1892, có sau khi có Luật công ty cổ phần năm 1870. Luật công ty TNHH Đức đã dần hoàn thiện qua các thời kỳ và loại hình công ty TNHH cũng dần được công nhận ở các nước phát triển khác như Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Điều này xuất phát từ nhu cầu tất yếu của tiến trình lịch sử, của sự biến hóa các loại hình công ty, không thể chỉ bó buộc với công ty cổ phần mà cần có những mô hình năng động hơn, phù hợp với nhu cầu thực tế của các thành phần kinh tế. Đối với loại hình công ty TNHH, các thành viên công ty dựa trên sự quen biết nhau, chỉ muốn chịu trách nhiệm trong phần vốn góp nên số lượng thành viên thường có giới hạn. Nói cách khác, công ty TNHH được định nghĩa theo thông lệ chung nhất, là loại hình công ty đối vốn, là một pháp nhân, có tài sản độc lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng phần vốn góp , có thể kiện và bị kiện [26, tr1]. Luật công ty TNHH của Đức, tồn tại nguyên tắc phân tách. Điều đó có nghĩa là công ty TNHH có quy chế pháp lý độc lập, tách rời khỏi các thành viên [84]. Tuy vậy, dù học theo mô hình này của nước Đức, ở các nước mức độ áp dụng nguyên tắc trên là khác nhau. Theo đánh giá của tác giả Meister/Heidenhain/Rosengarten, The German limited Liability Company, Fritz Knapp Verlag GmbH, Frakfurt am Mains, 2005 [114], Luật công ty của Đức quy định công ty TNHH là sự kết hợp giữa trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh và sự phức tạp của mô hình công ty cổ phần. Sự kết hợp này hướng tới và bảo đảm sự linh hoạt cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ và vừa. Trên tinh thần đó, các nhà làm luật người Đức đã thiết kế công ty TNHH với những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, công ty TNHH có tư cách chủ thể pháp lý độc lập kể từ khi 8
  17. được đăng ký kinh doanh (có tài sản riêng, có các quyền và nghĩa vụ độc lập với các thành viên công ty), được quyền nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản công ty. Thứ hai, thành viên công ty TNHH phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Điểm này khác với trách nhiệm vô hạn của các thành viên công ty hợp danh. Thứ ba, phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH có thể được chuyển nhượng giữa các thành viên của công ty và giữa thành viên công ty với người ngoài công ty. Tuy nhiên, việc gia nhập của người ngoài vào công ty TNHH bị hạn chế bởi những điều kiện trong vấn đề chuyển nhượng vốn góp của thành viên. Như vậy, việc chuyển nhượng góp vốn của thành viên công ty TNHH cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo đó, có thể nhận thấy rằng: chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH hạn chế hơn so với chuyển nhượng cổ phần trong CTCP (khác với sự tự do chuyển nhượng cổ phần của CTCP). Thứ tư, số lượng thành viên của công ty TNHH thường không nhiều và các thành viên thường có mối quan hệ thân thiết với nhau. Đặc điểm về số lượng thành viên công ty gần giống với công ty hợp danh. Do đó, công ty TNHH thường là những công ty có sự tham gia của họ hàng, bạn bè-công ty mang tính chất gia đình hay dòng họ. Đến nay những giá trị trên vẫn còn giá trị và hiện hữu trong đời sống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. + Các trường phái và lý thuyết, ứng dụng về quản trị công ty “Lý thuyết quản trị một cách khoa học” (Scientific Management) của Frederich Winslow Taylor (1856-1915) và các cộng sự (Mỹ) [99]; Henri Fayol (1922): "Quản lý công nghiệp và quản lý tổng hợp (Industrial and General Administration" [100]; Thuyết “Z” và những kỹ thuật quản trị Nhật Bản của Wilian Gouchi [102] và lý thuyết Kaizen của Massakiimai [103]. Laptev V.V (1975), Luật kinh tế, Nxb Khoa học, Maxcơva 9
  18. [104]. Maurice Cozian & Alian Vieandier (1989), Tổ chức công ty, tài liệu dịch của Bộ Tư pháp [105]. Ngoài ra, ở nhiều nước đã thành lập các trường riêng để giảng dạy, đào tạo những nhà quản trị doanh nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao nhất doanh nghiệp. Có thể kể đến các trường ở Mỹ: Trường MBA (Master of Business Administration), Trường Kinh doanh Ha-vớt (Harvard Business School); ở Nhật: Trường Đào tạo Giám đốc dưới chân núi Phi-ghi... Qua đó, Lý thuyết về Quản trị công ty đều thể hiện ở các phương diện: (i) Các công trình khoa học phản ánh những tư tưởng triết học và những quan điểm của quản trị tiến bộ trong doanh nghiệp. Những tư tưởng về quản trị này, ngày nay vẫn được sử dụng. (ii) Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình, ví dụ quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc,v.v. (iii) Các mối quan hệ trong quản trị