intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi giáo dục xa rời mục tiêu chuẩn bị cho những đứa trẻ những phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng, phương pháp để trở thành những con người hữu dụng đối với xã hội khi đến tuổi trưởng thành, có nghĩa là nền giáo dục đó đã bị tha hóa. Tha hóa lần thứ nhất: dạy thêm – học thêm Chưa bao giờ, chúng ta được nghe nhiều lời phàn nàn về việc dạy thêm, học thêm như hiện nay. Học sinh giỏi cũng học thêm, học sinh yếu cũng học thêm, và học sinh trung bình cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP

  1. Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP Khi giáo dục xa rời mục tiêu chuẩn bị cho những đứa trẻ những phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng, phương pháp để trở thành những con người hữu dụng đối với xã hội khi đến tuổi trưởng thành, có nghĩa là nền giáo dục đó đã bị tha hóa. Tha hóa lần thứ nhất: dạy thêm – học thêm Chưa bao giờ, chúng ta được nghe nhiều lời phàn nàn về việc dạy thêm, học thêm như hiện nay. Học sinh giỏi cũng học thêm, học sinh yếu cũng học thêm, và học sinh trung bình cũng học thêm. Điều khôi hài là họ cùng học thêm theo một chương trình như nhau nếu học cùng một lớp. Và điều khôi hài nữa là nội dung học thêm lại… nằm trong chương trình học. Khái niệm “học thêm” tự nó nói lên ý nghĩa là việc học một điều gì đó mới, nằm ngoài chương trình học. Khi chương trình giáo dục phổ thông cơ bản không cung cấp cho học sinh cơ hội phát triển toàn diện, những phụ huynh ý thức được điều đó tất yếu sẽ cho con em mình đi học thêm. Thực tế, chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta từ trước tới nay vẫn đầy khiếm khuyết, khi nó quá tập trung vào khía cạnh tri thức. Nhưng vấn đề là học thêm ở nước ta hiếm khi đi khắc phục khiếm khuyết đó, trái lại còn làm cho khiếm khuyết đó trầm trọng hơn bằng cách tăng cường “nhai lại” những tri thức đã học trong chương trình.
  2. Khi học thêm không mở mang thêm tri thức mới cho học sinh, cũng không nâng cao sự năng động thể chất, sự sáng tạo trong tư duy, hay sự bay bổng trong tâm hồn, nó không còn là biểu hiện tinh thần hiếu học mà trở thành một tệ nạn. Tệ nạn với học sinh vì làm lãng phí thời gian phát triển của các em. Tệ nạn với phụ huynh vì lãng phí tiền của vào việc trả công cho các thầy, tiền mua dụng cụ học thêm, và công lao đưa đón trẻ. Tệ nạn với xã hội, vì bao nhiều thời gian và nguồn lực bị lãng phí vào việc học thuộc hoặc thực hiện thành thạo những thứ có thể dễ dàng tìm kiếm qua Google, hay qua vài thao tác trên bàn tính, trong khi các công dân tương lai của nó lại thiếu những kỹ năng cơ bản để sinh tồn, thiếu rèn luyện sức khỏe để làm việc, và thiếu óc sáng tạo để phát triển. Tất cả những tệ nạn đó có lẽ đã được thúc đẩy bởi tệ nạn người giáo viên cần việc dạy thêm như cần câu cơm. Nếu như ở các vùng nông thôn hay miền núi, lương giáo viên trong biên chế tạm đủ để giúp họ nuôi bản thân và góp phần nuôi gia đình thì tại thành thị, mức lương đó có thể không đủ để nuôi một đứa con đi học! Chế độ tiền lương “độc đáo” của chúng ta đã buộc người giáo viên ở thành thị phải sống với một thu nhập thấp hơn hoặc bằng người giáo viên miền núi hay nông thôn, ở nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ hơn, mọi thứ đều phải trả tiền mà không thể trồng thêm cây rau, sào lúa, hay nuôi thêm lợn, gà. Dạy thêm là việc bức thiết để giải quyết nhu cầu cuộc sống, chứ không phải là một việc được lựa chọn với giáo viên trường công ở đô thị. Và tất nhiên, không có chỗ cho dạy thêm miễn phí như chúng ta từng được chứng kiến trước đây 1/4 thế kỷ, khi các trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cho những học sinh đi thi học sinh giỏi, hay dạy bổ túc cho những học sinh yếu. Khi dạy thêm trở thành cách kiếm tiền chủ yếu và không bị kiểm soát, người giáo viên có cơ hội đẩy học sinh đến chỗ học thêm trở thành việc bắt buộc. Cách bắt buộc hữu hiệu nhất chính là việc cố tình dạy hổng kiến thức trong chương trình
  3. chính khóa, và đó chính là hành vi trái đạo đức. Hệ quả là chất lượng giáo dục trong chương trình chính khỏa giảm sút. Một hệ quả lớn hơn là nó làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh, khi chính những người thầy ở vị trí có tính biểu tượng truyền thống về đạo đức và đang giảng dạy đạo đức lại làm việc trái đạo đức với học trò
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2