VIẾT KỊCH BẢN PHIM
lượt xem 131
download
Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Tại sao lại là “phác thảo”? Bởi vì một bộ phim là một sản phẩm mang tính hợp tác cao độ. Đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ. Họ có thể sẽ xin ý kiến của bạn hoặc không làm thế. Họ có thể bổ sung thêm một số cây viết cùng với bạn, hoặc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VIẾT KỊCH BẢN PHIM
- VIẾT KỊCH BẢN PHIM
- Chương 1 Kịch bản là gì? ........................................................................................................................ 3 Chương 2 Các loại kịch bản..................................................................................................................... 6 Chương 3 - Dàn trang trong kịch bản ban đầu ........................................................................................ 8 Chương 4 - Các yếu tố của kịch bản ...................................................................................................... 10 Chương 5 - Hành động .......................................................................................................................... 12 Chương 6 - Tên nhân vật ...................................................................................................................... 14 Chương 7 - Lời thoại ............................................................................................................................. 16 Chương 8 - Phần trong ngoặc đơn ........................................................................................................ 18 Chương 9 - Extension - Phần mở rộng .................................................................................................. 21 Chương 10 - Transition: Từ nối ............................................................................................................. 23 Chương 11 - Góc quay........................................................................................................................... 25 Chương 12 - Page Breaking: Ngắt trang ................................................................................................ 28 Chương 13 - Viết tắt ............................................................................................................................. 31 Chương 14 - Một loạt cảnh................................................................................................................... 34 Chương 15 - Xen cảnh........................................................................................................................... 37 Chương 16 - Tiêu đề ............................................................................................................................. 40 Chương 17 - Trang tiêu đề .................................................................................................................... 42 Chương 18 - Bản thảo sản xuất ............................................................................................................ 44 Chương 19 - Khoá số trang.................................................................................................................... 46 Chương 20 - Đầu trang ......................................................................................................................... 48 Chương 21 - Những loại kịch bản khác ................................................................................................. 51 Chương 22 - Trang tiêu đề của phim truyền hình .................................................................................. 53
- Chương 1 Kịch bản là gì? Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Tại sao lại là “phác thảo”? Bởi vì một bộ phim là một sản phẩm mang tính hợp tác cao độ. Đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ. Họ có thể sẽ xin ý kiến của bạn hoặc không làm thế. Họ có thể bổ sung thêm một số cây viết cùng với bạn, hoặc yêu cầu bạn viết lại toàn bộ. Điều đó cũng là bình thường. Tuy nhiên, vì có quá nhiều người cùng tham gia quá trình làm một bộ phim, kịch bản cần đạt một số chuẩn nhất định mà các bên đều hiểu được, vì thế sinh ra một số khuôn mẫu, cách trình bày, ghi chú và nhiều quy ước khác. Văn bản này sẽ bao quát các yếu tố cơ bản thường được dùng để viết kịch bản. Điều quan trọng cần nhớ là phim là một tác phẩm về hình ảnh. Bạn không KỂ cho khán giả nghe câu chuyện của bạn mà là bạn cho họ XEM. Bạn phải học viết kịch bản MỘT CÁCH CÓ HÌNH ẢNH, viết những cái mà khán giả sẽ NHÌN THẤY, NGHE THẤY. Bạn có thể yêu nhân vật của mình, biết họ nghĩ gì nhưng điều quan trọng là làm thế nào đưa được những điều đó lên màn ảnh. Khi đó, bộ phim có thể xong ở phần nhìn, thường được thay đổi ít nhiều trong hiện trường làm phim. Vì thế, hãy chỉ viết những hình ảnh, âm thanh, lời nói và để phần còn lại cho các nhà làm phim. Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp dẫn? Những bộ phim mà bạn yêu thích, phần lớn có nhân vật làm bạn mê đắm. Khán giả xem một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được ĐẮM CHÌM trong những nhân vật đó, cho dù họ có
- thích hay không. Những người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng trong khi những kẻ gian trá độc ác lại làm cho ta tức điên. Một bộ phim hay luôn chứa đựng trong nó một vấn đề nhất định. Đó không chỉ là cái mà người ta muốn, nó là thứ cần phải đạt được, dù mối nguy hiểm có như thế nào, giống như trong bộ phim Indinana Jones and the Raiders of the Lost Ark. Hay nó là thứ mà rất nhiều nhân vật mong muốn, giống như bức tượng đen, nhỏ trong The Maltese Falcon. Đôi khi, nó cũng có thể là thứ không nhìn thấy – ví như tự do cho nhân dân trong Lawrence of Arabia hoặc Gandhi. Tất cả những thứ đó làm thành nhiệm vụ của nhân vật - thậm chí mang đến cho nhân vật chính sức mạnh siêu nhiên. Nó có thể là thứ mang tính cá nhân (tình yêu) hoặc vì lợi ích của tất cả mọi người (cứu thế giới khỏi bàn tay của người ngoài hành tinh) nhưng nó phải mạnh mẽ và phát triển lên tột bực khi câu chuyện được hé mở. Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường của người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra đối với cả người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều quan trọng với cả hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold Schwarzenegger và Sinbad giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho cậu con trai. Cả hai đều không được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột có thể được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng phải hiện diện trong câu chuyện của bạn, nếu không, bạn chẳng có chuyện nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật chính cũng mang trong mình một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí, tinh thần của họ, chỉ có thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết quả - tức là mục tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm này là “ma” trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”. Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó mô tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy Quest, một ý tưởng có thể đưa ra là:
- giả sử những diễn viên trong đoàn làm một bộ phim khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn nổi tiếng, bị cuốn vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh, những người tin rằng phim của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”. Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm được để đi xem ngoài rạp. Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp cận họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản thành công thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định được thể loại của nó. Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành độc nhất nhưng bạn có thể nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được không? Liệu đó có phải là một câu chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm hài hước hay phiêu lưu hành động? Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác phẩm của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò chơi, sẽ không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước, bao gồm những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn nên làm theo những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để sản xuất và đạo diễn bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những người bạn sẽ làm việc cùng cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn.
- Chương 2 Các loại kịch bản Dưới đây là danh sách một số kiểu kịch bản đang được dùng ngày nay. Tài liệu này sẽ giới thiệu loại hình kịch bản cho Phim nhựa/Phim truyền hình. Tài liệu nhắc tới: * Kịch bản/ Phim nhựa * Phim truyền hình Không nói đến: * Stage Plays and Musicals * Phim hài tình huống (3 camera, 1 camera, băng và phim) * Audio/Visual Scripts/Dual Column * Multimedia Người viết kịch bản cho bất kỳ loại hình nào trên kia sẽ phải giới thiệu thành quả của họ theo hai kiểu dưới đây, phụ thuộc vào việc họ đang muốn bán nó hay kịch bản đã được đem đi dựng thành phim. Submission Scripts Còn gọi là Spec Script. Đây là kịch bản được viết mà không được đặt trước hay mua, với hy vọng rằng nó sẽ được bán. Phần giới thiệu này sẽ thiên về những triết lý của kịch bản spec, trong đó, để nói rằng “hãy tránh xa quá trình cộng tác. Những thứ nên hoặc không nên làm bạn sẽ thấy ở đây, sẽ phản ánh triết lý này. Shooting Scripts: Kịch bản quay Một khi kịch bản của bạn đã được chấp thuận, nó thường sẽ được viết lại nhiều lần trước khi đem đi dựng thành phim. Khi đã hoàn tất, nó sẽ trở thành kịch bản sản xuất. Tất cả
- các cảnh, góc quay trong kịch bản này đều được đánh số. Mỗi cảnh và các góc quay đều bị cắt thành những phần nhỏ. Giám đốc sản xuất phim có thể thay đổi thứ tự các cảnh quay để tận dụng hiệu quả sân khấu, diễn viên và địa điểm. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu kịch bản phim nhựa vì nó là loại phổ biến nhất hiện nay. Sau đó, ta sẽ nói về các loại hình khác, dựa trên những gì đã biết. Nhận định chung: Mặc dù một mô hình ngày càng được tiêu chuẩn hoá nhưng không hề có MỘT CÁCH, MỘT KIỂU căn lề, MỘT phong cách nhất định. Luôn luôn có MỘT PHẠM VI ĐÚNG. Những điều chỉnh của phần mềm viết kịch bản nằm trong phạm vi này.
- Chương 3 - Dàn trang trong kịch bản ban đầu Quy tắc: Kịch bản thường được viết trên giấy trắng khổ 8 ½ inch x 11 inch (1 inch = 2.54 cm), đục ba lỗ. Số trang được đánh ở góc trên bên phải (ở phần header). Trang đầu tiên không phải đánh số. Font chữ chọn dùng là font Courier 12. Lề trên và lề dưới từ 0,5’’ tới 1’’. Lề trái khoảng 1,2’’-1,6’’. Lề phải từ 0,5’’ tới 1’’. Font chữ Courier 12 được sử dụng dành cho mục đích về thời gian. Một trang kịch bản font chữ Courier 12 sẽ tương đương với 1 phút trên màn ảnh. Những người đọc có kinh nghiệm có thể phát hiện ra những kịch bản dài bằng việc đo đếm tập giấy trên tay của họ. Mẹo viết: Phần mềm viết kịch bản được soạn trước với tất cả những quy luật trên. Độ dài kịch bản Kịch bản trung bình một bộ phim nhựa, theo truyền thống, sẽ vào khoảng 95 tới 125 trang. Hiện nay ở Hollywood, kịch bản thường vào khoảng 114 trang. Các bộ phim hài thường ngắn hơn, drama (chính kịch) dài hơn. Trong trường hợp phim hành động, các dòng mô tả cua bạn chỉ mất 10 giây để đọc nhưng phải mất tới 45 giây trên màn ảnh. Đại uý Owens bỏ túi xách và nhặt chiếc súng máy. Anh chạy từ cửa này qua cửa khác, né đạn của kẻ thù trong khi bắn trả lại cho đến khi anh tiến tới tháp chuông nhà thờ. Mẹo viết:
- Nếu kịch bản của bạn có nhiều cảnh như trên, số trang có thể ít nhưng điều đó không có nghĩa rằng bộ phim nếu được dựng sẽ ngắn. Cũng với những dữ kiện tương tự, một biên kịch khác cũng có thể rút ngắn gọn hơn nhiều. Điều đó phụ thuộc vào phong cách của từng cá nhân người viết. 125 trang được coi là một kịch bản dài. Độ dài là một yếu tố rất quan trọng. Khi bạn đưa kịch bản cho nhà sản xuất, điều đầu tiên họ làm là xem qua các trang để ước chừng nó dài thế nào. Cho dù kịch bản của bạn rất hay, nếu nó quá dài, họ có thể từ chối đọc nó. Ác cảm với những kịch bản dài là do vấn đề kinh tế. Thời lượng một bộ phim dưới hai giờ có nghĩa là sẽ được chiếu nhiều hơn trong các rạp chiếu phim, nghĩa là doanh thu nhiều hơn cho nhà phân phối, nhà sản xuất, thậm chí cả bạn, người viết kịch bản. Khi thấy rằng kịch bản của mình quá dài, bạn phải bắt đầu cắt ngắn tác phẩm của mình. Luôn nhớ rằng nếu một cảnh có thể được bỏ và câu chuyện không ảnh hưởng gì, cảnh đó không cần thiết. TẤT CẢ CÁC CẢNH không chỉ là đưa câu chuyện tới phần kết, mà nó nên là một phần không thể thiếu dẫn tới đỉnh điểm
- Chương 4 - Các yếu tố của kịch bản Có những yếu tố độc nhất về cách căn lề, để cỡ chữ và vị trí của các dòng tạo nên một mô hình chung và tính thống nhất của kịch bản. Một khi bạn đã quen với những điều này, bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà những người trong cuộc thường làm. Các yếu tố của kịch bản gồm có: Scene Heading : Mở cảnh Action :Hành động Character Name : Tên nhân vật Dialogue: Lời thoại Parenthetical Nội dung trong ngoặc đơn Extensions Mở rộng