công ty có thể liên quan tới các bên có các lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột: Mỗi chủ thể trong công ty đều hướng tới lợi ích của mình, trong khi lợi ích của các chủ thể không giống nhau, và nhiều khi lợi ích của chủ thể này lại gây thiệt hại cho chủ thể khác. Vì vậy, các công ty cần có một hệ thống quản trị tốt để duy trì sự xung đột lợi ích ở mức cho phép, sao cho có lợi nhất cho sự phát triển của công ty. (iv) Các tác phẩm đề cập đến phương pháp quản trị trong phòng giấy, chủ yếu nói về những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Những tư tưởng, quan điểm cơ bản của cuốn sách cho đến nay vẫn được áp dụng (Henri Fayol). (v) Tất cả các chủ thể tham gia các mối quan hệ trong quản trị công ty đều liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên đưa ra các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông và thành viên, Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động thường nhật của công ty... Và mục tiêu của Quản trị công ty là phân chia quyền lợi và trách nhiệm các thành viên một cách phù hợp, qua đó 10
  19. làm tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Kết quả nghiên cứu đều cho rằng Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn. Các công trình nghiên cứu tiếp cận về khái niệm và mô hình Quản trị công ty (chủ yếu là công ty thương mại) được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau từ mối quan hệ, sở hữu điều hành hay lợi ích của các bên. Tuy nhiên, vấn đề quản trị nội bộ công ty TNHH nói riêng chưa được các tác giả đề cập đến hoặc đề cập rất ít. + Nghiên cứu về các nguyên tắc quản trị công ty Cuốn “Các nguyên tắc quản trị công ty” (OECD Principle of Corporate Governance) xuất bản năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) [37]; Fayol, H. (1917) General and Industrial Management [101]. Dunod et E. Pinat, Laura Empson (2007), Managing the Modern Law Firm: New Challenges, New Perspectives, Oxford university press; (Quản trị công ty luật hiện đại: Những thách thức mới và viễn cảnh mới).[111] Kết quả nghiên cứu của các công trình chủ yếu đưa ra những nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty, đặc biệt là quản trị công ty cổ phần hay doanh nghiệp nhà nước nhằm hướng tới một mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề quản trị công ty TNHH chưa được các công trình khoa học nêu trên mổ xẻ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của luận án là làm rõ 11
  20. và xác định cụ thể các nguyên tắc để đảm bảo sự gắn kết logic giữa cái chung và cái riêng trong QTCT TNHH. + Nghiên cứu về các thành tố tạo nên nền tảng của quản trị công ty và quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn Vấn đề này được nghiên cứu trong công trình của Everett-Nollkamper, Pamela (2008), Fundamentals of Law Office Management: Systems, Procedures and Ethics, West Legal Studies Series (4th ed.) (Nền tảng của quản trị công ty luật: cơ chế, thủ tục và đạo đức) [112]. Tác giả Geoffrey C. Hazard, Jr. and Angelo Dondi (2004), Legal Ethics: A Comparative Study, Stanford University Press; (Đạo đức pháp lý: cách nhìn theo học thuyết so sánh) [113]; Cally Jordan (3.12.2004), "Một số phương thức điều chỉnh nhóm công ty", bài viết trình bày tại hội thảo Nhóm công ty và các vấn đề liên quan, The World Bank, CIEM, IFC MPDF, Hà Nội [82]. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý thực hành luật thương mại, luật kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [83]... Các tác giả tiếp cận và đưa ra những tiêu chí để đảm bảo rằng: cốt lõi của quản trị công ty phải được xây dựng và chịu sự tác động của các thành tố khác nhau như: thị trường, sở hữu, đạo đức kinh doanh và đạo đức pháp lý,… nhằm tạo nên mô hình quản trị công ty minh bạch, hiệu quả. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đề cập đến nền tảng hình thành và phát triển của các công ty, trong đó vấn đề bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật và đạo đức pháp lý. Đây là những nội dung gắn liền với sự thịnh vượng hay suy tàn của công ty. Từ việc tiếp cận các công trình khoa học nói trên có thể nhận thấy: quản trị công ty, quản trị công ty TNHH được xem xét chủ yếu trên các phương diện: (i) lịch sử hình thành và phát triển mô hình công ty; (ii) thành tố tác động; (iii) nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý công ty và (iv) hệ quả của quản trị công ty. Các công trình khoa học này là những tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu của nghiên cứu sinh trên cơ sở đi tìm “cốt lõi” 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2