intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 2

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gành Tướng Gành Tướng là một doi đất nhô ra biển phía ngoài vũng La, thuộc xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, phía Đông thị trấn Sông Cầu. Nơi đây còn lưu truyền câu chuyện về bàn cờ tiên khá thú vị. TRUYỀN THUYẾT: Chuyện kể rằng, vào ngày mùng hai Tết năm ấy là ngày kị Hà Bá, một ngư dân đi đánh chài vào lúc chiều tối, phát hiện hai ông lão râu tóc bạc phơ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 2

  1. Gành Tướng Gành Tướng là một doi đất nhô ra biển phía ngoài vũng La, thuộc xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, phía Đông thị trấn Sông Cầu. Nơi đây còn lưu truyền câu chuyện về bàn cờ tiên khá thú vị. TRUYỀN THUYẾT: Chuyện kể rằng, vào ngày mùng hai Tết năm ấy là ngày kị Hà Bá, một ngư dân đi đánh chài vào lúc chiều tối, phát hiện hai ông lão râu tóc bạc phơ, tướng mạo phương phi đang đánh cờ trên gành đá, ông hốt hoảng buông tay chài. Hai ông lão nhìn ông và nói: “Ta là thiên tướng nhà trời, thấy phong cảnh hữu tình nên xuống đánh cờ, ngươi đã trông thấy thì không được kể với bất cứ ai, ta sẽ cho ngươi sống đến trăm tuổi, nếu kể “ắt phải chết” rồi biến mất. Người đàn ông chài lưới kia hoảng sợ mang chài về, không dám xuống vịnh chài cá như những hôm trước đây. Quả nhiên sau đó công việc làm ăn của gia đình ông ngày mỗi khấm khá, trở thành một ngư dân giàu có trong làng, mua sắm được nhiều ghe bầu chở cá, mắm, muối đi vào tận Đàng Trong bán, rồi chở gạo, vải vóc về bán lại cho các thương buôn khác trong vùng. Mãi đến năm ông chín mươi mốt tuổi, nhân dịp cúng lăng, ông vô tình kể lại câu chuyện xảy ra cách đây bốn mươi năm. Đêm ấy, trong giấc ngủ chập chờn, ông thấy hai thiên tướng xuất hiện, bảo ông đã phạm lời nguyền. Ông tỉnh giấc, gọi con cháu kể lại giấc mơ rồi nhắm mắt ra đi. Ngày này, trên mỏm đá Gành Tướng vẫn còn in dấu bàn cờ, mặc dù thời gian, mưa nắng, sóng biển đánh vào đã làm cho phiến đá mòn đi khá nhiều. GÀNH ĐÁ ĐĨA - PHÚ YÊN Gành Đá Đĩa là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An đi theo đường xã lộ Cây Keo-An Ninh về hướng
  2. Đông chừng 10 km là tới. Từ thành phố Tuy Hòa, đi trên quốc lộ 1A ngược ra hướng Bắc khoảng 31km, gần đến cầu Ngân Sơn thuộc huyện Tuy An, bạn rẽ vào một con đường rải nhựa dài 12 km, thẳng tắp và khá ấn tượng với những cánh đồng rộng, những đồi núi chập chùng là đến Đá Đĩa. Gành Đá Dĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chiều rộng tối thiểu 50 mét, chiều dài tối đa 200 mét. Gành có cấu tạo tự nhiên hết sức kỳ lạ: những cột đá hình ngũ giác, lục giác dựng đứng thành từng cột khít nhau, đều tăm tắp như có đôi tay khổng lồ nào đó sắp đặt. Đá đứng, đá ngồi, đá nằm, đá ngông nghênh như những cây cột chống trời, đá bày thạch trận giữa trùng khơi… Nhìn từ xa, Đá Đĩa trông như một tổ ong, lại gần lại giống như những chồng chén đĩa trong các lò sành sứ. Có lẽ vì thế mà có tên gọi như vậy. Những cột đá ở đây có màu đen huyền hoặc nâu vàng, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng. Ở giữa gành có một hõm trũng, nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng và trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau. Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt. Ở Gành Đá Đĩa, bạn có thể ngồi hàng giờ câu cá dò, cá dìa, cá vẩu... hoặc cùng các cậu nhỏ người địa phương đi cạy “vú nàng” — một loài nghêu sống bám vào ghềnh đá, rồi nướng muối ớt xanh tại chỗ để nhâm nhi vài xị đế... Theo các nhà địa chất học, từ hàng triệu năm trước núi lửa hoạt động trong khu vực này, phun nham thạch ra bề mặt trái đất rồi nguội lại đông cứng thành đá. Trên thế giới hiện nay, ngoài gành Đá Dĩa ở Việt Nam thì Scotland là nơi thứ hai có một địa điểm đá xếp chồng thành những cột thẳng đứng giống như gành Đá Đĩa Việt Nam, có tên gọi là Giant’s Causeway (Con Đường Của những Người Khổng Lồ), đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986. Riêng gành Đá Dĩa đã được Bộ VHTT xếp hạng thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia vào năm
  3. 1998. TRUYỀN THUYẾT: Gành Đá Đĩa không chỉ thu hút du khách bở vẻ đẹp lạ kỳ mà nó còn nhuốm màu huyền thoại với truyền thuyết kho báu biến thành đá. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, có một người nọ rất giàu có nhưng chẳng may vợ chết sớm, chưa kịp có với nhau mụn con nào. Vốn là người chung thuỷ, ông ta không tục huyền và nảy ra ý định tu tập Phật pháp. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phân phát cho người dân trong vùng để làm kế mưu sinh. Số còn lại ông cất vào kho cạnh bờ biển (tức thôn 6 xã An Ninh Đông ngày nay) với ý định là sau này khi thành đạo, số của cải ấy sẽ đem ra xây dựng chùa chiền và dâng tặng cho vị minh quân nào yêu thương con dân như con đẻ. Sau thời gian dài tu tập thành Đạo, ông theo Phật về cõi Niết bàn chưa kịp dùng số của cải kia cho ý tưởng tốt đẹp ban đầu. Biết có kho tiền cạnh bờ biển, nhiều kẻ nảy lòng tham, đang đêm hè nhau đến kho cướp bóc, đốt kho, tuy nhiên, tất cả kho báu đã biến thành đá. Ngoài ra còn có nhiều dị bản khác nhau, nhưng nhìn chung đều giải thích rằng, gành Đá Đĩa chính là số của cải vàng bạc của một người thương buôn tốt bụng biến thành. Một số cụ già ở Tuy An thì kể rằng xưa kia vùng đất này có cảnh trí rất thơ mộng, đến nỗi các vị tiên từ thiên đình chọn nơi đây làm nơi đối ẩm đề thơ, ngâm vịnh. Vì thế cho nên họ đã chuyển chén vàng dĩa ngọc từ cung đình xuống để bày yến tiệc, ngắm cảnh. Đến khi các vị tiên này ngao du cảnh trí ở những nơi khác thì bỏ quên số chén dĩa nói trên, lâu ngày hóa thành những cột đá để An Ninh Đông có gành Đá Dĩa tuyệt đẹp như ngày nay. CHỢ MA LIÊN - PHÚ YÊN Chợ Ma Liên là tên cũ của chợ Mỹ Quang, thuộc làng Ma Liên, thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ
  4. Quốc lộ 1A đi về hướng Đông qua chợ Xổm (tức chợ Phú Thạnh) chừng khoảng 2,5km dọc theo bờ biển là gặp chợ Ma Liên. Chợ Ma Liên và chợ Xổm là hai ngôi chợ ở huyện Tuy An họp theo âm lịch, hàng tháng vào các ngày mùng 1, 11, 21 và mùng 6, 16, 26. TRUYỀN THUYẾT: Ngày xưa, ranh giới giữa hai làng Phú Quí (Mỹ Quang nay) và Long Thủy có một bãi cát rộng, lô nhô cồn cát. Nơi này dân quanh vùng dùng làm nơi chôn cất người quá cố từ đời này qua đời khác, trở thành một nghĩa trang. Mồ mả lớn nhỏ chi chít liền nhau. Từ thôn Phú Quí xuống Long Thủy đi ngang qua giữa khu mồ mả bằng một đường truông hai bên toàn là gai bàn chải. Tương truyền hoàng hôn, tròn bóng hay nửa đêm, con đường này ít người dám qua lại. Nếu đi phải có vài ba người, mới dám. Tương truyền, trên đất Ma Liên có cồn Xương nằm bên đông núi Hòn Mây, là nơi ngày xưa các vua chúa triều Nguyễn đã cho chém đầu hoặc chôn sống hàng ngàn người trong phong trào “Bình Tây sát tả” để thanh trừng những người theo Thiên Chúa giáo, đến nỗi xương nổi lên thành cồn cao, gọi là Cồn Xương. Khi phong trào ấy chấm dứt, người dân trong vùng gom góp tiền của xây dựng đình lẫm để cúng tế các cô hồn chết oan ức trong thời kỳ ấy vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Chợ Ma Liên thuở ấy không rộng lắm, bốn gian lều lá xếp thành hai hàng đối diện nhau, chính giữa là lối đi. Chợ họp buổi chiều cho dân quanh vùng mua bán hàng hóa, rau quả, cá tôm…Truyền thuyết kể rằng, xưa thường hay có ma trà trộn vào đi chợ. Khi mua bán xong, người ta kiểm lại thì thấy có một số là tiền vàng mã đã đốt thành tro. Vì vậy nên những người mua bán tại chợ này thường kèm theo thau nước để thử tiền: hễ tiền nổi trên mặt nước là tiền giả của ma tiên, còn loại tiền bỏ vào liền chìm xuống đáy thau là tiền thật. Chưa hết, đám ma tiên ở Cồn Xương còn đứng chặn người đi chợ gửi mua những thứ này nọ, và dẫu cho biết tiền gửi là tiền giả nhưng những người được ma tiên nhờ cậy vẫn phải bỏ tiền túi ra mua rồi đến chỗ cũ, đặt bên lề đường cho ma tiên ra nhận. Ca dao có câu:
  5. Ma Liên là Ma Liên tiên Đi chợ mang tiền có kẻ theo bưng Bán rồi bỏ nước xem chừng Tiền nổi thì chớ tiền chìm thì vâng Anh về ở trỏng Ma Liên Anh nhớ ra liền kẻo để em trông. SUỐI CHỒNG MÂM - PHÚ YÊN Suối Chồng Mâm nằm vắt ngang qua QL25 cách thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên 3km đường chim bay về phía Tây. Dân chúng quen gọi là suối Chầm Mâm. Đây là con suối nhỏ chảy ra từ các dãy đồi thấp ở phía Tây và đổ vào sông Ba. Suối sâu, lòng suối có nhiều đá tảng, đá gốc. Đứng trên QL25 nhìn chéo qua hướng đầu nguồn của suối ta có thể nhìn thấy những tảng đá tròn hay hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Tuy không đều đặn và liền khít như mỏm đá ở gành Đá Dĩa, nhưng có thể hình dung như những chiếc mâm khổng lồ chồng lên nhau một cách bừa bãi. TRUYỀN THUYẾT: Về lai lịch của những tảng đá nằm trên suối, người Chăm có một truyền thuyết như sau: Thuở xưa, Trời sinh hạ được người con trai và hết mực thương yêu. Nhưng chẳng bao lâu sau, đứa con trai ngã lăn ra chết đột ngột. Quá thương con, Trời cho chôn cất ngay tại bờ suối gần nhà. Đến ngày bỏ mả, Trời cho đặt những mâm thịt chồng lên nhau. Mâm dưới cùng là thịt gà, chim cu, mâm kế là chồn rắn, mâm tiếp theo là heo rừng, nai… Để có được những mâm thịt như vậy người nhà trời phải lặn lội vào rừng nhiều tháng liền săn bẫy chim thú và cũng hàng tháng liền nấu nướng chế biến cho đúng ngày để Trời cho mời tất cả các chư thần đến dự lễ bỏ mả của con mình. Sau đó Trời mời mọi
  6. người vào ăn uống. Chư thần nào đến trước thì ăn mâm trên cùng, xong đến lượt các chư thần khác ăn mâm tiếp theo cho tới mâm cuối cùng…Các chư thần ăn xong mạnh ai về nơi ở của người ấy, bỏ lại những chiếc mâm trống, không ai dọn dẹp nên những chiếc mâm ấy bị xô lệch, vất bừa bãi, lâu ngày những chiếc mâm đựng thịt hoá thành đá đen. Hiện nay, các mâm đá chồng lên nhau do thời gian và lũ lụt cuốn xô làm đổ, lệch nghiêng hay trôi ra gần đấy. ĐỀN THỜ LÊ THÀNH PHƯƠNG - LÊ THÀNH PHƯƠNG - PHÚ YÊN Đền thờ Lê Thành Phương: Cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân Sau khi cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương khởi xướng và lãnh đạo bị thất bại, phong trào chống Pháp của nhân dân Phú Yên bùng lên vào năm 1892 với cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân. Võ Trứ (không rõ năm sinh) quê ở làng Nhơn Ân, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, sau di cư vào La Hai, thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, trong một gia đình nông dân, nhưng có học chữ Hán và giàu lòng yêu nước. Lúc bấy giờ Pháp đã đặt xong nền thống trị trên đất nước ta, nhưng ông vẫn nuôi hy vọng đánh đuổi quân Pháp, giải phóng đất nước. Trước hết, Võ Trứ gia nhập làm môn đệ thầy chùa Đá Bạc (ở làng Chánh Danh, thuộc Bình Định), tại đây, có một vị lão tăng tu theo Phật. Lúc này dân chúng bị bệnh dịch, đến xin thuốc và bùa phép chữa trị nên nhà sư phát cho mỗi người đến xin một tấm giấy có ấn “Ngũ công quan âm”, đem về đốt ra tro hòa với nước lã uống. Có một số người đã khỏi bệnh, Võ Trứ được thừa hưởng ấn phép đó sau khi lão sư tăng tịch, Võ Trứ gặp Trần Cao Vân trong khoảng thời gian này. Sau đó, ông về lại Đồng Xuân là nơi có nhiều người quen, ông áp
  7. dụng ngay phương thuật sở trường là cho thuốc, phát bùa, nhương sao, giải hạn cho đến tống quái, trừ tà để mua chuộc lòng dân lúc bấy giờ còn quá tin vào những phương thuật ấy, nhất là với đồng bào ở miền núi. Nhờ những hoạt động đó, ông len lỏi khắp buôn làng, tuyên truyền, kích động tinh thần ái quốc chống Pháp. Ông còn liên lạc với các nhà sư ở khắp các phủ, huyện, xã thôn và những người đồng chí đã kết giao với ông từ lâu hoặc mới gia nhập để bàn kế hoạch hành động. Rằm tháng 7 năm 1897, nhằm vào ngày lễ Trung nguyên, bổn đạo thập phương đi lại các chùa đông đảo. Để che mắt nhà cầm quyền đương cục, Võ Trứ và Trần Cao Vân lợi dụng ngay cơ hội này triệu tập một cuộc hội nghị bí mật tại chùa Đá Trắng[3] bàn kế hoạch khởi nghĩa. Năm 1898, dân chúng Phú Yên bị thiên tai mất mùa, cơm không đủ ăn, lại phải đóng các loại sưu cao, thuế nặng cho chính phủ Bảo hộ. Bọn cường hào dựa vào bọn quan thầy Pháp gây bao tội ác trong thôn xóm, lòng dân căm thù sục sôi, Võ Trứ quyết định khởi binh. Vào một đêm năm 1898, dưới lá cờ đề bốn chữ “Minh Trai chủ tể”, Võ Trứ ngồi trên lưng ngựa chỉ huy một đạo quân từ khu rừng thuộc huyện Đồng Xuân kéo xuống tỉnh lỵ Phú Yên ở Sông Cầu, với vũ khí là giáo, mác, rựa và bùa hộ mệnh. Kế hoạch của Võ Trứ trước hết là vây trại lính tập, đoạt lấy súng đạn, chuyển chủ lực của họ về cho dân binh, tiếp đến là chiếm các dinh sở của chính phủ Bảo hộ và Nam triều. Dọc đường dân chúng gia nhập mỗi lúc một đông.[4] Khoảng 11 giờ đêm, khi gần tới dốc Quít (cách Sông Cầu chừng 4 km), Võ Trứ đang thúc dục ngựa tiến tới, bỗng từ phía trước có tiếng súng. Võ Trứ biết có quân Bảo hộ chặn đường, liền hạ lệnh bắn, tức thì, hàng trăm cánh cung đồng thời bắn ra một lượt, tên bay như mưa, hàng ngàn dân binh reo hò vang dậy… Trong lúc đang hăng hái thì khoảng 4-5 người trúng đạn chết, một số khác bị thương, hoảng sợ kêu rú lên, cả đoàn người quay đầu tháo chạy, làm cho đám dân binh ô hợp bắt đầu rối loạn, xô nhau mạnh ai nấy chạy. Võ Trứ cùng các vị sư tăng không còn đốc suất được
  8. nữa đành phải đưa quân rút lui vào rừng. Trước đó vài tháng, sự chuẩn bị của Võ Trứ đã lọt vào mắt của bọn mật thám, nên viên Công sứ và Bố chánh Phú Yên đã báo các phủ, huyện biết để đề phòng. Rồi đến hôm Võ Trứ dẫn quân về Sông Cầu, viên Tri huyện Đồng Xuân là Lưu Tấn đi báo, do đó bọn Pháp mới đem một toán lính tập vào dốc Quít chặn đánh. Mấy ngày sau, thực dân Pháp tập trung quân đi đốt nhà, bắn giết một cách dã man đồng bào các xã gần khu căn cứ. Trước cảnh dân tình bị chết và mất mát nhà cửa, Võ Trứ quyết định tự nộp mình cho giặc. Quân xâm lược yêu cầu ông nhân danh cả phong trào đầu hàng và hợp tác với chúng, Ông không chịu, chúng đã chém và treo đầu Ông ở cầu Tam Giang. Chính Pháp cũng kiêng nể gọi Ông là “Vua người Thượng”. Cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, người Pháp gọi là “giặc rựa” hay “giặc thầy chùa”. Tuy chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa trong các tầng lớp nhân dân thật lớn lao. Tờ trình của Công sứ Phú Yên Blainville gửi Khâm sứ Trung Kỳ viết: “Quân của Võ Trứ có khoảng 600 người có cả Công giáo[5], Phật giáo, mà nhiều nhất là Phật giáo. Hai tướng của Võ Trứ là Nguyễn Khỏe tức là Đội Khỏe, tín đồ Phật giáo và Huỳnh Cụ tức là cai Nam , tín đồ Công giáo. Võ Trứ đi đến đâu cũng được dân chúng và các nhà chức trách địa phương đón rước và hiến dâng lễ vật như một giáo chủ đạo Hồi hay một vị thượng quan đi kinh lý. Còn những người mà y biết làm do thám cho tôi (cho Pháp) đều bị giết như chánh tổng Tiền và chàng rể ở Cà Lúi. Khi bắt được Võ Trứ và Nguyễn Khỏe, trước mặt tôi họ vẫn nói: “Tôi muốn đánh đuổi người Pháp để giành độc lập cho Tổ quốc và lật đổ triều đại đương quyền đã phản bội quyền lợi dân chúng. Nhưng tiếc rằng công việc không thành, các ông cứ đem tôi mà chém, đừng nói nhiều lời”. Nguyễn Khỏe còn nói: “Trước đây ta là tướng cho Bá Sự (Nguyễn Hào Sự) nay ta làm tướng cho Võ Trứ không may bị bắt, ta biết đầu ta sắp rụng, nhưng không có chút bận tâm, chết cho tự do hơn là sống để làm tôi tớ cho các người”. Báo cáo mật của Công sứ Phú Yên gửi Khâm sứ Trung Kỳ cũng
  9. thừa nhận khí phách của phong trào Võ Trứ như sau: “Dân Phú Yên tuy ít học, nhưng họ giữ được ý thức độc lập, tự do. Từ hai năm nay ta xen vào công việc của họ một cách trực tiếp, họ nhìn ta với con mắt căm thù. Hơn nữa, họ còn ghi lại trong ký ức những cuộc chiến đấu của cha ông họ chống lại người Pháp khi chúng ta đặt chân tới mảnh đất này. Nay có người gợi lại truyền thống ấy và khuyên dụ họ, tức thì họ nghe theo. Chỉ vì vậy mà Võ Trứ cùng Nguyễn Khỏe tướng của Võ Trứ quê ở Tuy An đã thành công trong việc khuếch động dân chúng nổi dậy chống người Pháp đông đảo và nhanh chóng như vậy. Có ôn lại chuyện cũ mới hiểu rõ chuyện ngày nay. Ta còn nhớ từ ngày lập Tòa sứ tại Sông Cầu, chúng ta đã nhiều lần đối phó với sự chống đối khá mạnh, khi ngấm ngầm, lúc công khai của dân chúng ở đây. Và những làng theo Võ Trứ đều phải nộp “phí tổn chiến tranh” là 20.000 sợi dây thừng và một số vật dụng khác. Phong trào chống xâu thuế ở Phú Yên năm 1908 Ở Trung Kỳ cuộc vận động “xin xâu” còn gọi phong trào Duy Tân, bắt đầu từ Quảng Nam (tháng 3-1908) rồi lan dần đến các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ở phía nam và Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình ở phía bắc. Ởù Phú Yên, dưới sự lãnh đạo của các ông Nguyễn Hữu Dục và Lê Hanh phong trào chống sưu cao thuế nặng, chống cường hào, chống đồi phong bại tục, cổ động dùng hàng nội hóa, mở trường dạy học chữ quốc ngữ bùng lên mạnh mẽ. Những đoàn người ăn mặc rách rưới, mang theo chiếu rách, cơm khô, bắp rang lũ lượt kéo đến phủ huyện, đòi giảm thuế, giảm sưu. Họ đến đâu cũng hô hào đàn ông cắt tóc, hưởng ứng và tham gia đi xin sưu. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông, kéo nhau xuống phủ Tuy Hòa, đóng tại thôn Đông Phước (xã Hòa An, huyện Phú Hòa nay). Tối hôm đó, chánh tổng Hớn đi báo với Tri phủ Tuy Hòa rồi ra Tòa sứ Sông Cầu nói rằng: “dân chúng Tuy Hòa đang nổi loạn”. Vì vậy, khi dân chúng kéo đến phủ Tuy Hòa, viên Tri huyện đã trốn mất, cửa phủ đóng chặt. Đoàn biểu tình dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Hữu Dục từ Tuy Hòa kéo ra phối hợp với đoàn biểu tình ở Tuy An do Huỳnh Tấn
  10. Phòng, Nguyễn Trọng Thuật chỉ huy. Số người lên tới khoảng 2000, kéo ra Sông Cầu, nhưng khi ra tới trạm Gành (tức Phú Tân, thuộc xã An Cư nay) thì gặp tên Quan Hai và 10 tên lính tập từ Sông Cầu vừa tới. Bọn Pháp thấy đoàn biểu tình quá đông, bắn súng chỉ thiên, Ông Nguyễn Hữu Dục chạy lại vừa ôm tên quan Pháp vừa la “Chúng tôi chỉ đi xin sưu, chớ có làm giặc, làm ngụy gì mà bắn”. Tên quan Hai tưởng ông cướp súng liền thúc mạnh báng súng ra sau, chẳng may trúng ngực khiến Ông chết ngay tại chỗ. Liền đó, bọn lính tập được lệnh bắn vào đoàn biểu tình, làm cho nhiều người chết và bị thương, đám đông chạy tán loạn, bọn Pháp rút về Sông Cầu. Đoàn biểu tình tiếp tục lên đường, rước cả xác ông Nguyễn Hữu Dục cũng như các tử thi khác đi theo, với khí thế uất hận và sôi sục. Song khi tới cầu Tam Giang, bọn thực dân Pháp lại cho lính cản ngăn và đàn áp thẳng tay, cuộc biểu tình tan rã. Phong trào Săm Brăm Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khắp vùng núi rừng Trường Sơn đã dấy lên phong trào chống thực dân Pháp với quy mô lớn, bao gồm nhiều tộc người và nhiều tỉnh tham gia mà Phú Yên là trung tâm. Trong nhiều tài liệu gọi là phong trào Săm Brăm, cũng có tài liệu gọi là phong trào “Xu đỏ”, hoặc phong trào “lấy nước phép đánh Tây”. Săm Brăm vốn là người có uy tín, lại hiểu nhiều về phong tục tập quán, nên được dân làng suy tôn làm người đứng đầu làng, sau đó là cả vùng. Tinh thần yêu nước chống Pháp của ông cũng được mọi người kính nể. Sau những năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào yêu nước lại nổ ra mạnh mẽ và dồn dập khắp nơi. Thực dân Pháp một mặt tăng cường khủng bố, mặt khác chúng ra sức bóc lột và vơ vét của cải tài nguyên. Ở miền núi Phú Yên, chúng bắt đầu làm đường số 7 (nay là quốc lộ 25) từ Tuy Hòa đi Cheo Reo, mở đồn điền tại Vân Hòa, bắt nhân dân phải nộp sưu, đi phu, làm xâu liên miên. Cạnh đó, Pháp còn lập thêm nhiều đồn bốt, trại giam và nhà tù để giam cầm các sĩ phu yêu nước. Tại nhà giam Trà Kê gần quê hương Săm Brăm, địch bắt giam nhiều nhà cách mạng và cũng
  11. tại đó đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh. Săm Brăm được phong trào cổ vũ và thôi thúc, được các chiến sĩ tại nhà giam Trà Kê động viên nên ông hăng hái hoạt động, đứng ra khởi xướng phong trào đấu tranh chống Pháp trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngôi nhà sàn 9 gian, dài đến 25m rộng 8m của Săm Brăm trở thành nơi tụ họp dân làng và đại biểu các dân tộc gần xa. Trai làng náo nức luyện tập bắn nỏ, ném lao, làng gần làm trước rồi đến làng xa làm theo. Bà con Êđê, Chăm, Bana ở Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân đều hướng về Săm Brăm. Rồi người Chăm và Bana ở Vân Canh, An Lão (Bình Định), người Cadong, H’rê (Quảng Ngãi) người Xê đăng (Quảng Nam) lần lượt đến với phong trào. Ở Đắc Lắc các cụ già ở xã Ea H’Leo, huyện Ea H’leo nay còn kể lại: “Khi ấy có một tin len lỏi đến tận mỗi buôn làng của người Ê đê, M’nông, Gia Rai, Xê đăng rằng: vào một ngày nhất định mỗi buôn làng trong toàn vùng phải cử từ 3 đến 7 người đi đến vùng xã Ea Tơ linh, huyện Krông Bách, Đắk Lắk, tức là tới buôn Ama Y (nay thuộc xã Phước Tân) để lấy nước thần, Ông Săm Brăm, người thuộc dân tộc Chăm ban phát. Các buôn làng trên cao nguyên sôi nổi chuẩn bị, mọi người từ già đến trẻ đều đóng góp một đồng xu đỏ có in hình vua Lu-i, mà người Gia Rai khi ấy gọi là Lui nộp cho trưởng làng. Từng buôn cử một tốp trai gái chưa lập gia đình đến giã gạo để trưởng buôn mang đi nộp cho Săm Brăm. Con gái giã gạo, con trai nhặt chọn những hạt không vỡ, không sứt mẻ cho vào một cái chai “đặc biệt” đậy kín nắp, gọi là chai gạo đóng góp. Buôn Ea Teng cử 3 người là Nay Y Bu, Sin Y Huy và R’băm Y Sin mang tiền xu, chai gạo và một số lễ vật gồm có gà và rượu ché. Trên đường đi lấy nước thần mọi người tuyệt đối không được bắt và ăn thịt thú rừng. Nhà Săm Brăm chật kín người từ các nơi đổ về. Gạo đóng góp của mỗi buôn được đổ vào bồ, tiền xu cũng được đổ vào gùi. Chỉ mấy ngày gạo và tiền đã đầy có ngọn. Săm Brăm chỉ nhận gạo và tiền, còn gà và rượu được làm lễ cúng. Cúng xong, ông lấy chai đựng
  12. gạo xuống dòng sông Cà Lúi rửa râu và tóc của mình, rồi đổ nước đầy chai, trao cho những người đi “lấy nước thần” mang về. Dân làng tin rằng có nước phép đó thì đạn bắn không chết và sẽ tránh được bệnh tật ốm đau”.[6] Thực dân Pháp thấy sự lớn mạnh của phong trào, tìm mọi cách đối phó và đàn áp, khủng bố. Cuối năm 1936, tên đồn trưởng Tân An đã đích thân dẫn lính đến bắt Săm Brăm. Chúng đưa ông về giam ở đồn Trà Kê, rồi đày lên Buôn Ma Thuột. Một thời gian sau, chúng đưa ông ra giam tại Sông Cầu và cuối cùng đưa ra tận nhà lao Thanh Hóa. Sau đó, thực dân Pháp đã cho lính đến nhà lấy hết tài sản, bắt bớ và khủng bố người thân gia đình. Ngôi nhà cũng bị chúng phá dỡ và đưa về đồn Trà Kê, những đồng xu cũng bị cướp sạch. Thực dân Pháp tìm cách xóa bỏ hết dấu tích của phong trào Săm Brăm trên quê hương ông. Cũng người dân làng Ea Teng kể: “Sau đợt lấy nước thần rầm rộ ấy, một thời gian ngắn thực dân Pháp bắt ông Săm Brăm và đày đi biệt tích. Mọi người mới hiểu rằng dưới một hình thức có vẻ thần bí, ông Săm Brăm có ý đồ tập hợp các dân tộc Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Thực dân Pháp còn đàn áp nhiều người sau chuyến đi lấy nước thần, làng Ea Teng mỗi người phải đi phu 10 ngày, xâu thuế cũng tăng lên”. Toàn tỉnh lúc này chia làm hai phân khu. Phân khu Bắc từ đèo Cù Mông đến đèo Tam Giang; Phân khu Nam từ đèo Tam Giang đến đèo Cả. Nguồn: saigontoserco.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2