intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy dinh dưỡng cảm xúc

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Từ một khái niệm khoa học “Suy dinh dưỡng cảm xúc” là tên gọi nôm na cho “chứng không diễn đạt được xúc cảm” (tiếng Hy Lạp là “Alexithymie”). Những người mắc chứng bệnh này không phải là không có tình cảm, nhưng họ không thể biết chính xác bản tính của mình đặc biệt là không diễn đạt tình cảm được bằng lời. Họ thiếu ý thức về bản thân, tức là không biết được mình cảm thấy điều gì khi các cảm xúc này xuất hiện. Khi một chuyện gì hay thường là một người nào đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy dinh dưỡng cảm xúc

  1. Suy dinh dưỡng cảm xúc 1. Từ một khái niệm khoa học “Suy dinh dưỡng cảm xúc” là tên gọi nôm na cho “chứng không diễn đạt được xúc cảm” (tiếng Hy Lạp là “Alexithymie”). Những người mắc chứng bệnh này không phải là không có tình cảm, nhưng họ không thể biết chính xác bản tính của mình - đặc biệt là không diễn đạt tình cảm được bằng lời. Họ thiếu ý thức về bản thân, tức là không biết được mình cảm thấy điều gì khi các cảm xúc này xuất hiện. Khi một chuyện gì hay thường là một người nào đó đánh thức tình cảm ở họ thì họ thấy hoang mang, bối rối. Khi họ “xúc cảm” họ liền coi đó là nguồn gốc của sự phiền nhiễu. Dài dòng và nghe có vẻ “bác học“ vậy, nhưng chỉ cần bạn để ý tới những người mình gặp trong cuộc sống thì hẳn bạn sẽ thấy cũng không có gì là xa xôi lắm đâu. Vì đơn giản là có thể chính bạn bè của bạn đang mắc chứng bệnh này mà họ không biết đó thôi. 2. Đến thực tế của teen “Hôm qua mình đã viết vào nhật ký..."Ôm một trái tim đầy nước mắt và nằm thao thức...để rồi hy vọng...hy vọng một ngày mai...một tương lai...nhưng có gì để hy vọng không...liệu còn có ngày mai không ..."...Mọi thứ bây giờ thật vô nghĩa...giờ mình vô cảm quá mà thôi...vô cảm thực sự rồi mình ơi...cuộc sống nhạt nhẽo quá ...!” Đó chỉ là một đoạn blog mà tôi tình cờ đọc được trên mạng xã hội Facebook. Tâm sự của bạn trẻ này nhận được rất nhiều sự cảm thông từ những người khác khi họ
  2. tình cờ lạc vào blog này. Bên cạnh đó, với một lượng không nhỏ teen quá bận bịu với bài vở, với những kì vọng của bố mẹ thì hội chứng “suy dinh dưỡng cảm xúc” được bắt gặp nhiều ở teen là một điều không hề quá khó hiểu. Nhất là khi họ lại đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lí, có nhiều điều c òn bất ổn trong nhân sinh quan và thế giới quan. M.K, một teen học hành khá ổn, lại rất hòa nhã với bạn bè từng thổ lộ: “Từ bé, bố mẹ tớ luôn nhắc nhở tớ phải học hành thật tốt để sau này còn đỗ đại học, chứ không bao giờ bố mẹ tớ dạy tớ cách bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài. Lâu dần thành quen, bây giờ mà biểu lộ cảm xúc một cách thái quá là cứ thấy kì kì sao đó”. Suy nghĩ của K có thể cũng là suy nghĩ chung của một bộ phận teen, khi mà họ mải mê học hành, mải mê part-time mà đôi khi bỏ quên mất cảm xúc của chính mình. Họ đâu biết rằng biết cách biểu lộ cảm xúc cũng có thể giúp cho con ng ười sống hoàn thiện hơn, trọn vẹn hơn. Vì suy cho cũng, đó là một khía cạnh của trí tuệ cảm xúc (EQ) mà chính EQ mới có khả năng giúp con người thành công hơn trong cuộc sống. 3. Tẩm bổ cho những teen suy dinh dưỡng nào! Có khi nào bạn tự hỏi: mình được học Văn, học Toán, học ngoại ngữ…Tóm lại là học đủ thứ mà lại không có một môn học nào dạy chúng mình cách điều chỉnh cảm xúc của chính mình không? Tại sao đến bây giờ vẫn chưa có ai dạy cho chúng mình cách phải đối xử ra sao với những cảm xúc của bản thân. Nhất là với những cảm xúc tiêu cực? Để rồi, teen tới lớp với khuôn mặt lạnh băng như nước đá. Họ như một con ốc gai, không để cho ai có thể bước vào đời sống nội tâm của mình. Từ đó, thái độ xa cách, lạnh lùng với những người xung quanh là không thể tránh khỏi. Khi đó, một hàng rào sẽ được dựng nên, hẳn là mọi người sẽ thấy kì lạ và thậm chí là khó chịu với những ai mắc hội chứng “ suy dinh dưỡng cảm xúc”. Rõ ràng là bất lợi nhé!
  3. Khi sinh ra trên đời, ai cũng có cảm xúc. Nhưng không phải ai cũng có thể bộc lộ được cảm xúc của mình ra bên ngoài. Có lẽ, chính bố mẹ, thầy cô và bạn bè là những người cần phải sát cánh bên những teen không may rơi vào chứng “không diễn đạt được xúc cảm” để họ có thể khắc phục được tình trạng này. Rồi một ngày nào đó, những teen này không sớm thì muộn cũng sẽ phát hiện ra rằng che giấu, kìm nén hoặc tệ hơn nữa là sống lạnh lùng, vô cảm là một thiệt thòi lớn và họ sẽ mong muốn trở về với cuộc sống bình thường, với những xúc cảm bình thường của con người mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2