intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng viết kịch bản phim

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

716
lượt xem
162
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn viết kịch bản phim Tất cả những tác phẩm điện ảnh và truyền hình đều xuất phát từ kịch bản. Không có đạo diễn nào bắt tay vào việc thực hiện phim mà không có sẵn một kịch bản trong tay. Bộ phim khi hoàn tất sẽ thành công hay thất bại, phần lớn cũng do kịch bản đặc sắc hay tầm thường, hoặc yếu kém. Để có được một bộ phim đặc sắc về nội dung lẫn hình thức, nhất thiết phải bắt đầu từ một kịch bản hoàn chỉnh. Vậy làm sao để viết được kịch bản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng viết kịch bản phim

  1. kỹ năng viết kịch bản phim Muốn viết kịch bản phim Tất cả những tác phẩm điện ảnh và truyền hình đều xuất phát từ kịch bản. Không có đạo diễn nào bắt tay vào việc thực hiện phim mà không có sẵn một kịch bản trong tay. Bộ phim khi hoàn tất sẽ thành công hay thất bại, phần lớn cũng do kịch bản đặc sắc hay tầm thường, hoặc yếu kém. Để có được một bộ phim đặc sắc về nội dung lẫn hình thức, nhất thiết phải bắt đầu từ một kịch bản hoàn chỉnh. Vậy làm sao để viết được kịch bản như thế? Những trang hướng dẫn sau đây sẽ giúp ích được phần nào trong bước đầu các bạn muốn đi vào một lĩnh vực mới: viết kịch bản phim. TRƯỚC KHI VIẾT Bạn muốn thử sức trong một lĩnh vực mới: viết kịch bản điện ảnh. Trước khi viết, bạn nên thấy rõ điều này: Tác phẩm điện ảnh xuất phát từ truyện phim, tức kịch bản, yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cốt cách và chất lượng của bộ phim tương lai. Phải có kịch bản hay mới làm được phim đặc sắc, mà mỗi bộ phim là một tác phẩm của tập thể, đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và công sức của nhiều người đóng góp. Nếu là tác giả kịch bản, trách nhiệm của bạn rất lớn. Khi vào cuộc, bạn phải có quyết tâm viết được kịch bản hay. Muốn được như thế, bạn phải có thời gian chuẩn bị khá lâu dài, thu thập những kiến thức chuyên môn về nghệ thuật thứ bảy, ít ra trong lĩnh vực viết truyện phim. Hiện nay ở Việt Nam có rất ít những nhà biên kịch được xem là chuyên
  2. nghiệp, tức là đã được đào tạo nghiêm túc, tìm hiểu "ngôn ngữ điện ảnh", tiếp cận được những phương pháp quay phim, dựng phim,ï sử dụng đúng những chất liệu để hoàn thành tốt kịch bản. Điều ấy rất cần thiết để tránh cho các nhà đạo diễn gặp phải khó khăn khi làm phim với những kịch bản văn học chưa phải là kịch bản điện ảnh, mà chỉ là những truyện kể rất gần với tiểu thuyết. Về phần bạn, nếu muốn thành công trong lĩnh vực viết kịch bản, trước hết bạn nên biết rõ những đặc tính của nghệ thuật thứ bảy. ĐẶC TÍNH CỦA ĐIỆN ẢNH: Phần nào giống như văn học, như kịch, điện ảnh là một nghệ thuật phản ánh cuộc đời, và qua quá trình tồn tại điện ảnh dần dần tích lũy được những thủ pháp của các ngành nghệ thuật khác, tạo thành ngôn ngữ riêng của mình, đến nay ngôn ngữ ấy đã đạt tới mức gần như hoàn hảo. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến những điểm đặc biệt quan trọng mà nhà biên kịch điện ảnh cần phải quan tâm, nếu muốn thành công trong việc viết truyện phim. Đặc tính nhứ nhất: Điện ảnh tổng hợp tinh hoa các nghệ thuật khác. Khi xem phim, chúng ta thưởng thức cùng một lúc nhiều loại nghệ thuật: văn học, kịch nghệ, âm nhạc, ca múa, hội họa, kiến trúc. Có thể nói rằng tất cả các ngành nghệ thuật đều góp phần tạo nên tác phẩm điện ảnh. Các ngành nghệ thuật ấy khi đến với điện ảnh đã từ bỏ tính độc diễn của chúng để hòa tan trong những hình ảnh và âm thanh, tạo ra một chất tổng hợp hoàn toàn mới: chất điện ảnh. Nhà văn cần để ý tới chất tổng hợp đặc biệt ấy của nghệ thuật thứ bảy khi viết kịch bản điện ảnh.
  3. Đặc tính thứ hai: Điện ảnh gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điện ảnh lúc mới ra đời chỉ là những hình ảnh chuyển động nối tiếp nhau. Dần dần, điện ảnh chinh phục âm thanh, làm chủ màu sắc, mở rộng màn ảnh gấp đôi, gấp ba, tiến tới màn ảnh vòng cung, màn ảnh toàn diện. Mỗi lần xuất hiện những thay đổi hoặc bổ sung kỹ thuật mới như thế đều có ảnh hưởng đến ngôn ngữ điện ảnh. Tương lai của điện ảnh còn đang mở ra trước mắt, ngữ pháp điện ảnh luôn chuyển mình để tự hoàn chỉnh. Tác giả kịch bản điện ảnh nên thích ứng, sẵn sàng tìm hiểu để đi theo kịp đà tiến triển của kỹ thuật. Đặc tính thứ ba : Điện ảnh có tính quần chúng mạnh mẽ nhất. Mỗi bộ phim đều được thực hiêän để cho rất nhiều người xem. Quyển tiểu thuyết nào được vài mươi nghìn độc giả, vở kịch nào được vài trăm nghìn khán giả, sự hưởng ứng như thế là quá đủ. Nhưng đối với điện ảnh, như thế chưa phải là thành công. Đối tượng của điện ảnh là hàng triệu khán giả. Muốn đến với đông đảo khán giả, điện ảnh phải vận dụng một loại ngôn ngữ trực tiếp, gần với cuộc sống nhất. Ở các nghệ thuật giải trí khác, hát bội chẳng hạn, sân khấu biểu diễn có tính cách hoàn toàn ước lệ, với không gian chật hẹp giữa những tấm màn vẽ những cảnh triều đình, hoặc cảnh rừng, hoặc một cảnh nào khác. Những đạo cụ diễn xuất toàn là thứ giả. Diễn viên chỉ dùng roi kết hợp với động tác nhảy múa, giả như cỡi ngựa chạy được vài ba vòng là khán giả hiểu nhân vật đã vượt qua hàng trăm dặm đường trên lưng
  4. ngựa. Ở nghệ thuật điện ảnh, những hình ảnh phải hiện lên như thật, với sinh khí nóng hổi của cuộc sống, của thiên nhiên. Về tính chất gần gũi với hiện thực, không một nghệ thuật nào có thể so sánh với điện ảnh. Tính chất này đòi hỏi trong phim, từ diễn xuất đến bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hóa trang, từ lời thoại đến tiếng động, mọi thứ đều phải tạo cho khán giả cảm giác như thật. Người xem sẽ rất khó chịu khi thấy nhân vật có những hành động ngượng ngùng hoặc phóng đại, khi nhận ra những bối cảnh giả, những đạo cụ giả trên màn ảnh. Nhiều người cho rằng điện ảnh cũng là một loại giả tạo như các ngành nghệ thuật khác, bởi vì tất cả những gì xảy ra trong phim đều do trí tưởng tượng, do sự sắp xếp của biên kịch và đạo diễn. Đúng thế, nhưng nếu nghĩ rằng sắp xếp là giả tạo, thì sự giả tạo này vẫn phải tuân theo quy luật của đời sống thật. Kịch bản sân khấu có thể chấp nhận sự sự cường điệu để tạo nên kịch tính hoặc tô đậm tính cách nhân vật. Trái lại, kịch bản điện ảnh không cho phép rời xa lô gích của cuộc sống, ngoại trừ những kịch bản viết cho các loại phim đặc biệt: viễn tưởng, phim hài, phim giải trí rất bình dân. Tác giả kịch bản chỉ đạt được trình độ nghệ thuật cao, khi nào cảm nhận được cuộc sống một cách sâu sắc, tiếp cận được cuộc sống một cách tỉnh táo để nhìn thấy những nét tích cực của xã hội, hướng hoàn thiện của con người, để lồng vào đó tư tưởng nhân văn của mình. Giữ được sự trung thành với cuộc sống không có nghĩa là đem y nguyên cuộc sống lên màn ảnh. Điện ảnh là nghệ thuật, nên cần phải chọn lọc những gì có ý nghĩa nhất trong cuộc sống để xây dựng thành công tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2