Tài liệu môn Kinh tế học siêu vĩ mô Phần 2
lượt xem 82
download
Tài liệu MBA môn Kinh tế học siêu vĩ mô Công cụ điều hành kinh tế siêu vĩ mô Sự cạnh tranh gay gắt của các thế lực kinh tế đã đạt được những hình thái tư bản mới giữa các nhóm tư bản với nhau, người ta không ngần ngại che giấu ý đồ thực sự, lừa nhau để che đậy thực chất điều gì đang diễn ra. Trong quân sự hay trong chính trị, việc đánh lừa người khác, thấy đối phương nhìn nhận tình hình không đúng với thực tế thì người ta lợi dụng ngay sai lầm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Kinh tế học siêu vĩ mô Phần 2
- Tài liệu môn Kinh tế học siêu vĩ mô Phần 2 3b.2. Công cụ điều hành kinh tế siêu vĩ mô Sự cạnh tranh gay gắt của các thế lực kinh tế đã đạt được những hình thái tư bản mới giữa các nhóm tư bản với nhau, người ta không ngần ngại che giấu ý đồ thực sự, lừa nhau để che đậy thực chất điều gì đang diễn ra. Trong quân sự hay trong chính trị, việc đánh lừa người khác, thấy đối phương nhìn nhận tình hình không đúng với thực tế thì người ta lợi dụng ngay sai lầm của đối phương, đánh lừa đối phương, giành ưu thế về phía mình. Trong thực tiễn hoạt động kinh tế hiện nay, khi thương trường là chiến trường, người ta lợi dụng ngay sự không hiểu biết thực chất tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước khác để thu lợi cho mình. a. Tạo ra các loại tư bản mới Tạo ra các loại tư bản mới của tư bản hậu công nghiệp là công việc trọng yếu của chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô. Khi tạo ra một loại tạo phẩm phi vật thể mới, người ta tìm cách tư bản hoá chúng. Đây là công việc không dễ dàng. Công việc này đòi hỏi nhiều trí tuệ, đòi hỏi sự huy động nhiều nguồn lực và cần phải có nhiều thủ đoạn và biện pháp đồng thời nhằm đưa những tư bản này ra thử nghiệm và làm cho xã hội chấp nhận. Một khi tư bản mới được tạo nên thì nó đòi hỏi những vấn đề thể chế đi kèm thì nó mới có môi trường hoạt động có hiệu quả. Một tư bản hậu công nghiệp khi được tạo ra cần thu hút được những nguồn lực để nó vận hành và tồn tại đến khi hoàn thành vai trò của nó, có làm được như vậy mới tạo được niềm tin trong xã hội về tính mới của tư bản đó. Tư bản đó cần được "chăm sóc, nuôi dưỡng" để nó có thể tái sản xuất được, trở nên vận hành thường
- trực, và phát triển đến mức tự khẳng định được mình đối với xã hội. Việc thường xuyên tạo ra được những tư bản mới là cách thức để tăng cường sự năng động của xã hội, khiến cho tư bản vượt qua được những cuộc khủng hoảng do những mâu thuẫn nội tại của các loại tư bản cũ mang lại. Tư bản mới có đi vào cuộc sống được hay không thì đòi hỏi phải có những thiết chế mới để tư bản đó vận động và tăng trưởng. Việc tư bản hậu công nghiệp là công trình chung của xã hội đã đặt cho giáo dục vai trò to lớn. Các đẳng cấp tư bản khác nhau ăn sâu vào xã hội và có tính lan toả. Giáo dục có vai trò mới là đưa tư bản mới thâm nhập vào các tầng lớp xã hội. Không có giáo dục thì người ta không mua một cái áo có đính nhãn mác của một hãng tên tuổi ở các nước phát triển với giá gấp mấy chục lần cũng cái áo đó có nhãn mác của hãng không có tên tuổi. Không có giáo dục thì người ta sẽ mua một phần mềm sao chép với giá rẻ chứ không phải với giá cao chính gốc của hãng sản xuất. Không có giáo dục, người ta sẽ mua các bản sao trộm các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh chứ không mua bản chính gốc. Không được giáo dục và đào tạo người ta không sử dụng được các phần mềm, không sử dụng hay tiếp nhận, truy cập các tạo phẩm phi vật thể trong khoa học, công nghệ và xã hội. Không có giáo dục và đào tạo thì không thể vận hành được tư bản hậu công nghiệp. Không được giáo dục, người ta không thấy được cơ hội mới đến, thấy được những gì cần phải tranh thủ để tạo nên những trào lưu của tư bản mới. Giáo dục đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ra thế hệ những người tiêu dùng mới, đào tạo lại những người tiêu dùng truyền thống, do đó tạo tiền đề để mở ra những nhu cầu hoàn toàn mới. Đây là công trình chung của xã hội có nhiều nhánh vận hành đồng thời. Vấn đề là ở chỗ sự giáo dục đã mở rộng ra không còn là những thứ giảng dạy trên trường lớp nữa, mà có vô số hình thức giáo dục mới trực tiếp lẫn gián tiếp, chủ động hay thụ động. Giáo dục tạo ra chuẩn nhận biết, chuẩn đo lường về các loại tư bản mới được tạo ra, và hơn nữa, tạo nên những tính phổ quát của các giá trị mới
- trong toàn xã hội. Trong các thứ này, việc tạo ra được những tiền lệ là điều rất quan trọng, như việc một chủ tịch kiêm tổng giám đốc được bổ nhiệm ở một tập đoàn làm tăng giá trị cổ phiếu của tập đoàn đó sẽ là một tiền lệ khiến cho các công ty săn tìm những người mà có khả năng đem lại sự gia tăng về cổ phiếu khi họ được bổ nhiệm. Nhưng vấn đề ở đây là không thể để cho tình trạng này là một sự kiện ngẫu nhiên riêng biệt, mà phải là sự mở đầu cho một trào lưu mới, cuốn hút các nguồn lực của xã hội, và thường xuyên tái tạo, kích hoạt lại. Trong điều kiện tạo phẩm phi vật thể hàm chứa tư bản thì có những yêu cầu mới đặt ra cho giáo dục, khiến cho giáo dục phải có bước phát triển mới, và phải đa chiều, để người ta thấy được một hình thái cụ thể có những cách thức phát triển mới, nhiều đối tượng tiến hành theo nhiều kiểu khác nhau. Giáo dục bằng cách thuyết phục, bằng cách kích thích người học phát triển những khả năng tự mình rút ra những kết luận và bằng nhiều cách thức phi truyền thống khác như những trò chơi mà thể hiện những mối quan tâm trên bình diện rộng lớn như tập trận giả, trò chơi kinh doanh,... Trong việc giáo dục về tư bản hậu công nghiệp cho xã hội, các hội đoàn, các tổ chức phi chính phủ có vai trò to lớn, thâm nhập vào mọi ngóc ngách của xã hội, với các biện pháp vô cùng phong phú, và để cho các hội đoàn này tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì chủ thể điều hành siêu vĩ mô có cơ chế thu hút tiền từ các nguồn trong xã hội chuyển vào các hội đoàn, tổ chức này. Do nhận thức khác nhau về vai trò của giáo dục đối với việc đưa tư bản mới thâm nhập vào xã hội nên các xã hội có sự phát triển khác nhau về tạo dựng cơ sở nền tảng của nền kinh tế hậu công nghiệp. b. Tập trung tư bản Chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô đã thực hiện được công việc sở hữu thì phân tán, nhưng tư bản thì tập trung. Lúc bình thường thì tư bản phân tán, khi cần thiết thì tư bản được tập trung lại. Có sự điều phối hoạt động của các chủ sở hữu tư bản, thậm chí có kỷ luật thép.
- Việc tập trung tư bản để làm những việc gì đó từ nhiều nguồn khác nhau đã làm cho tình trạng giá "ảo" trở thành thực. Việc nhiều người mua liên tục sẽ đẩy giá cổ phiếu nào đó tăng cao bất thường, từ đó có công cụ để những doanh nghiệp có triển vọng nhanh chóng trở thành đại công ty. Điều bí ẩn trong việc mua bán, sáp nhập các đại công ty, tình hình bên mua chịu thiệt bên bán được lợi diễn ra phổ biến thì có nghĩa rằng vụ mua bán đã được sắp xếp để cứu bên bán. Những vụ mua bán có giá hàng chục tỷ đô la Mỹ phải có động thái riêng của chủ thể. Một khi tư bản được tập trung lại thì với lượng tư bản khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ đô la, thậm chí hàng ngàn tỷ đô la, thì không một quốc gia nào, không một khối quốc gia nào có đủ sức mạnh ngăn cản nổi các tác động gây ảnh hưởng của chủ thể. Các cuộc khủng hoảng là cần thiết để tái cơ cấu lại nền sản xuất xã hội, là điều cần thiết để người ta đoạn tuyệt với cách suy nghĩ và lề lối cũ. Nhưng không một thế lực công khai nào lại dám phát động khủng hoảng trong nước mình. Để làm được điều này thì cần phải bí mật, rất bí mật. Nước Mỹ trong thế kỷ hai mươi đã trải qua hai mốt cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, nhưng vẫn tiến bước và trở nên hùng mạnh. Trong những cuộc khủng hoảng này có khủng hoảng "tốt" và khủng hoảng "xấu". Việc tạo ra các cuộc khủng hoảng "theo đơn đặt hàng" ở các nước khác là việc nằm trong tầm tay của chủ thể. c. Giành công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của các nước khác Chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô hoàn toàn làm được các công việc điều hành kinh tế vĩ mô của một nước, thậm chí tước quyền điều hành kinh tế vĩ mô của các chính phủ. Chủ quyền quốc gia là điều phải tính đến trong khi tình trạng đô la hoá hiện đang diễn ra ở nhiều quốc gia với mức độ khác nhau. Khi quỹ dự trữ đô la giảm xuống thì quỹ dự trữ của các đồng tiền khác tăng lên, có nghĩa là chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô có thêm các công cụ để kiểm soát các nền kinh tế khác vượt qua được những biện pháp can thiệp bằng hành chính của các nước khác. EU có thể thi hành các biện pháp hành chính với đồng đô la, nhưng khó có
- biện pháp hành chính với đồng Euro. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Malaysia đã sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào mối quan hệ giữa đồng nội tệ và đồng đô la Mỹ và biện pháp này có kết quả. Thực tế này khiến cho chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô phải thay đổi cách hành xử, nhất là với khu vực đồng Euro có tiềm lực tài chính và kinh tế gấp bội tiềm lực của Malaysia. Những kịch bản tương lai, những hành vi tương lai của chủ thể này mới là những điều quan trọng. Chủ thể siêu quyền lực hoạch định những gì các chính phủ được làm, những gì không được làm. Thông qua các hiệp định thương mại, chính sách tài chính của các nước bị hạn chế. Còn việc hạn chế chính sách tiền tệ của mỗi nước thì cần có những biện pháp và thủ đoạn đặc thù. Cách thức chủ thể đó dùng đồng đô la để hạn chế chính sách tiền tệ của các nước khác như thế nào? Theo tiến trình thực hiện đầu tư bên ngoài nước Mỹ, chủ thể đã có thể kiểm soát một lượng tiền khổng lồ các đồng ngoại tệ. Nhưng đó chưa đủ để chủ thể có thể thực hiện việc điều khiển nền kinh tế các nước khác. Chủ thể cần phải thu hút thêm các đồng ngoại tệ nữa. Chủ thể bán ra khối lượng lớn các đồng ngoại tệ của chủ thể để lấy đồng đô la Mỹ. Điều này làm cho đồng đô la giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác. Trong ba năm đồng đô la mất giá 50% so với đồng euro, vậy ba năm tới đồng đô la có lấy lại giá trị đối với đồng euro không? Hiển nhiên rằng dưới nhãn quan kinh tế học hiện nay, người ta thấy đồng đô la nhất định phải giảm giá để nước Mỹ có lợi. Chủ thể này còn có mục tiêu lâu dài hơn. Trong lúc này, nước Mỹ bán đồng euro để mua đô la, số lượng đô la ở ngoài nước Mỹ được mua vào. 100 euro mua được 150 đô la. Ba năm sau, 150 đô la mua được 150 euro. Như vậy hiện giờ chủ thể bỏ 100 đô la để thu về 150 euro sau ba năm nữa. Trong tiến trình 6 năm đó, có những vấn đề mới nảy sinh đem lại lợi thế cho đồng đô la Mỹ. Kinh tế vĩ mô hiện nay của các nước phụ thuộc vào động thái của chủ thể. Khi chính sách tiền tệ thay đổi thì chủ thể điều chuyển tiền từ ngoài vào, hay rút bớt
- tiền đi. Sự phối hợp như thế khiến cho chính sách trở nên có hiệu quả, đáng tin cậy. Nhưng mục đích của chủ thể là đóng vai trò mồi đối với các luồng đầu tư đến và đi. Thủ đoạn gây ra khủng hoảng đối với đồng bảng Anh đã được thực hiện đối với khủng hoảng Châu Á, nhưng lại đem lại sự thống trị của nước Mỹ. Chủ thể chờ đồng euro đi vào ổn định rồi mới ra tay. Đồng đô la mất giá làm cho các nước khốn đốn, và chủ thể trục lợi được từ hoàn cảnh này. Khi các nước buộc phải bán chính những đồng tiền của mình dự trữ đi để mua đồng đô la về thì chủ thể sẽ bán ra những đồng ngoại tệ của mình. Sức mạnh kinh tế của Mỹ buộc các nước khác phải bán đồng nội tệ của mình đi, như thế mở đường thâm nhập của chủ thể vào nền kinh tế, và nguy cơ khủng hoảng lại treo trên đầu các nước khác cao hơn, khi mà một số lượng lớn đồng tiền của họ lại do chủ thể chi phối. Quan hệ kinh tế nội tại nước Mỹ vẫn diễn ra bình thường với đồng đô la bất chấp tỷ giá của nó với các đồng tiền khác. Nhưng hành động xuống giá của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền chính của thế giới tư bản như đồng Euro, yên Nhật, bảng Anh thúc đẩy sự hình thành một đồng tiền thực sự duy nhất của thế giới, chịu sự lãnh đạo siêu vĩ mô của tư bản Mỹ. Một khi có được đồng tiền thế giới thực sự duy nhất thì quyền điều hành siêu vĩ mô sẽ thuộc về tư bản Mỹ. Người ta có cách thức dùng tiền để tập trung được các sức mạnh xã hội, dùng tiền vào những chỗ nhất định để thúc đẩy sự gia tăng sức mạnh của nền kinh tế mà người khác không thấy được. Nắm được khối lượng lớn đồng tiền của các nước thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc đầu tư cần đem lại sự phát triển cho các nước thì các nước mới mở của thu hút đầu tư, và tạo các điều kiện để hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi, được bảo đảm. Tại sao khối EU lại thúc đẩy sự ra đời của đồng EU nhanh đến như vậy, và đối trọng của nó với đồng đô la Mỹ đã được thực hiện đến đâu? Trước đây không lâu, với những lợi ích được người ta đưa ra, việc thành lập đồng tiền chung Châu Âu là điều gần như không
- tưởng, nhưng trước nguy cơ bị tước mất quyền điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi nước do sự bành trướng đến mức lấn át của đồng đô la so với các đồng nội tệ như Franc Pháp, Mark Đức,...nên việc thành lập đồng tiền chung Châu Âu đã trở thành hiện thực nhằm để giành được quyền chủ động nào đó của các nước đối với điều hành kinh tế vĩ mô của mình. Chủ thể này đã tạo ra những công cụ mới, phi truyền thống, để đạt được mục tiêu thống trị thế giới. Việc chủ động gây ra các cuộc khủng hoảng cho đối phương là một cách thức triệt hạ đối phương, để mua rẻ tài sản của đối phương, đưa tài sản của đối phương vào tay các chủ mới, mà chỉ riêng việc đó thôi đã đem lại những tạo phẩm phi vật thể mới vào tài sản đó, do đó làm gia tăng giá trị của các tài sản đó. Việc nhiều nước thực hiện đô la Mỹ hoá nền kinh tế của mình ở những mức độ khác nhau hay gắn sự biến động tỷ giá đồng tiền của mình với đồng đô la Mỹ đã làm tăng thêm sức mạnh của chủ thể đó trong việc giành các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của các nước có đồng tiền độc lập khác. Nước Mỹ chỉ phản đối lấy lệ khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có tỷ giá ổn định với đồng đô la. Dù bị cho là được định giá thấp hơn giá trị của mình, sự ổn định tỷ giá của đồng nhân dân tệ với đồng đô la Mỹ đã làm gia tăng sức mạnh của đồng đô la Mỹ trong việc trở thành đồng tiền thống trị các đồng tiền khác. 3b.3. Tập đoàn kinh doanh Các đại công ty phải đủ lớn để làm được nhiều việc. Trong một đại công ty có nhiều tư bản thuộc các đẳng cấp khác nhau cùng tồn tại. Những tư bản có đẳng cấp khác nhau có chiều hướng vận động khác nhau. Việc hình thành các tập đoàn kinh doanh mạnh là chủ đề đang được quan tâm, vì người ta thấy rằng nếu một quốc gia không có những tập đoàn kinh doanh mạnh thì không thể chủ động vươn lên nhanh chóng sánh kịp các nước phát triển. Vấn đề ở đây là phải hiểu rằng tập đoàn làm những công việc gì, chứ không phải là việc làm những công việc của một doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa nhưng với quy mô tăng lên gấp bội.
- Công việc của tập đoàn chính là tạo nên những tạo phẩm phi vật thể mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa không làm được. Đó là làm cho giá trị của các thương hiệu cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản hữu hình. Đó là vận động hành lang để có những quyết định của chính quyền ở những nước mà tập đoàn hoạt động ra những quyết định có lợi cho các hoạt động của mình. Đó là tiến hành các vụ mua bán và sáp nhập, để cứu cho các hoạt động của nhau, hay là khuếch trương các giá trị tư bản.... Tập đoàn kinh tế hiện nay đã phát triển lên một trình độ mới, khác rất nhiều những gì người ta vẫn hình dung về tập đoàn kinh tế, đặc biệt về những gì mà thực chất tập đoàn đang tiến hành. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế lớn và sự sáp nhập mua lại các tập đoàn kinh tế lớn không diễn ra tự phát mà có sự điều phối của chủ thể điều hành kinh tế siêu vĩ mô. Khi người ta thấy rất nhiều tập đoàn khác biệt nhau về văn hoá, sáp nhập với nhau, điều khó khăn nhất là giải quyết vấn đề quyền lực của những người lãnh đạo cao cấp thì người ta thấy rằng có bàn tay nào đó sắp xếp để mọi chuyện kết hợp những điều tưởng chừng không thể kết hợp được diễn ra. Các công ty đa quốc gia thực hiện sự thống trị của chúng bằng cách phát triển những quyền lực nào đó. Chúng không phải thực hiện những quan niệm thuần tuý về mặt lợi nhuận theo nghĩa thông thường mà chúng tạo dựng nên những tạo phẩm phi vật thể của chúng, trong đó có thương hiệu, mà điều đó làm cho các người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn đối với những sản phẩm của chúng hơn là các hãng khác không có được vai trò như thế. Đẳng cấp của thương hiệu là cái có ý nghĩa hơn tất cả những gì mà việc tạo ra các tạo phẩm của chúng mà có giá trị lớn hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học - Nguyễn Hoài Bảo
48 p | 1887 | 1028
-
Bài tập môn Kinh tế công cộng
15 p | 3848 | 768
-
Đề cương môn kinh tế học
8 p | 1091 | 290
-
Tài liệu môn Kinh tế học siêu vĩ mô Phần 1
5 p | 304 | 97
-
Đề thi môn Kinh tế học đại cương (HKI, năm 2013-2014): Đề số 3
2 p | 743 | 61
-
Hướng dẫn thực hiện bài tập nhóm môn Kinh tế học quản lý
14 p | 358 | 58
-
Nhập môn Kinh tế học đại cương: Phần 1
144 p | 289 | 57
-
Ôn cao học Đề cương môn Kinh tế học
2 p | 181 | 51
-
Đề thi lần 1 môn Kinh tế học đại cương - ĐH Dân Lập Văn Lang
3 p | 597 | 50
-
Trắc nghiệm Kinh tế học
34 p | 183 | 20
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 1 Các mô hình kinh tế và phương pháp tối ưu hóa
19 p | 362 | 18
-
Bài giảng môn Kinh tế học đại cương: Bài 2 - Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại
24 p | 232 | 14
-
Đề thi tuyển sinh môn kinh tế học 5/2012
13 p | 88 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kinh tế học đại cương năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 32 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kinh tế học đại cương năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 24 | 7
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2019-2020 môn Kinh tế học quốc tế - ĐH Ngân hàng TP.HCM
3 p | 56 | 4
-
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn