intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU LUYỆN THI ĐẠI HỌC RỪNG XÀ NU

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Chung Kiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

346
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rừng xà nu với sức sống bất diệt, là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man chứng kiến lịch sử bi hùng của mảnh đất Tây Nguyên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU LUYỆN THI ĐẠI HỌC RỪNG XÀ NU

  1. TÀI LIỆU LUYỆN THI ĐẠI HỌC RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề “RỪNG XÀ NU”. - Ý nghĩa tả thực: Chỉ rừng xà nu – một loại cây đặc tr ưng ở Tây Nguyên - Ý nghĩa tượng trưng: + Rừng xà nu với sức sống bất diệt, là hình ảnh g ắn bó máu th ịt gi ữa tác gi ả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và vi ết văn t ại chi ến tr ường Tây Nguyên. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thi ết v ới dân làng Xô Man ch ứng ki ến l ịch sử bi hùng của mảnh đất Tây Nguyên. + Rừng xà nu còn là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, v ới s ức sống mãnh liệt mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man v ới nh ững con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng... Qua b ức tranh thiên nhiên, tác gi ả mu ốn khẳng định ý chí quật cường của con người Tây Nguyên. + Nhan đề “Rừng xà nu” còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm h ứng sử thi, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này. 2. Phân tích tính sử thi trong truyện "Rừng xà nu" A . Mở bài Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn c ủa Tây Nguyên b ởi ông đã g ắn bó máu thịt với mảnh đất này trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và ch ống M ỹ. Sự am tường về Tây Nguyên, niềm ngưỡng mộ những phẩm chất cao quý của đ ồng bào nơi đây đã giúp cho nhà văn gặt hái đ ược nh ững thành công r ực r ỡ v ề đ ề tài Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm đặc sắc của ông trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm mang đậm chất sử thi, viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc; nhân vật trung tâm mang những phẩm chất chung tiêu bi ểu cho c ộng đ ồng; giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. B . Thân bài Ý 1: Khái quát: - Hoàn cảnh sáng tác+ nội dung cơ bản: Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn c ứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.Thông qua câu chuy ện về nh ững con ng ười anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự s ống c ủa đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác h ơn là ph ải cùng nhau đ ứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác. - Ý nghĩa nhan đề: Có thể nói đặt tên cho tác phẩm của mình là “ R ừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành đã tạo ra một nhan đề mang ý nghĩa bi ểu t ượng so sánh có giá tr ị nêu bật chủ đề của tác phẩm: đó là phẩm chất anh hùng sức s ống bất t ử kỳ di ệu, khát v ọng t ự do, khát vọng giải phóng của đồng bào Tây Nguyên trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhan đề này không những thể hiện khuynh h ướng sử thi, ch ủ đ ề c ủa tác phẩm mà còn gợi ra phong vị Tây Nguyên cũng như vẻ đẹp giàu chất thơ, chất lãng mạn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ . Ý 2: Phân tích tính sử thi trong tác phẩm: Trang 1
  2. a. Khái niệm khuynh hướng sử thi : Trước hết nên hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi trong văn học. Đó là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính cách toàn dân. Nhân v ật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi thường là nh ững con người đại di ện cho giai cấp, cho dân tộc với những ph ẩm ch ất cao c ả, k ết tinh nh ững gì cao đ ẹp nh ất c ủa cộng đồng. Và khi khẳng định, ngợi ca những anh hùng, những kì tích sáng chói ..., ng ười nghệ sĩ không nhân danh cá nhân mà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn . b. Khuynh hướng sử thi thể hiện trong tác phẩm: Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ ở việc lựa chọn đề tài, việc xây dựng nhân vật, việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm ... - Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết s ức h ệ trọng không ch ỉ của người dân làng Xô Man hay của mảnh đất Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng Miền Nam nh ững năm đen tối cho đến lúc Đồng khởi, nhưng đây là thời điểm tức nước vỡ bờ, nhân dân Mi ền Nam chuẩn bị vũ trang chiến đấu. Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi : trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là c ầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. “Rừng xà nu” là tác phẩm in đậm tính sử thi . Đây là câu chuy ện c ủa m ột ng ười, m ột làng. Nhưng đặt vào hoàn cảnh “Rừng xà nu” được viết ra, thì đó cũng là câu chuyện của một thời đại, một đất nước, một cuộc cách mạng..Như vậy, đây là chân lí mang t ầm l ịch sử. Vì lẽ đó, nhà văn đã để cho nó được nói lên bằng giọng nói thiêng liêng, nh ư đ ể mãi mãi khắc sâu vào kí ức. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truy ện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm. - Hình tượng nghệ thuật: + Hình tượng cây xà nu: Trong tác phẩm , hình tượng cây xà nu - rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đ ộc đáo của nhà văn, được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm . Hình tượng cây xà nu và hình tượng tập thể những nguời anh hùng ở làng Xô Man là hai hình tượng trọng tâm nổi bật xuyên su ốt toàn bộ truyện ngắn. Trong đó hình tượng cây xà nu đã tạo nên một cái nền đặc biệt hùng vĩ và phóng khoáng để trên đó tác giả khắc hoạ một cách đậm nét hình t ượng những ng ười anh hùng trong chiến đấu. Tây nguyên vốn là vùng núi rừng rộng lớn và hùng vĩ. Trên mảnh đất ấy có không ít loài thực vật đa dạng, nhiều tầng nhưng NTT lại chọn cây xà nu làm biểu tượng nghệ thuật cho sức sống bất khuất và những phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây nguyên những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi trở lại Tây nguyên lần th ứ hai ( 1962) NTT đã chia tay nhà văn Nguy ền Thi bên một cánh rừng xà nu và thế là rừng xà nu đã trở thành m ột n ỗi ám ảnh đ ối v ới ông. Nhà văn đã nhận ra ở loại cây này bao phẩm chất cao đẹp: cao th ượng, trong sáng, kiên c ường, trang nhã, rắn rỏi. Loài cây đó như đã sống từ ngàn đời và còn sống đến ngàn đời sau, từng cây từng cây, hàng vạn cây hàng triệu cây mênh mông vô tận. Rõ ràng nh ững ph ẩm chât đó r ất Trang 2
  3. gần gũi với những vẻ đẹp tinh thần của ngưòi dân Tây Nguyên và cuộc sống chiến đấu của họ. Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu, một rừng xà nu cụ thể được xác định rõ: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc ", nằm trong sự hủy diệt bạo tàn của kẻ thù.Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ- Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Xà nu hiện ra với tư th ế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Cách m ở của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà vẫn đầy uy nghi tầm vóc.Với kĩ thu ật quay toàn c ảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra những đau thương mất mát mà cây xà nu ph ải gánh chịu. Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu v ẫn hiên ngang v ươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất ph ục trước kẻ thù. Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời t ựa nh ư ng ười Xô Man chân th ật, m ộc m ạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do. Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết c ủa ng ười dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ. * Rừng xà nu đau thương trong chiến tranh huỷ diệt Trong phần đâu của tác phẩm, rừng xà nu đã hiện lên với những đau thương trong mưa bom bão đạn của quân thù. Rừng xà nu đã trở thành đôi tượng của sự huỷ diệt tàn khốc. “Hầu hết đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây b ị ch ặt đ ứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ơ chỗ những v ết th ương, nh ựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay g ắt, r ồi d ần b ầm l ại, đen và đ ặc quyện thành từng cục máu lớn. ” Nguyễn Trung Thành đã tỏ ra đặc biệt tinh tế khi miêu tả sự chuyển hoá của nhựa xà nu. Đó là quá trình chuy ển hoá t ừ đau th ương t ới căm thù và uất hận của cây rừng Tây Nguyên. Những đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa tượng trưng đậm nét. Nó g ợi ra nh ững đau th ương tang tóc của ngưòi dân làng Xô Man. Có thể nói, lịch sử của làng Xô Man trứơc ngày đồng khởi là những trang đầy máu và nước mắt. Trong những ngày đen tối ấy, bao quần chúng trung kiên bị kẻ thù giết hại, anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, Bà Nhan b ị ch ặt đ ầu c ột tóc treo trên đầu súng, mẹ con Mai bị chết bởi những trận mưa đòn của lũ giặc hung tàn... * Sức sống bất tử kỳ diệu của rừng xà nu. Bất chấp sự huỷ diệt của kẻ thù, RXN vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt. Sức sống bất tử của RXN đựoc thể hịên ở nhiều phương diện khác nhau: Trước hết nó thể hiện ở khả năng sinh sôi theo cấp số nhân Nguy ễn Trung Thành thật sự hào hứng khi miêu tả sức sống bất khuất của loài cây này : “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nh ọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.” Sự sinh sản của rừng cây xà nu như thách thức sự huỷ diệt của bom đạn giặc. Cùng với khả năng sinh sôi theo cấp số nhân, rừng xà nu còn có một khả năng tự chữa lành những vết thương. Nhà văn đặc biệt chú ý đến những cây xà nu đã trưởng thành. V ới những cây xà nu vượt lên cao quá đầu người , “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”. Cứ như vậy rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng. Rừng xà nu đã vươn lên với một sức sống diệu kỳ. Sức Trang 3
  4. sống của cây rừng thiên nhiên không chỉ tương phản gay gắt với sự huỷ diệt mà còn thách thức sự huỷ diệt. Dường như qua đó Nguyễn Trung Thành muốn kh ẳng định: ở m ột m ảnh đất như Tây Nguyên sự sống vẫn bất diệt ngay trong sự huỷ diệt. Ch ỉ cần nhìn vào làng Xôman bé nhỏ, ta cũng đủ thấy điều đó. Kẻ thù đã gieo bao đau th ương tang tóc cho dân làng. Nuôi lớn lòng căm thù giặc các thế hệ người dân Tây Nguyên đã đứng lên chiến đấu chống giặc. Thế hệ trước ngã xuống đã có thế hệ sau trưởng thành, anh Quyết hy sinh đã có Tnú lớn lên thay anh làm cán bộ. Tnú đi l ực l ượng thì bé Heng l ại ti ếp t ục tr ưởng thành. Mai ngã xuống thì em gái của chị đã lớn lên trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy uy tín. Hình ảnh các thế hệ của làng Xôman tiếp nối nhau cũng chính là biểu hi ện cụ thể sống động nhất của sức sống Tây Nguyên thời đánh Mỹ mà không một thế lực cường bạo nào có thể tiêu diệt được * Rừng xà nu ham ánh mặt trời : Không chỉ dừng lại ở đó, rừng xà nu đựơc miêu tả trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành còn có đặc tính là rất ham ánh sáng mặt trời đ ương nhiên lo ại cây nào cũng c ần ánh sáng mặt trời nhưng cần phải thấy rằng ở đây nhà văn không đơn gi ản ch ỉ miêu t ả đ ặc tính tự nhiên của xà nu mà còn muốn gửi gắm vào đó ý nghĩa tượng trưng so sánh. “Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh đ ể ti ếp l ấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xu ống t ừng lu ồng l ớn th ẳng t ắp, long lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Đặt trong hệ thống chủ đề của tác phẩm thì những cây xà nu ham ánh n ắng m ặt tr ời tượng trưng cho những nhân vật như Cụ Mết, Tnú, Mai , Dít, bé Heng những người dân Tây Nguyên bất khuất kiên cường gắn bó máu th ịt với cách m ạng và l ớn lên trong ni ềm say mê lý tưởng cách mạng. Với họ lý tưởng cách mạng cũng có tầm quan trọng nh ư ánh sáng m ặt trời với cây xanh. Duới ánh sáng của lý tưởng cách mạng vẻ đ ẹp rực r ỡ ti ềm ẩn v ới nh ững người con của núi rừng mới có dịp bộc lộ toả sáng, hoà chung vào vầng sáng của c ả dân tộc, dám sống vì lý tưởng độc lập tự do. * Trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành, r ừng xà nu còn gi ữ vai trò nhân chứng của lịch sử. Rừng xà nu cũng tham dự vào cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của dân làng Xô Man. Đã bao đêm dưới ánh lửa xà nu bập bùng dân làng đã t ụ t ập nghe C ụ M ết k ể về lịch sử của làng, về chiến công của Tnú. Khi dân làng kh ởi nghĩa thì c ả cánh r ừng xà nu ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng, phong vị Tây nguyên giọng đi ệu s ử thi c ủa tác phẩm cũng được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên này. *Sơ kết: Nguyễn trung Thành đã sử dụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đ ạo trên suốt trang văn đặc tả rừng xà nu. Để làm cho hình tượng xà nu trở lên sống động, nhà văn đã đăt cây xà nu và con người đã đan cài vào nhau, soi chiếu vẻ đẹp cho nhau. Rừng xà nu chính là ẩn dụ của con người, những con người sống dưới tầm đại bác. Cũng như cây xà nu, thân thể và trái tim họ đầy thương tích. Và cũng có đời người giống nh ư những cây xà nu nào đó, “bị chặt đứt ngang nửa thân người”. Song cũng nh ư cây xà nu, con ng ười Xô Man, con người Tây Nguyên, con người Việt Nam trong những ngày đánh giặc vẫn sống , bền bỉ, kiêu hùng, đầy khao khát hướng đến ánh sáng mặt trời. Biện pháp miêu t ả t ượng trưng lãng mạn đã được huy động khiến cho tác phẩm có dáng dấp một áng thơ văn xuôi. + Hình tượng các thế hệ người dân làng Xô Man: Truyện còn xây dựng thành công một tập thể những người dân anh hùng của núi rừng Tây Nguyên. Những nhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu nh ư: c ụ Mết, anh Quy ết, Tnú, Mai, Trang 4
  5. Dít, bé Heng thực chất là những kết tinh cao độ những ph ẩm chất tiêu bi ểu c ủa c ả c ộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh ...). Lí tưởng sống của những nhân vật này luôn gắn liền với vận mệnh của cả cộng đồng. Hơn nữa, các nhân vật ở đây cũng được xây d ựng th ể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ cách mạng làng Xô Man. Cụ Mết đại diện cho th ế hệ cách mạng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ truyền lại cho con cháu truy ền th ống oanh liệt đó của dân làng; Tnú tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của cả cộng đồng; Dít, Heng là thế hệ non trẻ tiếp nối cha anh ... Vì thế, tất cả s ố phận c ủa mọi nhân v ật đ ều th ống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó cũng th ể hi ện rõ nét tính sử thi của tác phẩm . * Đứng đầu tập thể anh hùng ấy là Cụ Mết. Cụ Mết là hiện thân của truyền thống, là pho sử sống của làng Xôman. Cụ là biểu tượng cho sức quật khởi của một truyền thống lịch sử hào hùng ở Tây Nguyên đúng như hồi ức của nhà văn: Ông là c ội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” còn trường tồn đ ến hôm nay, ông nh ư lịch sử bao trùm nhưng khồng che lấp sự tiếp nối ngày càng mãnh li ệt h ơn, t ự giác h ơn c ủa các thế hệ sau. Nhân vật cụ Mết trở lên đặc biệt sống động trong tác phẩm nhờ ngh ệ thuật cá tính hoá nhân vật đặc sắc của nhà văn. Ở cụ vừa có nét tiêu bi ểu đi ển hình c ủa nh ững già làng Tây Nguyên thời chống Mỹ, vừa có những nét riêng biệt độc đáo. Đọc tác phẩm, hình ảnh của cụ Mết đã khiến cho độc giả liên t ưởng đ ến m ột cây xà nu cổ thụ giữa buôn làng, luôn vững vàng trước phong ba bão táp. C ụ M ết đã đ ược nhà văn miêu tả trong sự so sánh đối chiếu với cây xà nu. “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài mà vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và x ếch ng ược… Ông ở tr ần, ng ực căng như một cây xà nu lớn”, đôi bàn tay sần sùi như vỏ cây xà nu, bàn tay nặng trịch. Giọng nói của cụ Mết thì “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” như mang trong đó âm vọng của những cánh rừng Tây Nguyên bạt ngàn hùng vĩ. Như tất cả những người dân Xô man khác, cụ Mết rất ít nói. Lời nói khen tặng cao nhất ch ỉ là “được” nhưng những lời lẽ của cụ lại có một sức mạnh cổ vũ động viên rất lớn đối với dân làng. Mỗi l ời dặn dò nh ắc nh ở của cụ đều là những bài học quý báu, thể hiện niềm tự hào về sức mạnh Tây Nguyên. C ụ đã nói về rừng xà nu của làng mình: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đ ất ta. Cây m ẹ ngã cây con mọc lên…. Có những lúc lời nói của cụ Mết trở thành chân lý đ ược nh ững người như Tnú ghi lòng tạc dạ : “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Cụ Mết còn dặn dò các thế hệ cháu con về một bài học xương máu được tổng kết từ chính cuộc đời của Tnú : “ Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói l ại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình ph ải c ầm giáo ” đó đâu phải là sự chiêm nghiệm từng trải của một đời người mà là sự chiêm nghiệm từng trải của cả một dân tộc trong đau thương chiến tranh.. Cụ Mết luôn giáo dục ý thức cách mạng cho dân làng bên ánh lửa xà nu bập bùng. Với một giọng nói trầm ấm trang nghiêm, cụ đã kể cho dân làng nghe v ề cu ộc đ ời c ủa Tnú. Trong lời kể của cụ có một cái gì đó thật thiêng liêng h ệt nh ư một câu chuy ện l ịch s ử, m ột huyền thoại của thời đại. Từ những câu chuyện ấy, cụ Mết đã khơi dậy trong tâm h ồn m ỗi người lòng yêu thương buôn làng, yêu quê hương đất nước, lòng trung thành tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng. Trang 5
  6. Cụ Mết cũng chính là người chỉ huy trực tiếp cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man. Đó là sự chỉ huy sáng suốt giàu kinh nghiệm và uy lực. Cụ đã bình tĩnh chỉ huy dân làng vùng dậy tự trang bị vũ khí mài bằng đá núi Ngọc Linh, chém ch ết ti ểu đội lính ngu ỵ, gi ải thoát cho Tnú, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy khắp núi rừng Tây Nguyên. Hình ảnh c ụ M ết chống giáo chỉ huy dân làng trong ánh lửa xà nu bừng bừng khiến cho ta nhớ đến các nhân vật trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói nhân vật cụ Mết đã trở thành m ột c ơ s ở quan tr ọng tạo nên vẻ đẹp sử thi hùng tráng trong truyện ngắn đặc sắc này. Xây dựng nhân vật cụ Mết như một nhân vật huyền thoại, kết tinh nh ững ph ẩm ch ất tốt đẹp của con người Tây Nguyên, phải chăng Nguyễn trung Thành muốn khẳng định vai trò của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ. Cụ Mết vừa là ng ười n ối k ết th ế h ệ v ới truy ền thống, với lịch sử quê hương, vừa là người dẫn dắt thế h ệ thanh niên trong cu ộc chi ến đ ấu hiện tại. Chính vì có một thế hệ cha ông như cụ Mết mà thế hệ của Tnú, của Dít, c ủa bé Heng có sự trưởng thành lớn lao. * Tnú: Ta biết rằng nội dung chủ yếu của tác phẩm là kể về cuộc chiến đấu kiên cường của làng Xô Man. Từ trong máu lửa, dân làng đã kết thành m ột kh ối v ững ch ắc đ ứng lên làm cách mạng bảo vệ cho cuộc sống tự do cho buôn làng. Các th ế h ệ khác nhau c ủa làng đều có những đóng góp xứng đáng cho cuộc chiến đấu chung. Trong mỗi sự tích anh hùng đều có công lao của tập thể và trong mỗi chiến công chung đều có những đóng góp xứng đáng cuả mỗi thành viên anh hùng. Trong tập thể anh hùng đó ta không thể quên hình ảnh Tnú không phải chỉ bởi đây là nhân vật trọng tâm của tác ph ẩm mà còn b ởi nh ững tính cách mạnh mẽ ngoan cường của anh. Tnú là nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng của tuổi trẻ Tây Nguyên anh hùng trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Là ngưòi con ưu tú của làng Xô Man, Tnú đã l ớn lên trong máu l ửa c ủa cu ộc chi ến tranh, đã vượt qua những mất mát đau thương của cuộc đời đ ể chi ến đ ấu và tr ở thành m ột chiến sĩ giải phóng. Cuộc đời Tnú được cụ Mết kể lại bằng tiếng nói rất trầm khi bên ngoài lấm tấm một trận mưa đêm rì rào như gió nhẹ. Đó là đêm Tnú trở về thăm làng. Có lẽ, mỗi người trong chúng ta, khi đọc “Rừng xà nu” không thể nào quên câu chuy ện trong đêm hôm ấy. Khi kể, bằng một thái độ nghiêm trang, cụ Mết đã nhấn mạnh: “ Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó kh ổ, nh ưng bụng nó sạch như nước suối làng ta ”. Cuộc đời Tnú khổ nhưng tâm hồn anh trong sang. Ở anh không có vấn đề “tìm đường” hay “nhận đường”( như A Phủ, Mị trong “Vợ chồng A Phủ”). Tnú sống gần anh Quyết- người cán bộ cách mạng- từ khi càn nhỏ, nên anh đã có lí tưởng cách mạng, anh hiểu và trung thành tuyệt đối với lí t ưởng ấy. Và c ụ M ết đã d ặn dò: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ.”. Ta hiểu, trong lời dặn dò ấy là lời nhắn nh ủ tha thi ết, b ởi nghe và nh ớ v ề cu ộc đời Tnú chính là nghe và ghi nhớ về những năm tháng đau thương nhưng vô cùng vĩ đại của dân làng Xô Man. Nét tính cách chủ yếu của Tnú là sự mạnh mẽ, quyết liệt, kiên cường, anh dũng mang đặc trưng tính cách của người dân Tây Nguyên. Tnú vốn là một đứa trẻ mồ côi, anh đã lớn lên bằng sự cưu mang đùm bọc của dân làng Xô Man. Anh sớm giác ngộ lý t ưởng cách mạng và đã theo bước dân làng hoà mình vào con dường do Đảng đã vạch ra. Sự can đảm ngoan cường của Tnú cùng với sự dữ dội quyết liệt của anh đã đ ược th ể hi ện t ừ những ngày thơ ấu. Khi cách mạng bị địch khủng bố ráo riết , chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo đầu súng, Tnú đã không nh ụt chí, hoàn cảnh hun đúc Trang 6
  7. thành một con người gan góc, anh đã cùng với Mai bất chấp mọi nguy hiểm, vào rừng nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc đưa thư cho cán bộ từ xã lên huy ện. Có khi Tnú ở luôn ngoài r ừng ban đêm vì “ Để cán bộ ngủ ngoài rừng một đêm, bụng dạ không yên được. Lỡ giặc lùng, ai dẫn cán bộ chạy” . Tnú làm tất cả những điều đó với một niềm tin: “ cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn.”. Niềm tin giản dị, ngây thơ mà cũng rất chân thành, mãnh liệt. Sự gan góc của Tnú còn thể hiện ở việc học chữ. Khi học không nh ớ ch ữ, Tnú đã “c ầm hòn đá tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng”, nh ưng sau khi nghe nh ững l ời khuyên c ủa anh Quyết “không học chữ sao làm được cán bộ”, Tnú đã sượng sùng gọi riêng Mai ra phía sau hốc đá để hỏi xem “Chữ O có móc là chữ chi.”Hành động đó là biểu hiện của niềm tin vào cách mạng, của sự trung thực trong trái tim một con người tự nhận thức được bản thân. Học chữ hay quên nhưng Tnú lại rất thông minh và nhanh trí khi làm nhi ệm v ụ. Lúc đi liên lạc, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc bao vây kh ắp các ng ả đ ưòng anh leo lên cây cao giữa rừng tìm quanh một lượt rồi sau đó xé rừng mà đi. Khi qua sông, Tnú th ường chọn những đoạn có thác dữ cho địch khỏi phát hiện. Hình ảnh chú bé cưỡi lên con thác băng như một con cá kình là một hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy khí phách và bản lĩnh của một thiếu niên Tây Nguyên ngoan cường, dũng cảm. Có lần khi vựơt qua thác sông Đắc Năng, Tnú đã bị kẻ thù phục kích bắt được, cậu chỉ kịp nuốt là thư vào b ụng đ ể b ảo toàn bí m ật cho cách mạng. Thế nhưng Tnú vẫn bị giặc bắt và tra tấn rất dã man. Những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng Tnú như những vết thương trên thân cây xà nu. Sự tra tấn của k ẻ thù không thể hủy diệt được sức sống bất diệt trong anh mà còn nung nấu thêm ngọn l ửa căm thù, ngọn lửa đấu tranh trong trái tim sục sôi yêu nước ấy. Khi k ẻ thù h ỏi c ộng s ản ở đâu, Tnú đã can đảm chỉ tay vào bụng mà nói : “Cộng sản ở đây ”. Đó không phải là câu trả lời mà là một lời thách thức. Hành động quả cảm c ủa Tnú đã cho th ấy lòng trung thành tuyệt đối của người dân Tây Nguyên đối với Đảng. Trong những gian khổ hy sinh th ử thách tàn khốc thì lòng trung thành ấy càng toả sáng. Đảng đã ỏ trong tâm h ồn những người dân Tây Nguyên bất khuất kiên cường như Tnú . Hình ảnh Tnú thời thơ âú với t ất c ả sự ngộ nghĩnh, gan dạ, trung thành, kiên cường, sẵn sang hy sinh thân mình cho cách m ạng cũng chính là hình ảnh của những thiếu niên Việt Nam như Lê Văn Tám, Kim Đ ồng…- nh ững anh hùng mà nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa nhưng anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí…” Và một Tnú gan góc, dũng cảm, được tôi luy ện ý chí cách mạng t ừ thu ở nh ỏ ấy là ti ền đề để tạo nên một Tnú anh hùng về sau. Giống như một cây xà nu vươn lên một cách kiêu dũng trong đau thương mất mát, sau những năm bị tù đầy, Tnú đã vượt ngục trở về làng. Anh thực sự đã trưởng thành, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, kiên cường. Nguyễn Trung Thành đã xây d ựng hình t ượng nhân vật Tnú với những vẻ đẹp của một con người lí tưởng: một chàng trai với b ộ ng ực rộng và hai cánh tay khỏe chắc như lim, như một cây xà nu tr ưởng thành, c ường tráng. Lúc này cán bộ Quyết cũng đã hy sinh. Tnú đã tiếp t ục nuôi d ưỡng ngọn l ửa đ ấu tranh CM, chuẩn bị vũ khí cho đồng khởi. Chính anh đã đi bộ ba ngày đường lên núi Ng ọc Linh mang về một gùi nặng đá mài ( không phải là một xà lét đựng đầy đá trắng như trước đây) để dân Trang 7
  8. làng mài giáo mác, phát nương rẫy và chuẩn bị cuộc chi ến đ ấu b ảo v ệ buôn làng, núi r ừng hùng vĩ. Và anh cũng đã xây dựng gia đình với Mai, đ ứa con trai c ủa hai ng ười ra đ ời đã h ứa hẹn trở thành một Tnú trong tương lai… Nếu ở những tác phẩm khác, các tác giả đã yên tâm dừng lại thì ở tác phẩm này, câu chuyện về cuộc đời Tnú mới thực sự bắt đầu. Điều đó có nghĩa tác giả của “Rừng xà nu” đã đi tìm một vấn đề lớn hơn. Vâng, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng Tnú với tất cả những gì cần phải có ở một người anh hùng: Anh cường tráng như than cây xà nu, chảy trong huyết quản anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên. Tâm hồn anh trong sạch như nước suối; mang sức mạnh hào phóng, mênh mông và hoang dại của núi rừng. Anh thừa gan góc đến bướng bỉnh, thừa kiêu hãnh đến giàu tự ái. Anh là người không biết sợ hãi, không biết khuất phục trước mũi sung, làn dao…Anh đã có lí tưởng Đảng từ thuở ấu thơ, có mục đích sống để làm người chân chính. Sức mạnh của anh lại được hun đúc them bởi tình yêu lớn của một người con gái xinh đẹp, luôn hiền dịu, nhịn nhường…Vậy mà với chừng ấy cái có, người anh hùng Tnú vẫn phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Anh vẫn rơi vào bi kịch mới. Bi kịch của anh cũng là bi kịch một thời của dân tộc. Phần chính của câu chuyện bắt đầu khi quân giặc bao vây làng Xô Man quyết bóp chết mầm cách mạng từ trong trứng nước. Hiểu được vai trò của Tnú, chúng đã tìm cách để bắt anh, kẻ thù đã giở ngón đòn hiểm độc là tra tấn vợ con Tnú. Lòng căm thù, nỗi đau khi chứng kiến cảnh vợ con bị địch tra tấn đã biến đôi mắt anh thành hai cục lửa lớn. Anh đã xông vào quân giặc. Mẹ con Mai chết, anh bị kẻ thù bắt trói, chúng đã tẩm nhựa xà nu và đốt mười đầu ngón tay anh. “ Mười ngón tay anh đã thành mười ngọn đuốc”. Tnú không kêu van một tiếng nào, bởi “Người cộng sản không thèm kêu van”. “ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Tnú trừng trừng ném căm giận vào kẻ thù. Mười ngọn đuốc từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa của làng XôMan. Tnú thét lên, tiếng thét ấy như một lời hiệu triệu, kêu gọi dân làng cầm vũ khí đứng lên, “ tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn ” Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Cụ Mết đã chỉ huy dân làng trang bị giáo mác chém chết tiểu đội lính nguỵ giải thoát cho Tnú. Một khi kẻ thù đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo. Chân lý của cuộc đấu tranh cách mạng đã được tổng kết bằng cuộc đời Tnú. Rừng Xô Man ào ào rung chuyển và ngọn lửa đã bùng cháy khắp núi rừng. Sự vùng dậy của dân làng đã cứu thoát Tnú, để rồi sau đó anh trở thành anh giải phóng quân để giải phóng buôn làng, giải phóng quê hương, đất nước với một nh ận th ức sâu s ắc hơn. Với anh, thằng giặc nào “cũng là thằng Dục”- kẻ đã giết vợ con anh, kẻ đã gieo bao đau thương cho dân làng Xô man. Với Tnú, mối thù chung của Tây Nguyên, của đất nước cũng là mối thù của gia đình, của quê hương anh. Đó là một nhận th ức sâu s ắc- nh ận th ức mà Tnú rút ra từ nỗi đau của bản thân, của buôn làng, của đất nước và từ cuộc chi ến đ ấu của quê hương. Câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú không dừng lại ở s ố ph ận cá nhân mà còn mang ý nghĩa tiêu biểu cho cuộc sống chiến đấu của c ả m ột dân t ộc. Rõ ràng nhân v ật Tnú là một nhân vật sử thi, nhân vật mang số phận lịch sử của cả một dân tộc. Trang 8
  9. Cùng thế hệ với Tnú còn có Mai và Dít. Mai là m ột cô gái duyên dáng, linh l ợi, gi ọng nói trong lanh lảnh. Cô có một trái tim th ắm thiết, thủy chung. Tuy Mai đã ra đi, nh ưng hình ảnh của cô vẫn còn mãi bởi có Dít- em gái Mai. Có thể nói đây là hình ảnh mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình cho các cô gái Tây Nguyên thời đánh Mỹ. Cũng như nhân vật Tnú, Dít đã được tái hiện trong một quá trình phát triển của tính cách. Trong những ngày đen tối trước đồng khởi, Dít vẫn còn là một cô bé. Khi kẻ thù bao vây làng Xô Man, quyết tâm bắt được Tnú, thì chỉ có Dít lặng lẽ bò theo máng n ước đem gạo ra rừng tiếp tế cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Cô bé đã bị địch bắt. Bọn giặc để Dít đứng ở giữa sân lên đạn và b ắn, nh ững viên đạn nổ bay sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nh ỏ của Dít. Váy của cô bé rách tượt từng mảng. Lúc đầu sự tra tấn về mặt tinh thần của giặc đã khiến Dít khóc thét nh ưng viên đạn thứ mười thì Dít nín bặt. Cô bé chùi nước mắt đứng lặng giữa bọn lính. C ứ mỗi viên đạn nổ thì thân hình nhỏ bé của Dít lại quật lên một cái nh ưng đôi m ắt c ủa cô bé thì vẫn mở to, "nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng". Đôi m ắt c ủa cô bé Tây Nguyên đã bi ểu l ộ s ự quả cảm phi thường. Nó là một tín hiệu giúp chúng ta nh ận ra v ẻ đ ẹp ngoan c ường c ủa những người dân Tây Nguyên chưa bao giờ biết sợ hãi . Đôi m ắt ấy cũng b ộc l ộ s ự tr ưởng thành nhanh chóng của con người trong thử thách. Dít chính là biểu t ượng của cây xà nu mà không tội ác nào, không sức mạnh nào có thể tiêu diệt được. Trong hình ảnh của Dít ta còn gặp một nét gì đó của Mai. Là em gái c ủa Mai, Dít giống chị như hai giọt nước. Gặp lại Dít trong nhà cụ Mết, Tnú c ứ t ưởng tr ước m ặt anh là Mai đấy.. Tnú về thăm làng, tuy rất mừng nhưng Dít vẫn lấy vẻ mặt nghiềm nghị để hỏi giấy tờ giọng hơi lạnh lùng: " Đồng chí về có giấy không?". Có lẽ cương vị công tác đã t ạo nên ở Dít tính nguyên tắc, sự kiên định vững vàng. Nhưng có l ẽ đó ch ỉ là bi ểu hi ện bên ngoài. Về bản chất Dít vẫn là cô gái đầy nữ tính, giàu tình cảm. Chính Dít và c ụ M ết đã tiễn Tnú cạnh cánh rừng xà nu trải dài đến tận chân trời. Đọc "Rừng Xà nu" ta sẽ thấy sự tiếp nối giữa các thế hệ. Ta thấy s ự trưởng thành của Tnú, của Dít và dường như bé Heng chính là h ậu thân của Tnú cho dù gi ữa anh và c ậu bé này không hề có quan hệ ruột thịt. Ngày Tnú đi liên lạc, bé Heng còn nhỏ xíu, vậy mà sau m ấy năm v ề thăm làng, bé Heng đã lớn lên có dáng vẻ của một anh giải phóng tí hon. Chú bé mang một kh ẩu trường mác, đội một cái mũ giải phóng, mặc một chiếc áo bà ba dài ph ết đít, khoác chéo kh ẩu súng ngang lưng. Bé Heng rất tự hào về làng Xô Man của mình. Có thể nói, bé Heng thuộc thế hệ non trẻ nhất của làng Xô Man. Như cây xà nu vươn lên dưới tầm bom đạn giặc, bé Heng sẽ góp phần tạo nên màu xanh trường cửu của những cánh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. * Sơ kết: Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của “Rừng xà nu”. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, tượng trưng cho các thế h ệ ti ếp n ối nhau c ủa dân làng Xô Man.Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động quy luật: có áp bức là có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó là vấn đề mang tính trọng đại của dân tộc, góp ph ần th ể hi ện tính s ử thi sâu s ắc của tác phẩm . C. Kết bài Trang 9
  10. “Rừng xà nu” mang vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Đó là câu chuyện bi tráng về cuộc đời của một người anh hùng đại diện cho cộng đồng được già làng kể lại cho dân làng nghe trong một đêm rừng Tây Nguyên , bên b ếp l ửa chung c ủa làng v ới giọng kể trang nghiêm và hùng tráng. Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tái hiện vẻ đẹp tráng lệ hào hùng rất riêng của cảnh vật và con người, truyền thống văn hoá Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng. Phân tích hình tượng CÂY XÀ NU . 3. A.Mở bài: Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn của Tây Nguyên bởi ông đã gắn bó máu thịt với mảnh đất này trong hai cuộc kháng chi ến ch ống Pháp và ch ống M ỹ. S ự am tường về Tây Nguyên, niềm ngưỡng mộ những phẩm chất cao quý của đồng bào nơi đây đã giúp cho nhà văn gặt hái được những thành công rực rỡ về đề tài Tây nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết khi Nguyễn Trung Thành đang ở vào độ chín của tài năng. Trong tác phẩm này nhà văn đã phản ánh một cách chân thực cu ộc s ống chi ến đ ấu đ ầy gian khổ hy sinh nhưng cũng rất hào hùng của đồng bào Tây Nguyên. Mở đầu tác phẩm là hình tượng cây xà nu- biểu tượng của sức sống bất diệt. B.Thân bài Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào mi ền Nam và ti ến hành đánh phá ác li ệt ra mi ền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí s ục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chi ến trường mi ền Trung Trung b ộ, in lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng Trung Trung b ộ, sau đó in trong t ập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Thông qua câu chuy ện v ề nh ững con ng ười anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác h ơn là ph ải cùng nhau đ ứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác. Hình tượng cây Xà nu và hình tượng tập th ể những nguời anh hùng ở Làng Xô man là hai hình tượng trọng tâm nổi bật xuyên suốt toàn bộ truy ện ngắn. Trong đó hình t ượng cây xà nu đã tạo nên một cái nền đặc biệt hùng vĩ và phóng khoáng đ ể trên đó tác gi ả kh ắc hoạ một cách đậm nét hình tượng những người anh hùng trong chiến đấu. Tây nguyên vốn là vùng núi rừng rộng lớn và hùng vĩ. Trên mảnh đất ấy có không ít loài thực vật đa dạng, nhiều tầng nhưng NTT lại chọn cây xà nu làm biểu tượng nghệ thuật cho sức sống bất khuất và những phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây nguyên những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi trở lại Tây nguyên lần th ứ hai ( 1962) NTT đã chia tay nhà văn Nguy ền Thi bên một cánh rừng xà nu và thế là rừng xà nu đã trở thành m ột n ỗi ám ảnh đ ối v ới ông. Nhà văn đã nhận ra ở loại cây này bao phẩm chất cao đẹp: cao th ượng, trong sáng, kiên c ường, trang nhã, rắn rỏi. Loài cây đó như đã sống từ ngàn đời và còn sống đến ngàn đời sau, từng cây từng cây, hàng vạn cây hàng triệu cây mênh mông vô tận. Rõ ràng nh ững ph ẩm chât đó r ất Trang 10
  11. gần gũi với những vẻ đẹp tinh thần của ngưòi dân Tây Nguyên và cuộc sống chiến đấu của họ. Có thể nói đặt tên cho tác phẩm của mình là “ Rừng xà nu”, NTT đã tạo ra một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng so sánh có giá trị nêu bật chủ đề của t/p: đó là ph ẩm ch ất anh hùng sức sống bất tử kỳ diệu, khát vọng tự do, khát vọng giải phóng c ủa đ ồng bào Tây Nguyên trong những ngày đầu của cuộc k/c chống Mỹ. Nhan đ ề này cũng không nh ững th ể hiện khuynh hướng sử thi, chủ đề của tác phẩm mà còn gợi ra phong vị Tây Nguyên cũng như vẻ đẹp giàu chất thơ, chất lãng mạn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ . a) Rừng xà nu đau thương trong chiến tranh huỷ diệt Trong phần đâu của t/p, rừng xà nu đã hiện lên với những đau thương trong mưa bom bão đạn của quân thù. Rừng xà nu đã trở thành đôi tượng của sự huỷ diệt tàn khốc. “Hầu hết đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây b ị ch ặt đứt ngang n ửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ơ chỗ những vết thương, nh ựa ứa ra, tràn tr ề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, r ồi d ần b ầm l ại, đen và đ ặc quy ện thành từng cục máu lớn.” Nguyễn Trung Thành đã tỏ ra đặc biệt tinh tế khi miêu tả sự chuyển hoá của nhựa xà nu. Đó là quá trình chuyển hoá từ đau thuơng tới căm thù và u ất h ận c ủa cây rừng Tây Nguyên. Những đau thương mà rừng xà nu ph ải gánh chịu ngoài ý nghĩa t ả thực còn mang ý nghĩa tượng trưng đậm nét. Nó gợi ra những đau thương tang tóc của ngưòi dân làng Xô Man. Có thể nói, lịch sử của làng Xô Man trứơc ngày đ ồng kh ởi là nh ững trang đầy máu và nước mắt. Trong những ngày đen tối ấy, bao quần chúng trung kiên bị kẻ thù giết hại anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, Bà Nhan b ị ch ặt đ ầu c ột tóc treo trên đ ầu súng, mẹ con Mai bị chết bởi những trận mưa đòn của lũ giặc hung tàn... b) Sức sống bất tử kỳ diệu của rừng Xà nu. Bất chấp sự huỷ diệt của kẻ thù, RXN vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt. Sức sống bất tử của RXN đựoc thể hịên ở nhiều phương diện khác nhau: Trước hết nó thể hiện ở khả năng sinh sôi theo cấp số nhân Nguy ễn Trung Thành thật sự hào hứng khi miêu tả sức sống bất khuất của loài cây này : “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nh ọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.” Sự sinh sản của rừng cây xà nu như thách thức sự huỷ diệt của bom đạn giặc. Cùng với khả năng sinh sôi theo cấp số nhân, rừng xà nu còn có một khả năng tự chữa lành những vết thương. Nhà văn đặc biệt chú ý đến những cây xà nu đã trưởng thành. V ới những cây xà nu vượt lên cao quá đầu người , “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”. Cứ như vậy rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng. Rừng xà nu đã vươn lên với một sức sống diệu kỳ. Sức sống của cây rừng thiên nhiên không chỉ tương phản gay gắt với sự huỷ diệt mà còn thách thức sự huỷ diệt. Dường như qua đó Nguyễn Trung Thành muốn kh ẳng định: ở m ột m ảnh đất như Tây Nguyên sự sống vẫn bất diệt ngay trong sự huỷ diệt. Ch ỉ cần nhìn vào làng Xôman bé nhỏ, ta cũng đủ thấy điều đó. Kẻ thù đã gieo bao đau th ương tang tóc cho dân làng. Nuôi lớn lòng căm thù giặc các thế hệ người dân Tây Nguyên đã đứng lên chiến đấu chống giặc. Thế hệ trước ngã xuống đã có thế hệ sau trưởng thành, anh Quyết hy sinh đã có Tnú lớn lên thay anh làm cán bộ. Tnú đi l ực l ượng thì bé Heng l ại ti ếp t ục tr ưởng thành. Trang 11
  12. Mai ngã xuống thì em gái của chị đã lớn lên trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy uy tín. Hình ảnh các thế hệ của làng Xôman tiếp nối nhau cũng chính là biểu hi ện cụ thể sống động nhất của sức sống Tây Nguyên thời đánh Mỹ mà không một thế lực cường bạo nào có thể tiêu diệt được c) Rừng xà nu ham ánh mặt trời : Rừng xà nu đựơc miêu tả trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành có đ ặc tính là r ất ham ánh sáng mặt trời đương nhiên loại cây nào cũng cần ánh sáng mặt trời nhưng cần phải thấy rằng ở đây nhà văn không đơn giản chỉ miêu tả đặc tính tự nhiên c ủa xà nu mà còn muốn gửi gắm vào đó ý nghĩa tượng trưng so sánh. “Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để ti ếp l ấy ánh n ắng, th ứ ánh n ắng trong r ừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, long lánh vô s ố h ạt b ụi vàng t ừ nh ựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Đặt trong hệ thống chủ đề của tác phẩm thì những cây xà nu ham ánh n ắng m ặt tr ời tượng trưng cho những nhân vật như Cụ Mết, Tnú, Mai , Dít, bé Heng những người dân Tây Nguyên bất khuất kiên cường gắn bó máu th ịt với cách m ạng và l ớn lên trong ni ềm say mê lý tưởng cách mạng. Với họ lý tưởng cách mạng cũng có t ầm quan trọngnh ư ánh sáng m ặt trời với cây xanh. Duới ánh sáng của lý tưởng cách mạng vẻ đ ẹp rực r ỡ ti ềm ẩn v ới nh ững người con của núi rừng mới có dịp bộc lộ toả sáng, hoà chung vào vầng sáng của c ả dân tộc, dám sống vì lý tưởng độc lập tự do. d) Trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành, rừng xà nu còn giữ vai trò nhân chứng của lịch sử. Rừng xà nu cũng tham dự vào cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của dân làng Xôman. Đã bao đêm dưới ánh lửa xà nu bập bùng dân làng đã t ụ tập nghe C ụ M ết k ể về lịch sử của làng, về chiến công của Tnú. Khi dân làng kh ởi nghĩa thì c ả cánh r ừng xà nu ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng, phong vị Tây nguyên giọng đi ệu s ử thi c ủa tác phẩm cũng được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên này. Nguyễn trung Thành đã sử dụng nhân hóa như một phép tu t ừ ch ủ đ ạo trên su ốt trang văn đặc tả rừng xa nu. Để làm cho hình tượng Xà nu trở lên s ống đ ộng, Nguy ễn Trung Thành đã đăt cây xà nu và con người đã đan cài vào nhau, soi chi ếu v ẻ đ ẹp cho nhau. R ừng xà nu chính là ẩn dụ của con người, những con người sống dưới tầm đại bác. Cũng nh ư cây xà nu, thân thể và trái tim họ đầy thương tích. Và cũng có đời người gi ống nh ư nh ững cây xà nu nào đó, “bị chặt đứt ngang nửa thân người. Song cũng như cây xà nu, con người Xô Man, con người Tây Nguyên, con người Việt Nam trong những ngày đánh giặc vẫn sống , bền bỉ, kiêu hùng, đầy khao khát hướng đến ánh sáng mặt trời. Biện pháp miêu tả t ượng trưng lãng mạn đã được huy động khiến cho tác phẩm có dáng dấp một áng thơ văn xuôi. Kết bài: Hình tượng cây xà nu đã trở thành một hình t ượng ngh ệ thuật tuy ệt đ ẹp mang đậm đà phong vị Tây Nguyên. “Rừng xà nu" đã tạo ra một cái nền hoành tráng, hùng tráng để trên đó Nguyễn Trung Thành đã chạm khắc vẻ đẹp bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên trong những năm tháng đánh Mỹ gian khổ. 4. Phân tích hình tượng các thế hệ người dân làng Xô man trong R ỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành. Mở bài: Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn của Tây Nguyên bởi ông đã gắn bó máu thịt với mảnh đất này trong hai cuộc kháng chi ến ch ống Pháp và ch ống M ỹ. S ự am tường về Tây Nguyên, niềm ngưỡng mộ những phẩm chất cao quý của đồng bào nơi Trang 12
  13. đây đã giúp cho nhà văn gặt hái được những thành công rực rỡ về đề tài Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết khi Nguyễn Trung Thành đang ở vào độ chín của tài năng. Trong tác phẩm này, nhà văn không chỉ xây dựng một biểu tượng nghệ thuật tuyệt đẹp- rừng xà nu- nhằm tôn vinh sức sống bất tử kỳ di ệu c ủa m ảnh đ ất Tây Nguyên nh ững ngày đánh Mỹ mà còn xây dựng thành công hình tượng tập thể những ngưòi anh hùng. B.Thân bài Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào mi ền Nam và ti ến hành đánh phá ác li ệt ra mi ền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí s ục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chi ến trường mi ền Trung Trung b ộ, in lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng Trung Trung b ộ, sau đó in trong t ập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Thông qua câu chuy ện v ề nh ững con ng ười anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác h ơn là ph ải cùng nhau đ ứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác. Ta biết rằng nội dung chủ yếu của tác phẩm là kể về cuộc chiến đấu kiên cường của làng Xôman. Từ trong máu lửa dân làng đã kết thành một kh ối v ững ch ắc đ ứng lên làm cách mạng bảo vệ cho cuộc sống tự do cho buôn làng. Các thế hệ khác nhau của làng đều có những đóng góp xứng đáng cho cuộc chiến đấu chung. Trong mỗi sự tích anh hùng đều có công lao của tập thể và trong mỗi chiến công chung đều có những đóng góp xứng đáng cuả mỗi thành viên anh hùng. Trong tập thể anh hùng đó ta có thể cảm nhận những nét chung của họ: Họ đều là những con người Tây nguyên bất khuất thời chống Mỹ. Ở họ đều cháy lên lòng yêu n ước, yêu thương buôn làng, lòng căm thù giặc cao độ. Tuy vậy, mỗi một nhân vật đ ể lại trong trái tim độc giả những ấn tượng riêng. Phẩm chất kiên cường của h ọ cũng đ ược bi ểu hi ện khác nhau. Điều này đã làm cho bức chân dung của tập th ể của nh ững ng ười anh hùng thêm đa dạng và phong phú. Đứng đầu tập thể anh hùng ấy là Cụ Mết. Cụ Mết là hiện thân của truyền thống, là pho sử sống của làng Xôman. Cụ là biểu tượng cho sức quật khởi của một truyền thống lịch sử hào hùng ở Tây Nguyên đúng như hồi ức của nhà văn: Ông là c ội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” còn trường tồn đ ến hôm nay, ông nh ư lịch sử bao trùm nhưng khồng che lấp sự tiếp nối ngày càng mãnh li ệt h ơn, t ự giác h ơn c ủa các thế hệ sau. Nhân vật cụ Mết trở lên đặc biệt sống động trong tác phẩm nhờ ngh ệ thuật cá tính hoá nhân vật đặc sắc của nhà văn. Ở cụ vừa có nét tiêu bi ểu đi ển hình c ủa nh ững già làng Tây Nguyên thời chống Mỹ, vừa có những nét riêng biệt độc đáo. Đọc tác phẩm, hình ảnh của cụ Mết đã khiến cho độc giả liên t ưởng đ ến m ột cây xà nu cổ thụ giữa buôn làng, luôn vững vàng trước phong ba bão táp. C ụ M ết đã đ ược nhà văn miêu tả trong sự so sánh đối chiếu với cây xà nu. “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài mà vẫn đen bong, mắt vẫn sang và x ếch ng ược… Ông ở tr ần, ng ực căng như một cây xà nu lớn”, đôi bàn tay sần sùi như vỏ cây xà nu, bàn tay nặng trịch. Giọng nói của cụ Mết thì “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” như mang trong đó âm vọng của những cánh rừng Tây Nguyên bạt ngàn hùng vĩ. Như tất cả những người dân Xô man khác, cụ Mết rất ít nói. Lời nói khen tặng cao nhất ch ỉ là “được” nhưng những lời lẽ của Trang 13
  14. cụ lại có một sức mạnh cổ vũ động viên rất lớn đối với dân làng. Mỗi l ời dặn dò nh ắc nh ở của cụ đều là những bài học quý báu, thể hiện niềm tự hào về sức mạnh Tây Nguyên. C ụ đã nói về rừng xà nu của làng mình: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đ ất ta. Cây m ẹ ngã cây con mọc lên…. Có những lúc lời nói của cụ Mết trở thành chân lý đ ược nh ững người như Tnú ghi lòng tạc dạ : “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Cụ Mết còn dặn dò các thế hệ cháu con về một bài học xương máu được tổng kết từ chính cuộc đời của Tnú : “ Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói l ại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình ph ải c ầm giáo ” đó đâu phải là sự chiêm nghiệm từng trải của một đời người mà là sự chiêm nghiệm từng trải của cả một dân tộc trong đau thương chiến tranh.. Cụ Mết luôn giáo dục ý thức cách mạng cho dân làng bên ánh lửa xà nu bập bùng. Với một giọng nói trầm ấm trang nghiêm, cụ đã kể cho dân làng nghe v ề cu ộc đ ời c ủa Tnú. Trong lời kể của cụ có một cái gì đó thật thiêng liêng h ệt nh ư một câu chuy ện l ịch s ử, m ột huyền thoại của thời đại. Từ những câu chuyện ấy, cụ Mết đã khơi dậy trong tâm h ồn m ỗi người lòng yêu thương buôn làng, yêu quê hương đất nước, lòng trung thành tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng. Cụ Mết cũng chính là người chỉ huy trực tiếp cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man. Đó là sự chỉ huy sáng suốt giàu kinh nghiệm và uy lực. Cụ đã bình tĩnh chỉ huy dân làng vùng dậy tự trang bị vũ khí mài bằng đá núi Ngọc Linh, chém ch ết ti ểu đội lính ngu ỵ, gi ải thoát cho Tnú, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy khắp núi rừng Tây Nguyên. Hình ảnh c ụ M ết chống giáo chỉ huy dân làng trong ánh lửa xà nu bừng bừng khiến cho ta nhớ đến các nhân vật trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói nhân vật cụ Mết đã trở thành m ột c ơ s ở quan tr ọng tạo nên vẻ đẹp sử thi hùng tráng trong truyện ngắn đặc sắc này. Xây dựng nhân vật cụ Mết như một nhân vật huyền thoại, kết tinh nh ững ph ẩm ch ất tốt đẹp của con người Tây Nguyên, phải chăng Nguyễn trung Thành muốn khẳng định vai trò của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ. Cụ Mết vừa là ng ười n ối k ết th ế h ệ v ới truy ền thống, với lịch sử quê hương, vừa là người dẫn dắt thế h ệ thanh niên trong cu ộc chi ến đ ấu hiện tại. Chính vì có một thế hệ cha ông như cụ Mết mà thế hệ của Tnú, của Dít, c ủa bé Heng có sự trưởng thành lớn lao. Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, độc giả không th ể quên hình ảnh Tnú không phải chỉ bởi đây là nhân vật trọng tâm của tác ph ẩm mà còn b ởi nh ững tính cách m ạnh m ẽ ngoan cường của anh. Tnú là ngưòi con ưu tú của làng Xô Man đã lớn lên trong máu l ửa c ủa cuộc chiến tranh , đã vượt qua những mất mát đau thương của cuộc đời để chiến đấu và trở thành một chiến sĩ giải phóng. Nét tính cách chủ y ếu của anh là sự m ạnh m ẽ quy ết li ệt mang đặc trưng tính cách của người dân Tây Nguyên. Tnú vốn là một đứa trẻ mồ côi, anh đã lớn lên bằng sự cưu mang đùm bọc của dân làng Xô Man. Anh sớm giác ngộ lý t ưởng cách mạng và đã theo bước dân làng hoà mình vào con dường do Đảng đã vạch ra. Sự can đảm ngoan cường của Tnú cùng với sự dữ dội quyết liệt của anh dã đ ược th ể hi ện t ừ những ngày thơ ấu. Khi cách mạng bị địch khủng bố ráo riết , chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo đầu súng, Tnú đã không nh ụt chí, anh đã ti ếp t ế cho b ộ đội, nuôi giấu cán bộ với một niềm tin: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi n ứoc này còn.”. Niềm tin giản dị ngây thơ mà cũng rất chân thành mãnh liệt. Học chữ hay quên nhưng Tnú lại rất thông minh và nhanh trí khi làm nhi ệm v ụ. Lúc đi liên lạc, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc bao vây kh ắp các ngả đ ưòng Tnú leo lên Trang 14
  15. cây cao giữa rừng tìm quanh một lượt rồi sau đó xé rừng mà đi. Khi qua song, Tnú th ường chọn những đoạn có thác dữ cho địch khỏi phát hiện. Hình ảnh chú bé cưỡi lên con thác băng như một con cá kình là một hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy khí phách và bản lĩnh của một thiếu niên Tây Nguyên ngoan cường, dũng cảm. Có lần khi vựot qua thác sông Đắc Năng, Tnú đã bị kẻ thù phục kích bắt được, cậu chỉ kịp nuốt là thư vào bụng. Kẻ thù tra tấn h ết sức dã man, Tnú đã can đảm chỉ tay vào bụng mà nói : “Cộng sản ở đây ”. Đó không phải là câu trả lời mà là một lờ thách thức. Hành động quả cảm của Tnú đã cho th ấy lòng trung thành tuyệt đối của người dân Tây Nguyên đối với Đảng. Trong những gian khổ hy sinh th ử thách tàn khốc thì lòng trung thành ấy càng toả sáng. Đảng đã tồn tại trong tâm hồn nh ững người dân Tây Nguyên bất khuất kiên cường như Tnú . Hình ảnh Tnú th ời th ơ âú v ới t ất c ả sự ngộ nghĩnh, gan dạ, trung thành, kiên cường đã tạo tiền đề để tạo nên một Tnú anh hùng dũng cảm về sau. Giống như một cây xà nu vươn lên một cách kiêu dũng trong đau thương mất mát, sau những năm bị tù đầy, Tnú đã vượt ngục trở về làng. Anh thực sự đã trưởng thành, lúc này cán bộ Quyết cũng đã hy sinh. Tnú đã tiếp tục nuôi dưỡng ngọn l ửa đ ấu tranh cách mạng, chuẩn bị vũ khí cho đồng khởi. Chính anh đã đi bộ ba ngày đ ường lên núi Ng ọc Linh mang về một gùi nặng đá mài ( không phải là một xà lét đựng đ ầy đá tr ắng nh ư tr ước đây) để dân làng mài giáo mác, phát nương rẫy và chuẩn bị cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng, núi rừng hùng vĩ. Quân giặc đã bao vây làng Xô Man quyết bóp chết mầm cách mạng từ trong trứng nước. Hiểu được vai trò của Tnú, chúng đã tìm cách để bắt anh, kẻ thù đã giở ngón đòn hiểm độc là tra tấn vợ con Tnú. Lòng căm thù, nỗi đau khi chứng kiến cảnh vợ con bị địch tra tấn đã biến đôi mắt anh thành hai cục lửa lớn. Anh đã xông vào quân giặc. Mẹ con Mai chết, anh bị kẻ thù bắt trói, chúng đã tẩm nhựa xà nu và đốt mười đầu ngón tay anh. “ Mười ngón tay anh đã thành mười ngọn đuốc”. Tnú không kêu van một tiếng nào, bởi “Người cộng sản không thèm kêu van”. “ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Tnú trừng trừng ném căm giận vào kẻ thù. Mười ngọn đuốc từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa của làng XôMan. Tnú thét lên, tiếng thét ấy như một lời hiệu triệu, kêu gọi dân làng cầm vũ khí đứng lên, “ tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn” Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Cụ Mết đã chỉ huy dân làng trang bị giáo mác chém chết tiểu đội lính nguỵ giải thoát cho Tnú. Một khi kẻ thù đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo. Chân lý của cuộc đấu tranh cách mạng đã được tổng kết bằng cuộc đời Tnú. Rừng Xô Man ào ào rung chuyển và ngọn lửa đã bùng cháy khắp núi rừng. Sự vùng dậy của dân làng đã cứu thoát Tnú, để rồi sau đó anh trở thành anh giải phóng quân để giải phóng buôn làng, giải phóng quê hương, đất nước với một nh ận th ức sâu s ắc hơn. Với anh, thằng giặc nào “cũng là thằng Dục”- kẻ đã giết vợ con anh, kẻ đã gieo bao đau thương cho dân làng Xô man. Với Tnú, mối thù chung của Tây Nguyên, của đất nước cũng là mối thù của gia đình, của quê hương anh. Đó là một nhận th ức sâu s ắc- nh ận th ức mà Tnú rút ra từ nỗi đau của bản thân, của buôn làng, của đất nước và từ cuộc chi ến đ ấu của quê hương. Khi xây dựng hình tượng Tnú, NTT đặc biệt chú ý đến việc khắc hoạ hình ảnh đôi bàn tay. Hình ảnh bàn tay Tnú là một ngh ệ thuật có s ức ám ảnh l ớn, đó là đôi bàn tay trung Trang 15
  16. thực và tình nghĩa từng cầm phấn viết chữ anh Quy ết dạy cho, từng c ầm đá đ ập đ ầu, t ừng hiên ngang đặt lên bụng mà khẳng định “Cộng sản ở đây”. Đó còn là bàn tay yêu th ương, bàn tay căm thù, đôi bàn tay chiến đấu và chiến thắng. Khi lũ giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú thì đôi bàn tay là chứng tích hùng hồn v ề tội ác c ủa k ẻ thù, lòng căm thù đã khi ến đôi bàn tay của Tnú thành ngọn lửa. Với đôi bàn tay đầy th ương tích Tnú v ẫn ti ếp t ục c ầm giáo, cầm súng để chiến đấu, với đôi bàn tay ấy, Tnú đã chiến đấu để giải phóng quê hương. Câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú không dừng lại ở số ph ận cá nhân mà còn mang ý nghĩa tiêu biểu cho cuộc sống chiến đấu của c ả m ột dân t ộc. Rõ ràng nhân v ật Tnú là một nhân vật sử thi, nhân vật mang số phận lịch sử của cả một dân tộc. Cùng thế hệ với Tnú còn có Mai và Dít. Mai là m ột cô gái duyên dáng, linh l ợi, gi ọng nói trong lanh lảnh. Cô có một trái tim th ắm thiết, thủy chung. Tuy Mai đã ra đi, nh ưng hình ảnh của cô vẫn còn mãi bởi có Dít- em gái Mai. Có thể nói đây là hình ảnh mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình cho các cô gái Tây Nguyên thời đánh Mỹ. Cũng như nhân vật Tnú, Dít đã được tái hiện trong một quá trình phát triển của tính cách. Trong những ngày đen tối trước đồng khởi, Dít vẫn còn là một cô bé. Khi kẻ thù bao vây làng Xô Man, quyết tâm bắt được Tnú, thì chỉ có Dít lặng lẽ bò theo máng n ước đem gạo ra rừng tiếp tế cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Cô bé đã bị địch bắt. Bọn giặc để Dít đứng ở giữa sân lên đạn và b ắn, nh ững viên đạn nổ bay sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nh ỏ của Dít. Váy của cô bé rách tượt từng mảng. Lúc đầu sự tra tấn về mặt tinh thần của giặc đã khiến Dít khóc thét nh ưng viên đạn thứ mười thì Dít nín bặt. Cô bé chùi nước mắt đứng lặng giữa bọn lính. C ứ mỗi viên đạn nổ thì thân hình nhỏ bé của Dít lại quật lên một cái nh ưng đôi m ắt c ủa cô bé thì vẫn mở to, "nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng". Đôi m ắt c ủa cô bé Tây Nguyên đã bi ểu l ộ s ự quả cảm phi thường. Nó là một tín hiệu giúp chúng ta nh ận ra v ẻ đ ẹp ngoan c ường c ủa những người dân Tây Nguyên chưa bao giờ biết sợ hãi . Đôi m ắt ấy cũng b ộc l ộ s ự tr ưởng thành nhanh chóng của con người trong thử thách. Dít chính là biểu t ượng của cây xà nu mà không tội ác nào, không sức mạnh nào có thể tiêu diệt được. Trong hình ảnh của Dít ta còn gặp một nét gì đó của Mai. Là em gái c ủa Mai, Dít giống chị như hai giọt nước. Gặp lại Dít trong nhà cụ Mết, Tnú c ứ t ưởng tr ước m ặt anh là Mai đấy.. Tnú về thăm làng, tuy rất mừng nhưng Dít vẫn lấy vẻ mặt nghiềm nghị để hỏi giấy tờ giọng hơi lạnh lùng: " Đồng chí về có giấy không?". Có lẽ cương vị công tác đã t ạo nên ở Dít tính nguyên tắc, sự kiên định vững vàng. Nhưng có l ẽ đó ch ỉ là bi ểu hi ện bên ngoài. Về bản chất Dít vẫn là cô gái đầy nữ tính, giàu tình cảm. Chính Dít và c ụ M ết đã tiễn Tnú cạnh cánh rừng xà nu trải dài đến tận chân trời. Đọc "Rừng Xà nu" ta sẽ thấy sự tiếp nối giữa các thế hệ. Ta thấy s ự trưởng thành của Tnú, của Dít và dường như bé Heng chính là h ậu thân của Tnú cho dù gi ữa anh và c ậu bé này không hề có quan hệ ruột thịt. Ngày Tnú đi liên lạc, bé Heng còn nhỏ xíu, vậy mà sau m ấy năm v ề thăm làng, bé Heng đã lớn lên có dáng vẻ của một anh giải phóng tí hon. Chú bé mang một kh ẩu trường mác, đội một cái mũ giải phóng, mặc một chiếc áo bà ba dài ph ết đít, khoác chéo kh ẩu súng ngang lưng. Bé Heng rất tự hào về làng Xô Man của mình. Có thể nói, bé Heng thuộc thế hệ non trẻ nhất của làng Xô Man. Như cây xà nu vươn lên dưới tầm bom đạn giặc, bé Heng sẽ Trang 16
  17. góp phần tạo nên màu xanh trường cửu của những cánh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Tác phẩm “Rừng xà nu” là một câu chuyện về một tập th ể anh hùng. Mỗi cá nhân có những nét riêng biệt về cuộc đời, số phận, tính cách nhưng đều giống nhau ở s ự gan d ạ dũng cảm tuyệt đối trung thành với cách mạng. Mỗi số phận, mỗi con người, mỗi chi ến công của họ đã gắn kết với nhau làm lên một bản trường ca bất hủ vể Tây Nguyên hùng vĩ. Kết luận: Truyện ngắn “Rừng xà nu” tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong sáng tác của NTT và đó cũng là một đặc đi ểm n ổi b ật c ủa văn h ọc Vi ệt Nam thời kỳ đánh Mỹ. Tác phẩm là một khúc ca hùng tráng về cuộc sống chi ến đ ấu c ủa đồng bào Tây Nguyên trong những năm tháng đau thương nhưng vô cùng vĩ đại. 4. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác ph ẩm R ỪNG XÀ NU – Nguy ễn Trung Thành. Mở bài: Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn của Tây Nguyên bởi ông đã gắn bó máu thịt với mảnh đất này trong hai cuộc kháng chi ến ch ống Pháp và ch ống M ỹ. S ự am tường về Tây Nguyên, niềm ngưỡng mộ những phẩm chất cao quý của đồng bào nơi đây đã giúp cho nhà văn gặt hái được những thành công rực rỡ về đề tài Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết khi Nguyễn Trung Thành đang ở vào độ chín của tài năng. Trong tác phẩm này, nhà văn không chỉ xây dựng một biểu tượng nghệ thuật tuyệt đẹp nhằm tôn vinh sức sống bất tử kỳ diệu của mảnh đất Tây Nguyên nh ững ngày đánh Mỹ mà còn xây dựng thành công hình tượng tập thể những người anh hùng, trong đó tiêu biểu nhất là nhân vật Tnú. B.Thân bài Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào mi ền Nam và ti ến hành đánh phá ác li ệt ra mi ền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí s ục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chi ến trường mi ền Trung Trung b ộ, in lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng Trung Trung b ộ, sau đó in trong t ập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Thông qua câu chuy ện v ề nh ững con ng ười anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác h ơn là ph ải cùng nhau đ ứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác. Có thể nói đặt tên cho tác phẩm của mình là “ R ừng xà nu”, Nguy ễn Trung Thành đã t ạo ra một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng so sánh có giá trị nêu bật ch ủ đ ề của tác ph ẩm: đó là phẩm chất anh hùng sức sống bất tử kỳ diệu, khát vọng tự do, khát vọng gi ải phóng c ủa đồng bào Tây Nguyên trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhan đề này không những thể hiện khuynh hướng sử thi, chủ đề của tác phẩm mà còn gợi ra phong vị Tây Nguyên cũng như vẻ đẹp giàu chất thơ, chất lãng mạn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ . . Ta biết rằng nội dung chủ yếu của tác phẩm là kể về cuộc chiến đấu kiên cường của làng Xô Man. Từ trong máu lửa, dân làng đã kết thành một khối v ững ch ắc đ ứng lên làm cách mạng bảo vệ cho cuộc sống tự do cho buôn làng. Các thế hệ khác nhau của làng đều có những đóng góp xứng đáng cho cuộc chiến đấu chung. Trong mỗi sự tích anh hùng đều Trang 17
  18. có công lao của tập thể và trong mỗi chiến công chung đều có những đóng góp xứng đáng cuả mỗi thành viên anh hùng. Trong tập thể anh hùng đó ta không thể quên hình ảnh Tnú không phải chỉ bởi đây là nhân vật trọng tâm của tác phẩm mà còn b ởi nh ững tính cách mạnh mẽ ngoan cường của anh. Tnú là nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng của tuổi trẻ Tây Nguyên anh hùng trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Là ngưòi con ưu tú của làng Xô Man, Tnú đã l ớn lên trong máu l ửa c ủa cu ộc chi ến tranh, đã vượt qua những mất mát đau thương của cuộc đời đ ể chi ến đ ấu và tr ở thành m ột chiến sĩ giải phóng. Cuộc đời Tnú được cụ Mết kể lại bằng tiếng nói rất trầm khi bên ngoài lấm tấm một trận mưa đêm rì rào như gió nhẹ. Đó là đêm Tnú trở về thăm làng. Có lẽ, mỗi người trong chúng ta, khi đọc “Rừng xà nu” không thể nào quên câu chuy ện trong đêm hôm ấy. Khi kể, bằng một thái độ nghiêm trang, cụ Mết đã nhấn mạnh: “ Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó kh ổ, nh ưng bụng nó sạch như nước suối làng ta ”. Cuộc đời Tnú khổ nhưng tâm hồn anh trong sang. Ở anh không có vấn đề “tìm đường” hay “nhận đường”( như A Phủ, Mị trong “Vợ chồng A Phủ”). Tnú sống gần anh Quyết- người cán bộ cách mạng- từ khi càn nhỏ, nên anh đã có lí tưởng cách mạng, anh hiểu và trung thành tuyệt đối với lí t ưởng ấy. Và c ụ M ết đã d ặn dò: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ.”. Ta hiểu, trong lời dặn dò ấy là lời nhắn nh ủ tha thi ết, b ởi nghe và nh ớ v ề cu ộc đời Tnú chính là nghe và ghi nhớ về những năm tháng đau thương nhưng vô cùng vĩ đại của dân làng Xô Man. Nét tính cách chủ yếu của Tnú là sự mạnh mẽ, quyết liệt, kiên cường, anh dũng mang đặc trưng tính cách của người dân Tây Nguyên. Tnú vốn là một đứa trẻ mồ côi, anh đã lớn lên bằng sự cưu mang đùm bọc của dân làng Xô Man. Anh sớm giác ngộ lý t ưởng cách mạng và đã theo bước dân làng hoà mình vào con dường do Đảng đã vạch ra. Sự can đảm ngoan cường của Tnú cùng với sự dữ dội quyết liệt của anh đã đ ược th ể hi ện t ừ những ngày thơ ấu. Khi cách mạng bị địch khủng bố ráo riết , chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo đầu súng, Tnú đã không nh ụt chí, hoàn cảnh hun đúc thành một con người gan góc, anh đã cùng với Mai bất chấp mọi nguy hiểm, vào rừng nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc đưa thư cho cán bộ từ xã lên huy ện. Có khi Tnú ở luôn ngoài r ừng ban đêm vì “ Để cán bộ ngủ ngoài rừng một đêm, bụng dạ không yên được. Lỡ giặc lùng, ai dẫn cán bộ chạy” . Tnú làm tất cả những điều đó với một niềm tin: “ cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn.”. Niềm tin giản dị, ngây thơ mà cũng rất chân thành, mãnh liệt. Sự gan góc của Tnú còn thể hiện ở việc học chữ. Khi học không nh ớ ch ữ, Tnú đã “c ầm hòn đá tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng”, nh ưng sau khi nghe nh ững l ời khuyên c ủa anh Quyết “không học chữ sao làm được cán bộ”, Tnú đã sượng sùng gọi riêng Mai ra phía sau hốc đá để hỏi xem “Chữ O có móc là chữ chi.”Hành động đó là biểu hiện của niềm tin vào cách mạng, của sự trung thực trong trái tim một con người tự nhận thức được bản thân. Học chữ hay quên nhưng Tnú lại rất thông minh và nhanh trí khi làm nhi ệm v ụ. Lúc đi liên lạc, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc bao vây kh ắp các ng ả đ ưòng anh leo lên cây cao giữa rừng tìm quanh một lượt rồi sau đó xé rừng mà đi. Khi qua sông, Tnú th ường chọn những đoạn có thác dữ cho địch khỏi phát hiện. Hình ảnh chú bé cưỡi lên con thác băng như một con cá kình là một hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy khí phách và bản lĩnh của một thiếu niên Tây Nguyên ngoan cường, dũng cảm. Có lần khi vựơt qua thác sông Đắc Năng, Trang 18
  19. Tnú đã bị kẻ thù phục kích bắt được, cậu chỉ kịp nuốt là thư vào b ụng đ ể b ảo toàn bí m ật cho cách mạng. Thế nhưng Tnú vẫn bị giặc bắt và tra tấn rất dã man. Những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng Tnú như những vết thương trên thân cây xà nu. Sự tra tấn của k ẻ thù không thể hủy diệt được sức sống bất diệt trong anh mà còn nung nấu thêm ngọn l ửa căm thù, ngọn lửa đấu tranh trong trái tim sục sôi yêu nước ấy. Khi k ẻ thù h ỏi c ộng s ản ở đâu, Tnú đã can đảm chỉ tay vào bụng mà nói : “Cộng sản ở đây ”. Đó không phải là câu trả lời mà là một lời thách thức. Hành động quả cảm c ủa Tnú đã cho th ấy lòng trung thành tuyệt đối của người dân Tây Nguyên đối với Đảng. Trong những gian khổ hy sinh th ử thách tàn khốc thì lòng trung thành ấy càng toả sáng. Đảng đã ỏ trong tâm h ồn những người dân Tây Nguyên bất khuất kiên cường như Tnú . Hình ảnh Tnú thời thơ âú với t ất c ả sự ngộ nghĩnh, gan dạ, trung thành, kiên cường, sẵn sang hy sinh thân mình cho cách m ạng cũng chính là hình ảnh của những thiếu niên Việt Nam như Lê Văn Tám, Kim Đ ồng…- nh ững anh hùng mà nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa nhưng anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí…” Và một Tnú gan góc, dũng cảm, được tôi luy ện ý chí cách mạng t ừ thu ở nh ỏ ấy là ti ền đề để tạo nên một Tnú anh hùng về sau. Giống như một cây xà nu vươn lên một cách kiêu dũng trong đau thương mất mát, sau những năm bị tù đầy, Tnú đã vượt ngục trở về làng. Anh thực sự đã trưởng thành, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, kiên cường. Nguyễn Trung Thành đã xây d ựng hình t ượng nhân vật Tnú với những vẻ đẹp của một con người lí tưởng: một chàng trai với b ộ ng ực rộng và hai cánh tay khỏe chắc như lim, như một cây xà nu tr ưởng thành, c ường tráng. Lúc này cán bộ Quyết cũng đã hy sinh. Tnú đã tiếp t ục nuôi d ưỡng ngọn l ửa đ ấu tranh CM, chuẩn bị vũ khí cho đồng khởi. Chính anh đã đi bộ ba ngày đường lên núi Ng ọc Linh mang về một gùi nặng đá mài (không phải là một xà lét đựng đầy đá trắng nh ư tr ước đây) đ ể dân làng mài giáo mác, phát nương rẫy và chuẩn bị cuộc chi ến đ ấu b ảo v ệ buôn làng, núi r ừng hùng vĩ. Và anh cũng đã xây dựng gia đình với Mai, đ ứa con trai c ủa hai ng ười ra đ ời đã h ứa hẹn trở thành một Tnú trong tương lai… Nếu ở những tác phẩm khác, các tác giả đã yên tâm dừng lại thì ở tác phẩm này, câu chuyện về cuộc đời Tnú mới thực sự bắt đầu. Điều đó có nghĩa tác giả của “Rừng xà nu” đã đi tìm một vấn đề lớn hơn. Vâng, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng Tnú với tất cả những gì cần phải có ở một người anh hung: Anh cường tráng như than cây xà nu, chảy trong huyết quản anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên. Tâm hồn anh trong sạch như nước suối; mang sức mạnh hào phóng, mênh mông và hoang dại của núi rừng. Anh thừa gan góc đến bướng bỉnh, thừa kiêu hãnh đến giàu tự ái. Anh là người không biết sợ hãi, không biết khuất phục trước mũi sung, làn dao…Anh đã có lí tưởng Đảng từ thuở ấu thơ, có mục đích sống để làm người chân chính. Sức mạnh của anh lại được hun đúc them bởi tình yêu lớn của một người con gái xinh đẹp, luôn hiền dịu, nhịn nhường…Vậy mà với chừng ấy cái có, người anh hùng Tnú vẫn phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Anh vẫn rơi vào bi kịch mới. Bi kịch của anh cũng là bi kịch một thời của dân tộc. Trang 19
  20. Phần chính của câu chuyện bắt đầu khi quân giặc đã bao vây làng Xô Man quyết bóp chết mầm CM từ trong trứng nước. Hiểu được vai trò của Tnú, chúng đã tìm mọi cách để bắt anh. Ban đầu chúng bắt Dít khi cô bé ở ngoài rừng về. Chúng để Dít đứng giữa sân, lên đạn rồi bắn từ từ từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân của Dít. Cô bé khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười, Dít chùi nước mắt và im bặt. Đôi mắt Dít nhìn bọn giặc “bình thản lạ lùng”. Không làm gì được cô bé, kẻ thù đã giở ngón đòn hiểm độc là tra tấn mẹ con Mai. Từ chỗ nấp, Tnú nhìn thấy rõ mồn một. Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính dẫn Mai ra giữa sân. Lòng căm thù, nỗi đau khi chứng kiến cảnh vợ con bị địch tra tấn đã biến đôi mắt anh thành hai cục lửa lớn. Anh đã xông vào quân giặc nhưng anh đã không giành lại được vợ con từ tay tử thần. “Tnú không cứu sống được Mai”, “Ừ, Tnú không cứu sống được mẹ con Mai”; Tnú không cứu được vợ con”; “Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu song được vợ mày” . Tác giả đã để cho những lời ấy trở đi trở lại bốn lần nhấn mạnh nỗi day dứt như một điệp khúc thương đau. Tnú phải trải qua những đau đớn tột cùng .Mẹ con Mai chết, anh bị kẻ thù bắt trói, chúng đã tẩm nhựa xà nu và đốt mười đầu ngón tay anh. “ Mười ngón tay anh đã thành mười ngọn đuốc”. Tnú không kêu van một tiếng nào, bởi cho đến lúc cận kề cái chết, trong Tnú vẫn sống mãi câu nói của anh Quyết :“ Người cộng sản không them kêu van”. “ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi ”. Bằng những câu văn dồn dập, giàu xúc cảm, với nhịp điệu mạnh mẽ quyết liệt: “ Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy c ả ru ột đây r ồi! Anh Quy ết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!” nhà văn đã làm sống dậy phút giây đau th ương nhưng kiên cường, bất khuất của nhân vật. Kẻ thù thật độc ác. Chúng đã gieo rắc bao đau thương trên quê hương, trên đất nước này, nhưng chúng không th ể h ủy di ệt đ ược lòng yêu nước của dân tộc ta. Nói như Tố Hữu: “ Chúng muốn đốt ta thành tro bụi Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục Ta làm sen thơn ngát giữa đầm” Hãy suy ngẫm nguyên nhân bi kịch của Tnú , tác giả để cho lịch sử phán truyền qua lời cụ Mết. Cụ đã nhắc lại cho Tnú và mọi người: Tnú không cứu được vợ con và bị bắt vì “trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày bằng dây r ừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không…Tau đi vào r ừng tìm b ọn thanh niên…chúng nó đi tìm giáo mác” . Cụ Mết đã khẳng định “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Đó cũng chính là chân lí trong thời kì ch ống Mĩ- mu ốn chi ến thắng kẻ thù phải tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Chân lí ấy đã được chứng minh trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời Tnú. Có thể nói Tnú là hình ảnh của Tây Nguyên đau thương bất khuất. Từ nỗi đau ấy, Tnú trừng trừng ném căm giận vào kẻ thù. Mười ngọn đuốc từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa của làng Xô Man. Tnú thét lên, tiếng thét ấy như một lời hiệu triệu, kêu gọi dân làng cầm vũ khí đứng lên, “tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Cụ Mết đã chỉ huy dân làng trang bị giáo mác chém chết tiểu đội lính nguỵ giải thoát cho Tnú. Khi cụ Mết đã có “lưỡi mác dài trong Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2