Transition Từ nối Shot Cảnh quay Mở cảnh Mẹo viết: Phần Mở cảnh thường đặt cách lề trái 1,5’’ và ít khi dài đến gần lề phải. Phần này được viết HOA. Sau những từ NỘI. hoặc NGOẠI. ta dùng một dấu chấm và dùng dấu gạch ngang để phân biệt các yếu tố khác. Mở cảnh cho người đọc thấy cảnh đó diễn ra ở đâu. Chúng ta đang ở bên trong (NỘI.) hay bên ngoài (NGOẠI.). Sau đó là nêu tên địa điểm: PHÒNG NGỦ, PHÒNG KHÁCH, tại SÂN BÓNG, bên trong XE. Và cuối cùng, nó có thể bao gồm cả thời điểm trong ngày – ĐÊM, NGÀY, HOÀNG HÔN, BÌNH MINH... để “đặt bối cảnh” trong tâm trí người đọc.
- Phần mở cảnh cũng có thể bao gồm thông tin về quá trình sản xuất ví như TIẾP TỤC, hoặc CẢNH CHÍNH hay CẢNH CÓ SẴN. Dưới đây là một vài ví dụ về phần mở cảnh. NỘI. PHÒNG NGỦ - SÁNGNGOẠI. CÂU LẠC BỘ KHOẢ THÂN LAS VEGAS – HOÀNG HÔNNỘI. VĂN PHÒNG – ĐÊM – TIẾP TỤCNGOẠI – BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNHNGOẠI – PASADENA - DIỄU HÀNH HOA HỒNG – CẢNH CÓ SẴN Mẹo: Phần mềm viết kịch bản sẽ tự động lưu lại mỗi câu mở cảnh bạn dùng, khiến bạn không phải viết lại đoạn đó một lần nữa và nó cũng giúp kịch bản thống nhất. Không có gì phiền hơn là khi người đọc nhìn thấy một đoạn mở cảnh thế này: NGOẠI. - RỪNG NHIỆT ĐỚI NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Và hai trang sau: NGOẠI. - RỪNG NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Việc giữ cho phần mở cảnh thống nhất cho phép người đọc hình dung ra địa điểm cụ thể và không phải xác định xem đây có phải là một cảnh mới hay không. Rõ ràng, bạn không muốn người đọc không tập trung vào câu chuyện của bạn. Dưới đây là một ví dụ về phần mở cảnh chuẩn trong kịch bản: MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH Chúng ta đã “xác định” rằng chúng ta đang ở bến tàu vào lúc bình minh.
- Chương 5 - Hành động Quy tắc: Phần mô tả hành động được viết từ trái sang phải, dùng cả chữ hoa lẫn chữ thường. Khi giới thiệu một nhân vật lần đầu tiên, tên nhân vật đó phải viết hoa. Mẹo: Phần mềm viết kịch bản đã được lập trình sẵn để trình bày phần này theo đúng quy tắc. Tất cả những gì bạn cần quan tâm là sáng tác truyện. HÀNH ĐỘNG hay còn gọi là phần mô tả bối cảnh vẽ ra hiện trường của cảnh quay và cho phép bạn giới thiệu các nhân vật. Phần này được viết ở THÌ HIỆN TẠI. Mẹo viết: Tất cả mọi hành động trong kịch bản đều diễn ra BÂY GIỜ. Bạn luôn dùng thể chủ động (cửa đóng) chứ không phải thể bị động (một cánh cửa bị đóng lại). Bạn luôn viết ở THÌ HIỆN TẠI, không phải quá khứ. (Tất nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như trong phim The Wind and the Lion của John Milius, hoạt động được mô tả ở thì quá khứ như một cuốn tiếu thuyết nhưng sau đó, chính John đạo diễn bộ phim của ông ta). Các khổ trong phần này phải ngắn gọn, không nên viết nhiều quá 4-5 dòng. Người đọc có thể lướt qua mà không hề đọc chúng.
- MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngắt. NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie. Người đọc bắt đầu hình thành một ý tưởng về bối cảnh và hành động đang diễn ra. Chúng ta biết rằng ta đang ở trên một con tàu, hai nhân vật được giới thiệu, chúng ta có đôi chút cảm nhận về sự xuất hiện về thể chất của họ. Và ta có bằng chứng về quan hệ của họ. Hãy tránh việc viết về góc quay và máy quay. Nếu bạn phải nhấn mạnh một vài cảnh, hãy viết nó ở trên một dòng đơn. Góc và máy quay là thẩm quyền của đạo diễn, thường được đưa vào kịch bản sản xuất. Những tấm vải đắt tiền che cơ thể bất động, trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Anh ta kéo tấm chăn xuống và cười gằn trên cơ thể loã lồ của Julie. Frankie chùn lại. Có một vết xăm ác quỷ trên vai cô nàng mà anh chưa từng thấy trước đó.
- Chương 6 - Tên nhân vật Quy tắc: TÊN NHÂN VẬT được viết hoa và cách lề trái 3,5’’. Trước khi một nhân vật nói, biên kịch đưa TÊN NHÂN VẬT để giúp độc giả biết được rằng đoạn hội thoại của nhân vật này sẽ theo sau. Tên nhân vật có thể là một tên bình thường (JOHN) hoặc mô tả hình dáng (GÃ BÉO) hoặc một nghề nghiệp (BÁC SĨ). Đôi khi, bạn có thể có CẢNH SÁT SỐ 1, sau đó là CẢNH SÁT SỐ 2. Việc này cũng được nhưng các diễn viên sẽ thích hơn nếu bạn cá nhân hóa vai của họ bằng tên. Hãy cố để làm cho thống nhất. Mẹo: Khi dùng phần mềm viết kịch bản, bạn không phải lo khi tên nhân vật dài. Chương trình sẽ tự động học và ghi nhớ NHỮNG TÊN NHÂN VẬT của bạn, cho phép sự thống nhất và thoải mái. Không cần thiết phải lo lắng những JACQUELINE hay DR. FRANKENSTEIN, bạn chỉ cần ghi nhớ nó bằng hai phím tắt. Phần mềm viết kịch bản cũng chèn vào đúng khoảng cách giống như khổ trước, tiết kiệm cho bạn hàng nghìn phím trong suốt quá trình viết. MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát.
- NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
- Chương 7 - Lời thoại Quy tắc ĐOẠN HỘI THOẠI cách lề trái 2,5’’. Một dòng hội thoại có thể dài 30-35 ký tự vì thế lề phải có thể thay đổi, thường là 2.0 – 2.5’’. Mẹo Lời thoại hay là cửa sổ vào tâm hồn của nhân vật của bạn. Nó phải có vẻ chân thực … nó là lời thoại. Khán giả cảm giác như có thể lắng nghe thấy tương tác giữa các nhân vật. Đoạn hội thoại hay có thể dùng ngôn ngữ bình dân nhưng được thể hiện bằng cảm hứng tuyệt vời và thậm chí trở thành những câu nỏi nổi tiếng trong một văn hóa nổi tiếng, giống như câu của Clint Eastwood trong phim Dirty Harry Callahan: “Go ahead. Make my day”. Đọc to hội thoại của bạn lên cũng không phải là ý kiến tồi. Nếu bạn đọc một dòng thấy khó khăn, có thể nó không được hay lắm. Mẹo của phần mềm: Phần mềm viết kịch bản có khả năng đọc lại cho bạn nghe qua hệ thống máy tính. Bạn chỉ cần xác định giới của nhân vật, từ đó, bạn có thể nghe thấy đoạn đọc kịch bản ngay trong phòng khách. MỜ DẦN:
- NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát. NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie. FRANKIE Hãy bay lên và tỏa sáng, con chim bé nhỏ của anh. Đến lúc mở rộng cánh và bay.
- Chương 8 - Phần trong ngoặc đơn Ngoặc đơn được đặt cách lề trái 3.0’’ và lề phải là 3,5’’. Như thấy trong ví dụ, dấu ngoặc đơn KHÔNG được đặt giữa dưới tên của nhân vật. Trong dấu ngoặc đơn có thể là một thái độ, một hướng dẫn bằng lời hoặc chỉ dẫn hành động cho diễn viên đang diễn vai đó. Phần trong dấu ngoặc phải ngắn, có trọng tâm, có mô tả và chỉ được dùng khi cần thiết. Ngày nay, các phần trong dấu ngoặc đơn không được yêu thích cho lắm bởi vì nó cho chỉ dẫn có thể không hợp lý khi lên diễn. FRANKIE (châm biếm) Chào em, con chim bé nhỏ của anh. JULIE (ngái ngủ) Gì cơ? Mấy giờ rồi? FRANKIE (ra khỏi giường) Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu. Phần trong ngoặc đơn thường được dùng trong một vài kịch bản như lời chú thích. Nếu một nhân vật nói, theo sau, bởi một dòng mô tả hành động và sau đó tiếp tục nói, lời chú thích này có thể được sử dụng nhưng thường những người duyệt kịch bản sẽ không đánh giá cao nó. FRANKIE (ra khỏi giường)
- Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu. Frankie kéo tất chăn ra khỏi người Jule. Cô nằm trên giường, mặc chiếc áo phông và vào phòng tắm. FRANKIE (tiếp tục) Em cứ tự nhiên. Mẹo: Chương trình viết kịch bản có thể cho bạn lựa chọn việc đặt (tiếp tục) trong ngoặc đơn hoặc cùng một dòng với tên của diễn viên, giống như phần mở rộng. FRANKIE (ra khỏi giường) Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu. Frankie kéo chăn khỏi người Jule. Cô nằm trên giường, mặc chiếc áo phông và vào phòng tắm. FRANKIE(TIẾP TỤC) Em cứ tự nhiên. Mẹo: Phần (TIẾP TỤC) được chèn vào tự động bởi phần mềm viết kịch bản nếu bạn chọn sự
- lựa chọn này. Nó cho thấy nhân vật tiếp tục nói chuyện qua hành động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viết kịch bản phim như thế nào?
11 p | 1552 | 393
-
Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 1
5 p | 1067 | 317
-
Cách viết kịch bản
58 p | 1060 | 302
-
Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 2
7 p | 701 | 272
-
Hướng dẫn viết Kịch bản
14 p | 942 | 184
-
Kỹ năng viết kịch bản phim
5 p | 710 | 161
-
Cách viết kịch bản phim ở trình độ cao
3 p | 598 | 154
-
Cách viết kịch bản phim ngắn
22 p | 733 | 133
-
Hướng dẫn cách viết kịch bản phim
5 p | 693 | 124
-
SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ THUẬT VIẾT KỊCH BẢN
3 p | 436 | 105
-
Lỗi thường gặp trong viết kịch bản
4 p | 318 | 75
-
20 bí quyết viết kịch bản phim hoạt hình
8 p | 501 | 71
-
Hướng dẫn về viết Kịch bản
9 p | 396 | 61
-
Kịch bản - Bước đầu tiên làm nên một tác phẩm điện ảnh
3 p | 284 | 56
-
Phương pháp viết kịch bản truyền hình và điện ảnh (In lần thứ hai): Phần 1
223 p | 38 | 16
-
Phương pháp viết kịch bản truyền hình và điện ảnh (In lần thứ hai): Phần 2
190 p | 30 | 12
-
Mô hình giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh
11 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn