intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kinh kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lập trình Scratch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh học lập trình một cách thú vị và hiệu quả hơn. Trò chơi có thể cung cấp môi trường học tập tương tác, thú vị và thực tế hóa các khái niệm lập trình, giúp học sinh hiểu sâu hơn và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kinh kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lập trình Scratch

  1. UBND HUYỆN CẨM MỸ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH SCRATCH Người thực hiện: Lê Thị Yến Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Năm học: 2023 - 2024
  2. 1 Phục lục 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Công nhận sáng trường THCS Chu Văn An Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng TT tên tháng tác (hoặc danh chuyên góp vào việc tạo năm sinh nơi thường môn ra sáng kiến (ghi trú) rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) Trường Lê Thị Giáo 01 09/5/1989 THCS Chu Cử nhân 100% Yến viên Văn An Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến1: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH SCRATCH. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Yến, Chức vụ: Giáo viên - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2023 - 2024 - Mô tả bản chất của sáng kiến: (Chi tiết theo nội dung II kèm theo) - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. 1 Tên của sáng kiến.
  3. 2 Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có hướng cho các em thực hành nhiều hơn. Đưa ra các trò chơi sao cho phù hợp, đảm bảo lượng kiến thức cũng như phân bố được thời gian hợp lý. Giáo viên cho nhiều dạng trò chơi, tùy tình hình đối tượng học sinh, trình độ của học sinh có các dạng bài tập để phát huy tính tư duy, tò mò, sáng tạo của học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Các trò chơi đi từ dễ đến khó, từ khách quan sinh động đến tư duy trừu tượng, làm cho học sinh khắc sâu và tái hiện kiến thức một cách thiết thực và nhanh chóng. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Hiệu quả kinh tế: Tăng cơ hội nghề nghiệp: Việc học lập trình thông qua trò chơi có thể cung cấp cho học sinh các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế từ đó tạo cơ hội để học sinh có thể tìm hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tăng hiệu quả học tập: Sự hấp dẫn của trò chơi có thể giúp học sinh tập trung và hấp thụ kiến thức một cách hiệu quả hơn. Tạo ra sản phẩm và giá trị: Học sinh có thể tạo ra các sản phẩm, như các trò chơi hoặc ứng dụng, từ quá trình học tập, có thể tiềm năng mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cho họ sau này. Tóm lại, dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích học tập mà còn có thể tạo ra giá trị kinh tế đáng kể cho học sinh. Hiệu quả xã hội: Phát triển kỹ năng tư duy logic và sáng tạo: Việc học lập trình thông qua trò chơi không chỉ giúp phát triển kỹ năng kỹ thuật mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy lôgic, điều này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Khuyến khích hợp tác và giải quyết vấn đề: Trò chơi thường tạo điều kiện cho hợp tác và giải quyết vấn đề nhóm, từ đó tăng cường kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của các học sinh.
  4. 3 Tạo ra sản phẩm có giá trị: Học sinh có thể sử dụng kiến thức lập trình để tạo ra các sản phẩm hoặc ứng dụng mang lại lợi ích xã hội, từ giải trí đến giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội. Tóm lại, dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn có thể góp phần vào sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng trong tương lai, khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác, và tạo ra giá trị cho cộng đồng. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Không. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không Tôi chưa sử dụng kết quả công nhận sáng kiến, kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến này lần nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhân Nghĩa, ngày 9 tháng 4 năm 2024 Người nộp đơn Lê Thị Yến THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN NƠI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN CÔNG TÁC/ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) (Ký tên, đóng dấu)
  5. 4 II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Thực trạng của giải pháp đã biết Lập trình Scratch là một nền tảng lập trình trực quan với phần lớn các thao tác “kéo thả”. Khác với những dòng code khô khan của hầu hết các ngôn ngữ lập trình thông thường, ở Scratch học sinh có thể xây dựng các chương trình bằng việc kết hợp các dòng code sẵn có, nhận lại, kiểm chứng ngay kết quả của việc lập trình. Do đó, học sinh được tiếp cận và xây dựng tư duy lập trình một cách dễ dàng và tự nhiên nhất. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, phần dạy Scratch nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn chưa thực sự hứng thú với những gì mà ngôn ngữ lập trình này đem lại, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi nội dung này cần sự tư duy trừu tượng, vận dụng kiến thức từ cả các môn học khác mới có thể làm được. Những bài tập thực hành trong sách hướng dẫn dù đa dạng nhưng chưa đủ thú vị và cuốn hút học sinh. Từ những băn khoăn trăn trở trên, tôi lựa chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH SCRATCH”. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến a) Mục đích của giải pháp Kích thích sự tương tác và hứng thú của học sinh, giúp học sinh học lập trình một cách thú vị và hiệu quả hơn. Trò chơi có thể cung cấp môi trường học tập tương tác, thú vị và thực tế hóa các khái niệm lập trình, giúp học sinh hiểu sâu hơn và áp dụng kiến thức vào thực tế. b) Nội dung giải pháp Việc tạo trò chơi hứng thú khi học lập trình Scratch có thể thực hiện xuyên suốt trong các tiết học với các hình thức chính sau đây: Tạo các trò chơi đơn giản ngay trong tiết học: Yêu cầu học sinh tạo sản phẩm trò chơi có áp dụng kiến thức liên quan tới nội dung tiết học ngày hôm đó. Cụ thể như sau: Bài CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
  6. 5 Có thể yêu cầu học sinh tạo trò chơi “Ai nhanh hơn”. Nội dung trò chơi là tạo chương trình để hai nhân vật chạy đua. Ví dụ trò chơi Mèo chạy đua với Chó. Code của nhân vật Mèo. Code của nhân vật Chó. Ví dụ trò chơi Hứng táo. Code của nhân vật Apple. Code của nhân vật Bowl.
  7. 6 Ví dụ trò chơi Vượt chướng ngại vật. Code của nhân vật Chim. Code của nhân vật Sprite1.
  8. 7  Một số lưu ý khi tạo trò chơi trong tiết học: + Sắp xếp thời gian hợp lý, tránh việc chiếm nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết học. + Nếu trong tiết học mà học sinh chưa hoàn thiện có thể yêu cầu học sinh lưu bài và tiếp tục hoàn thiện ở nhà (thông qua gửi Gmail, Zalo, …) Giao nhiệm vụ về nhà: - Giao bài tập cho học sinh có nội dung phức tạp hơn, cần vận dụng kiến thức nhiều hơn. Tuy nhiên nên ưu tiên giao các trò chơi bắt buộc học sinh phải áp dụng nhiều kiến thức của tiết học đó. GV cần lưu ý nội dung bài tập vừa sức, đảm bảo học sinh có thể trình bày sản phẩm ở tiết học sau. - Ví dụ lập trình trò chơi “Mê cung”: Hoặc vẽ hình
  9. 8 - Yêu cầu HS về nhà vẽ hình ảnh trên Scratch. Thực hiện các dự án trò chơi: Để thực hiện được một dự án trò chơi thì cần bố trí thời gian hợp lý để thực hiện được nội dung. Có thể sử dụng phương pháp dạy học Dự án, … Khi tham gia các dự án trò chơi các em sẽ nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Khả năng gỡ lỗi khi lập trình, sự sáng tạo, tư duy lôgic và kỹ năng khác như thuyết trình cũng được cải thiện và nâng cao dần. Yêu cầu của một dự án trò chơi phải đảm bảo tính hấp dẫn, có độ khó nhất định, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau. Do đó các đề tài trò chơi này thường chỉ nên thực hiện khi học sinh có kiến thức tương đối đầy đủ về lập trình Scratch. Ví dụ: Trò chơi phỏng theo game Flappy Bird Hoặc trò chơi “Phân loại rác”:
  10. 9 Tham khảo các trò chơi khác trên Internet: Giáo viên có thể tận dụng nguồn kiến thức này để giảng dạy, minh họa, tham khảo các trò chơi có sẵn của nền tảng Scratch trên Internet. Học sinh có thể sử dụng các trò chơi sẵn có, tham khảo, tải về chỉnh sửa, hoàn thiện một trò chơi nào đó. Tuy nhiên việc chọn trò chơi phải có sự định hướng của giáo viên, tránh cho học sinh bị cuốn theo các trò chơi “hấp dẫn nhưng khó làm”, các code của trò chơi quá sức với kiến thức của học sinh, … Một số trang Web có thể dùng để tham khảo về lặp trình như: https://scratch.mit.edu/, https://emyeutinhoc.com/,... 3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra a) Tính mới - Tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn hơn, khuyến khích sự tương tác và tư duy sáng tạo của học sinh, khám phá tìm hiểu về phần mềm để tạo ra được những trò chơi, giải trí mang đúng nghĩa chơi mà học, học mà chơi. Việc sử dụng trò chơi cũng giúp học sinh áp dụng kiến thức lập trình vào thực tế thông qua việc tạo ra các trò chơi và ứng dụng. Đồng thời phát triển các năng lực: + Tương tác và hợp tác: Trò chơi thường kích thích sự tương tác giữa các học sinh và khuyến khích họ làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề lập trình phức tạp.
  11. 10 + Học thông qua thử nghiệm và thất bại: Trò chơi cho phép học sinh thử nghiệm ý tưởng và học từ những lỗi và thất bại, giúp họ hiểu sâu hơn về quy trình lập trình và cách sửa lỗi. + Phát triển kỹ năng sáng tạo: Việc tạo ra các trò chơi đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy lôgic, giúp Học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. + Tính cạnh tranh và động lực: Trò chơi thường có tính cạnh tranh và hệ thống thưởng phạt, giúp kích thích động lực và sự cam kết của học sinh trong quá trình học. + Thực hành và ứng dụng kiến thức: Học sinh có thể thực hành và áp dụng kiến thức lập trình vào việc tạo ra các trò chơi thực tế, từ đó củng cố và hiểu sâu hơn về các khái niệm và kỹ thuật lập trình. - Trong quá trình dạy học có áp dụng việc tổ chức tạo trò chơi đơn tôi nhận thấy rằng các em có sự tiwwns bộ về các kĩ năng cơ bản về lập trình, tích cực tự giác trong các giờ học và các em có thể áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Kết quả được kiểm chứng trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên đối với 130 học sinh khối 8 trường THCS Chu Văn An năm học 2023 - 2024 như sau: 1. Qua phiếu thăm dò thái độ, yêu thích môn lập trình Scratch. Trước khi thực hiện giải pháp Sau khi thực hiện giải pháp Số hs được tiếp cận Số hs được tiếp Số hs yêu thích Số hs yêu thích và biết đến phần cận và biết đến môn lập trình môn lập trình mềm Srcatch phần mềm Srcatch 100% 15,4% 100% 86,15% 2. Chất lượng qua bài kiểm tra: Thời gian Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Trước khi thực hiện 29,4% 68,2% 2,4%
  12. 11 Sau khi thực hiện 50,5% 49,5% 0 b) Hiệu quả áp dụng: - Hiệu quả kinh tế: Tăng cơ hội nghề nghiệp: Việc học lập trình thông qua trò chơi có thể cung cấp cho học sinh các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế từ đó tạo cơ hội để học sinh có thể tìm hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tăng hiệu quả học tập: Sự hấp dẫn của trò chơi có thể giúp học sinh tập trung và hấp thụ kiến thức một cách hiệu quả hơn. Tạo ra sản phẩm và giá trị: Học sinh có thể tạo ra các sản phẩm, như các trò chơi hoặc ứng dụng, từ quá trình học tập, có thể tiềm năng mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cho họ sau này. Dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích học tập mà còn có thể tạo ra giá trị kinh tế đáng kể cho học sinh. - Hiệu quả xã hội: Phát triển kỹ năng tư duy logic và sáng tạo: Việc học lập trình thông qua trò chơi không chỉ giúp phát triển kỹ năng kỹ thuật mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy lôgic, điều này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Khuyến khích hợp tác và giải quyết vấn đề: Trò chơi thường tạo điều kiện cho hợp tác và giải quyết vấn đề nhóm, từ đó tăng cường kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của các học sinh. Tạo ra sản phẩm có giá trị: Học sinh có thể sử dụng kiến thức lập trình để tạo ra các sản phẩm hoặc ứng dụng mang lại lợi ích xã hội, từ giải trí đến giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội. Dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn có thể góp phần vào sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng trong tương lai, khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác, và tạo ra giá trị cho cộng đồng. c) Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Chu Văn An xã Nhân Nghĩa huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng nai.
  13. 12 - Nêu lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Giáo dục. - Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến đó: Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành lập trình Scratch phù hợp với các đối tượng học sinh và đảm bảo gây được hứng thú cho các em thì phải thực hiện được các vấn đề sau: + Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. + Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. + Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh. + Giáo viên cũng cần thiết kế bài dạy và đưa ra các trò chơi sao cho phù hợp, đảm bảo lượng kiến thức cũng như phân bố được thời gian hợp lý. + Giáo viên cho nhiều dạng trò chơi, tùy tình hình đối tượng học sinh, trình độ của học sinh có các dạng bài tập để phát huy tính tư duy, tò mò, sáng tạo của học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. + Các trò chơi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ khách quan sinh động đến tư duy trừu tượng nhằm giúp học sinh khắc sâu và tái hiện kiến thức một cách thiết thực và nhanh chóng. - Nêu rõ phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: sáng kiến này có thể áp dụng trong chủ đề F Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính của môn Tin học tại trường THCS Chu Văn An và có thể áp dụng ở tất cả các trường học trên địa bàn huyện. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến. Phát triển trò chơi phù hợp: Lựa chọn trò chơi phù hợp với mục tiêu giáo dục và đối tượng học sinh. Trò chơi nên kết hợp giữa yếu tố giải trí và học tập để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và mang tính giáo dục cao. Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ: Đảm bảo rằng học sinh có đủ thông tin và hướng dẫn để tham gia vào trò chơi một cách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật và giải đáp thắc mắc sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn và tận hưởng trải nghiệm học tập.
  14. 13 Khuyến khích sự tương tác: Tạo điều kiện cho học sinh tương tác và hợp tác với nhau trong quá trình giải quyết các vấn đề lập trình. Hợp tác nhóm có thể tạo ra những ý tưởng mới và giúp mọi người học hỏi từ nhau. Đánh giá và phản hồi liên tục: Theo dõi tiến độ học tập của học sinh và cung cấp phản hồi định kỳ để họ có thể cải thiện kỹ năng và hiểu biết của mình. Sự đánh giá liên tục giúp họ theo dõi tiến bộ và duy trì động lực. Khuyến khích sáng tạo và tự do: Tạo ra môi trường mà học sinh được khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề lập trình. Cho họ tự do thể hiện ý tưởng và phát triển kỹ năng riêng của mình. Tóm lại, việc tổ chức dạy học lập trình thông qua trò chơi đòi hỏi sự chú trọng vào việc tạo ra một môi trường học tập thú vị, tương tác và hỗ trợ, cùng việc khuyến khích sự sáng tạo và áp dụng kiến thức vào thực tế. 2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn. Không
  15. 14 Phụ lục 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả của sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng toàn huyện Kính gửi: Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến huyện Cẩm Mỹ. 1. Tên sáng kiến/đề tài NCKH: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH SCRATCH 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến/đề tài NCKH: Giáo dục 3. Quyết định số: … QĐ-……. ngày …/ …/…. của ………………... 4. Tác giả: - Họ và tên: Lê Thị Yến Nam (nữ): nữ Năm sinh: 1989 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Điện thoại: 0969358579 Email: yenyen9989@gmail.com - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Chu văn An - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Trình bày kết quả của sáng kiến/đề tài NCKH đạt được ở phạm vi đơn vị và đã được nhân rộng (hoặc có khả năng đạt được) ở phạm vi cơ sở (toàn huyện/ngành). Kết quả được kiểm chứng trước và sau khi áp dụng giải pháp trên đối với 130 học sinh khối 8 trường THCS Chu Văn An năm học 2023 - 2024 như sau: 1. Qua phiếu thăm dò thái độ, yêu thích môn lập trình Scratch. Trước khi thực hiện giải pháp Sau khi thực hiện giải pháp Số hs được tiếp cận Số hs được tiếp Số hs yêu thích Số hs yêu thích và biết đến phần cận và biết đến môn lập trình môn lập trình mềm Srcatch phần mềm Srcatch
  16. 15 100% 15,4% 100% 86,15% 2. Chất lượng qua bài kiểm tra: Thời gian Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Trước khi thực hiện 29,4% 68,2% 2,4% Sau khi thực hiện 50,5% 49,5% 0 5.1 Về hiệu quả đạt được của sáng kiến/đề tài NCKH a) Hiệu quả kinh tế: Tăng cơ hội nghề nghiệp: Việc học lập trình thông qua trò chơi có thể cung cấp cho học sinh các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế từ đó tạo cơ hội để học sinh có thể tìm hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tăng hiệu quả học tập: Sự hấp dẫn của trò chơi có thể giúp học sinh tập trung và hấp thụ kiến thức một cách hiệu quả hơn. Tạo ra sản phẩm và giá trị: Học sinh có thể tạo ra các sản phẩm, như các trò chơi hoặc ứng dụng, từ quá trình học tập, có thể tiềm năng mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cho họ sau này. Dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích học tập mà còn có thể tạo ra giá trị kinh tế đáng kể cho học sinh. b) Hiệu quả xã hội: Phát triển kỹ năng tư duy logic và sáng tạo: Việc học lập trình thông qua trò chơi không chỉ giúp phát triển kỹ năng kỹ thuật mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy lôgic, điều này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Khuyến khích hợp tác và giải quyết vấn đề: Trò chơi thường tạo điều kiện cho hợp tác và giải quyết vấn đề nhóm, từ đó tăng cường kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của các học sinh. Tạo ra sản phẩm có giá trị: Học sinh có thể sử dụng kiến thức lập trình để tạo ra các sản phẩm hoặc ứng dụng mang lại lợi ích xã hội, từ giải trí đến giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội. Dạy học lập trình thông qua trò chơi không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn có thể góp phần vào sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra nguồn nhân lực
  17. 16 có kỹ năng trong tương lai, khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác, và tạo ra giá trị cho cộng đồng. 5.2 Về khả năng nhân rộng của sáng kiến: Sáng kiến này đã được áp dụng trường THCS Chu Văn An xã Nhân Nghĩa huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Và có thể áp dụng ở tất cả các trường học trên địa bàn huyện. 6. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến/đề tài NCKH, thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật. Nhân Nghĩa, ngày 9 tháng 4 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Yến XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN HUYỆN (Trường hợp có yêu cầu công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng phạm vi tỉnh/toàn quốc) (Ký tên, đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2