intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình làm phim hoạt hình 3D

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

663
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình làm phim hoạt hình 3D Để làm một bộ phim 3D, cần qua một quá trình rất nhiều bước, đa số các bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim như thế. Chuẩn bị kịch bản phim Để có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được viết cặn kẽ trong kịch bản này. Vẽ model sheet...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình làm phim hoạt hình 3D

  1. Quy trình làm phim hoạt hình 3D Để làm một bộ phim 3D, cần qua một quá trình rất nhiều bước, đa số các bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim như thế. Chuẩn bị kịch bản phim Để có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được viết cặn kẽ trong kịch bản này. Vẽ model sheet Trong mỗi bộ phim đều có các nhân vật, nhân vật chính và nhân vật phụ. Các nhân vật này hoạt động trong nhiều cảnh trí khác nhau. Trước khi tạo phim, người ta cần phác thảo kỹ lưỡng hình dáng của các nhân vật trong phim trên giấy. Ví dụ, hãng phim hoạt hình Walt Disney cần làm phim hoạt hình về chuột Mickey, trước hết người ta sẽ phác thảo trên giấy xem hình dáng của chuột Mickey phải như thế nào. Hình dáng này phải được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho bộ phim. Công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, người ta cũng cần phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào. Vẽ storyboard Sau khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong phim, bước tiếp theo là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Công việc này giống như là vẽ truyện tranh trên giấy. Từ những khung ảnh dùng để kể lại câu chuyện
  2. trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim. Một phân cảnh trong phim được gọi là một scene. Vẽ background Đây là bước tạo cảnh nền cho phim. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Để cho các bối cảnh này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy hay hiện nay, người ta cũng có thể dùng một phần mềm đồ họa 2D nào đó để vẽ ra trước. Ví dụ, trong phim có cảnh trong một khu rừng, thì cần phác thảo trước khu rừng đó sẽ có những cây cối như thế nào,... Công việc này cũng giống như để quay một bộ phim, đạo diễn phải đi chọn một cảnh thích hợp để quay vậy. Để làm một bộ phim 3D, khung cảnh này sau khi phác họa cũng phải được tạo lại thành không gian 3 chiều trên máy tính vì khi các nhân vật diễn trong bối cảnh đó có thể quay ở bất cứ góc quay nào. Modelling Sau khi đã phác thảo nhân vật trên giấy, để cho nhân vật cử động được trong phim, người ta phải dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3 chiều trên máy tính. Công việc này gọi modelling. Người họa sĩ làm modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác. Bạn lưu ý rằng nhân vật trên giấy chỉ là 2 chiều và chỉ thấy được vài hướng của nó, còn thể hiện trong không gian 3 chiều thì phải thấy được nhân vật ở tất cả các hướng giống như người thật vậy. Hơn nữa, người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên khuôn mặt của nhân vật. Texturing
  3. Sau khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật, tức phải xác định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao,... Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh đỏ tím vàng... mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật. Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,... Công việc tạo ra các dạng màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ bóng,... gọi là tạo chất liệu và tạo texture cho nhân vật. Các vật thể trong phim cũng cần tạo như vậy. Tạo xương Để các nhân vật có thể cử động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho nhân vật. Người họa sĩ làm công việc này cần có những hiểu biết nhất định về giải phẩu học (anatomy). Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để tạo ra các bộ xương này. Dựa vào những hiểu biết về giải phẩu học và nhân vật 3D đã modelling xong, người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá trình này có rất nhiều tính toán để sau này có thể diễn được nhân vật và giảm thiểu tối đa những sai sót về mặt vật lý. Công nghệ 3D mang sức sống mới cho "Toy Story" và một loạt phim yêu thích Nguồn: Yahoo Movies Dịch bởi: Casper @ DienAnhNet
  4. "Toy Story" đã luôn được làm theo đồ họa 3-D, mặc dù khán giả có thể không nhận ra điều đó. Công nghệ làm phim hoạt hình trên máy tính với thiết kế 3-D đã làm nên cú đột phá ở hãng Pixar từ năm 1995, theo đó các máy quay phim ảo chuyển động qua các khoảng cách số, lưu lại dữ liệu hình khối và kích thước của các nhân vật cùng cách bố trí. Tại thời điểm này, hầu hết các rạp chiếu chưa được trang bị máy chiếu công nghệ cao, buộc các nhà làm phim phải nén hình trở lại không gian phẳng hai chiều để có thể công chiếu rộng rãi tại nhiều cụm rạp. Hơn một thập kỷ sau đó, công nghệ chiếu đã bắt kịp công nghệ làm phim đồ họa máy tính, thôi thúc những bậc thầy làm phim như Jeffrey Katzenberg, James Cameron, Peter Jackson và John Lasseter tiến thẳng vào công nghệ 3-D với tuyên bố đây là tương lai của điện ảnh. Disney - Pixar, hãng đã phát hành bộ phim 3-D "Up" hồi đầu năm nay, dung hòa hai yếu tố tương lai và quá khứ với việc tung ra phiên bản 3-D của "Toy Story" và "Toy Story 2".
  5. "Đó là một tác phẩm tuyệt vời bởi Pixar đã khám phá được khả năng chuyển động không gian trong công nghệ 3-D," Bob Whitehill, chuyên gia thiết kế lập thể chịu trách nhiệm giám sát dự án làm mới của Pixar, cho biết. "Chúng tôi đã không thể thực hiện được tại thời điểm đó, nhưng bây giờ mọi thứ đã khác." Câu chuyện được đề cử giải Oscar về thế giới của Woody, Buzz Lightyear và những người bạn trong chiếc hộp chứa đầy đồ chơi không phải là điển hình duy nhất của những phim được yêu mến sẽ được trang bị thêm công nghệ 3-D: Công ty Lightstorm của Cameron cho biết họ đang thao tác để có một "Titanic" 3-D. Cha đẻ của "Star Wars" George Lucas cũng sẵn lòng biến sáu phần phim nổi tiếng này sang định dạng chiếu 3-D và công ty của ông, Lucasfilm, đã làm việc với một hãng phát triển công nghệ để bàn bạc kế hoạch này, tuy nhiên phát ngôn viên của công ty cho biết họ chưa lên lịch trình cụ thể.
  6. Công việc chuyển thể phim người đóng sang 3-D mang nhiều thách thức hơn, Whitehill nói. Các nghệ sĩ phải nhân bản hình ảnh phim gốc để tạo thêm một góc nhìn, sau đó gọt dũa cắt bỏ từng phần hình ảnh để tạo ra ảnh không gian ba chiều. Những hình ảnh yêu cầu chuyên sâu hơn được làm bằng cách nhập các lớp hình ảnh phẳng vào máy tính đồ họa không gian hình học, từ đó tạo ra những khoảng cách tự nhiên, ví dụ như khoảng cách nhô ra tự nhiên của chiếc mũi so với đôi tai. Mặc dù thử nghiệm đã được tiến hành trên "Wall-E" và "Ratatouille", Pixar không có kế hoạch phát hành phiên bản 3-D của hai phim này, tuy nhiên với những phim khác được tung ra trong tương lai hãng sẽ duy trì cả hai phiên bản không gian hai chiều và ba chiều. Việc phát hành phiên bản 3-D của hai phần "Toy Story" đầu tiên còn nhắm tới một mục đích khác: quảng bá cho "Toy Story 3" sẽ công chiếu vào mùa hè năm sau.
  7. Việc đưa hai anh chàng Woody và Buzz của năm 1995 trở lại màn bạc không phải dễ dàng. Ngay cả khi phim gốc được làm sẵn ở không gian ba chiều, Whitehill và đội ngũ cộng sự của anh bao gồm 20 chuyên gia thiết kế vẫn phải mất gần 18 tháng trời làm việc ròng rã. Thử thách đầu tiên là vấn đề công nghệ: Trích các file hình ảnh số được làm từ phần mềm của 15 năm về trước. Thứ hai là yêu cầu sáng tạo, Whitehill nói: "Làm thế nào để chúng tôi mang tới cho khán giả những cảm xúc ngoài yếu tố họ căng mắt vì hiệu quả hình ảnh?" Đào sâu về không gian, "Toy Story" cho khán giả cảm nhận rõ hơn cú ngã nhào của Woody từ trên giường xuống sàn nhà, và không gian thực sự trong chiếc hộp đồ chơi của một đứa trẻ ra sao. "Mục đích của chúng tôi đó là mang lại những trải nghiệm sâu hơn cho người xem, kéo bạn vào câu chuyện và hình ảnh, thay vì hướng bạn đến những thứ nhô khỏi màn hình," Whitehill cho biết thêm. Nhóm làm việc của anh thao tác trên hai phim từng chút một, họ cẩn thận điều chỉnh tốc độ của từng chuyển động và độ sâu hình để chúng hiện lên trên phim thật tự nhiên, không gây nhức mắc, đặc biệt là tạo hiệu quả chiều sâu hình ảnh. Theo Whitehill: "Sự yêu thích của khán giả dành cho 3-D mang tính chủ quan. Nhưng chứng nhức đầu không phải chủ quan mà có."
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2