Rối loạn ăn uống - Phần 2
lượt xem 3
download
Khi nào cần đi khám Nếu bạn bị sút cân nghiêm trọng hoặc thấy mình thay đổi giữa ăn uống thả phanh và ăn kiêng nghiêm ngặt, hãy nói với bác sỹ để xem liệu bạn có bị rối loạn ăn uống hay không. Do từ chối thường là một phần của rối loạn ăn uống, có thể bạn chỉ đi khám khi có sự nài nỉ của người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn thấy các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ăn uống ở người thân hoặc bè bạn, nên đi khám bác sỹ. Sàng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rối loạn ăn uống - Phần 2
- Rối loạn ăn uống Phần 2 Khi nào cần đi khám Nếu bạn bị sút cân nghiêm trọng hoặc thấy mình thay đổi giữa ăn uống thả phanh và ăn kiêng nghiêm ngặt, hãy nói với bác sỹ để xem liệu bạn có bị rối loạn ăn uống hay không. Do từ chối thường là một phần của rối loạn ăn uống, có thể bạn chỉ đi khám khi có sự nài nỉ của người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn thấy các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ăn uống ở người thân hoặc bè bạn, nên đi khám bác sỹ. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ sẽ tiến hành khám thực thể và hỏi bạn một số câu hỏi về thói quen ăn uống và tiền sử bệnh tật. Các câu hỏi của bác sỹ có thể bao gồm tiền sử ăn kiêng và ăn vô độ của bạn, bạn có tự gây nôn hoặc d ùng thuốc nhuận tràng không, chế độ tập luyện của bạn, bạn nhận xét thế nào về hình thể của
- mình, và bạn nghĩ những người khác nhận xét thế nào về hình thể của bạn. Bác sỹ sẽ chẩn đoán rối loạn ăn uống dựa trên triệu chứng và hiểu biết về thói quen ăn uống của bạn. Ngoài ghi lại cân nặng của bạn, khám thực thể sẽ giúp xác định bạn có bị những tác dụng phụ của rối loạn ăn uống không. Những biến chứng này bao gồm bệnh ở răng và lợi, phù, nhịp tim bất thường, giảm mật độ xương, thiếu máu và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Bác sỹ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau: Công thức máu. Xét nghiệm này đo lượng hemoglobin trong máu bạn. Hemoglobin là chất có màu đỏ giàu sắt để vận chuyển oxy trong máu. Xét nghiệm cũng xác định tỷ lệ % hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Xét nghiệm báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả thiếu máu. Ðiện tâm đồ. Thủ thuật này đánh giá kiểu xung điện phát ra ở tim. Xét nghiệm có thể giúp xác định tổn thương tim và nhịp tim bất thường. Qui trình bao gồm gắn các điện cực lên da vùng ngực. Các điện cực sẽ phát hiện xung điện, và xung được ghi thành đồ thị. X quang ngực. Hình ảnh tim do tia X tạo ra có thể cho biết liệu chứng biếng ăn có gây tổn thương cơ tim do làm giảm kích thước tim hay không.
- Các xét nghiệm hình ảnh khác. Các xét nghiệm như chụp CT có thể cho thấy tổn thương não hoặc đường tiêu hóa. Xét nghiệm tỷ trọng xương. Bác sỹ sử dụng một thiết bị gọi là máy siêu âm truyền sóng âm vào xương để đo tỷ trọng xương. Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến ức, tuyến yên và buồng trứng. Bác sỹ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm máu phát hiện nồng độ các hormon, enzym, protein, điện giải, vitamin và các chất khác để đánh giá hoặc động của một số cơ quan. Biến chứng Người bị chứng biếng ăn có nhiều biến chứng hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn người bị chứng cuồng ăn. Tuy nhiên, cả hai rối loạn ăn uống này đều gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chứng biếng ăn Nguy cơ nghiêm trọng nhất của chứng biếng ăn là tử vong, do sút cân nghiêm trọng hoặc do tự tử. Các vấn đề khác bao gồm:
- Bệnh tim: Chứng biếng ăn có thể gây nhịp tim không đều và làm - cơ tim nhỏ hơn. Bệnh tim là một nguyên nhân tử vong hay gặp ở người bị chứng biếng ăn. Thay đổi hormon. Những thay đổi trong hormon sinh sản và - hormon tuyến ức có thể gây vô kinh, vô sinh, loãng xương và chậm lớn. Mất cân bằng muối khoáng và điện giải. Cơ thể bạn cần nồng độ - nhất định các muối khoáng, đặc biệt là calci và kali để duy trì dòng điện giữ cho tim đập. Phá vỡ sự cân bằng muối nước trong cơ thể gây mất cân bằng điện giải. Nếu không được khắc phục, tình trạng này có thể đe doạ tính mạng. Tổn thương thần kinh. Chứng biếng ăn có thể gây tổn thương não - và dây thần kinh, co giật và mất cảm giác. Rối loạn máu. Thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm nồng độ - vitamin B12, gây thiếu máu và ảnh hưởng đến khả năng sản sinh đủ hồng cầu. Rối loạn tiêu hóa. Biếng ăn có thể gây táo bón và chướng bụng. - Chứng cuồng ăn
- Ðối với chứng cuồng ăn, các vấn đề sức khỏe không nặng như vậy, một phần vì phần lớn những người bị chứng cuồng ăn vẫn giữ được cân nặng bình thường. Các biến chứng bao gồm: Bệnh răng và lợi. Sự có mặt của acid dạ dày trong miệng do nôn - thường xuyên có thể gây tổn thương răng và lợi. Phù. Hành vi ăn uống vô tội vạ có thể khiến cơ thể giữ nhiều - nước hơn. Giảm kali máu. Nôn và dùng thuốc nhuận tràng thường khiến cơ - thể mất nước và làm giảm kali máu, có thể gây yếu và nhịp tim không đều. Rối loạn tiêu hóa. Nôn và nhuận tràng gây kích ứng thành thực - quản và trực tràng. Các vấn đề về hành vi và cảm xúc. Chứng cuồng ăn có thể dẫn - đến trầm cảm và nhiều hành vi cưỡng bách, như tình dục bừa bãi, trộm cắp, nghiện rượu và nghiện ma túy. Lạm dụng thuốc. Những thuốc kê đơn được dùng để tống thức ăn - có thể gây phụ thuộc thuốc. Những thuốc này bao gồm thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc gây chán ăn và ipecac - một loại thuốc gây nôn.
- Ðiều trị Những trường hợp biếng ăn nặng cần vào viện ngay để bù nước và phục hồi cân bằng điện giải. Với chứng biếng ăn, bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ lập cho bạn một liệu trình tăng cân dần dần. Ðề điều trị biếng ăn hoặc cuồng ăn, bác sỹ có thể đề nghị một chương tình giáo dục dinh dưỡng, liệu pháp tâm lý và tư vấn gia đình. Bác sỹ cũng sẽ kê đơn thuốc để giảm thèm ăn, nôn và sự ám ảnh về thức ăn hoặc điều trị trầm cảm và lo âu có liên quan với rối loạn ăn uống. Giáo dục dinh dưỡng. Bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ thảo - luận với bạn để xác định lịch ăn uống và tầm quan trọng của một chế độ ăn lành mạnh. Liệu pháp tâm lý. Bác sỹ sẽ gợi ý một liệu pháp hành vi nhận - thức. Biện pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các vấn đề cảm xúc bắt nguồn từ thái độ và cách nghĩ lệnh lạc. Bác sỹ sẽ giúp bạn nhìn nhận lại những nhận thức tiêu cực hoặc sai lầm. Tư vấn gia đình. Tư vấn giúp khắc phục cảm giác tội lỗi và lo âu - trong gia đình có thể đã dẫn tới rối loạn ăn uống của trẻ.
