intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loại kịch bản phân cảnh

Chia sẻ: Nguyen AAA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

772
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ một kịch bản văn học Đạo diễn phim cụ thể ra thành kịch bản phân cảnh. Có thể có nhiều mức độ chi tiết khác nhau của một kịch bản phân cảnh (ít nhất có thể phân biệt 5 loại ). Ở giai đoạn này đạo diễn phải biến tất cả những gì được nhà biên kịch kể ra, tả hay cảm nghĩ thành cụ thể bằng hình gì và tiếng gì mà sau này người xem sẽ thấy trên màn ảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loại kịch bản phân cảnh

  1. Các loại kịch bản phân cảnh Từ một kịch bản văn học Đạo diễn phim cụ thể ra thành kịch bản phân cảnh. Có thể có nhiều mức độ chi tiết khác nhau của một kịch bản phân cảnh (ít nhất có thể phân biệt 5 loại ). Ở giai đoạn này đạo diễn phải biến tất cả những gì được nhà biên kịch kể ra, tả hay cảm nghĩ thành cụ thể bằng hình gì và tiếng gì mà sau này người xem sẽ thấy trên màn ảnh. Vài hình thức kịch bản phân cảnh: - Phân cảnh kiểu trọn màn (Master Cript): Kiểu phân cảnh này chỉ đại khái chuẩn bị cho cách thể hiện của từng màn ( Scène). Các cảnh chi tiết Toàn, Trung, Cận... Đạo diễn sẽ quyết định sau ở trường quay. - Phân cảnh đơn giản: Ở kiểu phân cảnh này, các cảnh quay được trình bày chủ yếu là nội dung cảnh, các chi tiết xử lý kỹ thuật nghề làm phim chưa được trình bày đầy đủ. Kiểu phân cảnh như vầy đôi khi chỉ khác kịch bản văn học ở chỗ là nó có chia ra từng cảnh. Thường gặp kiểu viết kịch bản như vầy khi gửi đi duyệt nội dung, hay trình cho các nhà sản xuất đọc để biết nội dung phim là chủ yếu. - Kịch bản phân cảnh bằng hình (Storyboards): Ở kiểu kịch bản phân cảnh này các cảnh chuẩn bị quay được trình bày bằng cách vẽ hình( thường là những phát họa), có kèm theo một số từ ngữ rất hạn chế. Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh này có khi là phần hình kèm theo để minh họa cho kiểu kịch
  2. bản phân cảnh kỹ thuật. - Kịch bản phân cảnh truyền thống: Hình thức viết kịch bản phân cảnh này cũng không hoàn toàn giống nhau trong mọi trường hợp. Thường thì các cảnh được phân ra và mô tả, quy định rất chi tiết các xử lý kỹ thuật nghề. Trang kịch bản loại này được trình bày dưới hình thức chi nhiều cột, mỗi cột để viết một loại công việc khác nhau của kỹ thuật nghề phim. Loại kịch bản phân cảnh này thuận lợi cho những người làm phim chuyên nghiệp, nhưng khó đọc khó hiểu cho người bình thường. Hơn nữa nó phiền phức khi đánh máy. - Kịch bản phân cảnh kỹ thuật: Là loại kịch bản phân cảnh chi tiết nhất các phương cách, dự kiến kỹ thuật cho từng cảnh quay, bao gồm nhiều hình vẽ, sơ đồ cho nhiều loại công việc khác nhau trong nghề phim. Nói chung, kịch bản phân cảnh viết ra chủ yếu là để làm phim: cụ thể hơn, là để chuẩn bị cho việc thực hiện phim ở giai đoạn quay lẫn giai đoạn hậu kỳ. Sự chia đoạn chủ yếu là ở đơn vị màn, tức là sẽ được tổ chức quay cùng 1 lần cho hết các cảnh cò trong đoạn. Nói cách khá, việc phân đoạn phim khi viết kịch bản phân cảnh ko căn cứ vào đoạn theo nội dung của một câu chuyện.
  3. Các mẹo thúc đầy quá trình viết kịch bản 1. Bắt đầu một ngày làm việc mới khác hẳn mọi ngày. Thay vì ngồi viết trên máy vi tính thì bạn hãy thử viết trên một tập giấy với cây bút mực thông thường, như thế bạn sẽ viết một cách tự nhiên mà không lo lắng gì cho vấn đề máy móc. Hãy thử thay đổi vị trí làm việc và đừng viết ngay tại bàn làm việc, hãy đi ra ngoài, hòa mình vào thiên nhiên và thư giãn. 2. Bật những bài nhạc êm ái, trữ tình trong lúc bạn viết và hãy để cho những giai điệu ngọt ngào của âm nhạc đi vào những trang viết của bạn. 3. Hãy tin tưởng những cảm giác mạnh mẽ và bản năng tự nhiên của bản thân mình khi bạn mới bắt đầu tập viết. Học cách tin tưởng vào trực giác của mình hơn là tin vào sự lập luận logic. 4. Hãy nghỉ giải lao trong quá trình viết và tản bộ trên con đường mà bạn yêu thích nhất. Hãy dành thời gian quan sát những điều mới mẻ mà trước đây, bạn chưa bao giờ phát hiện ra, giả vờ như bạn là khách du lịch đến đây ngắm cảnh vậy. 5. Mỗi ngày, dành năm đến mười lăm phút để mộng mơ. Nên để cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng và để cho đứa trẻ nhí nhảnh, nghịch ngợm trong con người bạn lộ diện, sau đó bạn sẽ viết với giọng điệu của một đứa trẻ. 6. Đọc một bài thơ trong khoảng tối thiếu mười phút trước khi bắt đầu viết.
  4. Những vần thơ dành cho trẻ con thực sự rất bổ ích vì chúng có những giai điệu và vần tự nhiên; điều đó sẽ gắn kết bạn với trí tưởng tượng của bản thân bạn. 7. Hãy thăm quan biển, sông suối hay công viên rồi viết một đoạn ngắn ghi lại cảm xúc và trải nghiệm của bạn. Miêu tả màu sắc, âm thanh và hương vị của tự nhiên theo sự cảm nhận bằng tất cả giác quan của bạn. 8. Dùng đồng hồ hẹn ít nhất hai mươi phút khi bạn lần đầu tiên tập viết. Không được ngưng viết cho đến khi đồng hồ báo hết giờ. Việc viết theo kiểu máy móc này sẽ giúp bạn tránh phê bình hay phán xét nhiều. 9. Tạo ra một tập san và viết vào đó mỗi ngày. Ghi lại những cảm cũng như suy nghĩ của bạn và dĩ nhiên là không quên ghi chú những hoạt động và các mối quan hệ của bạn. Điều này sẽ hình thành cho bạn các kỹ năng quan sát. 10. Tạo ra một tập san về các giấc mơ và ghi lại các giấc mơ ban ngày cũng như ban đêm của bạn. Những giấc mơ sẽ đem lại cho bạn sự phong phú về chất liệu để bạn sáng tác. Hãy lắng nghe những giấc mơ của bạn – chính bản thân đã bạn tạo ra chúng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0