3
tỉnh Lâm Đồng và VPC thuộc 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông. Tác giả lựa chọn 5 tỉnh VPC trên bởi các
tỉnh này có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết trong PTDL
của tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, Đắk Lắk và Đắk Nông có nhiều nét tương
đồng về văn hóa, tự nhiên với Lâm Đồng bởi cùng thuộc vùng Tây
Nguyên. Với Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận, sự khác biệt khá
nhiều về các TNDL và vị trí gần kề là cơ sở để các địa phương thuận
lợi thực hiện liên kết trong PTDL với Lâm Đồng.
5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu:
Luận án được tiếp cận dựa vào: Quan điểm hệ thống, quan điểm
tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan
điểm phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập và xử
lý tài liệu, phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp, phương pháp
khảo sát thực địa, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp bản đồ và
hệ thống thông tin địa lý (GIS).
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu
6.1. Trên thế giới:
- Nghiên cứu về tài nguyên PTDL đã nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, tiêu biểu có I.A. Vedenhin và
N.N.Misonhitrenco (1969), N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov
(1973), I.I.Prirôjnik (1985), John Bryson, Secretary of Commerce
(2012),…Các công trình nghiên cứu tập trung vào các điều kiện phát
triển và đánh giá tài nguyên du lịch.
- Nghiên cứu về liên kết trong PTDL đã có nhiều công trình của
các nhà khoa học như: Tove Oliver & Tim Jenkins (2003), Inskeep.E
(1991) và Mathildavan Niekerk (2014).Các công trình đã đưa ra các
đặc điểm, vài trò của liên kết trong PTDL.
6.2. Ở Việt Nam:
- Các nhà nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận chung cho DL,
hình thành các cơ sở khoa học khác cho các nghiên cứu về các điều
kiện và thực trạng PTDL ở nước ta: Vũ Tuấn Cảnh, (1995), Phạm
Trung Lương (2000), Nguyễn Minh Tuệ cùng các cộng sự (2010),
Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (chủ biên) (2017).