- Thuốc. Thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh có tác dụng - tích cực với người bị chứng cuồng ăn, nhưng ít hiệu quả với người bị chứng biếng ăn. Bác sỹ thường kê đơn thuốc chống trầm cảm kèm theo liệu pháp tâm lý để điều trị chứng cuồng ăn. Thông thường, bác sỹ sẽ kê đơn các chất ức chất tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) như fluoxetin (Prozac, Sarafem), setralin (Zoloft), paroxetin (Paxil) và fluvoxamin (Luvox, Floxyfral). Các thuốc chống trầm cảm khác có thể gồm venlafaxin (Effexor) và các thuốc chống trầm cảm ba vòng như imipramin (Tofranil, Presamin)và desipramin (Norpramin, Pertofran). Nếu bạn bị trầm cảm và lo âu, thường đi kèm với rối loạn ăn uống, thuốc chống trầm cảm cũng sẽ có hiệu quả đối với những tình trạng này. Tự chăm sóc Những bước sau có thể giúp bạn giữ được sức khỏe nếu bạn đã từng bị chứng biếng ăn hoặc cuồng ăn Tuân thủ giờ giấc ăn uống điều độ - Ngừng ăn khi đã đủ, đừng để bị bội thực. - Bữa ăn lành mạnh và cân đối -
- Uống vitamin và muối khoáng bổ sung - Tập luyện thường xuyên, nhưng vừa phải. - Các kỹ năng đối phó Nếu bạn hoặc con bạn bị rối loạn ăn uống, những bước sau có thể giúp bạn tránh được các hành vi tự huỷ hoại mình trong chứng biếng ăn hoặc cuồng ăn: Ði khám bác sỹ thường xuyên. Thảo luận với bác sỹ về những - mối quan tâm của bạn về cân nặng và dinh dưỡng hợp lý. Nâng cao lòng tự tôn. Tham gia các hoạt động mà bạn thấy thích - thú và bổ ích, như học một kỹ năng mới, hình thành sở thích riêng hoặc tham gia vào một tổ chức xã hội của cộng đồng. Tăng cường động lực gia đình. Cải thiện bầu không khí tin tưởng - và hòa thuận trong gia đình. Sự thiếu tự tôn thường khiến trẻ có hành vi chán ăn hoặc ăn vô độ. Thể hiện tình yêu của bạn đối với con cái, và tìm cách để nói những điều tốt đẹp về con mình. Hãy thực tế. Ðừng quá tin vào cái mà các phương tiện truyền - thông mô tả là cân nặng bình thường và thể hình lý tưởng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chứng rối loạn ăn uống
3 p | 201 | 20
-
Cách chữa ăn uống khó tiêu
5 p | 182 | 11
-
Chứng rối loạn tâm lý về ngọai hình ở nam giới
3 p | 98 | 10
-
Ăn uống hợp lý
3 p | 86 | 9
-
Phòng rối loạn mỡ máu người cao tuổi
5 p | 90 | 9
-
Dược thiện trị rối loạn tiêu hóa
5 p | 85 | 6
-
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG
8 p | 86 | 6
-
Nguyên nhân thường gây bệnh rối loạn tiêu hóa
4 p | 91 | 5
-
Những người không nên ăn chay
3 p | 80 | 5
-
Rối loạn ăn uống ở tuổi trung niên
5 p | 95 | 5
-
Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?
4 p | 58 | 4
-
Rối loạn ăn uống khi mang thai
7 p | 80 | 4
-
Chứng Rối loạn ăn uống: cuộc chiến của một phụ nữ
14 p | 69 | 4
-
Những người không nên thực hiện chế độ ăn chay
5 p | 63 | 3
-
Rối loạn ăn uống thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi
3 p | 84 | 3
-
Thận trọng với rối loạn ăn uống ở trẻ
6 p | 89 | 3
-
RỐI LOẠN ĂN UỐNG
5 p | 106 | 3
-
Các chứng rối loạn ăn uống ở Úc (Eating disorders in Australia)
5 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn